Phúc Lai G.B: Nước Nga đang thực sự sụp đổ
Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – ngày 9/4/2025

Gần đây trên mạng xuất hiện nhiều video phỏng vấn người dân hai thành phố Mục-tư-khoa và Saint Peter. Tất cả đều cho thấy những ý đồ rất rõ của người làm phỏng vấn. Khoảng 2/3 số người được hỏi nói họ cảm thấy cuộc sống thịnh vượng hơn từ khoảng giữa năm 2022. Đó là “truyền thông đường phố” mà đã như thế thì truyền thông chính thống của Nga, chắc chắn là sẽ tô hồng hết mức có thể.
Những điều cư dân hai thành phố nói ra khi được phỏng vấn là CÓ THẬT, nghĩa là không có ai bịa ra cả, nhưng bản chất vấn đề ẩn giấu đằng sau thì có thể có khác, và cần phải phân tích một chút mới thực nhận ra chân tướng của nó.
Tình cờ, trên mạng tôi tìm thấy 3 blogger là Simon Saradzhyan, Ivan Arreguín-Toft và Angelina Flood đưa ra những thống kê rất quan trọng và khá khách quan. Tôi xin trích đăng lại về đây.
Tổn thất của Nga về chiến tranh
Tổn thất nhân sự: là các tác động nhân đạo: người phải di dời, sơ tán; tử vong của dân thường; tình trạng tội phạm của cựu chiến binh.
Ít nhất 120.000 người đã phải chạy khỏi nơi cư trú – chỉ riêng khu vực Kursk của Nga(ước tính vào tháng 10 năm 2024). Khoảng 3.000 người dân Kursk ở lại sống tại các khu vực do Ukraine kiểm soát (ước tính vào tháng 2 năm 2025). Sự dịch chuyển dân số cơ học bắt buộc trong nước này và sự chỉ trích về cách chính quyền xử lý tình huống giảm bớt hoàn cảnh khó khăn của của người dân tạo ra thêm áp lực xã hội và chính trị đối với chế độ của Putin.
Nhưng con số dân Nga di tản ra nước ngoài mới đáng kể: 800.000 người vì các lý do kinh tế hoặc chính trị, chiếm 0,6% dân số Nga.
Các vụ phạm tội, tất cả đều có tính chất bạo lực do các cựu chiến binh gây ra, bao gồm cả tội phạm do những người bị kết án được thả khỏi tù với điều kiện họ sẽ tham gia chiến đấu cho quân đội Nga ở mặt trận Ukraine trong 6 tháng trở lên đều gia tăng. Đã có ít nhất 1.500 nạn nhân của những tội phạm mà thủ phạm là cựu chiến binh, trong đó có 242 người thiệt mạng và 227 người bị thương nặng (ước tính vào tháng 9 năm 2024).
Tổn thất về quân nhân: Ước tính số lượng quân nhân Nga tử trận, bị thương hoặc mất tích là khác nhau, nhưng ước tính gần đây nhất cho thấy thương vong là 700.000 người trở lên, với tỷ lệ thương vong trung bình ngày là 670 người, ít hơn 50% so với ước tính thương vong của PLA trong Chiến tranh Trung – Việt năm 1979 vốn được coi là một cuộc xung đột tương tự.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra con số hơn 600.000 người tử trận hoặc bị thương (ước tính vào tháng 10 năm 2024).
IISS thì đưa ra con số 783.000, bao gồm 172.000 người thiệt mạng và 611.000 người bị thương (ước tính vào cuối năm 2024).
New York Times: hơn 700.000 người cả thiệt mạng và bị thương (ước tính vào tháng 1 năm 2025).
Trang Republic dot ru: 1.200.000, bao gồm 300.000 người thiệt mạng và 900.000 người bị thương (ước tính vào tháng 2 năm 2025).
Donald Trump nói: có 1.000.000 người thiệt mạng (ước tính vào tháng 1 năm 2025).
RF MoD (Bộ Sân khấu và trình diễn Nga): 48.000 người mất tích (ước tính vào tháng 12 năm 2024).
Còn có một con số nữa ít được thống kê: từ khi bùng nổ chiến tranh vào 24/2/2022, đã có tối thiểu nhất 388 cá nhân thiệt mạng bên trong nước Nga tính đến tháng 12 năm 2024 vì những lý do khác nhau nhưng đều là những vụ thiệt mạng một cách mờ ám.
Tổn thất về thiết bị quân sự:
Xe cộ và trang thiết bị: 20.382 (ước tính vào tháng 2 năm 2025).
Xe tăng và xe bọc thép: 11.819 (ước tính vào tháng 2 năm 2025).
Máy bay: 305.
Tổn thất kinh tế: do lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra. Nga vẫn là quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất thế giới vào năm 2025. Hơn 20.000 lệnh trừng phạt đã được 50 quốc gia áp đặt, hơn 80% trong số đó được thực hiện sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, theo Forbes.
Các biện pháp trừng phạt đối với Nga ước tính đã gây ra những kết quả sau:
Ước tính 340 tỷ đô la dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị đóng băng.
Theo một tài liệu nội bộ của Bộ Tài chính Nga mà Bloomberg có được vào mùa thu năm 2024, khu vực tài chính của Nga đã phải chịu hàng trăm tỷ đô la “thiệt hại trực tiếp” do các lệnh trừng phạt.
Theo Trường Kinh tế Kyiv, khu vực năng lượng của Nga đã mất khoảng 78,5 tỷ đô la thu nhập xuất khẩu so với kịch bản không có lệnh trừng phạt từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024.
Một cuộc điều tra của báo chí ước tính vào tháng 3 năm 2024 rằng các cuộc không kích của Ukraine đã khiến các cơ sở chiếm 1/6 sản lượng xăng và dầu diesel tại Nga ngừng hoạt động.
Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2025, tổng cộng 467 công ty đã hoàn toàn rời khỏi Nga, theo Trường Kinh tế Kyiv.
Các biện pháp trừng phạt có thể đã góp phần vào các kết quả sau:
GDP của Nga giảm khoảng 2,3% vào năm 2022 trước khi tăng 3,6% vào năm 2023.4 IMF ước tính rằng nền kinh tế Nga sau đó tăng trưởng 3,8% vào năm 2024, nhưng mức tăng trưởng này dự kiến sẽ chậm lại. Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ chậm lại xuống còn 1,4% vào năm 2025 và 1,2% vào năm 2026. Chúng tôi không thể tìm thấy bất kỳ ước tính nào được nghiên cứu nghiêm ngặt về mức tăng trưởng GDP của Nga trong kịch bản không có lệnh trừng phạt.
Các lệnh trừng phạt cũng có thể đã góp phần gây ra một lỗ hổng trong ngân sách liên bang của Nga, với mức thâm hụt tương đương 2,3% GDP vào năm 2022; ngược lại, trước cuộc xâm lược, chính phủ Nga đã dự báo thặng dư ngân sách là 1% cho năm 2022. Theo Bộ tài chính Nga, năm 2023, thâm hụt ngân sách đạt 1,9% GDP. Và vào năm 2024, thâm hụt ngân sách liên bang của Nga ước tính là 1,7% GDP, mặc dù ban đầu chính quyền Nga dự kiến thâm hụt chỉ là 0,9% GDP trong năm đó.
Tính đến ngày 18 tháng 2 năm 2025, đồng rúp Nga có giá trị bằng 0,01093 đô la Mỹ, giảm 8% kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.
Năm 2022, Nga chứng kiến tỷ lệ lạm phát tăng đột biến đáng kể, đạt 13,75%. Năm 2023, tỷ lệ này giảm xuống còn 5,86%, nhưng sau đó lại tăng trở lại vào năm 2024, đạt 9,5%.
