Mặc Lý: Câu Chuyện Của Một Người Tị Nạn

Từ trái qua: Tác giả bài viết, GS Stephanie Stobbe và cô Tuyết Le (môt điều hợp viên người việt của HOF). Hình do tác giả cung cấp.
Tác giả đang kể câu chuyện của mình

(Lời người viết –  Đây là bản dịch bài nói chuyện của người viết trong buổi triển lãm dự án Những Trái Tim Tự Do (Hearts of Freedom – HOF) và Những Câu chuyện của Người Tị nạn Đông Nam Á (Stories of Southeast Asian Refugees) do giáo sư Stephanie Stobbe, Chủ tịch Hiệp Hội Nghiên cứu của Canada về Người Tị nạn và Di Dân Trái Ý nguyện (Canadian Association for Refugees and Forced Migration Studies – CARFMS) tổ chức tại trường Luật Osgoode Hall, đại học York, Toronto ngày 24/09/2024. Người viết được mời thuật lại câu chuyện tị nạn của mình. Buổi triển lãm này đã luân chuyển qua Thượng viện Canada (Ottawa), Viện Bảo tàng Lịch Sử Canada (Gatineau), Viện Bảo tàng Di dân Canada (Cảng 21 Halifax). Viện Bảo tàng Manitoba (Winnipeg), nhiều trường đại học và nơi khác. Nguyên văn bài nói chuyện cũng được đính kèm bên dưới. xem (1).)

***

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 4 năm 1975. Đó là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Trong vòng một hai tháng, tất cả những người làm việc cho chế độ cũ ở Miền Nam Việt Nam, từ một cấp bậc nào đó trở lên, đã bị giam giữ trong các nhà tù trên khắp cả nước. Và có hàng trăm ngàn người như vậy, trong đó có cha tôi. Hầu hết những người này chỉ được về nhà  nhiều năm sau đó.

Lúc đó, tôi chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp trung học. Gia đình bảy người của chúng tôi sống sót bằng cách làm đủ mọi nghề linh tinh quanh thành phố. Bản thân tôi là một người tò mò. Tôi thích khám phá những chân trời mới và muốn hiểu logic đằng sau những điều tôi thấy thú vị. Vì vậy, con đường học vấn truyền thống có vẻ là lựa chọn tự nhiên. Vào thời điểm đó, để vào học đại học, trước khi tham gia kỳ thi tuyển sinh, người ta phải điền vào đơn, trong đó phải ghi chi tiết liệu có người nào trong gia đình từng làm việc gì, giữ vai trò gì, cho chế độ cũ trong vòng ba mươi năm trước đó không. Sau đó, đơn phải được mang đến trụ sở công an địa phương để xác minh, và rồi nộp cho trường đại học. Vậy, quí vị có thể đoán rằng cơ hội của tôi rất mong manh, do việc cha tôi vẫn đang bị giam trong tù. Thật vậy, đây đúng là điều đã xảy ra: tôi đã rớt  kỳ thi tuyển sinh hai năm liên tiếp. 

Đến năm thứ ba, tôi đã thử một lối khác. Sau khi điền vào đơn và được công an địa phương xác minh, tôi đã thêm một câu nữa, nói rằng cha tôi vừa mới được thả khỏi tù. Tất nhiên đây chỉ là tưởng tượng hoặc giấc mơ của tôi thôi. Lần này, tôi đã đậu kỳ thi tuyển sinh vào trường Đại học Sư phạm, nơi đào tạo giáo viên trung học. Tuy nhiên, hai năm sau, nhà trường đã khám phá ra câu tưởng tượng trong đơn của tôi. Họ không đuổi tôi ra khỏi trường ngay lúc đó nhưng có những dấu hiệu cho thấy họ sẽ đuổi tôi vào thời điểm thích hợp. Tôi phải quyết định.

Vì vậy, vào đầu năm 1980, tôi đã bỏ học và trong bốn năm sau đó, tôi đã cố gắng nhiều lần trốn thoát khỏi Việt Nam. Mọi cố gắng đều thất bại, và trong vài lần, tôi đã bị bắt và bỏ tù. Trong một lần vào tháng 5 năm 1983 khi cố gắng vượt biên cùng với gia đình người chị cả của tôi, tàu công an đã đuổi theo chiếc tàu vượt biên của chúng tôi và bắn nó từ xa. Một viên đạn trúng can xăng nhựa trên tàu chúng tôi và gây ra một đám cháy lớn. Trong thảm kịch đó, một phần ba số người trên tàu không sống sót, bao gồm cả chị cả tôi và đứa con sáu tháng tuổi của chị. Sau đó, tôi đã bị bắt và bị bỏ tù khoảng bốn tháng. 

