Hoàng Đình Tạo: Sự trỗi dậy của khuynh hướng cực hữu






A. ĐỊNH NGHĨA
Bách Khoa Tự Điển về chánh trị định nghĩa cực hữu bao gồm những cá nhân hay nhóm theo quan điểm quốc gia cực đoan; như bài ngoại, chủng tộc màu da, tôn giáo chính thống, kỳ thị giới tính. Trong khi cực hữu thường áp dụng cho fascism hay neo-Nazis, và cũng là để chỉ dòng chính của cực hữu.
Theo nhà khoa học chánh trị Cas Mudde, thì cực hữu phải được xem là kết hợp 4 yếu tố để định nghĩa:
– Giới hạn đặc quyền
– Chống dân chủ và tự do cá nhân
– Phục hồi truyền thống lịch sử và tôn giáo
– Kinh tế xã hội được kết hợp với đại công ty
Theo Kupecek, thì cực hữu cần 4 yếu tố:
– Chủ nghĩa quốc gia – Luật pháp và trật tự
– Bài ngoại – Phúc lợi của chủ nghĩa
Giới tính hoa thượng đẳng phải được nhiều quyền lợi hơn dân dã. Và họ ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin, vì giới tính hoa đạt được là do thích nghi với môi trường tốt nhất. Tầng lớp chủng tộc hay tôn giáo cũng cần được tách biệt với hạ cấp.
Ở Tây Âu, cực hữu còn liên hệ với chống di dân, chống toàn cầu hóa và hội nhập và chống hội nhập Âu Châu. Họ cũng kêu gọi yêu nước và bài ngoại làm cho người dân có ảo tưởng quốc gia hơn là văn hóa quốc gia. Có một số đi xa hơn là dẹp bỏ kiểm soát của hành pháp cùng bảo vệ thiểu số.
Trong những năm 1990s, lá bài tủ của họ là lôi kéo chống di dân trong giới cổ xanh và cổ trắng, và mong quốc gia không can thiệp vào kinh tế.
Nhưng những năm 2000s, họ xoay sang chủ đề ái quốc.
Trong khi đó ở trung Âu, sau thời kỳ cộng sản, là loại cực hữu chống Cộng, và nó chống cộng hơn cả Tây Âu.
Ở Hoa Kỳ, do khung cảnh Anglo-Saxon, cực hữu được hiểu rộng hơn Châu Âu. Cực hữu ở Hoa Kỳ như là một trường phái xưa cũ “sinh trưởng”. Dân tuý từ sau thế chiến 2, được kết hợp giữa chống Cộng và ái quốc cực đoan, giữa ảnh hưởng quân đội và chống ngoại nhập.
Jodi Dean cho rằng, sự trỗi dậy của cực hữu chống Cộng Sản trên nhiều phần đất của thế giới, có thể giải thích như là “sự sợ hãi đã huy động sự giận dữ và không quan tâm của chủ nghĩa tư bản”.
Đảng viên của các tổ chức cực hữu, dùng những quan điểm chống Cộng Sản để thách đố cho mọi vấn đề chính trị mà nó đã dính liền một cách rõ rệt trong chương trình hành động của chủ nghĩa quốc gia hay chủng tộc.
Trong “Hate in the Homeland: The New Global Far Right”, Cynthia Miller-Idriss cho rằng “cực hữu là phong trào trên toàn thế giới, thể hiện đám đông chống dân chủ và bình đẳng, chủ trương da trắng thượng đẳng. Trong giải pháp toàn trị, làm sạch chủng tộc hay chống di dân cũng đều đặt một nền tảng phân chia quốc gia theo sợi chỉ hồng chủng tộc”.
Theo Jean-Yves Camus và Nicholas Lebourg thì sự mơ hồ về định nghĩa hiện nay về cực hữu thường bị các nhóm đối lập triệt hạ tất cả những hình thức của chủ nghĩa quốc gia vì chúng đã được thí nghiệm trong lịch sử, như Phát Xít Ý, Chủ Nghĩa Quốc Gia Xã Hội Đức. Những chữ được dùng không phải cho khoa học mà cho ý đồ chính trị.
Có vài học giả định nghĩa cánh hữu cực đoan như là phản đề chống lại niềm tin của các nhóm đối lập.
Trong khi thể hiện vị trí chánh trị như thế thì được chấp nhận rộng rãi trong những nhà khoa bảng có dính líu đến cực hữu, khi muốn dùng “ phong trào quốc gia “,
“quyền của quốc gia “; từ đó, có vấn đề về sự thích nghi với nhãn hiệu “Tân Phát Xít”, “Tân Nazi”.
Nhưng theo Cas Mudde: “Nhãn hiệu Neo-Phát xít hay Neo-Nazi nay được dùng cho các đảng phái hay nhóm có ý đồ rõ ràng muốn tái phục The Third Reich.
Như ở Đức, những chánh đảng được gắn nhãn quá khích hay cực đoan, phải được hiến pháp và toà án liên bang xác định được hoạt động hay không.
