Hoàng Đình Tạo: Liệu Hoa Kỳ có thể tách Nga ra khỏi Trung Cộng?

I. THÁI ĐỘ CỦA HOA KỲ VÀ ĐỒNG MINH ĐỐI VỚI NGA QUA VIỆC CHẾ TÀI
CĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA CHẾ TÀI
Chế tài được dùng như dụng cụ trong chính sách đối ngoại như là một dấu hiệu chính trị. Nó thể hiện sự không thể chấp nhận cho một quốc gia nào đó (như Iran, South Africa, South Rhodesia, Nga)…Nó có thể áp đặt và có tính cưỡng chế.
Trường hợp của Nga khác với những trường hợp đã xảy ra là không những nó nhắm vào nước Nga, mà còn cho cả công dân sống tại đệ tam quốc gia vì dính líu vào việc giúp đỡ chính quyền qua nhiều phương cách.
Chế tài 2022 được đặt để rất nhanh, không thảo luận hay phân tích. Theo lý thuyết, chế tài hữu hiệu khi áp đặt trên toàn cầu và đồng ý của Liên Hiệp Quốc. Nhưng vì Nga và Trung Cộng đều là thành viên của Hội Đồng Bảo An có thể phủ quyết giải pháp. Nói cách khác là quốc gia, được áp đặt bởi quyền lập pháp trong nước để đưa ra chế tài.
Tháng 12/2023, Biden ký sắc lệnh hành pháp nới rộng thẩm quyền áp đặt chế tài trên các cơ quan tài chính liên quan đến chuyển đổi kỹ nghệ quân sự của Nga.
Cơ quan tài chánh này có thể bị chế tài lần 2, hay hạn chế một số mặt hàng nhập cảng của Nga. Việc chế tài này rất khác nghiệt, là loại trừ khỏi cơ quan tài chánh quốc tế những loại tiền tệ nào lấy đồng Mỹ kim làm bản vị (SWIFT).
CHẾ TÀI ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO CHO CÁC CÔNG TY NỘI ĐỊA?
Chế tài được cơ quan hành pháp đặt để sau khi có luật, hay cơ quan thương mại có hiệu quả trên những công ty xuất nhập cảng sản phẩm của Nga hay cung cấp các linh kiện trong dây chuyền sản xuất. Tuy được quốc gia đặt để, nhưng bị ảnh hưởng là các công ty tư nhân không được phép trao đổi với Nga. Chế tài cho lãnh vực tư, mà qua đó phải có những nghĩa vụ và trừng phạt dân sự, hình sự hay uy tín.
Đúng vậy, các quốc gia Tây phương tuỳ thuộc rất nhiều vào các công ty nội địa để áp đặt sách lược chế tài chống Nga. Thực tế đôi khi cũng có xé rào, theo Financial Times, khoảng cuối 2023, hơn 100 công ty Anh quốc thừa nhận vi phạm luật chế tài Nga.
Nền kinh tế Nga cũng có phát triển mức độ nhất định, cấm vận xuất nhập cảng thì ảnh hưởng đến người dân chứ không thể làm thay đổi chế độ. Tầng lớp cai trị hay ưu tú thì có cách đi vòng hay đi cửa sau tìm ra những mặt hàng giới hạn, xa hơn nữa là qua những quốc gia Trung Á.
Như Kazakhstan gia tăng mậu dịch với Nga, từ tháng 1-10/2022 xuất cảng 575 triệu mỹ kim sản phẩm điện tử, tăng 18% cùng thời kỳ so với năm 2021. Chưa kể đến Trung Cộng mà ta sẽ bàn sau.
CHẾ TÀI CỦA CÁC QUỐC GIA
A. EU
Tháng 5/2023, EU chỉ trích cuộc ngưng bắn tại chỗ theo đề nghị của Trung Cộng. EU chế tài những công ty trong lục địa cũng như các quốc gia cung cấp đường vòng gián tiếp như Turkey, Ấn, Serbia. Và dự thảo sẽ hoàn tất vào tháng 2/2024. EU chỉ trích nhiều nhất là drones của Trung Cộng.
Tháng 5/2023, EU thảo luận và chế tài những công ty của Trung Cộng qua việc buôn bán những sản phẩm có thể chế tạo võ khí cho Nga. Trung Cộng chứng tỏ thiện chí, yêu cầu EU gỡ bỏ 5 trong 8 công ty.
