Nguyễn Dương: Sự thật trần truồng (The naked truth)
Thế nào là Sự thật?
Sự thật là một đức tính thiêng liêng giáo lý mà tất cả các tôn giáo lớn đều đề cao. (God is Truth: Gospel of John). Nhưng chính sự thật là một vấn đề được bàn cãi rất nhiều mà không có kết quả rõ ràng. (sự thật mích lòng).
Ngày xưa thời các triết gia cổ của Hy Lạp, ông Socrates (sư phụ của Plato) đã từng tuyên bố rằng ông ta rất tin cậy vào ông Plato nhưng ông ta vẫn tin cậy sự thật hơn. Nên nhớ rằng thời đó Aristotle (đệ tử của Plato) được coi là vị hiền triết số một trên thế giới. Socrates là sư phụ của Plato và Plato là sư phụ của Aristotle. Socrates cũng tuyên bố là “The only true wisdom is in knowing you know nothing” (tạm dịch là “Sự khôn ngoan duy nhất là biết rằng ta không biết gì cả”)
Tiểu luận này tránh không dám bàn cãi các lý thuyết về sự thật của các nhà tu hành. (“The truth will set you free” trong Kinh Thánh The Bible).
Ngay cả Tượng tượng trưng cho Công Lý ở trước Tối Cao Pháp Viện (Lady Justice), bà Công Lý cầm cái cân Công Lý cũng phải bị bịt mắt vì sợ bị lũng đoạn bởi tiền bạc hay quyền thế định kiến. Có câu nói “Les Règles sont faites pour être transgressées” (tạm dịch là các điều lệ thi hành là để được vi phạm) nhưng có thể sửa thay thế chữ “Règles” với “Vérité”?
“Truth and Facts”: sự thật và dữ kiện không giống nhau, sự thật với ta là khi ta cho rằng quan điểm của ta tin là sự thật nhưng chưa chắc là đúng.
Thời Nga Sô, có báo PRAVDA (nghĩa là Sự thật) đăng “tin thật” nhưng ai cũng biết là các bài viết trong đó toàn là phản ảnh một chiều của đảng Cộng sản Nga Sô. Tuyên truyền của các đảng Cộng Sản là số một, siêu sư phụ bẻ cong sự thật! Vì thế mới có câu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm”
Thời Đệ Nhị Thế Chiến tuyên truyền của Đức Quốc Xã cũng vậy: Bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền là Joseph Goebbels mặc dù đã tuyên bố là “The Truth is stronger than the Lie” (sự thật mạnh hơn sự nói dối) nhưng ông ta nói đi nói lại là: “If you repeat a Lie often enough, people will believe it, and you will even come to believe it yourself” (Nếu cứ nói dối đi nói dối lại người ta sẽ tin và chính ta cũng tin luôn!)
Chắc chúng ta cũng được nghe một chuyện tương tự như là: “Một ngày nào đó xưa kia, có một người hốt hoảng chạy về nóì với mọi người là ở chợ có một con hổ về làng. Ai nấy đều không tin là ở giữa dân chúng đông đúc như thế không thể có thật và vẫn hoạt động như thường. Một lúc sau lại có một người chạy về báo tin là có một con cọp ở chợ. Ai nấy vẫn sinh hoạt như không có chuyên gì cả. Một lúc sau nữa lại có ngưới tới báo là có một con hổ ở chợ. Thế là mọi người bỏ hết việc đang làm mà đánh kẻng hô hoán cho dân chúng cả làng ra săn đuổi con cọp!
Về phía dân chủ Tây Âu cũng không kém: chắc ai cũng nhớ vụ Tổng thống Clinton nhà ta dính líu với cô nàng Monica Lewinsky mà khai trước vành móng ngựa là “I did not have sexual relations with that woman”. Đúng là mánh khoé của các luật sư không ngại chẻ một sợi tóc để chữa tội! Hay nói quanh co không đúng sự thật được luật pháp che chở?