Trong quang phổ chính trị rộng lớn hơn của cực hữu là cách mạng, chống lại chủ quyền phổ quát và đa số cái trị, và đôi khi ủng hộ bạo lực. Trong khi đó, “quá khích” chỉ là cải cách, chấp nhận bầu cử, nhưng chống lại những yếu tố căn bản của nền dân chủ tự do. Như là quyền thiểu số, phân quyền, và tôn trọng luật pháp.
Trong thăm dò của Cas Mudde năm 2002 đưa ra kết luận rằng: những danh từ cực hữu, cánh hữu dân tuý, quốc gia dân tuý, hay tân dân tuý được xem như đồng nghĩa.
Giáo sư chính trị học Norberto Bobbio cho rằng thái độ hướng đến bình đẳng để phân biệt cánh hữu và cánh tả trong quang phổ chánh trị.
Cánh tả cho rằng sự bất bình đẳng giữa con người là do nhân tạo và tiêu cực; mà những yếu tố này phải được vượt qua bởi một chính quyền tích cực.
Trong khi cánh hữu cho rằng sự bất bình đẳng giữa người là yếu tố tự nhiên và tích cực; và từ đó chính quyền sẽ bảo vệ hay bỏ mặc.
Khía cạnh khác của ý thức hệ cực hữu, có thể nhận thấy ra trong chương trình hành động của họ; như cho rằng những người ở thế thượng phong nên chế ngự xã hội và những yếu tố không mong muốn phải được khử trừ. Do đó, ta thấy những trường hợp cực đoan đi đến diệt chủng. Như Hutu và Tutsi, hay Kurdish và Ả Rập ở Iraq.
Charles Grant phân biệt Phát Xít và cực hữu quốc gia (như National Front ở Pháp).
Mudde cho rằng lực lượng cực hữu thành công nhất là khi nó biến thành dân tuý quá khích.
Nhưng Sedgwick thêm vào là không rõ khi nào dòng chính chấm dứt và khi nào chuyển sang dân tuý cực đoan.
Theo học thuyết “Móng Ngựa”, thì cực đoan tả và cực đoan hữu dễ gặp nhau hơn trung dung ở giữa (như Trump dễ có thân tình với Kim Young Un, Putin).
Nhưng cũng có người phê bình rằng những người trung dung dễ được cánh hữu ủng hộ hơn cánh tả.
B. CỰC HỮU TRONG SINH HOẠT CHÁNH TRỊ HOA KỲ
Những tên “Extreme Right”, “Far Right”, “Ultra Right”… là những tên gọi phổ thông các nhóm dân quân cách mạng nổi dậy với ý thức hệ khuynh hữu và chủ nghĩa biệt lập chủng tộc quốc gia.
Những nhóm như Christian Identity, Creative Movement, Ku Klux Klan, National Socialist Movement, National Alliance, The Joy of Satan Ministries, Order of Nine Angel….
Những nhóm này cùng chia xẻ quan điểm thuyết âm mưu, chống Do Thái và bác bỏ dân chủ đa nguyên, và ủng hộ tổ chức nhà nước quả đầu.
Các nhóm cực hữu của Hoa Kỳ được cấu thành bởi nhiều khuynh hướng khác nữa, như Tân Phát Xít, Tân Nazi, Quốc Gia Bạch Chủng, Da Trắng Thượng Đẳng. Những tổ chức và đường dây của chúng làm gia tăng xung đột chủng tộc qua bạo lực như ám sát, bắt cóc, thủ tiêu, khủng bố, làm rối loạn xã hội hầu đạt được tạo dựng một quốc gia bạch chủng.
Bắt đầu từ năm 1870, cho đến hết thế kỷ 19, nhiều nhóm da trắng thượng đẳng thuộc binh chủng nhảy dù hoạt động ở miền Nam Hoa Kỳ, ủng hộ đảng Cộng Hoà. Chẳng hạn như nhóm Red Shirts, Liên Đoàn Bạch Chủng, Ku Klux Klan được thành lập năm 1915. Kết hợp với nhóm Tin Lành Chính Thống, và cánh hữu ở miền Nam, cùng với miền duyên hải phía Tây.
Thuở ban đầu, Ku Klux Klan lôi kéo được giới trí thức và trung lưu, nhưng vì cuồng tín và bạo lực nên những lớp người trên xa lánh, chỉ còn lại tầng lớp nghèo và ít học.
Trong những năm 1920s, Ku Klux Klan đã phát triển sang nhóm “Sinh Trưởng Nội Địa”, ủng hộ Anglo-Saxon, Tin Lành, chống công giáo Roma, chống Ý, và Do Thái
(vì làn sóng di dân ào ạt trong những năm này chiếm đa số là người Ý và Do Thái).
Ku Klux Klan còn cho rằng đạo quân của Công Giáo được tổ chức bí mật, trung thành với Giáo Hoàng, cũng như 1 triệu thành viên Knight Columbus sẵn sàng chiến đấu, và họ tính chiếm D.C. Những cuộc ám sát tổng thống là do công giáo La Mã tổ chức. Cũng như khi Kennedy ra tranh cử tổng thống thì tung ra tin sẽ đưa nước Mỹ quy phục Vatican. Ku Klux Klan cũng phao tin đồn là cảnh sát Irish American có thể bắn Tin Lành.