Tháng 1/2024 EU đề nghị cấm thêm 3 công ty xuất nhập cảng trong lục địa.
Tháng 12/2024, trong 15 gói chế tài, EU đã chế tài một số công ty trong lục địa và Hồng Kông đã yểm trợ quân đội Nga.
Tháng 2/2025, EU chế tài thêm 25 công ty trong lục địa và Hồng Kông đã đi đường vòng giúp Nga.
B. NATO
Ngày 23/3/2022, Tổng Thư Ký NATO là Jens Stoltenberg đã kết án Trung Cộng đã yểm trợ chính trị cho Nga, kể cả việc tung tin giả trắng trợn. Và NATO quan tâm đến việc cung cấp vật tư cho Nga xâm lược.
Tháng 5/2024, Stontenberg nói rằng: “Nga không thể tấn công xâm lược Ukraina nếu không có Trung Cộng giúp đỡ”. Và ông cũng cảnh cáo: “Trung Cộng không thể nào có quan hệ thương mại bình thường với EU”.
2024, tại Washington Summit, NATO kêu gọi Trung Cộng ngưng sự giúp đỡ Nga là quyết định đúng đắn, và chỉ trích “tình bằng hữu không giới hạn”, với sự xuất cảng vật liệu lưỡng dụng.
Tháng 9/2024, Stoltenberg lập lại: “Trung Cộng phải ngưng ngay yểm trợ cuộc chiến phi pháp”.
C. ANH QUỐC
Tháng 7/2023, Richard Moore, đứng đầu cơ quan M16, nói : “Chính quyền Trung Cộng và Tập quá rõ ràng dính líu trong cuộc xâm lăng Ukraina của Nga”.
Tháng 5/2024, Bộ Trưởng Quốc Phòng Grant Shapps: “Theo tin tình báo Hoa Kỳ và Anh, thì võ khí giết người đi từ Trung Cộng qua Nga và vào cả Ukraina.”
D. HOA KỲ
Ngày 9/7/2022, Blinken đặt vấn đề trung lập của Trung Cộng và kết án Trung Cộng đã giúp Nga.
Jake Sullivan: “Chúng tôi chưa thấy điều đó rõ ràng, nhưng Hoa Kỳ quan tâm những gì mà Trung Cộng đổ dầu vào bộ máy chiến tranh. Tuy không giao võ khí trực tiếp nhưng giúp đỡ cơ bản kỹ nghệ quân sự Nga”.
Tháng 4/2022, Bộ Trưởng Tài Chánh Janet Yellen tuyên bố: “Chúng ta sẽ đối diện hậu quả nếu không chế tài Nga”.
Tháng 6/2022, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã chế tài 5 công ty Hồng Kông đã giúp sản xuất mặt hàng quân sự Nga.
Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ chế tài một công ty Trung Cộng và một doanh nhân Armenia còn duy trì buôn bán với Nga.
Tháng 9/2022, Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ chế tài công ty Sinno Electronics of Shenzhen mối lái giúp đỡ Nga.
Tháng 1/2023, Bộ tài chánh chế tài công ty Spacely China cung cấp vệ tinh cho Wagner Group.
Tháng 2/2023 thêm 4 công ty không gian bị trừng phạt.
Tháng 3/2023, Bộ tài chánh chế tài 5 công ty Trung Cộng đã giúp đỡ vật liệu cho Iran chế tạo drones giao cho Nga chống Ukraina.
Tháng 7/2023, Giám Đốc Tình Báo Hoa Kỳ đã ấn hành phúc trình lả Trung Cộng hướng dẫn Nga lách chế tài qua việc cung cấp kỹ thuật lưỡng dụng.
Tháng 10/2023, Bộ Thương Mại thêm 42 công ty đã hỗ trợ vi điện tử để chế tạo hoả tiễn.
Tháng 4/2024, Hoa Kỳ kết án Trung Cộng đã tài trợ cho Nga thiết bị tình báo địa không.
Tháng 4/2024, Hoa Kỳ kết án Trung Cộng đã tài trợ cho Nga thiết bị tình báo địa không.
5/2024 Hoa Kỳ chế tài 20 công ty ở lục địa và Hồng Kông đã yểm trợ quân đội Nga.