Tính đến cuối năm 2024, lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Trung ương đã đạt mức cao kỷ lục 21%, khiến nhiều doanh nghiệp dân sự trong nước khó tồn tại hơn nhiều. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp phá sản ở Nga đã tăng 26% trong ba quý đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023, tổng cộng là 6.392, theo Interfax.
Các biện pháp trừng phạt có thể đã góp phần làm xuất hiện các chi phí công nghệ sau:
Tính đến tháng 10 năm 2022, lượng nhập khẩu chất bán dẫn của Nga đã giảm 70% kể từ khi nước này phải chịu lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu rộng rãi của phương Tây sau cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã giúp bù đắp cho sự suy giảm này.
Tính đến năm 2023, Nga có kế hoạch sản xuất 1.000 máy bay chở khách các loại vào năm 2030, trong đó có 94 chiếc vào năm 2023 – 2024. Trên thực tế, chỉ có 14 máy bay chở khách được sản xuất trong hai năm này. Các lệnh trừng phạt cũng dẫn đến việc tịch thu 76 máy bay chở khách của Nga.
Một phần do lệnh trừng phạt cắt giảm xuất khẩu phụ tùng sang Nga để sản xuất ô tô, sản lượng ô tô tại Nga đã giảm 60% vào năm 2022 so với năm 2021, xuống còn 650.000 chiếc. Tuy nhiên, vào năm 2023, sản lượng đó đã phục hồi 16% lên 720.000 chiếc. Sản lượng ô tô tiếp tục tăng vào năm 2024, đạt mức tăng trưởng 33% với 1 triệu ô tô được sản xuất trong năm đó.
Thiệt hại về địa chính trị
Cuộc chiến đã làm mở rộng thứ mà Nga vẫn coi là “khối thù địch”, tăng thêm chiều dài biên giới cả trên bộ lẫn trên biển của khối này với Nga. Cuộc chiến không chỉ thúc đẩy các thành viên NATO hiện tại cam kết mở rộng năng lực quân sự của họ mà còn thúc đẩy Phần Lan và Thụy Điển vốn trung lập từ lâu cũng trở thành thành viên của liên minh. Việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO đã đưa tất cả các nước láng giềng Biển Baltic của Nga vào liên minh và mở rộng biên giới trên bộ mà Nga chia sẻ với các thành viên NATO thêm 833 dặm (1.340 km). Sự mở rộng đó có nghĩa là chỉ còn 488 dặm (786 km) ngăn cách đông nam Phần Lan và Mục-tư-khoa theo đường chim bay. Đây không thể là tin tốt cho cái đất nước, nơi mà nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng một lý do khiến Nga không thể chấp nhận việc NATO mở rộng sang Ukraine là thời gian cần thiết để một tên lửa NATO bay từ Kharkiv đến Mục-tư-khoa – hai nơi cách nhau 396 dặm (638 km) – là 7 phút (với tốc độ này, cùng một tên lửa sẽ mất 8 phút rưỡi để bay qua 488 dặm ngăn cách Phần Lan và Mục-tư-khoa.)
Sự bất lực và/hoặc miễn cưỡng của giới lãnh đạo Nga trong việc chuyển hướng nguồn lực từ cuộc chiến chống lại Ukraine để giúp đỡ các đồng minh chính thức đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể ảnh hưởng của Nga đối với Armenia và Syria. Việc không thể giải cứu các đồng minh này không thể không tác động đến phân tích chi phí-lợi ích của các nhà lãnh đạo các quốc gia đang cân nhắc xem có nên tiếp tục quan hệ đồng minh với Nga hay tham gia vào các mối quan hệ như vậy.
Ngoài ra, Nga còn rơi vào tình trạng “bán cô lập về ngoại giao”. Đầu tiên, Nga phải đối mặt với sự cô lập đáng kể từ các nước phương Tây, những nước đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhắm vào nền kinh tế và giới tinh hoa chính trị của nước này, trong giai đoạn 2022 – 2024. Tuy nhiên, Nga đã tìm cách củng cố quan hệ với các quốc gia không thuộc phương Tây nhằm giảm thiểu tác động của sự cô lập của phương Tây. Một biểu quyết năm 2022 về các nghị quyết liên quan đến chiến tranh Nga– Ukraine tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) cho thấy Nga đã tránh được sự cô lập hoàn toàn, mặc dù danh tiếng của nước này đã bị ảnh hưởng do hành vi xâm lược một quốc gia có chủ quyền. Khoảng một phần ba số quốc gia bỏ phiếu cho các nghị quyết sau của Đại hội đồng Liên hợp quốc về cuộc chiến tranh Nga– Ukraine đã không lên án hành động xâm lược của Nga.
03/02/2022 – Nghị quyết ES-11/1 của Đại hội đồng Liên hợp quốc: “Xâm lược Ukraine”
141 phiếu thuận; 5 phiếu chống; 35 phiếu trắng.
03/24/2022 – Nghị quyết ES-11/2 của Đại hội đồng Liên hợp quốc: “Hậu quả nhân đạo của hành động xâm lược Ukraine” – 140 phiếu thuận; 5 phiếu chống; 38 phiếu trắng.
10.12.2022-Nghị quyết ES-11/4 của Đại hội đồng Liên hợp quốc: “Toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine: bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc” – 143 phiếu thuận; 5 phiếu chống; 35 phiếu trắng.
Gần đây hơn, quyết định đảo ngược chiến lược cô lập của người tiền nhiệm đối với Nga của Trump cho thấy rằng ngay cả tình trạng bán cô lập của Nga cũng có thể sớm kết thúc. Trên thực tế, ngày 24 tháng 2 năm 2025, Hoa Kỳ đã cùng Ngavà 16 quốc gia khác bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Nghị quyết đã được thông qua với 93 phiếu thuận. Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng, cùng với 64 quốc gia khác, theo số liệu của Finalcial Times.
Danh tiếng của Nga như một cường quốc quân sự đẳng cấp thế giới đã bị tổn hại: Trước cuộc tấn công thứ hai vào Ukraine vào năm 2022, Nga đã dành nhiều tháng để chuẩn bị cho một cuộc tấn công nhanh chóng trên nhiều hướng không chỉ từ các vị trí của mình ở Crimea và Donbas mà còn từ lãnh thổ của đồng minh Belarus. Tuy nhiên, chưa đầy hai tháng sau cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 năm 2022, lực lượng Nga đã tự nhận ra rằng mình đang phải rút lui.
Mặc dù chúng ta không có cách nào để biết chắc chắn, nhưng có vẻ như Putin và các tướng lĩnh của hắn ta không mong đợi một sự thất bại như vậy. Nếu họ mong đợi, họ đã không yêu cầu các thành viên của đội hình xâm lược chuẩn bị quân phục duyệt binh. Ngay cả một số chuyên gia hàng đầu phương Tây về quân đội Nga– những người được cho là ít bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện về (hoàng thân) Potemkin do một số chỉ huy ít thận trọng hơn của Nga đưa ra – đã đánh giá quá cao khả năng của cỗ máy chiến tranh của Nga khẳng định lại khả năng bản thân Putin đã quá lạc quan. Họ không phải là số ít. Hai ngày trước cuộc xâm lược, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley đã có bài phát biểu với Ngoại trưởng Ukraine khi đó là Dmytro Kuleba đang có chuyến thăm bằng bài phát biểu “ông sẽ chết”. “Chúng sẽ tiến vào Kyiv trong vài ngày nữa”, Milley nói với Kuleba, theo tờ The New York Times.