Ku Klux Klan còn tung tin đồn là Do Thái kiểm soát hầu hết các ngân hàng và tài chánh. Do Thái là người gây ra thế chiến I, âm mưu phá hủy kinh tế của Tin Lành. Cách mạng Cộng Sản ở Nga là do Bolchevist Do Thái tổ chức.
Trong thời gian chiến tranh lạnh và sợ làn sóng đỏ, những người cực hữu đi đâu cũng có bóng ma Cộng Sản chui vào chính quyền hay giới văn nghệ sĩ. Như Mc. Cathyism.
Mặc dù cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đều chống Cộng Sản, nhưng như chỉ là cánh hữu chiến đấu chống Cộng Sản.
The John Birch Society thành lập năm 1958, luôn luôn hô hào chống Cộng và lên tiếng cảnh giác sự đe dọa của Cộng sản.
Robert Jay Matthews là thành viên Neo-Nazi và Da Trắng Thượng Đẳng đã ủng hộ John Birch. Đặc biệt là khi cả hai đều ủng hộ Barry Goldwater trong tấm vé tranh cử tổng thống của đảng Cộng Hoà.
1980-1990: Neo Nazi và Skinhead đã khá phổ biến ở Mỹ, ở các thành phố lớn có đông người da trắng.
Khoảng thời gian này, kinh tế bị đình trệ, thất nghiệp cao, nhiều người cảm thấy bị gạt ra ngoài. Thêm vào đó văn hóa xã hội thay đổi như đa văn hóa, người nhập cư, tỵ nạn, làm dấy lên bầu khí chống lại thiểu số. Giúp các tổ chức hận thù gia tăng, tự coi mình là “người bảo vệ đích thực truyền thống”. Gieo rắc lo lắng sợ hãi để đào tạo và kích động hội viên mới.
Thêm vào đó sứ trưởng thành của văn hóa tự do đã đổ dầu vào lửa. Nhóm da trắng cảm thấy bị bỏ rơi, trong khi sự thành công và thăng tiến của các nhóm thiểu số làm gia tăng sự hận thù và cực đoan.
Năm 1990, nhiều người bảo thủ đã chống lại George H.W.Bush vì ông ta không làm hài lòng cánh cực hữu, và họ đã cho Pat Buchanan cản đường nhưng không thành công.
Và năm 2000s họ cũng đã chỉ trích Tổng Thống George Bush (con) cũng đã không làm hài lòng họ khi chọn ứng viên Phó Tổng Thống là Dick Cheny mà không chọn dân biểu hay nghị sĩ cực hữu đã thắng trong làn sóng năm 1994. Họ cho rằng Bush chỉ là bảo thủ đơn phương.
Những vụ bao vây Ruby Ridge 1992, Waco 1993; những nhóm này cho chính quyền độc tài, cần phải cổ suý cho cánh cực hữu. Họ cũng đề cao The 2nd Amendment, quyền giữ súng.
Những nhóm Oath Keepers, Three Percenters, Aryan Nation, Da Trắng Thượng Đẳng đều là chống lại tự do và đa văn hóa.
Sau vụ 9/11/2001, cánh hữu đẻ ra Stop Islamization of American, cũng được người dân chú ý. Từ đó có chữ Islamophobic do sự chống lại Hồi Giáo và Mahomad.
I. THE RUST BELT
Những tiểu bang kỹ nghệ ở Bắc và Trung Tây của Mỹ đã trải qua những kinh nghiệm rất khó khăn không thể tưởng được. Bởi vì tư bản đã di chuyển nhà máy và công việc kỹ nghệ ra khỏi Hoa Kỳ, sang những nước công nhân rẻ và ít quyền lợi (1970s), theo thời giá của thế giới thứ ba. Và sự cạnh tranh xuất nhập cảng, với Ấn, Trung Cộng. Sự thay đổi này làm các nhà máy nội địa Hoa Kỳ phải đóng cửa. Từ đó dẫn đến kinh tế đình trệ, dân số giảm, vùng phụ cận và ngoại ô bị xói mòn.
Sự gỡ bỏ những rào cản như NAFTA ( Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ) cũng đã mang lại hàng nhập cảng rẻ hơn làm thiệt hại đến các hãng xưởng nội địa.
Vì hậu quả của toàn cầu hóa, phải tái cấu trúc lại nền kinh tế với nhiều người thất nghiệp từ những nhà máy truyền thống của Mỹ.
Từ đó, hệ thống thuế bị thất thu, nên thiếu tiền để đầu tư các ngành nghề mới, huấn nghiệp.
Khi hai điều trên nhập lại, nó rơi vào vòng lẩn quẩn không lối thoát, làm cho ngoại ô và vùng phụ cận suy tàn.