Tháng 10/2024 Hoa Kỳ chế tài 2 công ty chế tạo drones tấn công đường dài của Trung Cộng cho Nga.
Chế tài đã làm giảm giá đồng rúp, mất 100 tỷ Euro (2015). Nga còn mất 140 tỷ Mỹ kim do dầu thô hạ giá. GDP mất 0.5-1.5%.
Sau 2022 khi chiếm miền Đông Ukraina, EU và Hoa Kỳ cắt SWIFT, làm tài chánh Nga bị khủng hoảng.
Áp dụng thêm đạo luật MAGNITSKY Act, 2016, 16 cá nhân Nga. 2017, thêm 13 cá nhân.
2024, Hoa Kỳ giới hạn 93 cơ sở thương mại đã hỗ trợ Nga trong việc chiếm đóng Ukraina. (63 ở Nga, 16 ở Turkey, 8 ở Trung Cộng, 4 ở Ả Rập Thống Nhất). Thêm 500 chế tài lên Nga khi nhà đối lập Navalny bị chết trong tù.
Ngoài ra, EU, Canada, Japan, Australia, Thuỵ Sĩ, Ukraina, cũng theo bước chế tài ngân hàng, năng lượng.
2014 Obama chế tài khắt khe hơn về tài chánh, năng lượng, và quốc phòng, theo EU.
2015, EU chế tài 151 cá nhân, 37 cơ sở. Canada chế tài 37 công dân Nga và 17 cơ sở. Sau đó thêm 3 cá nhân và 14 cơ sở.
Sau đó chế tài nhà băng lớn nhất đã hỗ trợ sản xuất võ khí, dụng cụ lặn sâu, cùng với 5 công ty dầu lớn nhất.
Visa và Master Card dừng sử dụng ở Crimea.
2015, Ukraina chế tài 388 cá nhân, 105 công ty và cơ sở. Sau đó, Ukraina tuyên bố Nga là kẻ thù của Ukraina, công bố thêm 400 cá nhân và 90 công ty và cơ sở bị chế tài.
Lithuania chế tài 46 cá nhân dính líu vào vụ bắt nhốt ba nhà báo Ukraina và vi phạm nhân quyền.
Năm 2016, Obama trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và đóng cửa 2 cơ sở vì chen vào bầu cử 2016 qua sắc lệnh hành pháp. Đến 2017, Quốc Hội biểu quyết chuyển sắc lệnh hành pháp thành luật.
Năm 2018, Trump chế tài tài chánh 13 công dân Nga là hackers theo bản điều tra của Muller về Nga can thiệp vào bầu cử 2016. Trong năm này, chế tài thêm 12 công ty, 7 quả đầu đã có hành vi gian xảo toàn cầu với 17 viên chức Nga, công ty sản xuất võ khí, và nhà băng. Ngoài ra, 12 công ty không gian và kỹ nghệ quốc phòng cũng bị chế tài.
2019, Bộ Ngoại Giao và Bộ Tài Chánh qua sắc lệnh hành pháp đã không cho Nga vay mượn tiền, trái phiếu, công khố phiếu, và cấm xuất nhập cảng hoá chất để chế tạo võ khí hóa học.
Nam Hàn, Đài Loan và Singapore cũng tham gia vào việc chế tài. Nhưng Serbia, Mexico, Ba Tây không tuyên bố chế tài.
Tháng 2/2022, Ngân Hàng Trung Ương Nga bị chận 400 tỷ tiền dự trữ ngoại tệ của nhà nước Nga cùng các quả đầu. Chiếm 1/2 tổng số dự trữ. Tổng Thư Ký bộ tài chánh Nga cho đây là quả bom nguyên tử rơi trên đất Nga. Theo bộ tài chánh Pháp thì số tiền này nay lên khoảng 1 trillion.
Cho đến năm 2022 đã có 2500 sự chế tài.
Năm 2023 là vòng 11 chế tài. Cấm các công ty vận chuyển Hoa Kỳ cung cấp cho Nga những sản phẩm lưỡng dụng hay đánh cắp kỹ thuật cho 600 cơ sở nước ngoài có thể trung chuyển qua Nga.
