Phúc Lai G.B: Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 12/2/2025
1. Chiến lược “chiến tranh phá hoại” của Putin đã chính thức thất bại
Trong cơn lốc một loạt cú tấn công bằng UAV của Ukraine nhắm mục tiêu vào các địa điểm quân sự và công nghiệp trên khắp nước Nga, Bộ Sân khấu và trình diễn Nga đã trả đũa. Sáng sớm nay, khoảng 4h30 giờ Kyiv Bộ Sân khấu và trình diễn Nga đã tiếp tục bắn phá, nhưng lần này 6 quả Iskander trong số 7 quả bị bắn hạ.
Bình luận của Phúc Lai: Về tình hình đặc biệt này, hãy cùng nhìn lại cách đây gần 1 tháng Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã viết trên kênh Telegram của mình (sáng ngày 15 tháng 1): “Giữa mùa đông, và mục tiêu của người Nga vẫn như vậy: ngành năng lượng của chúng tôi. Chúng tôi cần liên tục tăng cường năng lực hiện có của lá chắn phòng không Ukraine. Các đối tác của chúng tôi tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington và theo định dạng Ramstein đã đưa ra những lời hứa vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.” Để cùng hình dung rõ hơn tình hình, cũng khoảng thời gian đó Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, Herman Haluschenko thông báo rằng nhà điều hành lưới điện nhà nước của Ukraine, Ukrenergo, thường phải áp dụng tình trạng cắt điện khẩn cấp như một biện pháp phòng ngừa.
Điều đáng chú ý là ngoài “cắt điện như biện pháp phòng ngừa,” thời gian cắt điện tương đối ngắn, trung bình khoảng 1 giờ sau vụ tấn công, có còi báo yên là điện được cấp trở lại. Về tình hình sưởi ấm của các khu dân cư, hầu như không bị gián đoạn – đây là thông tin tôi được cung cấp từ các anh chị người Việt báo trực tiếp từ bên đó về.
Điều này một lần nữa khẳng định không chỉ năng lực phòng không của Ukraine đã tốt hơn rất nhiều, mà còn một vấn đề nghiêm trọng khác với Putin: võ bẩn đáng sợ nhất của hắn là KHÔNG KÍCH không còn khả năng làm khó cho người Ukraine nữa rồi, không chỉ về mặt chiến lược mà ngay cả về chiến thuật. Như tôi đã viết nhiều lần: đối với tên lửa hành trình, chỉ cần bắn hạ/ đánh chặn để bảo vệ các mục tiêu quan trọng không di chuyển, ngụy trang, cất giấu… được, với các mục tiêu khác thì cần ngầm hóa những mô đun quan trọng, phân tán, chỉ để những bộ phận dễ bị tấn công cũng là những bộ phận dễ dàng được thay thế.
Tuy vậy trò không kích này nhìn ngoài vào rất đáng sợ, có thể gây ra những thiệt hại về nhân mạng nhất là khi nó bắn vào cộng đồng dân cư. Thực sự đây là một trò vô nghĩa của Putin, chẳng giải quyết được việc gì mà rất tốn kém, nhưng có lẽ chẳng có cách nào khác, vẫn cứ phải làm. Bế tắc.
Trong khi đó, chiến dịch tấn công nhà máy lọc dầu của Nga từ lực lượng UAV tầm xa Ukraine vẫn chưa dừng lại. Mới nhất: depot nhiên liệu và nhà máy lọc dầu cỡ trung bình của Ngaở Satatov bị tấn công, cháy nổ dữ dội. Kết quả hoạt động chiến đấu để hạn chế hậu quả của chúng qua thông cáo chính thức từ Bộ Sân khấu và Trình diễn Nga bao giờ cũng là “tiêu diệt, phá hủy, đánh chặn thành công các UAV của Ukraine” nhưng không hiểu sao, cách mảnh vỡ của chúng lại cứ gây cháy nổ đều đều.