Dân số cũng đi chuyển từ Rust Belt sang Sun Belt để tìm việc và tiến thân vì tương đối nhiều hơn các vùng khác. Nó cũng làm trầm trọng hơn vì suy giảm dân số cho nền kinh tế. Như Buffalo, Cleveland, Pittsburgh dân số giảm 40%
Sự đình trệ kinh tế có hậu quả lâu dài như nghèo khó, các vùng ngoại ô bị xói mòn và nhiều cộng đồng bị biến mất. Trong khi đó, cũng có một số hãng xưởng đầu tư trở lại nhưng còn bị thách đố bởi lương công nhân và nền kinh tế cũ. Vì hãng xưởng nội địa phải cạnh tranh về lương bổng và quyền lợi công nhân. Đối phó với kỹ thuật tân tiến, sản xuất nhanh hơn, nhiều hơn, tốt hơn, giá thành rẻ hơn. Nghiệp đoàn tranh đấu cho lương công nhân cao và nhiều quyền lợi nhưng giảm vị thế cạnh tranh.
Những thành phố lớn của Rust Belt như Akron, Buffalo, Cleveland, Detroit, Erie, Flint, Pittsburgh, Rochester, Toledo, Youngstown… sự tốt đẹp an cư lạc nghiệp có cả từ 150 năm nay. Công việc ổn định, lương cao, hưu bổng từ đời ông xuống đến cháu chắt. Họ không muốn thay đổi sự ổn định đó. Các kỹ nghệ làm xe, kính, máy móc, cao su và thép. Những tên lớn như Goodyear, Firestone, Goodrich, General Tire. Ford, Chevrolet, GMC, Jeep, Cadillac… Không những thế, những hãng này đỡ đầu cho các sinh hoạt văn hoá thể thao. Có ngân hàng riêng … mà người dân ở đây chỉ cần nói tên hãng là đủ. Công nhân đi làm 6 ngày/ tuần, 6 giờ/ ngày.
Sự chấm dứt một thời vàng son, dời nhà máy, dời công nhân. Và đau đớn hơn, rồi đến đình công, thất nghiệp, truy tố, nghèo khó, bỏ đi, tâm lý vỡ vụn.
Do đó có một tâm thức bảo thủ, chống lại thay đổi trong cộng đồng qua bao thế hệ. Những câu chuyện tốt đẹp về công ăn việc làm ổn định. Mọi người hy vọng “Good Old Day” trở lại. Cùng thời, họ mang tâm trạng thất vọng, xấu hổ, giận dữ, kèm theo lo sợ nếu nó không trở lại.
Dân chúng Michiganers 77%, Ohioans 75%, Pensyvanians 74% là số người sanh ra và sống tại tiểu bang nhà.
Trong khi đó, Nevadans chỉ 24%, Floridans 35%, Arizonans chỉ 38% là sanh trưởng và sống ở tiểu bang nhà.
Họ ít ra ngoài tiểu bang, không nghĩ ra các nơi khác như thế nào. Nghe họ nói chuyện mà tưởng ở Siberia chứ không phải Ohio về cái lạnh. Là thành phố nhỏ mà họ than phiền kẹt xe hơn ở D.C hay Atlanta.
Tâm lý chống người ngoại nhập. Thấy người lạ thì hỏi: “Gió nào đưa mày đến đây?”. Sau đó thì hỏi: “Nhân danh Chúa mày chưa rời đi à?”.
Do đó ta thấy Trump thắng vùng này dễ dàng ở hai lần bầu cử, các tiểu bang Winconsin, Michigan, Ohio, Pensylvania, Indiana, qua “MAKE AMERICA GREAT AGAIN”.
II. ALT-RIGHT
Tháng 8/2017, tại Charlotteville, VA; Hội Đồng Thành Phố quyết định dời tượng Tướng Lee, vì ông ủng hộ chế độ nô lệ, được xem như là một vết nhơ trong lịch sử về kỳ thị và nô lệ.
Ngày đó, nhóm Neo Nazi (Alt -Right) cũng tập họp hàng trăm thành viên để phản đối. Có sự xô xát giữa cảnh sát và nhóm Alt- Right. Một người trong nhóm này đã dùng xe ủi vào đoàn biểu tình, làm một người chết và 19 người bị thương. Sự kiện này được coi như mở đường cho khuynh hướng cực hữu và cũng bước mở đầu cho sự kiện 6/1/2020.
Richard Spencer là người đứng ra tổ chức cuộc tập họp. Ông ta theo chủ nghĩa Neo Nazi, là người đúc khuôn chữ “Alternative Right” năm 2008. Ông ta cũng là cựu Grand Wizard của Ku Klux Klan. Và David Duke, cũng là một người thuộc thành viên Ku Klux Klan, theo chủ nghĩa “thượng tôn da trắng”, chống Do Thái, cũng có mặt tại Charlottville. Duke nói rằng: “Chúng tôi ở đây là để hoàn thành lời hứa của Donald Trump. Đó là những gì chúng tôi tin tưởng, và lý do tại sao chúng tôi bầu cho ông ấy, vì ông sẽ lấy lại đất nước cho chúng ta”.
III. 4CHAN
Ban đầu, 4CHAN được dùng như diễn đàn trực tuyến để chia xẻ hình ảnh hay nhiều đề tài thảo luận khác nhau, nhưng vô danh tính, và dễ dãi. Tuy nhiên vì thiếu người điều phối nên dần dần 4CHAN đi đến cực đoan, là nơi sản sinh ra hận thù và bạo lực, tư tưởng quá khích, tin tức sai lạc, thích thuyết âm mưu, kỳ thị, dâm ô; nhất là nơi tập họp của những người cực hữu.