Mất lãnh thổ: Vào ngày 6 tháng 8 năm 2024, Ukraine đã tiến hành một cuộc xâm lược bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga, nhanh chóng chiếm được 470 dặm vuông của Nga bao gồm cả thành phố Sudzha. Ukraine vẫn kiểm soát 172 dặm vuông của phần nhô ra ban đầu ở Kursk.
Lợi ích:
Lợi ích về lãnh thổ:
Nga đã giành được lãnh thổ đáng kể ở Ukraine kể từ cuộc xâm lược thứ hai. Trên thực tế, cuộc xâm lược thứ hai của Nga đã tăng thêm 12% lãnh thổ của Ukraine vào 7% mà Nga kiểm soát trước cuộc xâm lược toàn diện vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 (bao gồm cả Crimea).
Tổng thống Nga Putin đã đưa ra điều kiện công nhận chủ quyền của Nga đối với các vùng lãnh thổ bị sáp nhập (trong hình) để đàm phán hòa bình với Ukraine.
Tính đến cuối tháng 2 năm 2024, tổng diện tích lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát lên tới 43.714 dặm vuông (tương đương với tiểu bang Ohio của Hoa Kỳ).
Chiếm giữ tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp của Ukraine: Những lợi ích về lãnh thổ đã đề cập ở trên của Nga đã giúp nước này chiếm giữ nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn của Ukraine. Ukraine có trữ lượng lớn các khoáng sản quan trọng dưới lòng đất, bao gồm lithium, graphite, coban, titan và đất hiếm như gali, là những khoáng sản thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp, từ quốc phòng đến xe điện, theo ước tính của nhà kinh tế học người Anh Adam Tooze. Như Robert Mugga và Rafal Rohozinski đã viết: “Trọng tâm địa lý của các nỗ lực chiếm đóng của Nga không phải là ngẫu nhiên. Thật vậy, chỉ riêng khu vực Dnieper – Donetsk của Ukraine đã chiếm tới 80% sản lượng và trữ lượng dầu, khí đốt và than thông thường đã biết. Hầu hết các khoáng sản quan trọng đã xác định, đặc biệt là 22 mỏ kim loại hiếm của Ukraine, đều tập trung ở Donetsk, Dobra và Kruta Balka”.
Than: Lực lượng Ngakiểm soát hơn 80% Donbas, nơi được cho là chiếm tới 90% trữ lượng than của Ukraine và hiện nằm trong thành phố Pokrovsk, nơi có mỏ than cốc cuối cùng còn lại của Ukraine.
Kim loại: Theo ước tính của các nhóm nghiên cứu của Ukraine, được Reuters trích dẫn, hiện có khoảng 40% tài nguyên kim loại của Ukraine đang nằm dưới sự chiếm đóng của Nga.
Đất hiếm: Theo Liên hợp quốc, các mỏ đất hiếm của Ukraine gồm 21 nguyên tố đất hiếm trong danh sách 30 chất mà Liên minh châu Âu định nghĩa là “nguyên liệu thô quan trọng”, chiếm khoảng 5% trữ lượng của thế giới.
Chúng tôi không thể tìm ra ước tính về số lượng các mỏ này mà Nga có thể đã chiếm giữ, nhưng chúng tôi tìm thấy một tuyên bố rằng lực lượng Nga đang tiến gần đến Shevchenko của vùng Donetsk, nơi có một trong những mỏ lithium lớn nhất ở Ukraine.
Đất nông nghiệp: Nam Ukraine được mệnh danh là “vựa lúa mì của châu Âu”. Nga kiểm soát hầu hết lãnh thổ của hai vùng phía nam Ukraine là Zaporozhia và Kherson.
Các cơ sở công nghiệp. Vùng Donbas, hiện do Nga kiểm soát hơn 80%, từng chiếm một phần tư sản lượng công nghiệp của Ukraine.
Việc kiểm soát các nguồn tài nguyên này mang lại lợi ích kinh tế chiến lược cho Nga và tác động đáng kể đến nền kinh tế và khả năng xuất khẩu của Ukraine. Việc chuyển giao quyền kiểm soát các tài sản này cho các thành viên của giới tinh hoa Nga sẽ củng cố sự ủng hộ của họ đối với Putin và cuộc chiến của hắn ta.
Tăng dân số thông qua xâm lược: Dân số của các vùng lãnh thổ Ukraine dưới sự kiểm soát của Nga (bao gồm Crimea và một số vùng Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson) ước tính đạt tổng cộng 5 – 7 triệu người vào năm 2024. Nếu chính xác, con số này thể hiện mức tăng 3,4% – 4,8% so với 146 triệu người của Nga (con số này không bao gồm dân số của các vùng lãnh thổ bị Nga sáp nhập vào năm 2022). Theo ISW, người Ukraine ở Ukraine do Nga chiếm đóng và những người bị Putin trục xuất bất hợp pháp về Nga chiếm khoảng 7% dân số trước chiến tranh của Nga.
Theo các nguồn tin chính thức của Ukraine từ tháng 1 năm 2022, tổng dân số của các khu vực hiện do Nga chiếm đóng là 6,4 triệu người, Nikolay Petrov viết cho SWP, ước tính rằng dân số hiện tại của các khu vực này là khoảng 3,47 triệu người.
Giảm khả năng Ukraine gia nhập NATO và duy trì vùng đệm chống lại liên minh này: Kết quả của cuộc cách mạng màu tháng 2 năm 2014 tại Ukraine đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong các nỗ lực của chính phủ Ukraine nhằm đạt được tư cách thành viên NATO cho quốc gia này. Tuy nhiên, việc Nga thể hiện sự chuẩn bị sử dụng vũ lực để phá vỡ các kế hoạch của Kyiv, mà Putin tin rằng đang đi ngược lại các lợi ích sống còn của Nga, bằng cách xâm lược Ukraine vào năm 2022 dường như đã thuyết phục một số thành viên của liên minh, hoạt động theo sự đồng thuận, kiềm chế không ủng hộ các kế hoạch này. Tính đến tháng 10 năm 2024, chính phủ của ít nhất bảy quốc gia được cho là đã phản đối tư cách thành viên của Ukraine và ít nhất một quốc gia nữa đã tham gia cùng họ kể từ đó (chính quyền Trump). Phát biểu vào tháng 2 này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth đã trình bày lập trường của Hoa Kỳ về tư cách thành viên NATO cho Ukraine là không thực tế. Hegseth cho biết: “Hoa Kỳ không tin rằng tư cách thành viên NATO cho Ukraine là kết quả thực tế của một giải pháp đàm phán”.
Tuy được cho là bên bị thiệt hại nghiêm trọng về danh tiếng của bộ máy quân sự, Nga vẫn có thể tích lũy được kinh nghiệm quân sự trong chiến tranh hiện đại. Đúng là danh tiếng của Nga về một cường quốc quân sự đẳng cấp thế giới đã thực sự bị ảnh hưởng đến mức thê thảm, lực lượng vũ trang Nga đã tích lũy được một số kinh nghiệm quý báu trong chiến tranh hiện đại và trên thực tế, cuộc chiến này là nơi thử nghiệm các công nghệ quân sự mới, đặc biệt là máy bay không người lái. Các công nghệ cũ hơn, bao gồm đặc biệt là xe tăng hạng nặng như xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, T-80 và T-90, đã không thành công và kinh nghiệm này cũng chứng tỏ là có giá trị, khiến Nga phải đổi mới các chiến thuật mới để giành lợi thế trong chiến dịch tiêu hao ở miền đông Ukraine. Người Nga cũng đã chứng minh được khả năng sử dụng các công nghệ gây nhiễu tinh vi để làm giảm tác động của việc Ukraine phụ thuộc nhiều hơn vào máy bay không người lái trên không, trên bộ và trên biển để giám sát và tấn công, cũng như phát triển một loạt máy bay không người lái của riêng mình.
