Nguyễn Dương: Đi theo vết chân nàng Désirée (người tình đầu tiên của Napoléon)

Chân dung vẽ năm 1830 của Désirée Clary (1777 – 1860) tên Thụy Điển là Desideria, Nữ hoàng của Thụy Điển và Na Uy, người từng một thời là vị hôn thê của Napoléon Bonaparte.

Vốn là dân trường Pháp (câu này không phải là khoe đâu nhé- vì là đầu mối của bài này) nên bị nhồi sọ từ lúc bé nào là “nos ancêtres sont des Gaulois” – “tổ tiên chúng ta là người Gaulois”- (khổ lắm biết rồi nói mãi) tới lúc Napoléon chinh phục Âu châu hồi đó thành ra có ý dịnh phải đi xem chỗ sinh đẻ của Napoléon có feng shui hay făng xui gì không mà ông ta sản xuất nhiều vị Hoàng đế quá vậy (King of Naples, King of Spain, King of Wesphalia, King of Holland…) nhưng phăng “xui” vì sau đó tất cả các vị vua đều bị mất chức kể cả Hoàng đế Napoléon.

Chân dung Hoàng đế Napoléon (1769 – 1821), vẽ năm 1812

Từ Paris có thể đi tới đảo Corse (Corsica theo tiếng Hoa kỳ) bằng máy bay hay là đi ferry từ Marseilles. Đi máy bay thì có thể tới phi trường Calvi hay Ajaccio, Bastia hoặc Figari. Chúng tôi bay từ phi trường Orly (Paris) bằng Air France (Air Tây). Ngày xưa xem quảng cáo Air Tây với mấy cô đầm hostesses xinh đẹp ăn mặc rất “style” nay thì hỡi ôi trông chunh quanh chỉ thấy toàn bà xồn xồn (nhưng ăn mặc vẫn rất “chic”). Ngược lại thì trong khi chờ đợi tại “salon d’attente” thì được xem thả dàn các magazine của Air Tây rất là “à la mode” với các cô mannequin của Air Tây xinh đẹp ăn mặc rất stylish. Air Tây còn cho xem “libre” các báo Le Monde, Le Figaro, Le Canard Enchainé, L’Humanité … để dượt lại tiếng Tây đã bị quên lãng từ khi sang tới xứ Cờ Hoa này. Tuy nhiên Air Tây cũng cho xem báo tiếng Anh như The Herald, The Wall Street Journal cho đừng quên tiếng Anh và các tin tức bên Mỹ.

Đảo Corse ngày xưa dưới sự đô hộ của nhiều sắc tộc khác nhau, gần nhất là người Hy lạp, La mã (Genoa) và cuối cùng là Pháp. Dân bản xứ cũng nổi loạn lên đòi chủ quyền như là Pascal Paoli năm 1754 nhưng bị Pháp dẹp tan. Tuy vậy dân bản xứ vẫn thỉnh thoảng đòi lại chủ quyền nhưng số đông dân chúng không thuận cho lắm vì thuộc Pháp có lợi về tài chính viện trợ hơn ngoài ngành du lịch, đảo Corse không có kỹ nghệ hay hầm mỏ nào làm ra tiền.

Dân Corse gần với người Ý hơn là Pháp, họ có một tiếng nói riêng biệt pha trộn với tiếng La tinh, Ý và Pháp lẫn Ả rập. Họ cũng “macho” không kém gì dân Ý và Mafia. Họ có truyền thống và luật pháp riêng của họ khác với luật pháp của chính phủ. Dân Corse không chịu các dân khác tới lập nghiệp: tụi này chỉ đếm được 11 người da màu đen và 2 dân da vàng (không kể tụi này) trong sáu ngày ở đảo.