Được thành lập bởi Christopher Poole năm 2003, và đóng cửa năm 2015.
IV. PROJECT 2025
Chương trình chuyển tiếp tạo dựng trên 4 cốt lõi:
- Tập thể lót đường cho chính quyền bảo thủ để cho có hiệu quả.
- Dữ liệu cá nhân được gởi đến cho Heritage Foundation và có thể chuyển đến cho dàn nhân sự của tổng thống.
- Huấn luyện trực tuyến.
- Một tuyển tập hướng dẫn để thành lập nhóm và kế hoạch kích hoạt sau khi tổng thống tuyên thệ.
Project 25 được hình thành bởi The Heritage Foundation, được soạn thảo từ 2023. Chủ tịch là Kevin Roberts. Giám đốc là Paul Dans (cho đến 2024). Ngân sách 22 triệu mỹ kim.
Project 25 chủ trương tổng thống là phải độc tôn cho nhánh hành pháp. Nhờ thế nó mới có thể tước bỏ chế độ thư lại của chính quyền, mà theo Project 25 là của cánh tả.
Có quan điểm cho rằng, như thế dễ đi đến toàn trị, Tin Lành quốc gia chủ nghĩa, và xói mòn sự phân quyền, thượng tôn pháp luật, tách biệt nhà nước, xã hội dân sự và tôn giáo .
Các cá nhân làm việc trong chánh quyền liên bang được thay thế bởi những người trung thành với Trump. Đảng phải kiểm soát Bộ Tư Pháp, FBI, Bộ Thương Mại, tổ chức Mậu Dịch, Bộ Nội An. Bộ Giáo Dục phải được loại bỏ. Phải bỏ cơ quan, hay không tham dự vào Biến Đổi Khí Hậu và Bảo Vệ Môi Trường. Cho khai thác các tài nguyên không tái tạo. Đề nghị Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe (NIH) giảm độc lập, và dẹp bỏ nghiên cứu tế bào gốc.
Giảm thuế cho các công ty, flat tax cho cá nhân. Cắt medicare và medicaid, làm sao lật ngược những chánh sách của Biden càng nhiều càng tốt. Hình sự hoá phim khiêu dâm. Loại bỏ sự bảo vệ của luật pháp chống kỳ thị LGBT. Chấm dứt đa dạng và bình đẳng, DEI. Cho bộ Tư Pháp truy tố kỳ thị chống da trắng.
Project 25 còn đưa ra đề nghị trục xuất hàng loạt di dân bất hợp pháp, và đưa quân đội đến biên giới làm nhiệm vụ của cảnh sát.
Project 25 cũng ủng hộ quyền Ki Tô giáo, hình sự hoá phá thai và thuốc ngừa thai. Giới hạn ngân sách tài trợ thụ thai khẩn cấp.
Hầu hết những người cộng tác trong Project 25 đều cho rằng là sự nối dài của Trump 45.
Trước bầu cử, Trump khước từ mình không có biết đến Project 25, nhưng sau khi đắc cử, đã bổ nhiệm những người kiến tạo vào tham gia bộ máy chánh quyền. Theo tờ Time thì gần 2/3 sắc lệnh hành pháp của Trump là tấm gương phản chiếu của Project 25.
V. TRUMPISM — MAKE AMERICA GREAT AGAIN (MAGA)
Là phong trào chính trị ở Hoa Kỳ, thoả hiệp giữa Tổng Thống Trump và quần chúng.
Nó kết hợp với dân tuý cực hữu, chống toàn cầu hóa, làm sống lại chủ nghĩa bảo thủ, hay tân chủ nghĩa quốc gia, ủng hộ toàn trị, chống khai phóng. Khuynh hướng chánh trị cực hữu, trực thuộc đảng Cộng Hoà.
Những Trumpists cho rằng tổng thống phải đứng trên luật pháp, được những người ủng hộ xem như là “ giáo chủ “. Trong năm 2016, Trump đưa ra các chánh sách dân tuý để trả lời những vấn đề của nước Mỹ, như hạn chế di dân, bài ngoại, bảo vệ mậu dịch, cô lập, chống lại cải cách. Chống nữ quyền, chống LGBT.
Những quyền lợi mà chúng ta đáng lẽ được hưởng, đã bị tước đoạt bởi một lực lượng lớn hơn nhưng không thể thấy, một nhà nước ngầm. Chúng ta có cảm tưởng sẽ kế thừa những lời hứa tốt đẹp của “America Dream”, nhưng nó đã vuột khỏi tầm tay.
Nhà truyền thông ZiZi Papacharissi cho rằng: Trump vận động ý thức hệ mơ hồ, cách dùng chữ và câu thiệu ai muốn hiểu sao cũng được hay ráp chữ vào theo cách của mình. MAGA.
Cách dùng chữ cũng khá thành công như da trắng bị tước quyền, giai cấp thấp đến giới thợ thuyền, xã hội bất bình đẳng, tham quyền cố vị.
