Hoàng Đình Tạo: Nội chiến Syria: Hoa vẫn nở mùa đông
Nội chiến Syria bắt nguồn từ nhiều mặt suy thoái của chính quyền Syria và từ nhiều nhóm nổi dậy khác nhau, cho thấy sự bất mãn trong dân chúng ngày càng lan rộng trong mọi tầng lớp xã hội cũng như trong nhiều khuynh hướng xã hội.
Từ nạn hạn hán kéo dài 2006 đến 2011, đã làm nông dân khổ sở, vì quản trị kém.
Nạn quả đầu (chế độ quyền lực tập trung hay chế độ đầu sỏ, chế độ quả đầu (oligarchy) làm chính quyền ngày càng xa rời quảng đại quần chúng. Kinh tế bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng quá cách biệt. Người dân thất vọng.
Trong năm 2009, chính quyền đưa ra số liệu chính thức chỉ 8% thất nghiệp; nhưng các kinh tế gia ước tính con số này là 24,4%. Năm 2010, tỷ lệ nghèo đói chiếm 34,3%, ở các vùng nông thôn đến 62%.
10% dân số giàu nhất sở hữu 20% tài sản của đất nước. Trong khi 40% người nghèo, chiếm chỉ 1/3 tổng số lợi tức quốc gia.
Cảnh sát Syria nổi tiếng trong khối Ả Rập là tàn bạo nhất. Báo chí và Internet bị kiểm duyệt chặt chẽ. Chính phủ Syria cấm người dân truy cập vào hơn 200 trang web, bao gồm các trang web như Wikipedia, Youtube, v.v. Báo chí độc lập bị đóng cửa. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới xếp hạng tự do báo chí của Syria tồi tệ thứ 6 trong Chỉ số tự do báo chí năm 2010 của tổ chức này.
2006 chính phủ Syria cấm các nhà hoạt động xuất ngoại. 2007 cấm Facebook. Bắt 30 người chống đối chính trị. Vào tháng 9 năm 2010, tờ The Economist đã nhân xét chính phủ Syria là quốc gia tệ hại nhất trong thế giới Ả Rập.
Chính sách thanh lọc chủng tộc, phân tán khoảng 150 ngàn người Kurd ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thành những nhóm nhỏ đưa về các tỉnh lân cận, còn đất thì trồng ngũ cốc. 2011, 300 ngàn người Kurd bị khước từ quốc tịch, được xem như người ngoại quốc.
Chưa kể nạn tham nhũng trầm trọng.
Chính vậy đa số người dân Syria bất mãn với sự cai trị của Bashar Al-Assad và đảng Ba’ath, đã làm ngòi nổ phản đối rộng lớn và đòi dân chủ khắp đất nước Syria.
Ngày 15/3/2011, trong cao trào “Mùa Xuân Ả Rập”, người dân Syria đã đứng lên tranh đấu đòi tự do dân chủ. Nhóm Free Syrian Army là nhóm đầu tiên nhóm lửa nổi dậy. Và sau đó rất nhiều nhóm đã đứng lên theo trên khắp đất nước, như:
- Chính Quyền Tự Trị Bắc và Đông Syria.
- Cộng Hoà Ả Rập Syria.
- Nhà Nước Hồi Giáo.
- Lực Lượng Syria Tự Do.
- Chính Quyền Chuyển Tiếp Syria.
- Mặt Trận Miền Nam.
- Chính Quyền Cứu Nguy Syria.
Sau nhiều tháng, các cuộc nổi dậy bị dập tắt bởi bộ máy an ninh, hàng chục ngàn người chết và bị tù. Cho đến giữa năm 2012, những cuộc nổi dậy trở thành dân quân kháng chiến.
Ban đầu, lực lượng nổi dậy thành công nhờ sự tiếp tế võ khí của NATO và các quốc gia vùng vịnh, chiếm Raqqa (2013), Idlib (2015).
Sau đó Assad đã cầu cứu Nga và Iran, và chiếm lại được 2 thành phố trên.
Lực lượng võ trang Syria hợp tác với Cộng Hoà Ả Rập Syria, Nhà Nước Hồi Giáo và chính quyền Assad được Nga và Iran đỡ đầu. Đối kháng là 10 lực lượng đối lập đòi tự do dân chủ, được các quốc gia tây phương yểm trợ, như Hoà Lan, Đan Mạch, Pháp, Anh, Canada, Úc, Turkey, Jordan, Ả Rập Saudi, Qatar, Bahrin, UAE, do Hoa Kỳ đứng đầu.