Cuộc chiến với Ukraine đã củng cố sự hợp tác cùng có lợi của Nga với các quốc gia chống lại phương Tây, bao gồm Trung Quốc, Iran và Triều Tiên, cũng như các quốc gia và các tác nhân phi nhà nước khác duy trì mối quan hệ cạnh tranh cao hoặc thực sự đối đầu với Hoa Kỳ và một số đồng minh của Hoa Kỳ. Khi tiến hành hành động xâm lược chống lại mong muốn của Hoa Kỳ, Nga cũng đã chứng minh vị thế của mình là một cường quốc có khả năng chống lại ảnh hưởng của quốc gia mạnh nhất thế giới và các đồng minh của nước này. Mặc dù phải đối mặt với áp lực kinh tế, quân sự và địa chính trị từ những người ủng hộ phương Tây của Ukraine, chủ yếu (cho đến gần đây) do Hoa Kỳ dẫn đầu, Nga đã cho thấy khả năng đứng vững trước liên minh hùng mạnh nhất toàn cầu.
Sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự cai trị của Putin: Việc lại tăng trưởng kinh tế ở Ngavào năm 2023, cùng với tình trạng thiếu hụt lao động, đã giúp thúc đẩy mức tăng thu nhập thực tế gần đây (hơn 8,5% vào năm 2024), điều này đến lượt nó khiến người dân Nga ít có khả năng nổi loạn chống lại sự cai trị của Putin. Trên thực tế, sự chấp thuận của người dân Nga đối với Putin đã dao động trên 80% kể từ tháng 11 năm 2022. Nhà lãnh đạo Nga cũng có thể tin tưởng vào lòng trung thành của ít nhất một số tầng lớp tinh hoa – doanh nhân của quốc gia, vì những người giàu có của Nga ngày càng giàu hơn và đông đảo hơn vào năm 2024, bất chấp các lệnh trừng phạt. Tổng tài sản của những doanh nhân giàu nhất nước Nga đã tăng 31 tỷ đô la kể từ đầu năm 2024, lên 360 tỷ đô la, theo xếp hạng của Bloomberg Billionaires Index. Cùng năm đó, 19 tỷ phú đô la Nga mới gia nhập bảng xếp hạng của Forbes, đây là số lượng tỷ phú đô la mới cao nhất mà Nga sản sinh ra kể từ năm 2011, theo Re: Russia.
Sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc trong nước: Chiến tranh cũng đã củng cố tình cảm dân tộc ở Nga, từ đó Putin và toàn bộ giới cầm quyền được hưởng lợi. Sự chấp thuận của Putin đã tăng vọt trước cuộc xâm lược và như đã nêu ở trên, đã dao động trên 80% kể từ tháng 11 năm 2022. Ngoài sự ủng hộ dành cho tổng tư lệnh ở mức 87% tính đến tháng 1 năm 2025, sự ủng hộ đối với các hành động của quân đội Nga vẫn ở mức cao là 78% trong tháng đó, theo Levada.
Lời kết
Sau khi nêu ra thiệt hại và lợi ích, tuy nhiên, chúng tôi không thể tính toán một số giá trị ròng cho chúng ta biết một nhà lãnh đạo lý trí nên kết luận như thế nào về việc liệu cuộc xâm lược có “có kết quả” hay không và nó có ý nghĩa gì đối với các bước tiếp theo của nhà lãnh đạo.
Quan trọng hơn, chúng ta không biết Putin gán giá trị gì cho từng chi phí và lợi ích này. Ví dụ, đối với nhiều người, bao gồm cả tác giả của bài đăng trên blog này, thương vong khủng khiếp mà lực lượng vũ trang Nga phải gánh chịu khi họ thất bại trong cuộc chiến mà Putin lầm tưởng (theo lời khuyên của các cố vấn) sẽ là một cuộc chiến chớp nhoáng, đáng lẽ phải khiến bất kỳ nhà lãnh đạo lý trí nào – người đặt lợi ích của thần dân lên hàng đầu – phải dừng lại. Nhưng, như thực tế cho thấy, Putin – người mà sự vô cảm của ông đối với thương vong của Nga đã được một trong số chúng tôi ghi nhận vào đầu năm 2015 – dường như không thấy những chi phí như vậy là quá đáng, miễn là công chúng Nga không biết quy mô thực sự của những thương vong này vì họ bị tuyên truyền của Điện Kremlin lừa dối tin rằng Nga bằng cách nào đó đang tiến hành một cuộc chiến tranh chính nghĩa.
Do đó, thay vì cho rằng Putin sẽ chọn một phương án chính sách mà, theo cách diễn đạt của Donald Trump, “lẽ thường” sẽ chỉ ra, chúng ta nên, như một trong số chúng tôi đã đề xuất trước đó trong một bài phân tích về quá trình ra quyết định của Putin liên quan đến cuộc chiến chống lại Ukraine, cố gắng nắm bắt những chi phí và lợi ích mà nhà độc tài này liên kết với từng phương án chính sách có sẵn cho hắn ta và quan trọng hơn là giá trị mà hắn ta gán cho từng ưu và nhược điểm, bất kể nhận thức của hắn ta có thể sai lệch đến mức nào.
***
Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – ngày 10/4/2025
1. Bình luận của Phúc Lai về bài thống kê của 3 blogger Simon Saradzhyan, Ivan Arreguín-Toft và Angelina Flood.
Về những thiệt hại của Nga, thiển nghĩ không cần bình luận thêm gì nhiều. Tuy nhiên trong phần thống kê các lợi ích thu được của Nga– Putin thì có vẻ không được bình thường cho lắm. Nhận xét chung của tôi về bài blog này thì 3 tác giả là những người ủng hộ Ukraine vì vậy buộc phải đưa ra những thống kê đó để đảm bảo tính khách quan. Đồng thời các tác giả đưa ra những sự thật hiển nhiên về các lợi ích Nga– Putin thu được nếu tính trữ lượng các mỏ khoáng sản nằm trong vùng Nga đã chiếm được, hoặc các vùng được cho là chắc chắn sẽ chiếm được nếu kế hoạch lợi dụng Donald Trump thành công.
Ví dụ: trích: “chỉ riêng khu vực Dnieper – Donetsk của Ukraine đã chiếm tới 80% sản lượng và trữ lượng dầu, khí đốt và than thông thường đã biết. Hầu hết các khoáng sản quan trọng đã xác định, đặc biệt là 22 mỏ kim loại hiếm của Ukraine, đều tập trung ở Donetsk, Dobra và Kruta Balka. Lực lượng Nga kiểm soát hơn 80% Donbas, nơi được cho là chiếm tới 90% trữ lượng than của Ukraine và hiện nằm trong thành phố Pokrovsk, nơi có mỏ than cốc cuối cùng còn lại của Ukraine. Theo ước tính của các nhóm nghiên cứu của Ukraine, được Reuters trích dẫn, hiện có khoảng 40% tài nguyên kim loại của Ukraine đang nằm dưới sự chiếm đóng của Nga.