Trumpism được diễn tả như là cánh hữu dân tuý toàn trị, được các học giả xem như là một đe dọa cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Những chủ trương của Trump làm mất giá trị chức vụ tổng thống mà ông cho không đủ uy lực, cũng như những giới hạn hình sự hoá chức vụ tổng thống. Do đó, với quan điểm cực đoan, ông cho hành pháp phải độc tôn. Và hiến pháp cho phép tổng thống làm bất cứ gì ông ta muốn. (theo Article 11). Lý thuyết này được diễn giải tối đa kể từ thời Reagan.
Vào tháng 2/2025, Trump viết trên Truth Social và X, lập lại một câu nói của Napoleon Bonaparte: “ Tổng Thống bảo vệ quốc gia thì không vi phạm điều luật nào”. Ý Trump muốn nới rộng quyền hành tổng thống theo ý mình muốn.
Trump tấn công tất cả các cơ quan độc lập của chính phủ, đệ tứ quyền của báo chí, các sự độc lập của các trường đại học. Muốn tất cả phải vâng phục mình.
Chính vì sự toàn trị, từ năm 2016 đã có phong trào trong đảng Cộng Hoà chống lại những chính sách phản dân chủ, được gọi là: “Never Trump Movement”. Và những người theo Trump, gọi nhạo báng những người Cộng Hoà thoả hiệp với Dân Chủ trong khi biểu quyết các chính sách cho quốc gia, là RINO (Republican In Name Only). Những người tên tuổi như Collin Powell, Dick Cheny, Mc. Carthy, đều bị xếp vào RINO.
Ông ta chọn người cộng sự qua sự trung thành chứ không phải khả năng. (giống như Cộng Sản Hồng hơn Chuyên). Đòi chiếm Canada, Greenland, Panama mà không loại trừ võ lực. Bỏ rơi Ukraina và gọi kẻ xâm lược Nga là đồng minh. Đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh America. Diễn binh nhân ngày sinh nhật của mình. Tự đăng hình mình mặc áo giáo hoàng. Cho Musk sang Đức vận động bầu cử cho đảng cực hữu AfD. Không tách rời giáo hội và nhà nước, muốn nhà nước bao phủ giáo hội, và hỗ trợ tài chính cho các trường tư tôn giáo. Đưa di dân bất hợp pháp sang nhà tù El Salvador mà không qua thủ tục tố tụng nào. Bảo vệ mậu dịch cực đoan bằng thuế quan cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
Cho đến ngày 5/7/2025, theo New York Times, Trump ký 143 sắc lệnh hành pháp, thì cả 143 đều bị kiện. Có những thẩm phán chặn sự thi hành, ông đòi luận tội. Kiện CBS, ABC, và cấm các ký giả vào Nhà Trắng lấy tin nếu làm trái ý.
Kính nể và ca ngợi những lãnh đạo độc tài khét tiếng, như Putin, Tập Cận Bình, Kim Young Un, Erdogan.
Là tổng thống không bao giờ có mặt tại White House Correspondants’ Association dinner, vì sợ báo chí giễu mình.
Trong nội các của Trump có 11 tỷ phú. Gia đình con gái và rể được Ả Rập Saudi lót 2 tỷ. Bây giờ ông con lớn của Trump khai thác địa ốc ở Qatar, Serbia, Trump tránh tiếng. Chúng ta thấy đang hình thành chế độ quả đầu chính trị như Nga, đang diễn ra tại Mỹ.
C. VÀ CỰC HỮU TRÊN THẾ GIỚI
Dân tuý khuynh hữu ý thức hệ mà ban đầu kết hợp với tân chủ nghĩa quốc gia, với xã hội bảo thủ và một nền kinh tế quốc gia chủ nghĩa.
Cas Mudde cho rằng dân tuý cực hữu bắt đầu bằng chữ “quốc gia “. Nhưng ông bác bỏ “chủ nghĩa quốc gia”, thay vào đó ông dùng “Nativism” (sinh trưởng), nó có ý thức bài ngoại và quốc gia phải được công dân sinh trưởng và cư trú ở đây. Những người không sinh ra ở đây là mối đe dọa sự đồng nhất của quốc gia.
Theo Friedrich Ebert, 2011, định nghĩa “cánh hữu cực đoan” và “cánh hữu dân tuý” khác nhau. Nhưng Cas Mudde, 1996, thì các quốc gia châu Âu dùng “cánh hữu quá khích” và “cánh hữu cực đoan” giống nhau.
Tuy nhiên ở Đức thì khác: “cánh hữu quá khích” được dùng cho những người cánh hữu ngoài luồng sinh hoạt chính trị, nhưng không đe doạ trật tự dân chủ tự do. Tuy nhiên nó có thể dùng quân sự mức độ khác nhau. Còn “cánh hữu cực đoan” thì được quy cho những nhóm có thể đe dọa hiến pháp và bị cấm hoạt động. Cánh hữu quá khích nguyên thủy được dùng tại Hoa Kỳ trong việc chống Cộng Sản trong những năm 1950, thời kỳ Mc. Carthyism.
EU khủng hoảng vấn đề di dân là nguyên nhân cho việc phát triển chủ nghĩa dân tuý, và cũng là lý do chính Anh quốc tách ra khỏi EU.