Tương quan này phơi bày trước mắt nhân dân toàn thế giới về năng lực tự bảo vệ mình của Nga trước các đợt không kích – đây mới chỉ là những UAV tốc độ chậm, chứ chưa phải là các tên lửa hành trình hoặc “UAV lai tên lửa” mà Ukraine đã chế tạo được. Phân tích của tôi trên đây cho thấy, một chiến lược đơn giản, công khai không có gì bí mật để chống chiến tranh phá hoại đường không là phân tán, ngụy trang, giấu kín các mục tiêu cần bảo vệ… ngay bộ đội Việt Nam cũng đã từng thực hiện rất tốt chống chiến tranh phá hoại của người Mỹ trong suốt thời gian từ 1965 đến 1972. Thiệt hại có, nhưng nhìn chung là chống thành công chiến lược này của Hoa Kỳ. Chẳng hạn trận đánh Tổng kho xăng dầu Đức Giang tháng 6/1966 hoặc tháng 4/1972 đều là những trận đánh thành công của không quân Mỹ, nhưng vẫn không chặn được dòng xăng dầu chuyển đến Việt Nam và chuyển vào miền Nam. Sở dĩ có được kết quả đó là nhờ nỗ lực phân tán phần lớn các kho xăng dầu ra nhiều kho nhỏ, hầu hết là bể chôn ngầm… và nỗ lực thi hành kế hoạch hạn chế tồn kho mà chuyển đi luôn của ngành xăng dầu Bắc Việt Nam trong thời gian đó.
Nhưng rõ ràng là trong khi người Ukraine đang làm rất tốt chiến lược như tất cả nhân dân những nước nhỏ hơn và yếu hơn phải làm, là thi hành cuộc chiến tranh phi đối xứng chống chiến tranh phá hoại bằng đường không, thì Nga mắc kẹt trong bệnh kiêu ngạo của mình. Mà thực chất, nhà máy lọc dầu của Nga cũng không chuyển đi đâu được – nhưng ở đây cái mà chúng ta nói đến là các kho nhiên liệu: chúng thường xuyên bị tấn công, có thể nói là “đánh đi, đánh lại” nhưng cái bọn quân lính của Bộ Sân khấu Nga này, chúng lại cứ cố phục hồi cái kho đó để chứa.
Lý giải cho việc này, chỉ có một điều duy nhất: chúng lại mắc kẹt tiếp trong quy mô, tức là đội quân của chúng được duy trì trên mặt trận có nhu cầu rất lớn, vì thế không thể tổ chức phân tán mục tiêu, chẳng hạn một kho xăng dầu ra thành nhiều kho nhỏ và “ngầm hóa” chúng được. Một lý do nữa chính là… xe tải và vòng bi, tức là sự suy giảm nghiêm trọng của năng lực vận tải quân sự. Vì không đủ phương tiện vận tải nhất là đường bộ (cả yếu tố đường sá nữa chứ!), đương nhiên phải dựa chủ yếu vào đường sắt, mà như thế thì lại phải duy trì các kho lớn.
Như thế chúng ta có thể hình dung được mạng lưới hậu cần của Nga sẽ như thế này: từ các kho lớn, nhiên liệu nói riêng và nhu yếu phẩm đạn dược nói chung sẽ được chuyển thẳng đến các kho trung bình gần tiền tuyến nhất bằng đường sắt. Theo “lý thuyết HIMARS” thì các kho trung bình này phải ở khoảng cách trên 100 đến 130 ki-lô-mét theo đường chim bay, để không bị tấn công. Từ đó đồ tiếp tế được chở thẳng đến mặt trận bằng xe tải và xe bồn. Gần mặt trận đương nhiên là các kho nhỏ, từ đó đến các đơn vị thì đồ tiếp tế phải được chuyển bằng xe ô tô hậu cần của đơn vị. Sự việc trong hàng ngũ của Bộ Sân khấu và Trình diễn Nga xuất hiện binh chủng LỪA CHIẾN cho thấy 2 yếu tố có thể xảy ra: thiếu xe tải, và không có khả năng sửa chữa/ làm mới đường sá; thậm chí khả năng cao là cả 2 yếu tố đó cùng xảy ra.