2014, Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Levant, một thực thể mà quốc tế cho là khủng bố, đánh thắng nhiều nhóm nổi dậy và cả lực lượng chính phủ Syria, giành quyền kiểm soát nhiều khu vực.
Hoa Kỳ đã phóng ra nhiều cuộc oanh kích, hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria đa số là người Kurd, chiếm lại Raqqa và Deir ez-Zor và dẹp tan Nhà Nước Hồi Giáo năm 2017.
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia từ lúc ban đầu, yểm trợ cho Lực Lượng Syrian Tự Do và Al-Qaeda trong lãnh thổ Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng cả quân đội để chống Syria, Iraq và Nhà Nước Hồi Giáo.
Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ không bằng lòng khi Hoa Kỳ yểm trợ cho người Kurd vì cho rằng lực lượng người Kurd là nhóm khủng bố. Và đề nghị lập vùng trái độn Bắc Syria do Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra.
Thời Tổng thống Trump, Thổ Nhĩ Kỳ muốn đánh mạnh hơn để Hoa Kỳ có thể rút quân khỏi Syria. Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham đã chận trước: “Nếu Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria để tấn công người Kurd thì sẽ bị chế tài lập tức là loại khỏi NATO, vì lực lượng người Kurd đã hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo ISIS” Lúc này Assad chỉ kiểm soát được 26% lãnh thổ.
Ngày 30 tháng 9, năm 2015; theo lời yêu cầu của Assad, Nga đã can thiệp yểm trợ Syria chống lại Nhà Nước Hồi Giáo và các lực lượng nổi dậy.
Lực lượng đặc biệt Nga, lính đánh thuê Wagner được đưa đến. Nga cũng đầu tư lớn vào Syria hàng tỷ mỹ kim và võ khí. Nga cũng cho quân đội đổ bộ vào và cho biết sẽ ở đó vĩnh viễn (2017).
Nga nói tiêu diệt khủng bố, nhưng thực ra Nga chỉ chú trọng bình địa những khu của phe nổi dậy, không màng đến Al-Qaeda hay Nhà Nước Hồi Giáo. Sau vài tuần, Nga mới tuyên bố lo giữ ghế cho Assad và lấy lại lãnh thổ của lực lượng Syria Tự Do, nhằm loại trừ ảnh hưởng của Hoa Kỳ. 80% bom của Nga ném xuống nhằm mục tiêu này (2016). Và Assad kiểm soát lãnh thổ chỉ còn 17% (2017).
Đó là chưa kể Nga vi phạm nhân quyền ở Syria và bị Liên Hiệp Quốc chế tài thêm.
Vị trí đặc biệt trong nội chiến Syria là Israel. Ngay từ đầu, Israel giữ vị thế trung lập.
Trong quá khứ, Israel và Syria đã đụng độ chiến tranh nhiều lần: 1948 (khối Ả Rập và Israel),1967 (trận chiến 6 ngày), 1973 (Yom Kippur War), 1982 (Lebanon War), và nội chiến Lebanon.
2017, Bộ Trưởng Quốc Phòng Israel cho biết rằng: Giữ Assad nắm quyền thì Iran và Hezbollah sẽ vẫn ở Syria. Điều quan trọng của Israel là không cho chuyển giao lậu võ khí từ Iran quá cảnh Syria rồi vào tay Hezbollah”.
Israel đa đã phản đối hiệp ước giữa Nga, Mỹ, và Jordan quy định về miền Nam Syria (7/7/2017), vì cho rằng như thế là hợp pháp hóa sự hiện diện của Iran tại Syria. Và hiệp ước không một chữ nào đề cập đến khủng bố.
Israel cũng kêu gọi Hoa Kỳ gia tăng mức độ dấn thân vì Israel đơn độc đối đầu với Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Hezbollah, Hamas, Houthis…
Israel cũng đã gởi phái đoàn do tuớng chỉ huy Mossad sang Hoa Kỳ để thuyết phục nhưng không thành công.
