Lại chuyện sáp nhập, đổi tên các tỉnh thành.

Nguyễn Xuân Diện: Sáp nhập, mất luôn hai địa danh lịch sử và văn hóa: Hàm Tử và Dạ Trạch

Sáp nhập, mất luôn hai địa danh lịch sử và văn hóa: Hàm Tử và Dạ Trạch thành ra tên mới Phạm Hồng Thái.

Các bác xem thế này có buồn không?

DẠ TRẠCH:

Đầm Dạ Trạch hay chằm Dạ Trạch là một địa danh lịch sử Việt Nam, thuộc xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Nơi đây từng là căn cứ kháng chiến của Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục chống là quân nhà Lương do Trần Bá Tiên thế kỷ thứ VI và cũng là căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Bãi Sậy trong thế kỷ thứ XIX.

Sở dĩ có tên gọi “Dạ Trạch” vì đền nằm ngay trong vùng đầm Nhất Dạ Trạch, thuộc địa phận xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên ngày nay. Và gọi là đền Hóa vì tương truyền đây chính là nền lâu đài, cung điện của Chử Đồng Tử – Tiên Dung để lại sau khi tất cả đã bay về trời.

HÀM TỬ:

Tên xã được đặt theo địa danh lịch sử nổi tiếng là cửa Hàm Tử hay Hàm Tử quan, nơi diễn ra trận Hàm Tử trong cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên 1285 của quân dân Đại Việt.

Cửa Hàm Tử xưa thuộc xã Hàm Tử bên tả ngạn sông Hồng.

Trận quyết chiến tại cửa Hàm Tử diễn ra vào cuối tháng 5 năm 1285, 5 vạn quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1253 – 1330) chỉ huy, đã nhanh chóng giành thắng lợi. Cùng với các trận Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, chiến thắng Hàm Tử đã góp phần tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt, làm cho đất nước thái bình.

Đây là 2 địa danh rất quan trọng trọng lịch sử Việt Nam!

Nguyễn Xuân Diện

***

Thái Hạo: Khi kẻ dốt nát nắm quyền…

Khi kẻ dốt nát nắm quyền thì nó trở thành thảm họa của văn hóa. Mà thường thế, dốt thì sinh ra lòng tự tin và sự hung bạo vô bờ bến. Vô cớ và ráo hoảnh xóa bỏ một cái tên đã có hàng trăm năm lịch sử ở Khánh Hòa. Chán nản.

“Có một hiện tượng mà tôi thấy đã diễn ra phổ biến và ngày càng ồ ạt, đó là thói quen tùy tiện trong việc đổi tên các địa danh/ địa phương. Trong bài “Chợ Nồn, và yêu cầu thận trọng khi đổi tên các địa danh” đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam, tôi đã viết: “Mỗi tên chợ, tên làng, tên đường…, đều có lịch sử và ý nghĩa nhiều mặt của nó”. “Nhiều nơi xóa tên cũ để đặt tên mới là những từ ngữ mang phong cách khẩu hiệu, nào là Vinh Quang, là Chiến Thắng, là Bình Minh, là Phú Cường…, rất vô hồn và không gợi lên được chút gì trong tâm thức người dân bản địa. Tai hại hơn, những cái tên “đời mới” này đã chia cắt con người với quá khứ của họ, tạo ra một sự đứt gãy trầm trọng về mặt lịch sử, văn hóa và hồn cốt nòi giống”.

(Trích bài báo tôi mới viết về một cái tên vô cớ bị đổi: Đọc thêm: Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Thái Hạo