Cấm xuất cảng kỹ nghệ cao sang Nga vì có thể chế tạo võ khí. Cấm nhập cảng vàng và kim cương. Cấm các chuyến bay từ Nga. Tịch thu du thuyền của các quả đầu. G7 chế tài giá dầu thô còn 60$/ thùng
THIỆT HẠI
Từ giữa năm 2014 đến 2021, Nga thiệt hại mất 170 tỷ về tài chánh. Dầu và khí đốt mất 400 tỷ.
Áp đặt tổng cộng 16,500 chế tài lên Nga
Lạm phát cao nhất trong hai thập niên, tăng 17,8%. Năm 2022, trung bình mất 20 tỷ/tháng. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, thì năm 2022 nền kinh tế Nga giảm 2,1%. Và chừng một triệu người trẻ tốt nghiệp đại học rời Nga sang các quốc gia lân cận.
Sở dĩ chế tài chỉ có 30-40% hiệu lực, là nhờ khối BRICS và nhất là Trung Cộng.
Nga vẫn tiếp tục bán dầu cho châu Phi, Á, Nam Mỹ (bỏ Châu Âu), mỗi ngày 7,5 triệu thùng. Các nước này nghèo với giá rẻ thì chịu mua thôi. Riêng Ấn và Trung Cộng là 8,3 triệu thùng/ ngày. Và nhập cảng hàng gia dụng từ các quốc gia Trung Á.
II. SỰ GIÚP ĐỠ CỦA TRUNG CỘNG
Trung Cộng giúp Nga rất nhiều trong công việc mở rộng kỹ nghệ quân sự kể từ thời Soviet đến nay, như bán máy móc, phụ tùng, linh kiện điện tử và những kỹ thuật chế tạo hỏa tiễn, xe tăng, máy bay, drones và nhiều dụng cụ khác trong thời gian chiến tranh với Ukraina. Ngoài ra, Trung Cộng còn giúp Nga chế tạo hỏa tiễn liên lục địa. Trung Cộng là yếu tố chính cho sự hồi sinh kỹ nghệ quân sự của Nga mà trước đó đã thụt lùi một bước khá xa. Một viên chức Hoa Kỳ dấu tên cho hay: “Nga hiện nay đang lao vào những tham vọng bành trướng kỹ nghệ quốc phòng rất khẩn thiết nhất kể từ thời Soviet đến nay. Do đó, muốn chấm dứt chiến tranh Ukraina, phải thuyết phục Trung Cộng đừng giúp Nga tái cấu trúc kỹ nghệ quốc phòng”.
Trong 900 triệu mỹ kim nhập cảng vào 3 tháng cuối năm 2023, thì 70% là máy móc, dụng cụ để chế tạo hoả tiễn liên lục địa.
90% chip điện tử để chế tạo hỏa tiễn, xe tăng, máy bay là từ Trung Cộng.
Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh cáo Trung Cộng chống lại sự giúp đỡ cho Nga, và Trung Cộng có dừng thời gian ngắn vì thấy được gương chế tài nặng nề của Iran và Bắc Hàn.
Nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Kurt Campbell nói với Trung Cộng: “Sự ổn định của EU là quyền lợi tối cao của Hoa Kỳ. Nếu Nga có thêm đất là Trung Cộng phải chịu trách nhiệm”.
Ngày 2/3/2022, tờ New York Times tiết lộ, là chính Trung Cộng nói Nga hoãn kế hoạch xâm lược đến sau Thế Vận Hội Mùa Đông 2022. Và Trung Cộng đã bác bỏ tin này.
Tháng 9/2022, tờ New York Times đưa tin: Li Zhanshu, Chủ Tịch Quốc Hội Trung Cộng, đã trách cứ NATO về sự bành trướng kế bên Nga. Và chúng tôi rất hiểu cho sự cần thiết tất cả những biện pháp mà Nga đã làm.
Theo tờ Wall Street Journal, để có sự thượng phong về chính trị và tuyên truyền, Nga thường lập đi lập lại những tin tức xì ra mà Trung Cộng chưa biết, hay chưa có quyết định ủng hộ Nga.
Theo tin tình báo của Ngũ Giác Đài đã chặn được từ tin tình báo Nga, thì trong khoảng 2022-2023, Nga tin rằng Trung Cộng đã thỏa thuận gởi “mặt hàng giết người”. Viên chức Hoa Kỳ nói rằng chưa thấy bằng chứng rõ ràng, nhưng đã nhiều lần ngăn cản.
