Phạm Công Luận: Thiệp Tết, món quà dĩ vãng

Trong số những món đồ kỷ niệm vụn vặt mà tôi lưu giữ trong một chiếc hộp, có sự hiện diện của những tấm thiệp. Bên cạnh những tấm thiệp Noel in ấn rất đẹp của nước ngoài có gắn mạch điện tử để phát nhạc nay đã không dùng được, tôi thích ngắm lại những tấm thiệp xuân. Những tấm thiệp từ những cái tết đã xa…

Đọc thêm

Phạm Lưu Vũ: Chào…củ mật!

Ngày mai bước sang tháng Chạp, là tháng “củ mật”. Tại sao gọi củ mật? Củ là củ soát, mật là nghiêm mật. Tháng củ mật là tháng phải kiểm soát nghiêm mật. Tháng Chạp là tháng nhiều cúng giỗ, lắm kẻ trộm, cho nên phải… “củ mật”. Quê tôi xưa tháng Chạp còn gọi là tháng ăn vạ. Là tháng các chủ nợ đi đòi tiền con…

Đọc thêm

Phạm Công Luận: Tên đường tên cây

Thỉnh thoảng khi tìm hiểu về phố xá ở Sài Gòn hay Gia Định, tôi lại được những cư dân cũ cho biết về một con đường hay hẻm từng mang tên của loại cây trồng trên đó, tên được dùng phổ biến trong một khoảng thời gian dài.  Điều này gợi đến sự xum xuê cây cối ở thành phố Sài Gòn và vùng Gia Định bao…

Đọc thêm

Cù Mai Công: Góc chè Sài Gòn nhỏ xíu, hiền lành gần nửa thế kỷ

Góc chè không tên, người bán như không tuổi, nằm nép một góc rất nhỏ – chừng thước rưỡi vuông ở ngã tư Nguyễn Trọng Tuyển – Trương Quốc Dung (Phú Nhuận).  Thuở 1976, 1977, khi tôi 14, 15 tuổi, cùng bạn bè cắm trại ở khu vườn – đồi nay là Trường THCS Ngô Tất Tố, phía sau Trường Thánh Thomas (nay là Trường Hàn Thuyên), chúng…

Đọc thêm

 Trần Doãn Nho: Tình bạn trong văn chương

Nói đến bạn, ta có “bạn tình”: hai người yêu nhau, “bạn học”: bạn cùng lớp hay cùng trường, “bạn đồng nghiệp”: bạn cùng một nghề, “bạn đồng khóa”: bạn cùng một khóa học (sư phạm, y tá, bác sĩ…), “bạn đồng ngũ”: bạn trong quân ngũ (bạn lính); “bạn vong niên”: bạn với người lớn tuổi; ngoài ra, còn có “bạn cà phê”: bạn đấu láo trong…

Đọc thêm

Phạm Công Luận: Nghề “Bán bánh ca cổ bản” và những kiểu bán rong tuyệt tích

Xem hình bưu thiếp xưa, thấy có những kiểu bán hàng rong nhiều thập kỷ trước ở Sài Gòn nay đã vắng bóng. Không còn ai lang thang bán da thú rừng như da cọp, da beo. Không ai bán con dơi huyết, cắt tiết tại chỗ để lấy máu ngâm rượu. Không còn người đi nhổ răng dạo, chụp ảnh dạo trong các khu xóm. Thầy bói…

Đọc thêm

Ngự Thuyết: Kinh ngạc

Độ này bỗng dưng có rất nhiều điều gây kinh ngạc cho nhiều người bạn của tôi, và nhất là cho tôi.  Trước hết, câu chuyện về một người đã lớn tuổi. Tại sao hắn đau đã ba tháng rồi mà chưa lành?  Trước kia, dù tuổi đã cao, hắn khỏe mạnh, linh hoạt, lạc quan. Tất nhiên cũng có lúc trái gió trở trời hắn bị bệnh,…

