Nguyễn Hưng Quốc

 Nguyễn Hưng Quốc: Bùi Giáng, tận cùng chủ nghĩa hư vô

Tôi đã viết một số bài về Bùi Giáng. Vẫn chưa ngớt băn khoăn về ông. Bùi Giáng để lại một sự nghiệp khá đồ sộ, với hơn 50 đầu sách khác nhau, vừa thơ vừa văn xuôi. Văn xuôi của ông bao gồm ba thể loại chính: dịch thuật, biên khảo về triết học và bình luận về văn học. Gây sôi động trong dư luận và…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Những suy nghĩ rời

VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ Xin đừng lãnh đạo Về phương diện văn hóa, nếu chính quyền Việt Nam thành tâm muốn làm điều gì có lợi cho đất nước, tôi chỉ có một lời khuyên: Đừng làm gì cả. Văn hóa là lãnh vực càng ít lãnh đạo chừng nào càng tốt chừng ấy. Cai trị thì tuyệt đối không nên. Tất cả các văn nghệ sĩ…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Chủ nghĩa cộng sản

Trong cuốn “The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression” do Harvard University Press xuất bản năm 1999, Martin Malia tổng kết số nạn nhân của Đức Quốc Xã là khoảng 25 triệu, của cộng sản trên khắp thế giới (chủ yếu là Liên Xô, Trung Quốc và Campuchia) là khoảng từ 85 đến 100 triệu người (tr. X-xi). Chủ nghĩa cộng sản cũng như chủ nghĩa phát…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Tha thứ và hòa giải

Sau Cải cách Ruộng đất với hàng chục ngàn người bị giết oan, nhiều người ở miền Bắc vẫn tin vào cộng sản. Sau biến cố Mậu thân 1968 với hàng ngàn người bị thảm sát, nhiều người ở miền Nam vẫn tin vào cộng sản. Sau các chính sách đầy thù nghịch sau 1975, nhiều người trong cả nước vẫn tin vào cộng sản. Sau các nhượng…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Nhà văn Nguyên Ngọc

Đọc trên facebook của Phạm Xuân Nguyên, tôi mới biết hôm qua là sinh nhật thứ 93 của nhà văn Nguyên Ngọc (5/9/1932—5/9/2024) Cho đến nay, tôi chỉ gặp Nguyên Ngọc có một lần. Đầu năm 2005, tôi về Hà Nội, hình như qua chị Phạm Thị Hoài, Nguyên Ngọc có địa chỉ email của tôi. Anh rủ tôi đi ăn tối (thú thực, tôi cũng không nhớ…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Vấn đề bản sắc của người cầm bút lưu vong

Giới nghiên cứu Việt Nam hay nói đến văn hoá; nói đến văn hoá, họ hay nói đến bản sắc; nói đến bản sắc, họ hay nói đến truyền thống; và nói đến truyền thống, họ hay hình dung ra những gì thật vững chắc, dường như bất biến, cứ tồn tại từ thời đại này qua thời đại khác. Sự thật, truyền thống chỉ là một phần…

Đọc thêm

Bà Viễn Phố, phu nhân nhà văn Võ Phiến và mối tình tri kỷ của ông bà trong mắt bạn bè

Nguyễn Hưng Quốc: Bà Võ Phiến Tôi mới biết tin bà Viễn Phố, vợ của nhà văn Võ Phiến (1925-2015) đã qua đời ở California ngày 24/7/2024. Tôi gặp bà khá nhiều lần. Lần nào đi Mỹ tôi cũng đều ghé thăm ông bà, có lần ở hẳn trong nhà ông bà mấy ngày. Về già, Võ Phiến mất trí nhớ, nên thường ngồi im lặng, lâu lâu…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Tín ngưỡng và Thơ

Trong lịch sử nhân loại, có lẽ chỉ có hai điều là thực sự có tính chất phổ quát: tín ngưỡng và nghệ thuật.   Có một số dân tộc và bộ tộc, nhất là bộ tộc, không có sinh hoạt kinh tế và chính trị, cũng như không có các thiết chế gắn liền với kinh tế và chính trị là tiền và nhà nước. Tuy nhiên, dường…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc : Hộ chiếu của nhà văn

Một trong những ám ảnh lớn nhất của những người lưu vong là ý niệm về sở thuộc (sense of belonging). Với giới cầm bút, ám ảnh ấy lại càng nhiều day dứt: Không những bản thân họ mà còn cả tác phẩm của họ thuộc về đâu và sẽ đi về đâu?  Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Vài ghi nhận về Mai Thảo

Mai Thảo mất ngày 10 tháng 1, 1998. Đã 26 năm. Ngày giỗ ông, tự dưng đâm ra bâng khuâng và nhớ bâng quơ. *** Có một bữa, tại California, Mai Thảo ngồi bên lề đường chờ xe bus. Mùa đông, trời lạnh. Chờ cả nửa tiếng đồng hồ. Ngồi không, mắt bâng quơ ngó quanh, tình cờ dừng lại ở những bảng tên đường trước mặt, tất…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Đến với Võ Phiến

Mãi đến năm 30 tuổi, tôi mới đọc Võ Phiến, lần đầu.  Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao có cái sự muộn màng như thế. Tôi mê sách từ nhỏ. Ngay trong những năm đầu của trung học, tôi đã ngốn ngấu hầu như toàn bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn cũng như của những tác giả thường được gọi là…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Võ Phiến, những lần gặp sau cùng

Mỗi lần có dịp qua Nam California, một trong những người đầu tiên tôi đến thăm bao giờ cũng là Võ Phiến. Chủ yếu là vì tình thân. Tôi quen với khá nhiều người cầm bút Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nhưng người tôi gần gũi nhất có lẽ là Võ Phiến. Gần, chủ yếu là vì, trong thời gian viết cuốn Võ Phiến (1996), tôi…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Thơ ba dòng (II)

1.Viết văn ở hải ngoại là cuộc hành lạc đau đớn của nhữngGã đàn ôngBất lực 2.Phần lớn những nhà thơ kém may mắnChỉ mân mê những chữBị thiến 3.Nhìn những vì sao xa xămHắn nghe tiếng thở dài của mộtTrinh nữ già 4.Bài thơ không có gì ngoài chữChữ giao cấu với chữĐẻ ra nhà thơ 5.Bài thơ lội trong mơTất cả những gì ở ngoài giấc…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Thơ ba dòng

1.Một chân ở Việt Nam, một chân ở ÚcDưới háng làMây bay 2.Thơ ra đời từLãnh cungCủa những đoá hoa hồng 3.Khi hai phần hạ thể đụng vào nhauNgọn núi nghiêng mình tránhMột chiếc lá rơi 4.Mỗi người ra điTrời đất phúng điếu bằngMột hạt bụi bay 5.Mỗi đoá hoa là một bản dịchNhan sắc của EvaLúc còn ở vườn địa đàng 6.Tình yêu làMột biến tấuCủa lửa…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Báo Tết và văn hóa Tết

Từ thập niên 1930, báo Tết đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong sinh hoạt mừng xuân của người Việt Nam. Bên cạnh những “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Bên cạnh những “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bên cạnh? Không phải. So với các món Tết cổ truyền vừa kể, vị thế của báo Tết quan trọng hơn nhiều. Ngày nay, cây…

Đọc thêm