Khi được thả khỏi tù, vẫn rất quyết tâm, tôi lại tiếp tục cố gắng vượt biên và cuối cùng, vào tháng 4 năm 1984, tôi đến được trại tị nạn Pulau Bidong ở Malaysia. Ba anh chị em của tôi đã vượt biên vài năm trước và đang ở Canada. Vì vậy, Canada cũng đã nhận tôi. Tôi biết rằng để hòa nhập thành công vào xã hội Canada, ngôn ngữ phải là ưu tiên hàng đầu. Hàng ngày tôi đến thư viện nhỏ của trại nhiều giờ, đọc sách và nghe băng để trau giồi tiếng Anh. Tôi cũng tình nguyện làm việc tại các trường học trong trại để giúp đỡ những người Việt Nam kém tiếng Anh khác.

Tôi đến Canada vào tháng 2 năm 1985, nơi tôi hưởng được tự do mới mẻ: tự do phát biểu, tự do tiếp cận thông tin công cộng, tự do theo đuổi ước mơ. Rất nhanh chóng, tôi đã nộp đơn vào chương trình Cử nhân Khoa học ban Toán học thuần túy tại Đại học Concordia. Toán học luôn là môn học yêu thích của tôi từ khi còn nhỏ. Tôi được nhận vào chương trình này vào tháng 9 năm 1985, nhưng trước đó, trong suốt mùa hè khi đang theo khóa học tiếng Pháp dành cho di dân mới đến, tôi đã học bốn lớp mà chương trình Cử nhân Khoa học đòi hỏi vào buổi tối, với tư cách là một sinh viên tự do và được điểm số cao. 

Tại lễ tốt nghiệp của Đại học Concordia vào mùa hè năm 1987, tôi đã được trao tặng Huy chương Toàn quyền Canada, dành cho sinh viên tốt nghiệp có thành tích học tập cao nhất. Hai huy chương khác, Huy chương Mappin và Huy chương Toán học Eric O’Connor cũng được trao cho tôi. 

Sau khi hoàn thành chương trình Cử nhân và Cao học Khoa học tại Đại học Concordia, tôi tiếp tục theo học chương trình tiến sĩ Toán, chuyên ngành Lý thuyết Số tại Đại học Toronto. Tại lễ tốt nghiệp của Đại học Toronto vào tháng 6 năm 1991, tôi đã nhận được văn bằng tiến sĩ, 6 năm 4 tháng kể từ khi tôi đặt chân đến Canada.

Tôi cho việc học hành suôn sẻ của mình là nhờ một số yếu tố: trước hết là sự giúp đỡ về tài chánh từ chính phủ dành cho sinh viên dưới hình thức các khoản vay, tiền trợ giúp và học bổng. Tôi nhận được sự khuyến khích và hướng dẫn từ những người đến trước, trong đó có các anh chị em của tôi. Người Canada thường mở rộng vòng tay chào đón người tị nạn và người mới đến. Cộng đồng người Việt ở Montreal và Toronto cũng khá trẻ trung và đông đảo, vì vậy tôi cảm thấy thân thuộc, gặp được bạn cũ và kết thêm bạn mới. Về phần tôi, tôi biết mình muốn gì và đã chuẩn bị cho điều đó. Thời gian chuẩn bị không hề lãng phí chút nào. Thách thức ư? Có chứ, ngôn ngữ là một thách thức lớn, nhưng có thể vượt qua được. Tuy nhiên nó không thể được hoàn thiện chỉ sau một đêm. Cần có thời gian. Và đó là một diễn trình liên tục. 

Trong năm năm sau khi tốt nghiệp, tôi đã nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Montreal và Đại học McGill. Sau đó, tôi chuyển sang lãnh vực tư, làm việc cho một công ty ở Toronto, với tư cách là người phát triển phần mềm và tính toán rủi ro. Sau này, công ty đã được một công ty xếp hạng tín dụng lớn của Hoa Kỳ là Moody mua lại và trở thành Moody’s Analytics Canada. Tôi đã nghỉ hưu cách đây vài năm.

Là một người từng tị nạn trước đây, tôi cảm ơn đất nước Canada và người dân nơi đây, bao gồm cả cộng đồng người Việt. Phần tôi, tôi đã ủng hộ các tổ chức như Hội Chữ Thập Đỏ Canada, Ké Hoạch Quốc tế hoặc các tổ chức từ thiện khác. Cùng với một số bạn bè, tôi cũng giúp đỡ những  người, đặc biệt là những sinh viên hoc sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam. 

Nhìn lại đất nước nơi tôi sinh ra, mặc dù đã có những cải thiện kể từ khi tôi rời đi cách đây bốn mươi năm, Việt Nam vẫn là một nước kiểm soát người dân chặt chẽ, và  những người có quan điểm khác biệt bị sách nhiễu thường xuyên và trong nhiều trường hợp bị bỏ tù, mặc dù họ bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Thông qua mạng xã hội và truyền thông của cộng đồng người Việt, tôi đã cố gắng cổ xuý dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Tôi vững tin rằng dân chủ là chìa khóa cho một xã hội cởi mở rộng, nơi mọi người đều có cơ hội thăng tiến như nhau.