Đọc thêm

Nguyễn Dương: Tình bạn bốn mươi năm sau

 “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” (Cung oán ngâm khúc) Trước hết định nghĩa chữ bạn rất rộng, bạn một đằng có thể là một người rất thân thiết, có liên hệ hai chiều cùng một sở thích thân mật như bạn đời, bạn cố tri, bạn tri kỷ. Ngược lại hay đằng khác, bạn là một người bằng hữu như bạn trong sở làm, bạn…

Đọc thêm

Cao Vị Khanh: Thử nghiêng tai nghe lại cuộc đời

Mùa hè, có lần lái xe về từ một thị trấn nhỏ ở phía đông thành phố, sau bữa rượu ngất ngư với đám bạn cũ, xiêu lạc lâu ngày hỏi ra có đứa mất vợ, có đứa mất việc, có đứa mất … mạng, hổng biết cảm khái tới đâu mà rượu nốc quá cỡ, tôi phóng xe mà không nhớ mình đã quá tuổi thí mạng…

Đọc thêm

Lê Hữu: Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy?

(Ghi chép sau buổi chuyện trò về thơ cùng bạn hữu) “Thơ là sự bay bổng của ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào bay lên được thì gọi là thơ.”    Tôi nhớ đã buột miệng thốt ra câu ấy trong buổi trà đàm về thơ, khi một người đề nghị mỗi người lần lượt trả lời ngắn gọn câu hỏi cũng ngắn gọn, “Thơ là gì?”   “Bay đi đâu?”…

Đọc thêm

Phạm Công Luận: Tập vở bút mực qua trăm năm

Ký ức và tư liệu không đầy đủ về thời đi học đã qua.  Học cụ cho học sinh là một khía cạnh rất nhỏ của nền giáo dục, nhưng là những vật dụng cần thiết để học sinh tiếp nhận tri thức và trình bày cho thầy cô những gì mình học được. Tính đến bây giờ với máy tính bảng và màn hình ti vi hiện…

Đọc thêm

Đỗ Duy Ngọc: Con bù tọt

Thú thật là từ nhỏ cho đến tháng 4.1975, tui không hề biết trên đời này có con bù tọt. Ếch, nhái thì biết vì được ăn ếch chiên bơ, ếch kho nước dừa… cũng năm thì mười họa thôi vì mạ tui thấy lột da, ác nhơn quá, không làm. Chỉ khi nào được dẫn đi ăn nhà hàng thì mới thưởng thức mấy món này. Hơn…

Đọc thêm

Đỗ Duy Ngọc: Món xà bần

Hôm nay giỗ Mạ tui, gia đình tui đông anh em nhưng rồi sau 1975, ly tán hai phương trời. Bên này một nửa, nửa còn lại cách xa nửa vòng trái đất. Còn sáu anh em bên này làm giỗ, đến cuối bữa ăn, nhìn thức ăn còn dư ê hề trên bàn, tui chợt nhớ đến món xà bần. Tui vốn gốc dân miền Trung, nên…

Đọc thêm

Phạm Lưu Vũ: Ngồi buồn nhớ… bão

Nhớ ngày bé, mỗi khi đài báo bão, người lớn thì lo lắng, khẩn trương… thế mà bọn trẻ con như mình thì lại thấy háo hức, mong bão về như mong phép lạ, thế mới quái quỷ. Xem người lớn cuống quýt chống bão, chúng mình chạy lăng xăng chỗ này, chỗ nọ như con chó, trèo trộm thang leo lên mái nhà như con mèo, thích…

Đọc thêm

Đặng Hữu Phúc: Phúc-đức và trí-đức của Mẫu-thân

Nhân Lễ Vu Lan báo hiếu 2024 sắp đến.  1 Về cuộc đời, kinh Lăng già nói — “sinh tử không ở ngoài niết bàn, niết bàn không ở ngoài sinh tử”, và “trí chẳng trụ hữu vô, mà khởi tâm đại bi”, thế nên xin giới thiệu với các bạn hai góc nhìn về cuộc đời của đạo Phật, với hai đoạn trích dẫn lời Phật về bi-ân của mẹ, và về già – bệnh – chết Trong sinh tử luân hồi,…

Đọc thêm

Hiệu Minh: Tổng thống Mỹ có sướng không?