Iran phối hợp với Nga và Iraq bỏ ra rất nhiều tiền để giữ vững chế độ độc tài Assad. Iran là đồng minh chiến lược của Syria. Iran cung cấp quân đội, kỹ thuật, tài chính, tình báo, vận chuyển… Iran coi sự sống còn của Syria chính là sự sống còn của mình trong khu vực.
Cuối 2011 đến đầu năm 2012, Iran gởi cả ngàn lính và tình nguyện sang Syria, kể cả an ninh tình báo. Hezbollah chính thức nhận nhiệm vụ chiến đấu. Tài Chánh cả chục tỷ. Iran cũng nhắm Shiite hoá bằng cách cuỡng bức cải đạo.
Đến 2023, Iran có 55 căn cứ, chính là ở Aleppo, Deir Ez-Zor, và ngoại ô Damascus. Nhưng ngày 7/12/2024, Iran đã rút quân khỏi Syria vì quân nổi dậy đã chiếm toàn bộ Syria.
Iran và Iraq có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, nhân chủng, tôn giáo, ngôn ngữ, chính trị, biên giới… Hai quốc gia là bạn nhưng cũng là đối thủ. Nhiều lần 2 bên có những chính sách đối ngoại ngược lại với nhau.
Cho đến giờ chót, Iraq đón nhận khoảng 2 ngàn lính Syria cùng với võ khí xin tỵ nạn.
Ả Rập Saudi cung cấp rất nhiều cho quân nổi dậy vào mùa hè 2013 tài chánh và súng đạn, được chuyên chở từ Croatia về qua Jordan. Nhưng đến 2017, có sự hoà giải giữa Saudi và Syria nên Saudi không hỗ trợ cho quân nổi dậy nữa.
Sơ tính tổn thất nhân mạng nội chiến Syria:
– 580,000 đến 617,000 người chết. Trong đó khoảng 220 ngàn đến 306 ngàn thường dân.
Tỵ nạn: 6,6 triệu. Bỏ nhà 6,7 triệu.
Sau đó, từ 2020-2024 tình hình lắng dịu cho đến tháng 11/2024.
27/11/2024 quân nổi dậy bất ngờ tấn công vùng Tây Bắc Syria, chiếm được 13 làng, kể cả làng chiến lược Urm Al-Sughra, Anjara, và căn cứ 46.
28/11/2024 Nga và Syria cho ném bom những khu vực vừa thất thủ. Trung tướng Iran, cố vấn cho Syria bị chết.
29/11/2024 lực lượng nổi dậy chiếm Aleppo.
30/11/2024 lực lượng nổi dậy chiếm Hana.
8//12/2024 chiếm thủ đô Damascus, Syria.
***
Từ khi thế giới biết làm cách mạng, thì cuộc cách mạng đầu tiên 1917 tại Nga mang đầy tính chất sắt máu. Mở đầu cho các cuộc cách mạng Cộng Sản tàn bạo trên Á, Phi, Mỹ La Tinh. Giết chết không biết bao nhiêu sinh linh. Người ta tính số thì ít nhất cũng phải là 150 triệu mạng người.
Và rồi nhân loại đã ngả sang một cực khác là phát xít độc tài. Cũng giết chết cũng khoảng 60 đến 70 triệu người.
Đến khi con người nghiệm ra – nhất là tại những quốc gia đệ tam – quyền lực trong tay người dân chứ không phải là từ họng súng nữa. Tự do đã đến khi người dân không còn sợ hãi, khi người dân được nâng cao dân trí; khi ý thức được quyền của mình và trách nhiệm của người cầm quyền. Ai là chủ thể đích thực của quốc gia?
Chúng ta đã có Mùa Xuân Ả Rập, Cách Mạng Hoa Lài; nhưng cách mạng dân chủ tự do không đợi mùa, chỉ đợi lòng dân. Không một họng súng, viên đạn nào của chế độ độc tài cản nổi lòng dân. Ý chí nhân dân muốn đơm hoa bất cứ lúc nào, dẫu cho là mùa đông, cũng sẽ mang lại cơm no áo ấm.
Nào Kadaffi, đến Saleh, Ben Ali, Assad, Suharto, Pinoch, Sadam Hussein …từ tù nhân cho đến trả giá thích đáng do cái nhân của mình đã gieo quá nặng. Không biết nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có hiểu được bài học lịch sử hay không, hay vẫn ăn đèn như thiêu thân? Kể ra cũng khá trễ.
Hoàng Đình Tạo
8/12/2024