Nếu người nào mà họ không bằng lòng thì chỉ một “pốp” như tiếng mở nút chai champagne là xong (tức là bị bắn chết) hay là bị cho bom nổ sập nhà. Tôi có được nghe chuyện một bà Việt Nam lấy chồng người Corse mở một tiệm ăn làm ăn rất khấm khá, muốn mở một tiệm khác ở một tỉnh khác gần bãi biển, dân Corse ở đó không bằng lòng, bà ta cậy có chồng Corse không nghe theo lời cảnh cáo của dân miền đó cứ mở tiệm thứ hai, xây xong thì một hôm bị “pốp” tan tành tiệm thứ hai.

Họ còn có truyền thống là thanh toán nhau lấy khi bị va chạm tự ái (honneur) được gọi là vendetta, nhà nào cũng có súng mặc dầu luật pháp chính quyền địa phương không cho được giữ súng trong nhà. Nhưng ai ai đều có súng mà họ giữ sự im lặng cho nhau (omerta). Thanh toán xong họ trốn lên rừng núi “maquis” hẻo lánh để trốn tránh, cảnh sát địa phương cũng chịu không thành công các vụ điều tra án mạng vì ai nấy dân chúng đều giữ omerta.

Đồ ăn Corse thì đặc biệt là có fromage cừu (Marsuluno hay Niolu), xúc xích coppa chả lấy gì làm ngon lắm, smoked fillet hay lonzu và jambon figatellu, prisutu thì khô và khá mặn. Cây cối thì gần như chỗ nào cũng có cây olive với nhiều quả xanh mọc đầy đường (Septembre). Trái cây ăn ngay thì có quả figue rất đặc biệt và ngon nhất là confiture figue ngon hết xẩy.

Đảo Corse vẫn còn nhiều chỗ chưa được khai phá nên có nhiều rừng cây và bụi cây thấp (maquis). Dân Corse thích đi săn, khi đúng mùa có thể được ăn thú rừng, hoẵng, thỏ rừng hay chim bécasse, perdrix, bồ câu rừng… Rừng ở đảo Corse có cây châtaigne (hạt dẻ- chestnut), heo rừng được ăn thoả chí hạt dẻ nên thịt heo rừng có vị riêng. Tôi có được ăn thịt civet sanglier (heo rừng) nhưng ngoài vị hăng hăng của thịt thú rừng tôi chả thấy vị châtaigne gì cả. Dân Corse còn đặc biệt là cái gì họ cũng làm pâté hay terrine như terrine de sanglier, de pigeon, de chevreuil (con hoẵng)v.v..

Đồ biển thì có cá rouget, loup de mer, tôm hùm langouste nhưng nhỏ hơn bên Mỹ và không có gì đặc biệt lắm.

Bay xuống tỉnh Calvi tôi mướn xe và bị một shock đầu tiên, số là ở Âu châu họ đi sang số thường hơn là lái xe automatique như ở Mỹ mà đường phố ở Corse thì rất hẹp lại lên đèo xuống núi rất dễ nguy hiểm (giống như đường ngoằn nghèo đồi núi ở Monaco mà Grace Kelly bị tử nạn) nên nếu không quen lái xe sang số thì không nên lái ở Corse. Đã thế dân địa phương lái xe rất bạt mạng vượt qua hai ba xe một lúc là thường. Ngắm cảnh đầu tiên ở Corse thì thấy hơi giống đồi núi phong cảnh khô khan của vùng Phan Rang cạnh bãi biển.

Vịnh Calvi: Corse/Corsica là hòn đảo nhiều núi nhất ở Địa Trung Hải.

Chúng tôi có quen một gia đình người Corse họ cho ở một villa riêng biệt ở làng Calenzana (dân số độ chừng 2100 người). Ông ta họ tên là Colombani là một họ cũng khá máu mặt vùng đó, ông ta có 2-3 thân nhân trong gia đình đã tử trận trong thế chiến thứ nhất, tên họ được khắc trên đài kỷ niệm ở các làng chung quanh đó. Ông Joseph Colombani này năm 1946 gia nhập lính Tây và “được” hay “bị” gửi sang Algérie rồi sang Việt nam nên ông ta thích dân Việt tuy rằng kỷ niệm đánh nhau với Việt minh rất là traumatique đến nỗi ngay bây giờ kể lại ông ta rơm rớm nưóc mắt (post traumatique stress syndrome- flashback–hội chứng căng thẳng sau chấn thương-hồi tưởng) và hỏi tại sao lính Tây phải đi đánh nhau ở Việt nam một xứ xa lắc đang thanh bình!