“Nước Mỹ từ A đến Z”: Mục P-President  Nhân chuyện cựu Tổng thống Trump bị ám sát, bắn trượt vào tai, nhớ trong cuốn sách “Nước Mỹ từ A đến Z” tôi có mục P-President viết vui vui về Tổng thống Mỹ.  Dân Mỹ khoảng 335 triệu nhưng sở hữu tới 393 triệu khẩu súng. Xả súng giết hàng loạt xảy ra như cơm bữa và Tổng thống…

Đọc thêm

Phạm Công Luận: Bánh chìa tuối và bún nước lèo

Lâu ngày mới gặp lại nhau, sau cữ cà phê nói đủ thứ chuyện, anh Quy rủ: “Đi ăn bánh chìa tuối không? Tự nhiên tui thèm!”. Tôi bảo từ khi cha sanh mẹ đẻ tới giờ không biết cái bánh đó. Anh Quy tả: “Bánh hình cái ly xây chừng, chiên vàng, ruột trắng, trên có con tôm”. Tôi cãi đó là bánh tôm khô! Anh nói:…

Đọc thêm

Song Chi: Sài Gòn hẻm

Những bài viết để nhớ về Sài Gòn, nhớ về Việt Nam Có thể nói không ngoa rằng ai sống ở Sài Gòn mà chưa/không từng có thời gian sống trong những con hẻm, thì coi như vẫn chưa hiểu được đầy đủ chân dung đa diện của Sài Gòn, tính cách của con người Sài Gòn. Sài Gòn có đến hàng ngàn hàng vạn con hẻm. Có…

Đọc thêm

Phạm Công Luận: Những từ ngữ nổi trôi

Chuyện nhỏ về lời nói hằng ngày của một thời… Hồi tôi còn nhỏ, lúc vốn hiểu biết còn ít ỏi (giờ cũng vậy) và chưa có định kiến với bất cứ điều gì, tôi thích âm thầm quan sát thế giới chung quanh mình. Thế giới của tôi là cái xóm nhỏ gần một ngôi chùa, hai khu cư xá, hai ngôi chợ và một cái nhà…

Đọc thêm

Phan Thanh Tâm: Ngày Quốc Tế Phở

Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là phở. Mùi phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở…

Đọc thêm

Từ Thức: Tạp ghi tháng 11

HOÀ THƯỢNG TUỆ SĨ Hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch. Ít khi một nhà tu ẩn dật, qua đời được nhiều người người nhắc tới như vậy. Bởi vì trong một xã hội băng hoại, nhân phẩm đổ nát, ít có cơ hội được ca ngợi một người tốt, một tia sáng, một đôi chút hy vọng. Nói về một người đáng kính cũng là một nhu cầu….

Đọc thêm

Mặc Lý: Thâm nghiêm kín …  cao tường

– Hôm nay ta nói chuyện gì đây? – Khoan đã. Anh uống thử thứ trà dân dã này xem. Gọi là chè thì đúng hơn. Gia đình bên vợ tôi thích thứ này. Tinh thần địa phương cao đấy. Anh thấy lá chè chứ?  Còn nguyên lá, chỉ phơi khô rồi người nhà đóng gói kỹ, gửi sang đây. – À, tôi biết thứ chè này rồi….