Ngày 9/2, báo cáo của Bộ tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Ukraine là 127 cái xe tải và xe bồn. Ngày 10/2 là 109 cái. Ngày 11/2 là 169 cái, và 12/2 là 121 cái. Tốc độ đốt xe tải như thế này thể hiện rõ chiến dịch săn xe tải của Ukraine vẫn đang rất… cần mẫn và có thể nói là hiệu quả.
2. Ngày 11 tháng 2 năm 2025 Ukraine đã nhận được lô 3 máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 đầu tiên của Pháp.
Máy bay Pháp giao lần này là loại được cải tiến để có thể mang theo tên lửa hành trình SCALP EG và bom lượn Hammer. Như vậy ngoài khả năng tăng cường sức mạnh của không quân phòng ngự, nó còn được sử dụng để tấn công mặt đất.
Các phi công Ukraine được đào tạo tại Pháp đã sẵn sàng chiến đấu trên những máy bay đầu tiên này. Ngoài ra, Pháp cam kết đầu tư 2 tỷ đô-la trong năm 2025 để sản xuất thêm đạn dược. Theo tôi tìm hiểu thông qua các nguồn thông tin công khi, kho dự trữ tên lửa SCALP EG của Pháp vẫn còn tương đối nhỏ, vì vậy để giao cho Ukraine số lượng cần thiết trong khi vẫn cân đối được nhu cầu dự trữ, chắc chắn phải tăng sản lượng sản xuất.
Điều đáng nói hơn là những vũ khí của Ukraine phát triển trong thời gian qua, kể cả các bản cải tiến từ vũ khí Liên Xô cũ, cho thấy có khả năng thích ứng với Mirage 2000.
3. Nhận xét và kết luận
Vài ngày qua có hai tuyên bố đáng chú ý.
3.1. Phát biểu xanh rờn của ông Trump.
Ông này nói về Ukraine như sau: “Họ có thể đạt được thỏa thuận, (nhưng) họ có thể không đạt được thỏa thuận. Vào một ngày nào đó họ có thể là người Nga, hoặc họ có thể không phải là người Nga.”
“Chúng ta sẽ có tất cả số tiền này ở đó, và tôi nói rằng tôi muốn lấy lại. Và tôi đã nói với họ rằng tôi muốn số tiền tương đương, như 500 tỷ đô la đất hiếm,” Trump nói. “Và về cơ bản họ đã đồng ý làm điều đó, vì vậy ít nhất chúng ta không cảm thấy ngu ngốc.”
Tôi không có ý kiến thêm về “chủ nghĩa vô liêm sỉ” nữa. Như hôm trước tôi đã viết: được như thế cũng tốt, đỡ phải nợ nần gì, ơn với nghĩa mệt người.
Trong một diễn biến khác, có vẻ quá trình xúc tiến việc mua vũ khí của Mỹ bằng nguồn tài chính của châu Âu, rồi chuyển cho Ukraine đang diễn ra rất mạnh mẽ. Nếu thành công, việc này sẽ còn tốt hơn nữa. Quan trọng là tháo gỡ các vướng mắc (thể chế!), một khi đã tháo gỡ được rồi thì tất cả chạy vèo vèo.
3.2. Về tuyên bố của Zelenskyy: Ukraine muốn trao đổi lãnh thổ với Nga. Có người hỏi tôi về việc này, tôi bảo: được như thế tốt quá, cứ 1 diện tích lãnh thổ của Nga thì tính 10 diện tích lãnh thổ của Ukraine bị Nga chiếm. Tại sao lại như vậy? – Cường quốc quân sự thứ hai thế giới có vũ khí hạt nhân cơ mà, “nhà giầu đứt tay bằng ăn mày xổ ruột.”