Cũng theo Friedrich Ebert Foundation, thì ngày càng cách biệt lợi tức giữa kẻ chiến thắng toàn cầu hóa và người thợ thuyền. Nhóm thứ nhất, nhà cao cửa rộng ở ngoại ô, công việc vững chắc, nhưng lại e ngại chia sẻ với nhóm thứ hai bị thất nghiệp, công việc vá víu, lo lắng cho gia đình tương lai bất ổn. Mà trước kia họ sống trong vùng kỹ nghệ cho đến khi toàn cầu hóa thì họ bị ngưng trệ. Tân tự do dẫn đến xã hội kinh tế bất an càng dẫn đến giới trung lưu và thợ thuyền gia tăng phát triển cánh hữu dân tuý.
Minkenberg cho rằng những người thua cuộc hiện nay vì văn hóa xã hội bị thu hẹp và họ cố gắng chống lại sự xâm nhập tấn công truyền thống, làm cho họ “không dễ chịu, suy nghĩ cứng nhắc và thái độ độc tài “. Tất cả những yếu tố đó kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau. (Tình trạng này cũng giống như ở Hoa Kỳ “Rust Belt”, 1970s).
- Hoà Lan và Pháp (2001)
Chủ nghĩa dân tuý đã trỗi dậy sau vụ 9/11 ở Hoa Kỳ. Tân Dân Tuý là những người theo chủ nghĩa quốc gia và chống Hồi Giáo, Ả Rập, di dân. Họ cũng ủng hộ nữ quyền, LGBT, Do Thái, đa văn hoá.
Do đó, những đảng thu hút phiếu bầu rất ư lộn xộn. Không theo giai cấp hay tả/hữu.
- Hung Gia Lợi (2000)
Do sự bất ổn kinh tế và chính trị sau khi Cộng Sản sụp đổ 1990s, từ đó xuất hiện đảng cực hữu Jobbik, chống Vatican, chống Do Thái. Thù địch cả chủ nghĩa tư bản và khai phóng.
Victor Orban, từ 2010, nắm quyền hành từ trung hữu sang cực hữu dân tuý. Orban nhấn mạnh chủ quyền, chống di dân, theo đường hướng bảo thủ. Chính vậy thường va chạm với EU trong nhiều vấn đề. Orban kiểm soát truyền thông, tập trung quyền lực, thay đổi hiến pháp.
Ngoài ra có Jair Bolsonaro của Brazil, Modi của India, Netanyahu của Do Thái, Đức có AfD, Pháp có Marie le Pen, Balan có đảng Luật Pháp và Công Lý, Canada có đảng Tự Do, Belarus có Lukashenco độc tài cực hữu từ 1994 cho đến nay. Úc có Peter Dutton vừa bị đánh bại vì dân Úc thấy trước mắt với những chánh sách cực đoan của Trump. Ở Anh có đảng cực hữu mới nổi lên là đảng Reform, đã chiến thắng hội đồng khu vực nhiều nơi. Turkey có Erdogan. Serbia đang biểu tình chống đối nhà cầm quyền độc tài và tham nhũng.
D. TỔNG KẾT
Các giáo sư chính trị học, chia phong trào dân chủ làm ba làn sóng:
- Đợt đầu tiên từ thế kỷ 19 đến Thế Chiến 1.
- Đợt 2 từ thế chiến 2 đến đợt tái sinh dân chủ ở Tây Âu.
- Đợt 3 bắt đầu từ những năm 1970s và chấm dứt khoảng 40 năm sau. Là các nhà độc tài cánh hữu và cánh tả sụp đổ khắp nơi. Châu Mỹ La Tinh, Đông Á, Châu Phi, vùng Trung Á trong khối Warsaw. Trên thế giới những quốc gia dân chủ tự do chiếm một nửa.
Nhưng trong vòng một phần tư thế kỷ gần đây, không mấy quốc gia dân chủ tự do còn tồn tại như sau thế chiến thứ hai. Không một hệ thống chính trị nào chinh phục trái đất nhanh chóng và rõ ràng.
Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ 1989, tưởng như chiến thắng của dân chủ tự do coi như hoàn tất. Đã đánh bại Phát Xít cực hữu, và đánh bại luôn đối thủ cực tả là Cộng Sản. Coi như nền dân chủ tự do không có đối thủ và được bảo đảm.
Trong những năm 1990s, một vài điều đáng kể trong nền dân chủ đợt ba, kể cả các quốc gia Đông Âu như Tiệp, Hung, Estonia đã dân chủ hoá nhanh chóng đáng kể. Có một số quốc gia thành công chậm hơn sau đó chừng thập niên.
Về ý thức hệ, thế giới gần như bị Mỹ hoá nền dân chủ. Nó đã được thử thách và đánh giá. Một cách tổng quát, ngôn ngữ dân chủ tự do như nhân quyền, đầu phiếu, tự do ngôn luận, tự do cá nhân…. trở thành tên gọi trên chính trị toàn cầu.
Trong thời gian này, chữ “End of History” đã được đưa vào tự điển. Năm 1989, lý thuyết gia chính trị: Francis Fukuyama đã nói: “Dân chủ tự do là giai đoạn tột cùng của tiến hóa xã hội. Lực lượng nền tảng trong lịch sử, kể cả những ước muốn sâu thẳm của con người; nó sẽ là chứa đựng những mầm phá hủy tiềm ẩn, và nó sẽ không bao giờ bền vững muôn đời.