Ngày 25/2/2022 Trung Cộng không bỏ phiếu phản đối Nga xâm lược tại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Ngày 30/3/2022, Vương Nghị và Lavrov đưa ra thông cáo chung: chúng ta đứng trước thử thách của biến chuyển thế giới.
Ngày 15/6/2022, Tập qua điện thoại nói với Putin: “Chúng ta tiến sâu hơn nữa về chiến lược hợp tác và giúp đỡ hết mình những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.”
Ngày 2/3/2022 Trung Cộng và 35 quốc gia ngăn cản giải pháp của Đại Hội Đồng lên án Nga xâm lược và rút quân tức khắc ra khỏi Ukraina
Tháng 2/2023, theo tờ Wall Street Journal, lấy dữ kiện từ quan thuế Nga, thì Trung Cộng đã giúp những mặt hàng lưỡng dụng cho Nga, như là dụng cụ dò đường, kỹ thuật ngăn chặn thông tin, phụ tùng chiến đấu cơ.
Tháng 2/2023 tờ Der Spiegel cho biết, hãng Xi’an Bingo Intelligent Aviation Technology đang nói chuyện với Nga để bán kamikaze drones. Nhưng Trung Cộng cho rằng tin đó không chính xác.
New York Times đưa tin, hãng Poly Technologies gởi thuốc súng khối lượng lớn tới Barnaul Cartridge Plant làm 80 triệu băng đạn. Chính Trung Cộng là nhà máy cung cấp nitrocellulose làm thuốc súng hiện đại.
Ngày 24/2/2023 Trung Cộng và BRICS đề nghị 12 điểm ngưng bắn và hoà đàm, nhưng đề nghị giữ nguyên vị trí, không rút quân.
Tháng 3/2023 tờ Politico tường thuật: Từ tháng 6-12/2022, công ty Norinco của Trung Cộng chuyên chở hàng lưỡng dụng như súng tấn công, phụ tùng drones, áo giáp được trung chuyển qua một quốc gia trung đông có bang giao với phương Tây và Nga.
Tháng 3/2023 Tập thăm Nga.
Tháng 5/2024 Putin thăm Trung cộng.
Ngoại giao thành công của Nga là phá vỡ được bế tắc cấm vận:
Nga nhập vật liệu lưỡng dụng từ 2021-2023 tăng 45%, tức là 140%.
Nga nhập đồ gia dụng trong năm 2021 chỉ 28%, sang năm 2023 tăng 90%.
Thương mại từ 18% trong năm 2021 tăng lên 33% trong năm 2023.
Trung Cộng nhập của Nga từ 25% trong năm 2021 tăng lên 39% trong năm 2024. Và xuất cảng sang Nga từ 13,8% trong năm 2021 tăng lên 28% trong năm 2024.
Khoảng 70% máy móc dụng cụ, và 90% hàng điện tử nhập cảng từ Trung Cộng, kỹ thuật vệ tinh tình báo cho tiền tuyến. Khoảng 300 triệu mỹ kim vật liệu lưỡng dụng.
Thương mại giữa hai nước là 240 tỷ Mỹ kim trong năm 2023, tăng 64% kể từ 2021. Nga nhập cảng 111 tỷ Mỹ kim và xuất cảng 129 tỷ Mỹ kim. Thanh toán dùng 90% là tiền của 2 quốc gia.
Xe hơi của Trung Cộng nhập vào Nga là 23 tỷ Mỹ kim. Vương Nghị nói: “Khí đốt của Nga đi vào mỗi gia đình Trung Hoa, và xe của Trung Hoa chạy trên đường Nga”.
Nga ngày càng lệ thuộc vào Trung Cộng hơn là ngược lại. Năm 2023, Trung Cộng trở thành đứng đầu đối tác giao dịch thương mại với Nga, và Nga đối với Trung Cộng chỉ hàng thứ 6.
Năm 2023, Nga qua mặt Ả Rập Saudi, trở thành nguồn cung cấp chính về dầu thô cho Trung Cộng, là 107 triệu tấn, tăng 22% so với năm 2022.
Trung Cộng nhập 8 triệu tấn khí hoá lỏng, tăng 77% so với năm 2021. Nga đang cố gắng hoàn thành ống dẫn khí đốt Siberia 2 đến đông bắc Trung cộng.