Vấn đề là Putin chẳng bao giờ đồng ý với chuyện đó cả. Như vậy hiện nay với Kursk, hắn sẽ như ngồi trên đống lửa: không chiếm lại được Kursk cũng chết, mà lấy lại bằng cách… đổi đất chỗ khác đang chiếm của Ukraine cũng chết – tôi đã viết rồi, ở Kursk người Ukraine chiếm của Nga1 ki-lô-mét vuông cũng đủ hại chết Putin, không cần nhiều đâu. Đây quả là một đòn cực hiểm. Khi biết Putin không đồng ý mà Zelenskyy đưa ra ý như vậy, chỉ để tỏ thái độ với ông Trump là đang thể hiện thành ý, chứ ông ấy biết thừa Putin chẳng đời nào chịu như vậy. Có lẽ chỉ có “bạn Trump” cứ bị lỡm hết lần này đến lần khác.
3.3. Trong mục đầu tiên tôi đã bỏ dở Kết luận về Chiến lược triệt hạ hậu cần của cả hai bên. Nếu nhớ lại, Nga đã từng đe dọa nhiều lần cái câu “những chuyến hàng vũ khí của phương Tây cho Ukraine là mục tiêu hợp pháp của Nga” (ám chỉ việc chúng có thể tấn công bằng biện pháp khủng bố, đánh bom máy bay chẳng hạn) nhưng đến nay, việc phá hoại được những chuyến hàng như thế rất ít.
Ngược lại người Ukraine lại đang thực hiện nhiệm vụ này rất tốt. Ở mức độ vĩ mô (đúng là chiến lược nhé) người Ukraine đốt nhà máy lọc dầu, tấn công vào tận đường hầm đường sắt huyết mạch của Nga… đúng là chưa thèm tấn công vào hạ tầng năng lượng của Ngamà thôi, chứ tấn công thì chết rét hết cả. Ở mức độ chiến dịch, họ đánh các kho nhiên liệu gần mặt trận, khoảng vài trăm ki-lô-mét. Ở tầm chiến thuật, là tìm và diệt xe tải cũng như những kho nhỏ hơn để… pháo kích.
Tôi không nghi ngờ rằng chiến thuật/ chiến lược này của người Ukraine đã làm cho quân Nga hầu như không có khả năng tổ chức được các chiến dịch tấn công lớn. Nếu tập trung nguồn lực ở xa tầm tấn công của tên lửa, UAV thì lại cần một lực lượng vận tải cực lớn để đưa chúng đến gần mặt trận trong thời gian ngắn nhất, mà như vậy thì những gì đang diễn ra cho phép chúng ta khẳng định, “quân đội thứ hai thế giới” không bao giờ làm được.
3.4. Kinh tế Nga đang tiến một cách chắc chắn đến bờ vực sụp đổ.
Một bài báo của Marc Champion trên “Bloomberg Opinion” cho rằng những lợi thế được cho là của Mục-tư-khoa trong cuộc chiến chống lại Ukraine đã bị cường điệu, lừa dối hoặc phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Tác giả nhấn mạnh rằng nợ doanh nghiệp của Nga đã tăng 70% kể từ năm 2022, đạt 36,6 nghìn tỷ rúp (446 tỷ đô la).
Bình luận của Phúc Lai: Như vậy ở đây chúng ta nhận thấy có 2 vấn đề của nền kinh tế nước này:
Thứ nhất, đang “tăng trưởng” thậm chí đến mức “phát triển nóng” ở khu vực kinh tế quốc phòng, là nhờ các gói vay ép buộc từ Putin đến các ngân hàng, yêu cầu ngân hàng phải cho các doanh nghiệp này vay tiền. Đây là quá trình ăn thịt các ngân hàng, một trong những nguyên nhân của nó là ngân sách nhà nước trả cho quốc phòng đã trở nên không đủ, nên Putin phải yêu cầu các ngân hàng cùng gánh chịu khó khăn với hắn.
Thứ hai. Với tình trạng bất ổn tài chính lan rộng khắp ngành ngân hàng và các nhà thầu quốc phòng dựa vào các gói cứu trợ của nhà nước trên đây, dẫn tới khu vực phi quốc phòng, đã trì trệ kể từ giữa năm 2023 nay có thể nói là đã chết lâm sàng. Nếu như người ta không nhìn thấy nó một cách công khai, chắc hẳn chỉ do bưng bít thông tin mà thôi.