Đất hiếm: Theo Liên hợp quốc, các mỏ đất hiếm của Ukraine gồm 21 nguyên tố đất hiếm trong danh sách 30 chất mà Liên minh châu Âu định nghĩa là “nguyên liệu thô quan trọng”, chiếm khoảng 5% trữ lượng của thế giới.” (hết trích)
Ngoài ra còn có các thống kê về diện tích đất nông nghiệp là đáng kể nhất trong các lợi ích về tự nhiên. Về xã hội, điều dễ thấy khi Nga đang ở trong khủng hoảng về nhân khẩu học thì việc chiếm được từ 5 đến 7 triệu người ở các vùng trước đây là li khai, rồi cả bị chiếm sau thời điểm cuối tháng Hai năm 2022… đều là MỐI LỢI. Bây giờ mới là lúc câu chuyện phát sinh.
Thực tế thì chúng ta đã biết rằng, phần lớn diện tích lãnh thổ dẫn đến lợi ích về dân cư này, liên quan đến cuộc nội chiến kéo dài 8 năm trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga– Putin vào Ukraine. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Quạ trắng” của điện ảnh Ukraine nói về giai đoạn này sẽ thấy tình hình phức tạp như thế nào: những thành phần cực đoan theo Nga và chống chính quyền trung ương Kyiv, nói thẳng ra là những người Nga có quốc tịch Ukraine, đã nhanh chóng trở mặt và thực hiện nhiều vụ tàn sát những người Ukraine dân tộc Ukraine ở Donbas. Dù là phim ảnh, nhưng tôi không nghi ngờ rằng điều này là có trên thực tế – vì nó là kết quả của một quá trình lâu dài kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan – Đại Nga của Kẩm-linh.
Vì vậy dù có thống kê dân số chiếm được – theo cách tính thông thường thì cứ cộng dân số của các vùng nằm dưới vùng kiểm soát của quân đội Nga từ sau ngày 24 tháng Hai năm 2022 ra một tổng số nào đó, thì là “thành tích” nhưng đó chỉ là những phép tính cơ học. Con số này có thể lớn hơn, có thể ít hơn – chúng ta sẽ không đào sâu vào chuyện đó làm gì, nhưng phải nói rằng: những người cố tình theo Nga, thì đã theo từ trước thời điểm đó trong suốt 8 năm nội chiến. Những người đã bỏ đi về các vùng do Ukraine kiểm soát, lên Kyiv, Kharkiv… thậm chí về tận miền tây Ukraine, là những người không muốn sống dưới chế độ của Putin. Cuối cùng chỉ còn lại những người ở lại – trong đó có những người “sao cũng được” – thường thì những người này có thái độ mềm dẻo, nhà cầm quyền yêu cầu nhận hộ chiếu Nga thì cũng vẫn đến nhận như bình thường. Số phận bi thảm dành cho những người không muốn rời bỏ chỗ ở, nhưng cũng không muốn sống dưới chế độ Putin và có thái độ bất hợp tác, chắc chắn sẽ bị đàn áp bằng nhiều cách.
Sau chiến tranh chúng ta sẽ có con số thống kê cụ thể hơn, nhưng theo nhân thức của tôi thì, tâm trí con người là thứ không kiểm soát được, không thể đơn thuần sử dụng bạo lực, ở đây là chiến tranh để buộc người ta theo mình được. Sự thất vọng của giới chức cầm quyền Nga, đặc biệt là bọn cầm đầu bộ máy quân sự tính luôn cả Putin vào đó khi không thi hành được chiến dịch chớp nhoáng đánh gục đất nước và con người Ukraine, dẫn đến việc chúng có những hành động tàn bạo dành vào dân chúng chỉ khiến cho lòng căm phẫn của họ gia tăng mà thôi.
Quay lại với chuyện chiếm được diện tích đất nông nghiệp – bản thân vùng nam Nga, chẳng hạn cao nguyên Kuban (Kuban Oblast) có thủ phủ là thành phố Krasnodar cũng là vùng có chất đất tốt không kém để phát triển nông nghiệp – ấy thế mà cho đến trước tháng Hai năm 2022, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp trên thị trường Nga là nhập khẩu, ngay cả những thứ có thể sản xuất trong nước được. Như vậy câu chuyện ở đây là CON NGƯỜI, chứ không phải chỉ là diện tích đất. Chiếm được đất và thậm chí cả những con người sẵn sàng theo về với Kẩm-linh, không có nghĩa là những người đó sẽ chăm chỉ và sáng tạo trong lao động.
Tôi đã từng kể thời thành phố Mục-tư-khoa ngập rác vì người Nga không chịu làm những công việc dịch vụ “thấp kém” khi Chính phủ thành phố này cấm người lao động nhập cư làm các việc thuộc lĩnh vực dịch vụ công ích.
Về những kinh nghiệm thu được trên chiến trường, điều này các tác giả đúng: Nga đã nhận ra học thuyết chiến tranh của mình bị lỗi thời – đã đến lúc đầu tư vào độ chính xác. Cuộc chiến cho đến thời điểm này là “cuộc chiến của UAV” và cả hai bên đều cho thấy những thành tựu của mình – chúng ta không nên chỉ ca ngợi phía Ukraine.
Nhưng điểm nhận xét trên đây: “cuộc chiến là của UAV” sẽ chỉ đúng đến 1 thời điểm nào đó, rồi nó sẽ phải quay lại với hình thái cổ điển. Như tôi đã từng báo cáo quý bạn đọc: khi nào một bên tấn công, sẽ phải dùng hình thái cổ điển, mà cho đến thời điểm này chiến trường đã cho thấy, Nga là bên vẫn phụ thuộc vào hình thái đó. Mỗi khi họ tấn công, thì họ phải sử dụng công thức được quy định sẵn trong điều lệnh chiến đấu theo kiểu “tiền pháo hậu xung.” Để đi sâu hơn, tôi sẽ xin phép để đến phần sau.
2. Nước Ngathực sự đang sụp đổ về kinh tế
Trong những ngày qua, sự chú ý của chúng ta cũng sao nhãng vì những động thái tăng thuế loạn xị hết cả lên của chính quyền ông Trump, thật là chóng hết cả mặt. Về việc Nga không bị áp thuế – điều này có giúp ích được gì cho kinh tế nước này hay không, một bác bạn Facebook quý hóa của tôi đã có những bài dịch rất hay, có thể tham khảo tại đây:
và thậm chí cuộc thương chiến của Trump còn có thể phá tan nền kinh tế của Putin tại đây:
tôi nghĩ các phân tích trong đó đã là quá đủ, vậy tôi chỉ xin bổ sung đúng 1 ý “thú vị” này thôi. Có một câu hỏi rằng: tại sao từ khoảng giữa năm 2024, đặc biệt từ thời điểm quý IV năm này đến hết quý I năm 2025, hoạt động tấn công của Nga có vẻ chững lại, rồi yếu dần? Xin đừng tin những gì truyền thông nước này nói – thể hiện thông qua báo chí xứ Laos Leste chúng nhai lại một cách nhảm nhí, chỉ cần nhìn thấy một ngày các tờ báo của cùng một xứ sở lại đánh nhau chí tử vì các thông tin trái ngược là đủ rõ. Trên báo chí, thường thì quân Nga tấn công như vũ bão và quân Ukraine sụp đổ đến nơi, nhưng cứ đến cuối tháng thì lại phát hiện ra rằng, cái “vũ bão” đó chỉ là vài ki-lô-mét. Không những thế, cái vài ki-lô-mét đó cũng chỉ có vài hướng (khoảng dưới 1 chục) trên toàn bộ chiến tuyến 1200 ki-lô-mét mặt trận.
Đương nhiên chúng ta hiểu, Nga đang rất đuối về quân sự, đặc biệt là về các khí tài nặng cực kỳ cần thiết cho hoạt động tấn công, nhưng còn có một cái đuối nữa là về kinh tế. Tôi không phải chuyên gia và chỉ đi tham khảo những nhà phân tích thôi, nhưng cũng nhận thấy các lý luận của họ là cực kỳ logic và những gì được dự báo từ trước đến nay đã tỏ ra đúng hết. Thậm chí niềm hi vọng duy nhất của Putin là Trump, cũng không cứu được hắn về mặt kinh tế.