Stock của Trung Cộng ở Nga là 10,67 tỷ Mỹ kim.
Ngoài ra về quân sự, từ 2011-2021 chỉ có tập trận chung 3 lần. Nhưng từ 2022-2024 tập trận chung 5 lần.
Một viên chức Hoa Kỳ cũng nói rằng, các tin tức lượm lặt được từ Nga, là Trung Cộng cứu xét cung cấp võ khí giết người cho Nga. (tuy nhiên Biden không cho tiêu hủy hồ sơ).
Trong năm 2023, Izhevsk Electromechanical Plant Kupol bắt đầu chế tạo Kamikaze drones cho quân đội Nga sử dụng. Máy và phụ tùng của Trung Cộng. Nguồn tin cho Reuter biết là Kupol đặt nhà máy ở Trung Cộng. Và giao 7 drones Garpiya-3 trong đầu năm 2024. Trung Cộng chối là họ không biết hàng sản xuất ấy là gì. NATO kêu gọi Trung Cộng xác nhận chắc chắn họ không cung cấp võ khí sát thương cho Nga. Sự yêu cầu này cũng được EU nhắc lại.
Tháng 4/2024, Hoa Kỳ và Anh cấm nhập cảng nhôm, đồng, và nicken của Nga vì hãng Norilsk Nicken sẽ di chuyển sang Trung Cộng và giao cho một hãng chế tạo mà sau đó bán ra với tên China hầu tránh cấm vận.
Trong tháng này, theo Royal United Services Institute tường thuật rằng, tàu bị chế tài của Nga đã chuyển võ khí đi từ Bắc Hàn được neo đậu tại cảng Zhejiang của Trung Cộng.
Ngày 7/5/2024, Macron kêu gọi Tập không nên viện trợ kỹ thuật lưỡng dụng cho Nga.
Ngày 27/6/2024, G7 đưa ra tuyên bố sẽ có biện pháp chế tài Trung Cộng trong việc hỗ trợ bộ máy chiến tranh của Nga.
Tháng 9/2024, Kurt Campell nói: “Những vật liệu mà Trung Cộng giúp thẳng cho Nga, sẽ được Nga áp dụng vào sản xuất võ khí. Cả hai chính quyền đều che dấu ở mức độ cao nhất cho sự hợp tác chia sẻ tin tức tình báo quân đội, kỹ thuật với nhau.”
Ngày 24/10/2024, Trung Cộng tuyên bố không biết gì về việc Bắc Hàn đưa quân sang Nga.
Ngày 1/11/2024, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng tuyên bố vấn đề Bắc Hàn là vấn đề của 2 quốc gia tự chủ.
Ngày 6/11/2024, Biden gặp Tập ở Lima, hội nghị APEC, cho Tập biết sự quan tâm sâu sắc về việc Trung Cộng giúp đỡ kỹ nghệ quân sự Nga.
Ngày 18/11/2024, EU có bằng chứng tình báo chắc chắn Trung Cộng viện trợ cho Nga drones tấn công.
Ngày 26/11/2024, EU chế tài một số công ty Trung Cộng cung cấp drones tấn công cho Nga. Trung Cộng lên tiếng phản đối về sự đơn phương chế tài. Và cho rằng tất cả chế tài phải qua Hội Đồng Bảo An.
Tháng 12/2024, EU chế tài Trung Cộng vì cung cấp linh kiện drones, linh kiện điện tử để hỗ trợ Nga tấn công Ukraina. Nhưng Bộ Ngoại Giao Trung Cộng trả lời rằng Trung Hoa tuân thủ chặt chẽ các quy tắc xuất cảng về drones, và cương quyết bác bỏ lập trường EU.
Ngày 1/12/2024, theo Wall Street Journal, Trung Cộng đã cho phái đoàn kinh tế cao cấp sang Nga nghiên cứu cấm vận và hiệu quả về mọi mặt. Và phúc trình thẳng cho Tập.
Ngày 2/12/2024, Bộ Trưởng Ngoại Giao Đức: Sự gia tăng hỗ trợ của Trung Cộng cho Nga chống Ukraina sẽ có hiệu quả trên mối bang giao của chúng ta cũng như trên EU.