Mặc Lý

—————–

Tham khảo:

  1. Nguyên văn tiếng Anh của bài nói chuyện

A refugee’s story

The story starts in April 1975. That’s the time when the Vietnamese communist party took control of the whole country. Within one month or two, all people working for the former regime in South Vietnam, at certain ranks, had been confined to prisons all over the country. And there were hundreds of thousands of such people, including my father. Most would not come home until several years later. 

At the time, I was a few months away from finishing high school. Our family of seven survived by working at odd jobs around the city. Myself,  I am a curious person by nature. I love to explore new horizons and to understand the logic behind the things I found interesting. So a formal education seemed to be a natural choice. At that time, to attend a university, before taking the entrance exam one had to fill in an application, in which one had to write down, in details, whether any family members ever worked, in what roles, for  the former regime during the previous thirty years.  Then the application had to be brought to the local police station for verification, and later submitted to the university. So you can guess that my chance was very slim, due to the fact that  my father was still being held in prison. Indeed, this was exactly what happened” I failed the entrance exams two years in a row.

In the third year, I tried a different way. After filling in the application and getting it verified by the local police, I added an extra sentence, saying that my father was just released from prison. This of course was only a fantasy or my dream. This time, I passed the entrance exam for the university of Pedagogy, which gave training for high school teachers. However after two years, the school officials found out about the fictitious line  in my application. They did not kick me out of school right away but there were signs that they would do so at the appropriate time. I had to make up my mind.

So in early 1980, I quit school and in the next four years, I tried several times to escape from Vietnam. All attempts failed, and in some cases I was arrested and put in jail. In one attempt in May 1983 together with my eldest sister’s family, the police boat ran after our escaping boat and fired at it from a distance. One of the bullets hit a plastic fuel container on our boat and caused a big fire. In that tragedy, one third of people aboard did not make it, including my sister and her six-months-old baby. I was then arrested and put in jail for about four months.

When released from prison, very determined, once again I kept on trying and finally, in April 1984, I landed in the refugee camp Pulau Bidong in Malaysia. Three of my siblings escaped Vietnam a few years earlier and were in Canada. So Canada  accepted me as well. I knew that in order to integrate successfully into the Canadian society, language should be the first priority. Everyday I spent hours in the small camp library, reading books and listening to tapes to improve my English. I also volunteered to work at the camp schools to help other Vietnamese who were less proficient in English.

I arrived in Canada in February 1985, where I enjoyed the new freedom: freedom of expression, freedom of access to public information, freedom to pursue one’s dreams. Very quickly, I applied for for the program of Bachelor of Science (BSc) in pure mathematics at Concordia University. Mathematics has always been my favourite subject since childhood. I was accepted into the program in September 1985, but before that during the summer while enrolling in a French language training for new immigrants, I took four courses required by the BSc program in the evenings,  as an independent student, and ended up with good grades.

At the convocation of Concordia University in Summer 1987, I was awarded the Governor General’s Medal, which was given to the highest standing graduating student. Two other medals, the Mappin Medal and the Eric O’Connor Mathematics Medal were also awarded to me. 

After finishing my BSc and MSc at Concordia University, I went on to enter the PhD program in Mathematics, specializing in Number Theory at the University of Toronto. At the convocation of U of T In June 1991, the doctoral degree was conferred to me, 6 years and 4 months after I first arrived in Canada.

I credit my good academic achievements to several factors: first of all, the financial assistance from the governments for students in the form of student loans, bursaries and scholarships. I got the motivation and guidance from the ones who arrived earlier, including my siblings. Canadians generally opened their arms to refugees and newcomers. The Vietnamese communities in Montreal and  Toronto are also quite young and sizable, so I felt at home, meeting old friends and making new friends. On my part, I knew what I wanted and prepared for it. The preparation time was not wasted at all. Challenges? Yes, language was a big challenge, but it could be overcome. However, it couldn’t be perfected overnight.  It takes time. It’s a process.

In the next five years after graduation, I was doing research and teaching at Université de Montreal and McGill University. After that, I moved to the private sector, where I worked for a company in Toronto, as a software developer and actuary. The company was later acquired by Moody, the big US credit rating company and became Moody’s Analytics Canada. I retired a few years ago.

As a former refugee, I am grateful to Canada and her people  including the Vietnamese communities. In turn, I give support to organizations like the Red Cross society of Canada, the International Plan or other charities. Together with some friends, I also give hands to people, especially students in need in Vietnam.

Looking back to my birth country, although there are improvements since I left forty years ago, Vietnam is still a tightly controlled country, where people of different opinions are frequently harassed and in a lot of cases jailed, even if they raised their opinions peacefully. Through social media and the Vietnamese community media, I tried to promote democracy and human rights for Vietnam. I firmly believe that democracy is the key for an open society in which everybody can have equal opportunities to move forward.

Mặc Lý