Đã từ lâu người ta quên không nói đến chiến phí, hoặc nói đến chiến phí của Ukraine nhiều hơn khi đặt nó vào bối cảnh những Mỹ của Trump tìm cách cắt viện trợ cho Ukraine – điều mà những kẻ pro-Putin ác ý vẫn thích nói: chỉ cần rút ống thở là Ukraine sụp đổ. Thế mà Trump, được cho là đã rút ống nhưng chờ mãi Ukraine của Zelenskyy vẫn chưa sụp đổ.
Điều cần phải lôi ra phân tích vào lúc này là để kéo dài chiến tranh, từ giữa năm 2024, thậm chí sớm hơn, cuối năm 2023 Putin đã tìm cách giảm nhịp điệu, cường độ và quy mô chiến tranh – tức là tranh thủ đối phương có những khó khăn nghiêm trọng (về quân số, đạn dược…) sẽ không thể tấn công được, quân đội của Putin chỉ cần duy trì tấn công ở một số hướng nhất định là đủ.
TÌNH THẾ CHIẾN TRANH “mới” là như thế và nó được duy trì trong suốt khoảng 1 năm rưỡi qua. Trong thời gian này, nước Nga của Putin được cho là duy trì được mức độ tiêu tốn cho chiến tranh vào khoảng 350 triệu đô-la Mỹ một ngày (con số trung bình). Như vậy trong suốt 18 tháng, nước Nga của Putin chỉ tiêu tốn khoảng 190 đến dưới 200 tỉ đô-la Mỹ, và với “thành tích” này, Putin tính toán rằng hắn sẽ có thể kéo dài cuộc chiến trong khoảng 5 năm nữa, nếu giá dầu – khí đốt vẫn duy trì được ở mức kha khá – chắc cú thì là trên 65 đô-la Mỹ/thùng, và ngoài các đội tàu ma thì dần dần hắn sẽ được bán dầu khí ra thị trường một cách thoải mái hơn – đó là kế hoạch, thực tế có được như vậy không lại là chuyện khác.
Quay lại với phần đầu của bài này, tôi có đề cập ngay đoạn dẫn đề: có nhiều phỏng vấn cho thấy người dân hai thành phố lớn của Nga– khoảng 2/3 số người được hỏi cho biết họ cảm thấy cuộc sống “đi lên.” Dễ thấy, các phỏng vấn này là thực hiện trong hai cái “tủ kính” của Putin, hay một trò “Potemkin của thế kỷ XXI.” Việc chuyển toàn bộ nền kinh tế sang phục vụ chiến tranh, cũng dễ thấy là có một con số vốn liếng nhất định được đổ vào nền sản xuất quốc phòng đó, cứ cho là tất cả con số 350 triệu đô-la Mỹ 1 ngày kia – tức là 1 tỉ 50 triệu đô-la Mỹ 1 tháng. Lại thêm một ước tính “cơ học thô thiển” nữa: số “người Nga bình thường” (nghĩa là không tính bọn oligarch có dính líu đến các tổ hợp công nghiệp quốc phòng) được hưởng lợi từ cuộc chiến là khoảng 20 triệu người, thì tính ra mỗi người Ngakia sẽ có thu nhập được tăng thêm 52,5 đô-la Mỹ/tháng, quy theo tỉ giá hôm nay (10/4) là 4486 rub/tháng. Tuy nhiên đó là cách tính ra kết quả bình quân, thực tế thì sẽ có những người được hưởng nhiều hơn con số trên, và có những người ít hơn… Hầu hết là thu nhập bằng rub tăng, nhưng vật giá còn tăng nhanh hơn – dẫn đến với cùng một số tiền chỉ còn mua được lượng hàng hóa bằng 2/3 hoặc 1 nửa so với trước chiến tranh.
Cái mặt nạ Potemkin của nền kinh tế Nga rơi xuống. Tất cả các con số tăng trưởng, thực chất là một trò đốt vàng mã, vì số tiền đó được đưa vào tiêu tốn trong chiến tranh và không sinh lời – còn những lợi ích trên đây là đếm cua trong lỗ, nào đã biết chiến tranh kết thúc ra sao mà ngồi tính chiếm được bao nhiêu cái mỏ và bao nhiêu diện tích đất.
Trong bài blog của 3 tác giả có một điểm rất quan trọng: Pokrovsk là mỏ than cốc cuối cùng của Donbas. Điều này không có nghĩa là Nga thiếu than – các mỏ than Nga đang ế sưng không bán được cho ai kia (vì rất nhiều yếu tố: châu Âu không mua, và cả do bài toán vận tải đang tăng chi phí lên gấp bội, câu chuyện “vòng bi cho tàu hỏa Nga” đã phát tác)… Thông tin này nói lên một tình thế khốn cùng của Putin: hóa ra những chỗ đã chiếm được, trữ lượng khoáng sản còn được nhiều hay không là một dấu hỏi lớn, vì thế hắn cần phải chiếm thêm, dù chỉ là một cái mỏ cũng được. Chữ CUỐI CÙNG ở đây có ý nghĩa rất lớn. Mà nào đã chiếm được Pokrovsk đâu.
3. Quay lại với cuộc chiến.
Tôi tiếp tục kiên trì với nhận xét: Ukraine đang PHẢI sử dụng nguồn lực tối thiểu để chống đỡ chiến lược “duy trì tấn công chết đói” của Putin. Bây giờ chúng ta sẽ không đoán là lực lượng của Ukraine còn đến đâu nữa… Mới nhất: Ukraine vừa nhận được 100 xe tăng T-90M1 của Cộng hòa Séc cùng 280 chiếc khác từ Ba Lan. Phía đối diện, Nga vẫn cứ phải “tấn công” hết chỗ này, đến chỗ khác.
Ngay từ đầu tháng Ba năm nay, đã có các thông tin cho biết, Nga đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công mới rất lớn. Tôi thì dò hỏi được từ mấy người bạn đặc biệt, thì họ cho biết: mục tiêu chiến lược của Nga trong chiến dịch mùa xuân được cho là “Chiến dịch mùa xuân Oskil” hay “Chiến dịch Kupyansk – Lyman” gì đó. Giai đoạn đầu đáng lẽ ra đã phải mở màn rồi, quân Nga sẽ tấn công mạnh theo hướng Kupyanks trên ít nhất 3 mũi, thậm chí hơn để chia cắt quân Ukraine ở khu vực này, nhất là ở phía nam Kupyansk-Vuzlovyi, đến được bờ sông ở vài chỗ, tiến hành bao vây chia cắt cụm quân của Ukraine ở trong và tiêu diệt. Đến giai đoạn hai, có thể trong tháng Tư, hoặc cùng lắm là sang tháng Năm – nhưng có các thông tin khác cho biết giai đoạn này phải đến cuối tháng Năm đầu tháng Sáu mới kịp mở màn vì lúc đó mới đủ nguồn lực, và mục tiêu của nó là trên hướng Lyman – Borova (xin xem bản đồ đính kèm, nguồn Deep State, chú thích thêm của Phúc Lai). Có thể gọi đây là “Chiến cục xuân hè” của Bộ chỉ huy Nga, với mong muốn tạo nên một chiến thắng giòn giã để kết thúc chiến tranh, bước vào bàn đàm phán với hành trang chiến quả như vậy đạt mức tối đa, từ đó đạt được yêu cầu chính quyền Zelenskyy đầu hàng vô điều kiện.