Ngày 12/12/2024, Medvedev thăm Bắc Kinh và đưa ra thông cáo chung về chiến tranh Ukraina:
— Không mở rộng chiến tranh
— Không leo thang
— Không thêm dầu vào lửa
Và cám ơn Tập và BRICS đã lập ra nhóm : FRIENDS OF PEACE. Đưa ra lập trường:
— Tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ
— Thế giới Nam Bán Cầu mong rằng có một giải pháp chính trị cho khủng hoảng.
Bao gồm Trung Cộng, Brazil, Algeria, S.Africa, Turkey.
III. TỔNG KẾT
Qua bảng liệt kê trên, chúng ta thấy một bên “triệt” là Hoa Kỳ và EU đối với Nga; và bên “mở” cho Nga là Trung Cộng.
Trung Cộng cung cấp kỹ nghệ quốc phòng để Nga theo đuổi chiến tranh với Ukraina. Bán võ khí và hợp tác quốc phòng càng chứng tỏ thêm khả năng quân sự của Trung Cộng, từ đó Trung Cộng chuẩn bị cho mình cuộc xung đột trong tương lai ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, mà khả năng Nga giúp đỡ Trung Cộng là một yếu tố mà Hoa Kỳ và đồng minh phải nghĩ đến.
Khi Putin thăm Bắc Kinh, hai nhà lãnh đạo tự cho mình là lực lượng bảo vệ sự ổn định chống lại Hoa Kỳ và đồng minh.
Bang giao Trung Cộng-Nga càng thắt chặt hơn khi chỉ sau ba tuần xâm lược Ukraina, Trung Cộng và Nga hứa với nhau là “tình bạn không giới hạn”. Trung Cộng chưa bao giờ chính thức ủng hộ chiến tranh-nhưng ngoại giao và kinh tế thì nhiều. Ngày càng đối đầu với Hoa Kỳ và đồng minh, Trung Cộng xem Nga là đối tác quan trọng.
Vì đối đầu cùng lúc với Indo-Pacific và EU, Trung Cộng và Nga đặt gánh nặng lên Hoa Kỳ vào thế chiến lược khó khăn là chống 2 cùng lúc. Chẳng hạn, giúp Ukraina bao nhiêu đủ tự vệ mà không ảnh hưởng đến Đài Loan? Cả Nga và Trung Cộng biết Hoa Kỳ phải trải lực lượng 2 nơi, trong khi đối thủ chỉ dùng có một nguồn lực.
Chính sự “xét lại” của Mỹ làm Nga ngày càng gắn kết chặt chẽ với Trung Cộng.
Trước kia, 1990, Nga bán cho Trung Cộng 38,5 tỷ Mỹ kim võ khí, tương đương trang bị cho 77% quân đội. Sự mua bán này giúp cho quân đội Trung Cộng mạnh lên. Không quân, hải quân, lực lượng chống máy bay, chống tàu biển. Trong những năm gần đây, Nga bán hỏa tiễn phòng không S400, Su 35 chiến đấu cơ. Nga cũng giúp Trung Cộng chế tạo hoả tiễn tấn công, cùng chế tạo chung trực thăng hạng nặng, tàu ngầm tấn công. Trung Cộng cũng có thể được Nga truyền kinh nghiệm đóng tàu ngầm giảm tiếng động. Những sự giúp đỡ của Nga, làm mạnh thêm quân đội Trung Cộng để Nga rảnh tay lo về châu Âu.
Năm 2005, Nga và Trung Cộng cùng ký vào Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải
(Shanghai Cooperation Organization). Từ đó, Nga và Trung Cộng đã có nhiều cuộc tập trận đa dạng và thường xuyên hơn. Đôi khi những cuộc tập trận ở những vùng nhạy cảm, như vùng Hoàng Hải, tỏ ý không bằng lòng liên minh Hoa Kỳ và Nam Hàn. Hay biển Đông Trung Hoa, tỏ ý thách thức Nhật về đảo Sankaku. Hai bên cũng tổ chức tập trận trên bộ và kiểm soát không phận từ 2019. Nga và Trung Cộng cũng tập trận ở vùng xung yếu là bán đảo Triều Tiên, Vostok 2018.
Nếu có Nhật dấn thân vào thì cũng là trường hợp đặc biệt. Nhật đã gia tăng ngân sách quốc phòng cùng chiến lược trong vùng, nhất là khi Nga và Trung cộng cùng chung chiến tuyến. Nếu Trung Cộng và Nhật có xung đột, thì Nga dễ bị lôi kéo vào vì có liên minh Mỹ-Nhật.