Hay chẳng hạn như chuyện cô bé Ann Frank khi trú ngụ tại một căn nhà ở Hoà Lan trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm đóng: gia đình chủ nhà giấu diếm luôn luôn nói dối với tụi cơ quan mật vụ (Gestapo) là không có ai trú ngụ bất hợp pháp. Hay là thời Việt cộng mới xâm chiếm VNCH có rất nhiều gia đình khai báo là với công an phường phố là không có “Ngụy” ở trong nhà! Ai cũng biết nói sự thật rất phũ phàng, nhất là đối với các cơ quan có quyền thế (công an chẳng hạn) thì dễ mang họa vào thân.
Bàn xa hơn nữa như vụ trong dân gian ngày xưa có kể chuyện mấy ông thầy bói mù tả cảnh con voi khi sờ các bộ phận khác nhau (vòi, tai, chân, đuôi) mà quyết đoán con voi là như vậy! (theo quan điểm của họ là đúng)
Nhất là hiện nay sau thời Tổng thống Trump thì fake news lan tràn đầy rẫy mà không biết tin nào là thật hay là giả! Không những vậy, hình ảnh cũng có thể làm photo shop ghép lại thành ra như thật! Các ông bà chính trị gia cũng vậy, họ cắt xẻo hay ghép các bài diễn văn hay lời nói tuyên bố của địch thủ để bêu xấu họ.
Như chuyện ông phi công Cộng sản Bắc Việt khoe khoang là ông ta lái phi cơ trốn trong một đám mây để rình bắn phi cơ Mỹ bay tới. Và khi phi cơ ông ta bị bắn trúng đạn vào bình xăng ông ta dơ ngón tay ngoài cockpit để chặn xăng chảy ra. Thế mà chuyện đó được các báo Việt Nam Cộng sản đăng tung ra để dân chúng tin ra là có thật! Ngay vị có học như bà Dương Thu Hương đã công nhận là bị Cộng sản Bắc Việt tẩy não, không những bà ta bị mà cả dân chúng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa cũng bị mắc bẫy (Tôi đã Ngu).
Hay là chuyên các ông đi câu cá khoe khi về là đã câu được một con cá to tổ bố nhưng bị tuột xẩy mất rồi! (fishy tales: nói dzậy mà không phải dzậy!)
Giới phim ảnh Hollywood cũng không kém: trong phim Sự Thật (The Truth, 2015), bình luận gia nổi tiếng Dan Rather bị mất chức vì nêu bắng chứng giả mạo về Tổng thống Bush con được miễn dịch. Trong phim Sự Thật và Thách Thức (Truth or Dare, 2017) có đặt một câu hỏi “chuyện nói dối lần chót của bạn là thế nào?”
Ai cũng biết là sử ký được viết bởi các nhà cầm quyền chiến thắng (“History is written by the victors”, W. Churchill), hay “La raison du plus fort est toujours la meilleure” (Le Loup et l’Agneau, Jean De la Fontaine). Kẻ chiến thắng sẽ viết lịch sử theo ý họ, họ bắt các con cháu phải học lịch sử bóp méo, chúng ta dư biết là các tin tức báo chí Việt Cộng hiện nay đã đươc bưng bít như thế nào (như vụ ông Tướng trùm Công An ăn bít tết dát vàng). Cũng có đôi khi vài nhà viết đứng đắn lương thiện dám viết sự thật. Nhưng làm sao mà biết được tin nào là đúng sự thật? Ngay cả các nhà khảo cổ anthropologist hay archeologist khi đào đất khám phá ra các tượng hay artifacts để rồi suy luận đó là sự thật! Không hiểu có đúng không vì những nhà điêu khắc đó có thể sinh sống kiếm ăn bằng của cải tiền bạc của các đại gia hay các quan quyền giàu có, vì các công trình nhân tạo đó không ít thì nhiều cũng phải theo ý thích của các bậc chủ nhân giàu có.
Sự thật có nên tin hay không khi đươc khai ra sau khi tra tấn địch thủ? Kết quả không được khả quan lắm (như water boarding trong chiến trận ở Trung Đông). Máy kiếm sự thật (Lie detector) tuy rằng bớt dã man hơn nhưng cũng chỉ đúng độ 80 tới 90 phần trăm. Còn chích thuốc tìm sự thật (truth serum drug) thì không đươc chấp nhận trên các pháp lý Tây phương. Cờ bạc hay rưọu cũng có thể lộ sự thật.