Nhưng tình hình thì có vẻ không như vậy. Trên khu vực này xuất hiện tối thiểu 2 nhân tố mới: thứ nhất là sự xuất trận của Quân đoàn 3 mới cứng, thiện chiến và sung sức của Ukraine. Thứ hai, là việc Mykhailo Drapatyi nhậm chức Tư lệnh lục quân Ukraine… Chưa hết, còn một “bí mật quân sự” nữa là trong suốt thời gian qua, phía Ukraine đã chuẩn bị được hệ thống phòng thủ tương đối tốt không chỉ xung quanh Lyman, mà bây giờ là xung quanh Borova và cả khu vực phía bắc, tức là Kupyansk-Vuzlovyi… Các đơn vị mới được bổ sung ở khu vực có nhiều thành phần là các đơn vị được huấn luyện ở nước ngoài, cũng là nhân tố góp phần cho thắng lợi.
Đến đây tôi, với bản chất thù dai của mình, lại nhớ đến cái thằng KOL ngu nào tung tin “1700 người đào ngũ khiến lữ đoàn 155 có nguy cơ bị xóa sổ” – Hiện lữ đoàn 155 đang chiến đấu rất tốt trên chiến trường, chẳng thấy “đào ngũ” với “xóa sổ” ở đâu.
Để ứng phó với kế hoạch của Bộ chỉ huy Nga, có lẽ chiến thuật của người Ukraine không có gì mới, ít nhất là với chúng ta, những người vẫn thường xuyên cùng tôi thảo luận: tập trung “tìm và diệt” lực lượng pháo binh Nga, và chiến thuật này khi được áp dụng trong một thời gian dài, với tư tưởng xuyên suốt thì thành chiến lược và được tiến hành không chỉ trên một hướng. Với tình trạng thiếu thốn thực sự đã và đang diễn ra, quân Nga bắt buộc sẽ phải có kế hoạch đến một thời điểm nhất định tập trung được một số cụm pháo binh lớn để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công, nhưng có thể nói nó đã bị phá vỡ bởi người Ukraine. Kết quả thực tế đã cho thấy: 1.600 khẩu pháo của Ng abị phá hủy trong tháng Ba, đạt một kỷ lục mới.
Điều này được Forbes đưa tin ngày 08 tháng 04 năm 2025.
Như vậy, thành tích trên KHẢ NĂNG CAO là đã làm gián đoạn nghiêm trọng kế hoạch chiến dịch xuân – hè của bọn chóp bu Nga, đầu tiên là hướng Kupyansk và sau đó rất có thể thì giai đoạn hai vào đầu hè ở hướng Lyman – Borova cũng hỏng nốt. Tôi suy đoán rằng, kế hoạch này của Bộ chỉ huy Nga là duy trì thế tấn công nhỏ, rả rích, dầm dề ở nhiều hướng rồi đến thời điểm nào đó sẽ nhanh chóng tập trung pháo binh ở nhiều hướng vào một số điểm nhất định, hình thành nên những cụm pháo binh mạnh để khai hỏa mở màn cho chiến dịch – và điều đáng nói là kế hoạch đã bị phía Ukraine nắm được. Họ khai thác của Nga các điểm yếu để tiêu diệt từ từng cỗ pháo đến cả cụm pháo:
– Thứ nhất, với pháo xe kéo, Nga đang dần dần không đủ xe tải, giảm tính cơ động.
– Thứ hai, với pháo tự hành, mùa bùn lầy làm chúng khó di chuyển cũng là một điểm yếu ch.ết người.
– Thứ ba, với các dàn phóng súng cối phản lực (MLSR) do ngày càng thiếu, nên để đảm bảo hỏa lực càng ngày các giàn càng phải phóng nhiều loạt hơn, ngay cả khi phát hiện thì các khẩu đội vẫn không được phép rời vị trí mà phải bắn cho đủ chỉ tiêu, dẫn đến dễ bị tiêu diệt nhất là khi tốc độ phản pháo và độ phủ UAV – drone của Ukraine ngày càng tăng.
– Thứ tư. Một bác nào bạn Facebook của tôi bổ sung: người Ukraine đã ứng dụng một số micro thu âm thanh để xác định nhanh chóng vị trí pháo binh Nga– đây là một phương pháp rất thông minh vì ứng dụng AI trên nguyên tắc thu âm lập thể.
– Thứ năm: quá trình “đánh kho” của người Ukraine nhằm vào đạn dược, hậu cần Nga ngay trong tháng Ba và cả tháng trước đó nữa, cũng đóng góp quan trọng vào kết quả “làm thất bại chiến dịch xuân hè của Nga.”
Câu chuyện này đã khẳng định nhận xét của tôi từ trước đến nay là đúng: cứ bên nào tấn công, bên đó sẽ lại cần dựa dẫm vào pháo binh, nghĩa là quay lại với hình thái cổ điển. Tuy vậy, phía Ukraine cũng cho thấy họ đã thay đổi rất nhiều, điển hình là trong Chiến dịch Kursk ngày 6/8/2024. Vẫn là pháo binh – nhưng những loại của Liên Xô để lại được sử dụng theo cách mới với hỗ trợ của UAV – drone, còn những loại của phương Tây thì khỏi phải nói – và sự kết hợp thuần thục nhuần nhuyễn giữa UAV tấn công với pháo binh tầm xa, chính xác bắn phẫu thuật mới gọi là đáng nể. Nga chưa làm được chuyện này.
4. Phần cuối cùng.
4.1. Đánh giá chung về “Chiến dịch xuân hè” của Nga.
– Nếu các thông tin trên đây đúng chỉ 1 phần thôi – tôi nghĩ là nó đúng ở một tỉ lệ không nhỏ, vì ông Syrskyi cũng đã lên tiếng nói về kế hoạch này của Nga. Nếu như có sự không chính xác nào đó thì có thể là các phase của chiến dịch chẳng hạn, hoặc hướng đánh nào ưu tiên và cuối cùng là thời điểm – yếu tố này có lẽ chúng ta dự đoán sát nhất vì chúng ta cho rằng nó có thể diễn ra trong khoảng hơn 2 tháng, khoảng thời gian khá rộng.
– Tiếp theo: nếu ông Tổng tư lệnh Ukraine đã nói như vậy, điều đó có nghĩa là mọi chuyện liên quan đến chiến dịch này của Nga đã an bài: chúng có thể vẫn thi hành nhưng chắc chắn sẽ thất bại, vì đang ở tình thế KHÔNG THỂ LÀM KHÁC ĐI ĐƯỢC.
– Cuối cùng, là điều tôi hi vọng: chúng vẫn tiến hành chiến dịch này vì cái tính thủ cựu và tuân theo mệnh lệnh một cách mù quáng – bản thân Chiến dịch được vạch ra trong tình thế chiến lược của Putin là có sự ủng hộ một cách ngu ngốc, vô điều kiện, vô tiền khoáng hậu của Trump… và từ đó hắn tin đây là một chiến dịch cho một chiến thắng cuối cùng. Giá mà hắn “tất tay” cho chiến dịch này thì tốt bao nhiêu – nếu đánh tan được Chiến dịch của Nga, người Ukraine sẽ đứng trước một cơ hội phản công rất lớn, có thể nói là cơ hội ngàn vàng.
Một trong những thông tin cho phép chúng ta khẳng định Chiến dịch xuân hè này của Nga là có thật là ở chỗ: các hoạt động của Ukraine ở Belgorod, cũng như diện tích còn lại của họ đang chiếm giữ bên Kursk, Nga đang chưa có cách nào chiếm lại được. Điều này cho thấy không chỉ không đủ nguồn lực vật chất (khí tài, đạn dược), mà bản thân vấn đề nhân sự cũng đang thiếu thốn đến khủng hoảng.