Làng Calenzana nổi tiếng với trận Calenzana: ngày 14 Janvier 1732 dân làng đã thắng trận và giết được 500 lính Áo/Đức (lính đánh thuê do nước Gênes-Ý Đại Lợi- mướn) bằng các vũ khí thô sơ sau khi đổ dầu nóng, ném đá và thả tổ ong trên đầu khi lính xâm nhập vào các đường hẻm chật chội của làng. Dân làng còn xua đàn bò bị đốt nóng đuôi vào đoàn quân Áo/Đức cho binh lính tan rã dễ bị giết. (có đài kỷ niệm Campo Santo Dei Tedeshi ở ngay nhà thờ giữa làng).

Ở làng Calenzana thì nhớ lại cuốn truyện “Toujours Provence” với lời văn dí dỏm của văn sĩ Peter Mayle: cảnh nhà và láng giềng cũng giống như vậy. Đi đường thì thỉnh thoảng găp vài tay coureurs đạp lái xe course. Các nhà giữa tỉnh thì bằng đá cũ kỹ, đuờng hẻm thì chật hẹp, dân chúng thì gần như biết hết lẫn nhau. Ban ngày thì tụ tập họp chơi ném quả boule (pétanque) giữa tỉnh. Ban tối thì gần như tất cả đàn ông (rất ít đàn bà) “Le Tout Calenzana” đều tụ họp uống rượu hút thuốc lá ở một trong ba quán bar của tỉnh. Làng này không có thú vui gì khác như cinéma, théâtre nghe nhạc gì cả. Nếu quý vị nào đã xem phim Il Postino (The Postman) thì có thể mường tượng cảnh làng với một quán bar tương tự như vậy. (Chú thích: Phim Il Postino khá hay với chuyện một chàng con của một ngư ông làm quen và học hỏi với nhà thi sĩ và chính trị gia nổi tiếng của nước Chile tên là Pablo Neruda. Vị tài tử Massimo Troisi này được giải Oscar nhưng không lâu sau từ trần vì ung thư trong lúc còn trẻ và mới nổi tiếng).

Chúng tôi cũng không tránh được “phong tục” đó nên ngay tối hôm đó là đã “bị mời” tới quán bar đó để uống rượu đấu láo với dân làng quen thuộc với ông Colombani. Đến ngay cả ông làng trưởng (Maire) cũng tới đó mà lân la uống rượu, như vậy chúng tôi được giới thiệu với ông quan to nhất làng ngay hôm đầu tiên ở tỉnh!

Ngày hôm sau chúng tôi lên xe lái đi ngang đảo xuống tỉnh Bonifacio ăn trưa ở ngay bến tàu. Hôm đó trời mưa tầm tã, đó là chuyện lạ vì đảo Corse rất ít mưa, có thể cả năm không có một trận mưa nào cả.

Thành ra đường phố du lịch lạnh lẽo khá vắng. Xin nhắc lại đảo Corse không có một nguồn tài chính nên không có du lịch lại mưa gió lạnh thì không lấy gì làm nhộn nhịp cho lắm! Thành phố Bonifacio phong cảnh cũng xoàng không có gì đáng chú ý.

Ăn xong đi dạo tỉnh một tí thì đi trở lên miền Bắc tới tỉnh Porto-Vecchio để trú đêm. Tỉnh này giống như bến tàu Annapolis, Maryland, USA, nhưng nhỏ hơn. Chúng tôi ra giữa tỉnh bến tàu ăn kem bánh crêpes chờ giờ check in khách sạn. Chung cư Hotel Lézardière ở trên một ngọn đồi ngó ra biển, tường đá và lối đi sỏi đá làm thầm nghĩ giống như nhà ông Pablo Neruda trong phim Il Postino kể trên. Cũng vì là hôm đó mưa trời xám xịt nên cảnh du lịch không được thú vị cho lắm. Gần đó có bãi biển Plage de Palombaggia rất khó kiếm, plage đẹp trung bình với vài chòi mái tranh cỏ cũ nát nhưng chả có một mống du khách nào cả; bãi biển Rondinara, cũng vắng teo, nước trong nhưng có nhiều rong biển trông như là rác.