Đọc thêm

Võ Phiến: Bắt Trẻ Đồng Xanh*

Trong những ngày gần đây ai nấy chỉ những xôn xao về chuyện ngưng chiến: Bao lâu nữa nhỉ? Làm gì bây giờ? Trong bao nhiêu năm trời, chúng ta đã quen với nếp sống chiến tranh đến nỗi hòa bình làm chúng ta bối rối. Nhưng thiết tưởng ngưng chiến không đáng làm chúng ta bận tâm đến thế. Chiến tranh này sắp kết thúc, bằng cách…

Đọc thêm

Từ Thức: Tạp ghi tháng 9

BIDEN Joe Biden tuyên bố chuyện thăm viếng Việt Nam và thay đổi quan hệ đối tác chiến lược, không có mục đích kiềm chế Trung Cộng. Nghĩa là cuộc thăm viếng có mục đích chính là… kiềm chế Trung Cộng. Hoa Kỳ nói rất quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam. Nghĩa là không mảy may bận tâm đến nhân quyền ở Việt Nam. Một viên…

Đọc thêm

Ngự Thuyết: Mùa Thu.

Muà Thu đang về. Đêm hôm qua một cơn mưa nhỏ. Buổi sáng sớm, vừa mở cửa bước ra là gặp ngay một ngọn gió nhẹ se se lạnh lướt tới. Rồi những ngày rét mướt sẽ đến, tôi thầm nghĩ. Tuổi đã lớn, tôi “hạp” với mùa hè hơn. Bầu trời bàng bạc một màu mây trắng đục. Như những hình chữ V, mấy cánh chim chấp…

Đọc thêm

Phạm Quốc Bảo: Trần Tuấn Kiệt – mấy nhắc nhớ còn sót lại.

Tháng 9, tháng 10 năm 2019, tôi có tới bốn thân hữu trên dưới sáu mươi năm quen biết, họ đã cùng nhau bỏ ra đi vào cõi vô cùng: Du Tử Lê – Nguyễn Tường Quý – Nguyễn Văn Trung và Trần Tuấn Kiệt. Thời gian ấy, tâm tư xáo trộn, thẫn thờ cả tháng. Chưa bao giờ tôi bị xúc động mạnh đến thế; và dĩ…

Đọc thêm

Từ Thức: Tạp ghi tháng Tám.

VÔ TỘI Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan. Các quan lớn làm ngơ, báo Đảng làm ngơ. Giết oan một người, hay vài ngàn người có gì đáng nói, tại một xứ mạng người rẻ hơn bèo. Bèo còn bán được làm thức ăn cho heo. Josehp K., trong ‘’Le Procès’’ (Der Prozess) của Franz Kafka, một buổi sáng bị bắt, bị tống giam, không…

Đọc thêm

Từ Thức: Vinh danh cho Mỹ nhân

Mỹ nhân ở đây là hoa mỹ nhân, đỏ rực trên những cánh đồng Âu châu, đặc biệt là vùng Provence, Pháp, mỗi năm vào tháng 6, tháng 7. Giữa những tin tức, bình luận về chiến tranh Ukraine, về bạo loạn ở Pháp, về hạn hán, cháy rừng, bão lụt khắp nơi, Francois Morin vinh danh cho hoa mỹ nhân (Gloire au coquelicot!) trên đài phát thanh…

Đọc thêm

Nguyễn Thanh Bình: Tản mạn về nghề – Vệt cọ đi theo thời gian

Vẽ, là thứ tôi phải học từ bé (1965 – 11 tuổi), mài đít trong trường 13 năm (7 năm sơ trung và 6 năm đại học), ra đời, phải lăn lóc nhiều nghề trái khoáy, nhưng cuối cùng, vẫn quay về và dựa vào nó để sống, nên nó là “cái nghề” mà tôi rành rẽ, thành thạo nhất. Nhưng, khác với những nguời trời cho năng…

Đọc thêm

Trùng Dương: Chủ bút, người là ai?

Nhân chủ bút Phạm Phú Minh của Diễn Đàn Thế Kỷ thông báo nghỉ hưu ở tuổi đã-quá-tuổi-hưu 85, tôi đi tìm một tấm thiệp để gửi chúc mừng anh.  Giá còn vẽ được—bây giờ thú thật là đến viết, mấy ngón tay vốn quen với bàn máy chữ điện toán đã không còn nghe lời mình nữa, nói chi vẽ! —thì đã vẽ cho anh một tấm…

Đọc thêm