4.2. Kết luận
Đến đây, có người hỏi tôi: vậy tại sao Kursk và Belgorod nghiêm trọng như thế, Putin không dồn quân đánh luôn một trận cho xong? Do ưu tiên chiến lược thôi – với Putin thì Donbas ưu tiên hơn vì như thế hắn sẽ coi như là một chiến thắng quyết định buộc Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán và chiến thắng này còn có tác động lớn đối với tinh thần binh lính Ukraine. Bản thân Putin đang ở tình trạng có những tính chất “sương mù” nhất định, không đánh giá được hết năng lực quân sự của Ukraine, phần nào đến phần lớn tin vào hệ thống truyền thông Nga và cả các báo cáo của Bộ Sân khấu và trình diễn của nước này. Do vậy hắn tin rằng có thể thắng được với Chiến dịch xuân hè, sau đó thì sẽ đưa quân về thanh toán Belgorod và Kursk luôn một thể.
Lại một câu hỏi nữa: tại sao ai cũng nói nền kinh tế Nga sụp đổ, mà sao nó chưa sụp đổ, mà tại sao dân Nga không nổi loạn với những thông tin về tình trạng cuộc sống tồi tệ của họ hiện nay? Theo phân tích ở mục đầu trên đây, với thị dân hai thành phố tủ kính của Nga thì nhìn chung cuộc sống của họ… thăng hoa, nhưng đây cũng là thành phần có thể nhận ra được bộ mặt thật của chiến tranh, chẳng qua là ngậm miệng ăn tiền thôi. Số lượng như tôi đã viết, có thể lên đến 20 triệu người được hưởng lợi ích từ chiến tranh.
Còn với số 120+ triệu người còn lại thì sao? Đó là những người có mức sống dưới trung bình cho đến nghèo khổ… từ trước chiến tranh. Sẽ có những người/gia đình nhờ người thân của họ mất mạng ở Ukraine mà có một số tiền lớn, và bước chân vào nhóm “20 triệu người hưởng lợi” kia. Còn những người không được gì cả, cuộc sống của họ còn bị ảnh hưởng nhiều, chẳng hạn với những người hưu trí neo đơn… Nhưng vấn đề ở đây, đó là những người quen sống bằng bánh mì, nước lã, không khí và khẩu hiệu rồi, vì vậy Putin hoàn toàn không gặp vấn đề gì với dân chúng.
Câu hỏi thứ ba. Kế hoạch đề xuất của tôi liên quan đến sự lật lọng của Oligarch, có tỉ lệ rủi ro nào không? Có. Trong bài trước các tác giả của bài blog đã thống kê số lượng người cực kỳ giàu có của Nga tăng lên – đây là bọn hưởng lợi nhờ chiến tranh vì vậy chúng sẽ không lật Putin, và bọn này là bọn quyền lực nhất trong đất nước, vì vậy chúng sẽ bảo vệ Putin đến cùng – đó là khả năng KHÔNG XẢY RA KỊCH BẢN CỦA TÔI. Trong khi đó, có một nhận định không đúng ngay cả từ phía các chuyên gia: Putin không muốn dừng chiến tranh vì cả nền kinh tế, cả những sự tăng trưởng của Nga nay đã đặt vào tình trạng chiến tranh. Điều này là không đúng – vì hiện tại các doanh nghiệp lớn của Ngađang trên bờ vực phá sản rồi, Gazprom chẳng hạn. Lý luận trên đây sai ở chỗ những người hiểu như vậy thì không hiểu hết Putin và nước Nga.
Putin tin rằng hắn còn đủ thời gian để kết thúc chiến tranh, từ đó Trump sẽ bỏ cấm vận và những mối lợi thu được từ cuộc chiến sẽ đủ để bù đắp cho các doanh nghiệp. Sau đó thì là quá trình phục hồi sức mạnh quân sự, điều đó sẽ giúp duy trì động lực của nền kinh tế. Tất cả đều đúng trên lý thuyết – vấn đề của hắn là bây giờ làm thế nào để tất cả diễn ra trên thực tế.
+ Thứ nhất. Vẫn phải có kết quả “nắm được, sờ được” trên chiến trường. Mục tiêu vẫn là Pokrovsk, và bây giờ là Lyman, Borova và cả Kupyansk. Nếu có sụp đổ từ phía quân đội Ukraine, có thể mục tiêu đạt được chiến quả sẽ lớn hơn.
+ Thứ hai. Từ những kết quả trên, đòi lại Kursk và Belgorod không khó.
+ Thứ ba. Do có sự đổ vỡ lớn của quân đội Ukraine, chính quyền Zelenskyy khó có thể đứng vững.
+ Thứ tư. Với tất cả các diễn biến trên cùng hỗ trợ gây sức ép của Trump, Putin sẽ thắng.
Nhưng sự đời đâu có thế. Với số lượng pháo binh bị tiêu diệt như trên đây, và năng lực của quân đội Ukraine cho thấy họ tự tin – chúng ta khẳng định với nhau là kế hoạch Chiến dịch xuân hè này của Nga sẽ bị ném xuống cống. Nga không có cơ hội thành công, và do vậy cả Kursk lẫn Belgorod khỏi đòi lại.
Mới nhất: Zelenskyy chơi đòn cân não khi công bố Ukraine sẵn sàng chi 30 – 50 tỉ đô-la để mua gói quốc phòng của Hoa Kỳ, với nhiều loại vũ khí bao gồm cả hệ thống phòng không, bảo đảm an ninh lâu dài cho đất nước.
Tổng thống Zelenskyy nhấn mạnh rằng Ukraine đang tìm kiếm một gói quốc phòng đáng kể từ Hoa Kỳ – không phải là viện trợ miễn phí hay vay mượn gì cả, mà là MUA, cưa đứt đục suốt. “Chúng tôi đã thông báo với phía Hoa Kỳ về một gói lớn mà chúng tôi muốn mua dưới hình thức này hay hình thức khác. Đây là định dạng của chúng tôi về cách chúng tôi sẽ thanh toán cho gói này,” – ông nói với các nhà báo.
Này thì “rút ống thở là Ukraine chết ngắc!” Zelenskyy thì không có chuyện nói đi nói lại như Trump, và với Trump cùng chủ nghĩa vô liêm sỉ, tự ái cá nhân và tiền là trên hết, biết đâu lão ta bán vũ khí cho Ukraine thì sao?
Với tuyên bố này của Zelenskyy, chúng ta có thể hiểu theo hai hướng. Hoặc là nếu Ukraine không đủ lực lượng để phản công thắng lợi, thì vẫn có thể theo hướng kéo dài chiến tranh với Nga, và cần nhớ lại Zelenskyy cũng đã từng nói: Putin sẽ chết sớm. Dù người Ukraine có phản công hay không, thì cũng chẳng còn cửa gì cho Putin, nước Nga chắc chắn sẽ sụp đổ.
Tick tack, tick tack – count down for Putin. Kịch bản của tôi vẫn có thể diễn ra, nhưng người Ukraine sẽ cân nhắc vì nếu họ đánh đòn quyết định mà bọn Oligarch vẫn không quyết được, thì sẽ phải kéo dài chiến tranh. Trong trường hợp đó kịch bản vẫn có thể diễn ra nhưng muộn hơn – nhưng tôi tin rằng chỉ trong năm nay chứ không quá muộn. Tuy nhiên nếu trường hợp này xảy ra, thì kết cục tan rã cho nước Nga là rất cao.