Sáng hôm sau lại lấy xe đi lên miệt Tây Bắc qua các tỉnh Sartène và Propriano rồi đi xa lộ giữa rặng núi để tránh đi theo đường cạnh biển tới tỉnh Ajaccio (vì đường biển này rất ngoằn ngoèo nguy hiểm, dân địa phương khuyên không nên lái xe đường đó vì ngày nào cũng có 1 hay 2 tai nạn lưu thông).

Tỉnh Ajaccio là thủ đô đảo Corse và là nơi sinh đẻ của Napoléon. Ajaccio khá lớn và sầm uất, đông dân cư, ở giữa centreville (trung tâm thành phố) Place De Gaulle hay Place du Diamant có tượng Napoléon trong quân phục Hoàng đế La Mã cưỡi ngựa với bốn anh em (anh cả là Joseph, sau đó là các em Lucien và em út là Jerôme đều được phong chức vua do Napoléon ban cho) đứng chung quanh. Chụp hình xong ngắm cảnh dân chúng

khá trẻ và đông đảo vì trời nắng tốt và hưởng gió biển. Đi dạo đường phố thì thấy khá sang trọng với các cửa hiệu bán hàng nổi tiếng như Hermès, Cartier không kém các thành phố bên Pháp lục địa (mà dân Corse gọi là Continent). Chúng tôi cũng ngồi quán “plein air” (ngoài trời) uống nước giải khát và ngắm nghía người đi qua đi lại.

Bức tượng “Napoleon cùng bốn người anh em” ở Quảng trường Géneral-de-Gaulle

Lẽ dĩ nhiên tôi không quên tới nhà sinh tiền của Napoléon. Đó là một căn nhà lầu 3-4 từng, tường màu vàng ở một góc đường trong một hẻm chật chội không lấy gì làm đặc sắc lắm (feng shui ở chỗ nào?). Vé vào cửa là 7 Euros (khá mắc vì chả bao lâu thì giờ đi xem qua). Đi dạo qua các phòng của gia đình Napoléon ở làm tôi thầm nghĩ tới nàng Désirée Clary đang bẽn lẽn theo chị là Julie Clary là vợ của Joseph Napoléon (anh của Napoléon) rồi được anh chàng trẻ tuổi Napoléon khoái mắt làm quen tán tỉnh để rồi thành fiancée của anh ta.

Tác giả đứng trước nhà Napoléon

Như lịch sử cho biết sau đó Napoléon được gửi đi học khoá sĩ quan của trường Quân đội Brienne (Académie Militaire de Brienne) ở lục địa Pháp rồi cộng với cuộc nổi loạn chống Hoàng gia Pháp năm1879 nên “loin des yeux, loin du coeur” (xa mặt cách lòng) chuyện hôn nhân chàng ta với nàng Désirée không thành nhất là Napoléon làm quen được với courtesan (kỹ nữ)) Joséphine. Sau đó nàng Désirée đau khổ thì Tướng Bernadotte nhảy vào tán (Tướng Bernadotte là một tướng khá nổi danh của Napoléon. Định mạng đưa đẩy vị tướng này thành con nuôi của ông Vua Thụy Điển và Na Uy Charles XIII rồi trở thành vua của hai nước đó và nghịch đánh lại Napoléon và lập ra dòng dõi của vua Thụy Điển hiện nay)

Những ai còn “trẻ “ như tôi chắc không quên phim Désirée khoảng năm 1954-1955 do Marlon Brandon đóng vai Napoléon và cô tài tử trẻ đẹp Jean Simmons trong vai nàng Désirée. Có điều hơi ngạc nhiên là khi hỏi nhân viên của musée nhà Napoléon về các artifacts (hiện vật) hay chuyện của Désirée thì phần đông họ không biết chuyện nàng Désirée (chỉ có 2 nhân viên trong số gần 10 mười người ở nhà bảo tang Napoléon biết mà thôi) và không có một dấu tích của nàng ta cả!