Đó là nhận xét và kết luận rút ra từ ý kiến chuyên gia. Tôi thì suy nghĩ đơn giản hơn nhiều: điều này tôi đã đề xuất từ trước: nền kinh tế Nga cũng sẽ bị tê liệt vì giao thông vận tải nữa. Khi mà con người không di chuyển được (vận tải hành khách suy giảm rồi tê liệt), và hàng hóa không lưu thông được (vận tải hàng hóa bị suy giảm) thì nền kinh tế sẽ chỉ còn khả năng thở ằng ặc như bị sặc máu mũi.
Và mới đây nhất đã xuất hiện bài báo về sự suy giảm nhanh chóng năng lực vận tải đường sắt của Nga (quá nghiêm trọng vì nó chiếm 90% vận tải hàng hóa nội địa của nước này bao gồm cả vận tải bằng đường ống, nghĩa là tính luôn cả vận chuyển nhiên liệu, khí hóa lỏng, khí đốt…). Cuộc chiến tranh đã ghi nhận sự tăng trưởng của lực lượng vận tải đường bộ Nga về số lượng xe tải, nhưng các nguồn lực cạn kiệt sẽ làm cho nước này không thể tu bổ và phát triển thích đáng mạng lưới đường bộ, đường cao tốc…
Dự báo mùa hè này, tức là khoảng 3 tháng nữa năng lực vận tải đường sắt Nga sẽ giảm xuống mức khoảng 50% so với trước chiến tranh, may mắn là mùa hè sẽ cho phép nước này bù đắp bằng vận tải đường bộ, nhưng cũng sẽ dẫn đến việc phá hỏng đường sá số lượng lớn. Đến mùa thu – đông năm nay nền kinh tế Nga sẽ gục hẳn vì vận tải què cụt, tức là khi năng lực vận tải đường sắt xuống cỡ 25% đến 30% so với trước chiến tranh.
Lý thuyết xe tải và vòng bi của lão xe ôm vẫn đúng, và lão ta ngày càng trở nên khét tiếng vì lý thuyết này.
3.5. Kế hoạch hòa bình của Trump cho cuộc chiến tranh Nga– Ukraine bị trì hoãn… điều này cho phép chúng ta rút ra kết luận.
Việc trì hoãn này theo tin công khai của thế giới, là để giành cho châu Âu một ghế trên bàn đàm phán. Điều này cùng với chuyện suy giảm viện trợ của Mỹ cho Ukraine, hoặc ra cơ chế bắt phải mua, bắt phải đổi đất hiếm, hoặc áp dụng Lend-lease… gì gì đó, gì cũng được… tất cả đều rất hay: nó sẽ làm suy giảm vai trò của Hoa Kỳ, cụ thể là Trump trong tiến trình hòa bình. Nhưng tất cả những điều trên đều nói lên mấy ý rất rõ ràng:
+ Thứ nhất. Không có chuyện Ukraine bị bỏ rơi, mà cơ chế ủng hộ sẽ thay đổi. Mỹ có thể suy giảm vai trò, thậm chí rút hẳn, hoặc có hỗ trợ nhưng có đi có lại…
+ Thứ hai. Ngay cả khi Mỹ rút hẳn, thì ngoài chuyện vẫn còn nguyên các hỗ trợ trên đây nhưng với “cơ chế mới” thì lại đem lại những vị thế mới về chính trị cho các bên.