Ngay cả trong khi không bị tra tấn như trong cuốn sách “Remember-2021” tác giả Lisa Genova đã viết “even witness memory can be distorted when recalls are faded” (ngay cả trí nhớ chứng kiến cũng có thể bị lệch lạc phai dần với thời gian) huống chi là trong khi bị hành hạ tra tấn!
Trong dân gian có câu “nói có sách, mách có chứng” nhưng sách cũng có thể nói một chiều tùy theo tác giả thời đó hay bị phai nhòa như trên.
Hay ta phải dùng xác xuất (standard deviation của Gaussian curve hay normal distribution) trong Thống Kê Học: 2 xác xuất 95% hay 3 xác xuất 99.7% để định giá bao nhiêu phần trăm sự thật?
Link Snopes là một fack-checking website (Kênh kiểm tra sự thật) để tra hỏi có đúng hay không mà cũng bị hiện nay nghi ngờ.
Theo một truyền thuyết của thế kỷ thứ 19 về cô Sự Thật và cô Gỉả Dối: cô Giả Dối và cô Sự Thật gặp nhau trong một ngày. Giả Dối nói vớí Sự Thật hôm nay trời đẹp quá. Sự Thật ngó lên trời thì quả nhiên thấy trời đẹp thật đầy quyến rũ. Giả Dối và Sự Thật cùng nhau tung tăng chạy nhẩy vui chơi và bước tới một cái giếng cạn, Giả Dối nói với Sự Thật “nước còn lại trong veo và tốt quá hãy cùng nhau xuống tắm”. Sự Thật lúc nào cũng nghi kỵ, cho tay thử vào nước và thấy nước sạch và mát thật. Sự Thật và Giả Dối bèn cởi hết quần áo xuống tắm đùa nghịch với nước giếng. Bất thình lình, Giả Dối ra khỏi nước tắm, mặc quần áo lại và đem theo quần áo của Sự Thật rồi chạy biến mất. Sự Thật giận dữ ra khỏi giếng và chạy đi loanh quanh tìm kiếm Giả Dối để lấy lại quần áo. Thế giới chung quanh khi thấy Sự Thật trần truồng bèn quay mặt đi khinh bỉ chửi bới Sự Thật. Sự Thật quá xấu hổ chạy trở lại núp dưới giếng vì vừa xấu hổ và thẹn thùng. Từ đó về sau Giả Dối được dư luận hoan nghênh rộng rãi mà không khi nào mong muốn được gặp Sự Thật.
Văn hào Mark Twain có viết rằng một sự nói dối có thể đã đi qua cả nửa địa cầu trong khi đó sự thật chỉ mới xỏ giày vào (“A Lie can travel halfway around the world while the truth is still putting on its shoes”).
Gần chúng ta nhất là hàng ngày chúng ta phải đề cao cảnh giác khi nhận được các cú điện thoại lạ hay email, texting đòi gửi tiền gạt chúng ta (spam, phishing..) hay làm crash điện toán của chúng ta.
Lúc này ở Hoa Kỳ đang mùa bầu cử, các ứng cử viên tung ra nhiều tin không biết đúng hay sai lại càng làm chúng ta không biết tin vào ai để bầu đây?
Hay coi sự nói dối như là một con siêu vi trùng mà chúng ta phải kiếm một thuốc chủng ngừa (vaccine) để diệt trừ? (Foolproof, Why Misinformation Infects Our Minds and How to Build Immunity by Sander van der Linden, 2023).
Vậy sự thật là ở đâu? Làm sao mà đi tìm đây? Hay phải nhờ ông Diogenes thắp đuốc giữa ban ngày đi kiếm hộ? Nhưng đi kiếm sự thật để làm gì? Vì có thể làm mất bạn bè thân thích quen biết.
Để chấm dứt xin trở lại câu: “What is the last lie you told?”
Nguyễn Dương
2024
“Let GOD be true but everyone be a liar” (The Bible)