Hôm sau trở lại tỉnh Calvi cạnh làng Calenzana ăn tối ở tỉnh L’Ile Rousse, tiệm ăn cạnh bãi biển A Siesta Beach khá mắc (hai miếng gan vịt to gần bằng hai ngón tay mà giá là 15 Euros) và không ngon gì mấy (langouse thua xa lobster của tiệm The Palm ở Tyson’s Corner, Virginia). Vì là cạnh làng Calenzana nên chủ tiệm ăn đó cũng biết gia đình ông Colombani (tuy vậy cũng bị “chém thẳng cánh”). Mặc dù mắc nhưng tiệm ăn đó khá đông khách (hay là tại vì không có tiệm ăn nào ngon hơn). Ông chủ tiệm lại còn khoe là sẽ đóng cửa 3 tháng Novembre, Décembre và Janvier như mỗi năm như không cần khách. Ông Colombani có nói là đảo Corse dân số tăng lên tới 10 lần trong mùa du lịch sau đó thì êm ru bà rì lạnh lẽo.

Sang Corse có nhiều bãi biển mà không tắm thì quá quê nên trưa hôm sau tôi đi tắm biển Calvi. Nước biển rất trong sạch, sóng nhỏ tắm hơi đã vì nước biển không được ấm lắm thành ra chỉ có vài mạng như tôi xuống tắm mà thôi, còn du khách hay dân địa phương chỉ ngồi phơi nắng! (dân Corse khá bảo thủ nên chỉ có vài cô/bà đầm topless (không mặc áo) trái lại với các bãi biển của Nice, St. Tropez và Monaco). Tôi cũng đi thử plage của L’Ile Rousse tuy rằng sạch sẽ và ngay cạnh trung tâm thành phố nhưng bị gió lạnh nên né không tắm ở đó. Gần L’Ile Rousse có Club Med ở bến tàu Marine D’Ambroggio nhà cửa khang trang mới mẻ ngói đỏ nhưng vắng tanh vì quá mùa du lịch (Septembre) rồi. Gần làng Lumio thì có Plage Arinelli có nhiều sóng lớn đánh vào tảng bờ đá to (lớn hơn Hòn Chồng ở Nha Trang) nên có nhiều bọt biển trắng trông rất hữu tình.

Sáu ngày trôi qua rất nhanh, Corse cũng có nhiều điểm đặc biệt khác với những chỗ du lịch nổi tiếng và đáng đi như xem phong tục dân Corse, nếm đồ ăn và xem phong cảnh, nhưng nếu không là Napoléon aficionado (người hâm mộ Napoléon) thì không sánh bằng đi Côte d’Azur hay Provence của nước Pháp. Tuy vậy tôi cũng được thỏa mãn là đã đi cùng con đường mà nàng Désirée đã đi qua thủa nào đó.

Lời bàn của Mao Tôn D.: có thể nói nàng courtesan Joséphine là một người làm nghề xưa nhất trái đất mà được trọng dụng lên tới tuyệt đỉnh là Hoàng Hậu của một vị Hoàng Đế rất nổi danh, nhưng cũng vì ngoại giao chính trị mà nàng ta phải chấp nhận ly dị để cho ông chồng lấy một công chúa thật sự. Nhưng cũng có điều an ủi là trước khi trút hơi thở cuối cùng Napoléon đã gọi tên Joséphine. Theo phim Désirée thì khi Lễ Đăng Quang của Hoàng Đế Napoléon, nàng Joséphine được 4 Hoàng Hậu (vợ của 4 vua anh em của Napoléon) nâng tà áo sau để đi tới nhận vương miện Hoàng Hậu do Napoléon để lên đầu. 

Nguyễn Dương