Đến chỗ này chúng ta cần phân tích một chút: từ lâu bọn Nga Putin vẫn lải nhải về việc “chỉ nói chuyện với Mỹ và phương Tây” – nghĩa là Ukraine không là gì cả, họ chỉ đang thi hành mộc cuộc chiến tranh ủy nhiệm của phương Tây với Nga. Với những cách tiếp cận mới này, hay “cơ chế mới” này, thì cả Mỹ lẫn châu Âu đều nhổ toẹt bãi nước bọt vào cái lý luận đó của Putin. Ukraine không nghi ngờ gì nữa, là thực thể độc lập, là được đàng hoàng đàm phán, và mọi quyền quyết định là do họ. Cơ chế này nếu được hình thành thì quá hay, và hóa ra đồng chí Trump không quá dốt như chúng ta vẫn tưởng, hoặc vừa tham vừa dốt như Trump cũng có cái lợi.
Vì vậy, chúng ta cần nhìn lại quá khứ khoảng gần một tháng: Thủ tướng Phạm Minh Chính của chúng ta gặp Tổng thống Zelenskyy ở Davos bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới. Anh Chính bày tỏ “Việt Nam muốn đóng góp tiến trình lập lại hòa bình.” Cũng chỉ vài ngày sau đó (khoảng chục ngày) Việt Nam khéo léo từ chối tham gia BRICS, ngu gì.
Tất cả cho thấy một Nga Putin xuống xề khủng khiếp, đúng là từ sau sự sụp đổ của chế độ Bashar al-Assad mọi thứ bắt đầu xuống dốc không phanh với Putin. Nga dù chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam, nhưng quan hệ với Nga nói chung, từ phía Việt Nam một phần là chỗ dựa chính trị và tư tưởng. Vì vậy sâu thẳm chỗ nào đó, Nga luôn có vị trí ưu tiên hơn so với Ukraine, về quan hệ song phương.
Nhưng bây giờ đã là thời của ông Trump nhiệm kỳ 2 – theo tôi ông này có cái hay là bắt mọi thứ, mọi người, mọi việc phải rạch ròi. Chẳng hạn trong chuyện này, tôi hiểu là “có chơi với Mỹ hay không chơi với Mỹ, thì rõ ràng đi!” và lãnh đạo Việt Nam ắt hẳn hiểu điều đó.
Vì vậy, bây giờ nếu không phải lúc thúc đẩy những hành động rõ nét hơn trên trường quốc tế để lấy uy tín, vị thế ngoại giao thì còn là lúc nào nữa. Trước một Trung Quốc của Tập Cận Bình ỡm ờ, lặng im trước mọi chuyện man rợ đến tệ hại của Putin, thậm chí ngấm ngầm hưởng lợi, Việt Nam còn đồng ý… ký hợp đồng sản xuất thuốc nổ cho Hoa Kỳ (tin đưa cuối năm ngoái rồi sao chẳng thấy đâu nữa nhỉ) – không khéo còn sản xuất cả những cái khác nữa không biết chừng.
Nếu Việt Nam tham gia được vào tiến trình hòa bình này cho Ukraine, vị thế sẽ lên, thật là phấn chấn. Tin mới nhất: sắp có những hoạt động xúc tiến thương mại hai nước Việt Nam – Ukraine được công bố ở đây:
tôi ngờ rằng còn có những hoạt động ngoại giao quan trọng hơn nữa, làm tiền đề cho những việc rất quan trọng sau đó nữa – và chỉ vài ngày nữa thôi. Nếu những hoạt động này thực sự diễn ra, thì báo chí Việt Nam cũng cần xác định lại, một cách “to và rõ ràng:” dừng ngay trò diễn giải “Ukraine là một thực thể vô hình, không độc lập, không có thật, tham gia cuộc chiến vì sự ủy nhiệm của Mỹ và phương Tây…” Rồi sẽ đến lúc phải thừa nhận tính phi nghĩa của cuộc chiến do Nga Putin gây ra, và họ phải chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả họ gây ra cho Ukraine.
Ukraine sẽ xứng đáng có một vị thế độc lập và mạnh mẽ và được hưởng một nền hòa bình công bằng.
P/S. Trong vài ngày qua, sau khi diễn ra những cú tấn công chính xác tiêu diệt vài sở chỉ huy quan trọng của Ngaở Kursk, đã có những hoạt động tích cực của quân Ukraine ở đây.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-30.jpg)
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-31.jpg)