Không một hệ thống chính trị kinh tế nào thoả mãn con người mọi nơi mọi lúc, kể cả dân chủ tự do không ra ngoài định luật đó. Sự không hài lòng sẽ dâng cao khi dân chủ đang trên đà chiến thắng. Đó là một sự không hài lòng với tự do và bình đẳng. Cho nên, những ai còn lại trong nhóm người không hài lòng sẽ có khả năng làm lại lịch sử”
Có một số không hài lòng có thể thấy được sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.
1990s cực hữu đã thua đậm trong các kỳ bầu cử ở Âu châu. Ở Áo, đảng Tự Do đã lập chính phủ liên minh trong những năm 2000s. Trong những năm này, ta thấy những phong trào chống dân chủ đã kết hợp với dân chủ, từ quyền tôn giáo hữu khuynh đến tả khuynh (Erdogan ở Turkey và Hugo Chávez ở Venezuela).
Từ 2010 có gì mới xảy ra trong cánh hữu ở các quốc gia dân chủ tiên tiến?
Phản ứng cực hữu đã nổi lên ở Hoa Kỳ, Hung, Do Thái, Ấn, Brazil, Balan. Và cực hữu ở Tây Âu như AfD, National Front ở Pháp. Những đảng này chủ trương độc tài nhưng vẫn đấu tranh trong nghị trường dân chủ.
Những chính đảng này luôn chứng minh mình là dân chủ tự do chính hiệu. Ở Âu châu, năm 2015, khủng hoảng di dân từ Syria, Afghanistan đã tạo ra làn sóng di dân khổng lồ, kể từ sau thế chiến 2. Merkel đã chọn giải pháp tiếp nhận. Từ đó, cực hữu đã được quần chúng hỗ trợ, vì rất khó chịu với làn sóng người khác ăn mặc, khác tiếng nói, khác cầu nguyện, khác ngôn ngữ… Đã nhanh chóng cho cánh cực hữu được ủng hộ khắp nơi trên lục địa.
Năm 2007, thăm dò trong 20 quốc gia, qua 38 ngàn người, kết quả cho thấy phần lớn có ý nghĩ tiêu cực về di dân, như thất nghiệp, lợi tức giảm. Những thù địch về khác biệt văn hóa làm cho vùng đất cực hữu hưởng lợi, nhất là khi di dân đến từ các quốc gia Hồi Giáo chứ không phải da trắng.
Theo phúc trình của hai nhà chính trị học Mathias Mader và Harold Schoen năm 2018, đã hỏi cùng một số người trước và sau khủng hoảng di dân trong kỳ bầu cử. Ý kiến và thái độ đối với di dân không có gì thay đổi nhiều, nhưng đa số đã bỏ đảng bà Merkel sang cực hữu AfD.
Và thái độ phản ứng trở nên hành động. Khủng hoảng di dân đã làm cho cử tri bảo thủ cảnh giác cao độ. Làm cho họ chọn giữa trung dung, chống cực đoan và chống di dân thì cử tri chọn điều sau.
Chẳng hạn Do Thái, một khung cảnh đặc biệt về chủng tộc và tôn giáo, đã phát sinh ra một nhóm nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt chính trị.
Cũng như vậy, sự phản ứng của quần chúng Ấn Độ theo Hindu đa số, đặt nặng giai cấp; bây giờ lại nói về tự do dân chủ và bình đẳng.
Vì vậy Fukuyama đã cảnh báo và chứng minh: sự thất vọng về một thời kỳ bình đẳng và quyền tự do đã làm lịch sử vận hành, và bây giờ nó đã phản ứng ngược lại dội về đe dọa thành trì dân chủ tự do.
Với những kinh nghiệm đắng cay của chế độ chính trị “cực tả” là Cộng Sản, nay con người quá sợ ; trong khi chế độ dân chủ tự do bắt đầu xảy ra khiếm khuyết. Thì người dân bèn có thái độ cực đoan đối lập, xoay sang cực hữu mà không có thái độ trung dung. Đặc biệt là Hoa Kỳ, một quốc gia luôn luôn hãnh diện nền dân chủ, nay cũng bị quả đầu khuynh đảo. Những cuộc tuần hành, xuống đường chống lại chỉ mới bắt đầu. Chúng ta chờ đến 2028 vậy.
Một khi những hệ thống chính trị hiện nay không giải quyết được những khủng hoảng kinh tế xã hội, dễ đưa con người đi đến ngõ cụt cực đoan.
Hoàng Đình Tạo
———————
- Republican in name only, Wikipedia
- Project 2025, Wikipedia
- Why the far right is surging all over the world, VOX
- Why Are Some People in the Rust Belt So Resistant to Change?, New Geography
- From Fringe to American Mainstream: The Rise of Far-Right Extremism in the 21st Century, Trends
- Why are the far-right so popular?, Tax Research UK.
- Far-right politics, Wikipedia
- Why is the far right gaining popularity among young people?, Euro News