Nếu Hoa Kỳ và Trung Cộng xung đột, thì Nga sẽ tuần hành không phận Đông Bắc Á như là bảo vệ không phận, và nó cũng tạo sức mạnh tinh thần cho Trung Cộng. Mặt khác nó đánh lạc hướng Nhật để rút tỉa tài nguyên và giảm thiểu thế thượng phong của Hoa Kỳ trên không, trên biển.
Sự hợp tác của Nga và Trung Cộng về quân sự, đòi hỏi Hoa Kỳ và đồng minh phải có kế hoạch nhiều năm trước. Đó là chưa kể Iran và Bắc Hàn làm đối trọng cho cán cân sức mạnh đáng kể.
Liên minh với Trung Cộng, Nga sẽ an tâm địa chính trị ở phía Đông, dựa lưng với Trung Cộng mà di chuyển quân sang phía Tây. Xa hơn nữa, Trung Cộng là hậu phương lớn cho Bắc Hàn một khi gởi quân sang giúp Nga, tạo thành chiến lũy từ Âu sang Á.
Nhờ bang giao với những quốc gia độc tài, và Nam Bán Cầu, Nga không cảm thấy bị bỏ rơi; thêm vào đó nhờ bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng tô vẽ Nga là nạn nhân bị phương Tây bắt nạt, tấn công. Thêm vào đó, Trung Cộng được ám hiểu gián tiếp là đe dọa NATO, EU, Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ và Âu châu chế ngự bàn cờ quốc tế. Trung Cộng, Nga và các quốc gia Nam Bán Cầu theo thể chế độc tài, không màng đến nhân quyền, kết hợp thành BRICS và Shanghai Cooperation Organization để bảo vệ lẫn nhau và chống lại Hoa Kỳ. Với số đông, thế giới không thể không nghe tiếng nói.
Khủng hoảng Ukraina và Trung Đông đã làm cho Hoa Kỳ và Âu Châu phân tâm, giúp cho Nga và Trung Cộng có một bước tiến mới khá dài, mà qua đó, Trung Cộng cũng chịu hy sinh bị chế tài vì Nga cho “một tình bạn không giới hạn”.
Tự Nga hay tự Trung Cộng không thể nào trở thành một cực như Hoa Kỳ hay Châu Âu mà phải kết hợp mới đủ sức chống lại.
Với những liên kết chính trị và quân sự hai quốc gia ngày càng chặt bền hơn. Mậu dịch cũng gia tăng nhanh chóng. Trong khi Hoa Kỳ chỉ khoảng 10 tỷ Mỹ kim. Một bên là cửa sinh và một bên là cửa tử. Do đó những ai cho rằng nhượng Ukraina và bãi bỏ chế tài để kéo Nga về chống Trung Cộng với Mỹ, chẳng qua “chữa thẹn” cho chính sách phản bội đồng minh, giá trị dân chủ và đạo đức. (chưa kể mậu dịch của Trung Cộng cho Bắc Mỹ là 500 tỷ Mỹ kim, và cho Âu Châu cũng khoảng 500 tỷ Mỹ kim. Làm sao mà chống?).
Có người còn cho rằng, chính trị còn là nghệ thuật, đâu ai biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Nhưng nghệ thuật nói cho cùng, chỉ là tình trạng khoa học đạt tới mức phức hợp khoa học cao nhất mà thôi.
Hoàng Đình Tạo
———————-
Tham khảo:
- Foreign direct investment position of the United States in Russia from 2000 to 2023, Statista
- China-Russia trade surged to new heights in 2024, driven by Western sanctions, South China Morning Post
- Impact of sanctions on the Russian economy, European Council, Council of the European Union
- How is China supporting Russia after it was sanctioned for Ukraine war?, BBC
- The Growing Significance of China-Russia Defense Cooperation, SSI
- What is the current state of the Russian economy under sanctions?, Economics Observatory
- China supporting Russia in massive military expansion, US says, The Guardian
- Three years of war in Ukraine: the Chinese-Russian alliance passes the test, OSW
- The China-Russia relationship and threats to vital US interests, Brookings
- China and Russia: A New Cold War?, Havard International Review
- China and the Russian invasion of Ukraine, Wikipedia