Nguyễn Hưng Quốc : Hộ chiếu của nhà văn

Một trong những ám ảnh lớn nhất của những người lưu vong là ý niệm về sở thuộc (sense of belonging). Với giới cầm bút, ám ảnh ấy lại càng nhiều day dứt: Không những bản thân họ mà còn cả tác phẩm của họ thuộc về đâu và sẽ đi về đâu?  Trong cuốn The Writer as Migrant (The University of Chicago Press, 2008), Ha Jin, nhà văn gốc…

Đọc thêm

Trần Mộng Tú: Đêm Thánh vô cùng – Silent Night

Mùa Đông năm 1975 gia đình tôi dự lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ rất rõ đêm Giáng Sinh đó, hình ảnh đó cho đến ngày hôm nay, gần 50 năm sau vẫn hiện ra rõ rệt. Gia đình tôi lúc xuất trại thì ba mẹ và tôi chung một hộ, được đón ra ở Encino-Ca. Gia đinh chị tôi thì đi DC-Washington, em…

Đọc thêm

Trùng Dương: Cố Thẩm phán Sandra Day O’Connor: Một đời chu toàn việc nhà, việc nước.

Thẩm phán Tối cao Pháp viện Sandra Day O’Connor1930-2023.   Bà Sandra O’Connor là phụ nữ đầu tiên trở thành thẩm phán tại tòa Tối cao Pháp viện Mỹ, cơ quan quyền lực nhất của Hoa Kỳ, do Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan đề cử, nhằm hoàn tất một lời hứa khi tranh cử là sẽ đề cử một phụ nữ vào tòa Tối Cao lâu nay…

Đọc thêm

Trần Thị Nguyệt Mai: Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100

Thấm thoát Quán Văn đã ra được trăm số báo. Còn niềm vui nào hơn! Nhớ lại hồi cuối năm 2011 khi về Việt Nam thăm gia đình, anh Trần Hoài Thư nhắn tôi đến thăm anh Nguyên Minh và mua ủng hộ Quán Văn khi ấy tên tuổi hãy còn mới toanh vì vừa mới chào đời. Anh Nguyên Minh vui vẻ giải thích cho tôi hiểu…

Đọc thêm

Nguyễn Thị Khánh Minh: Cảm nhận nhân đọc Ký Ức Của Loài Bò Sát (Một chương trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ của nhà văn Trịnh Y Thư)

Bản vẽ Duy Thanh [1931-2019]. 1. Tựa đề của chương này là Ký Ức Của Loài Bò Sát. Với sự tự hỏi, tôi bật ra tưởng tượng, một con thú bò sát, cá sấu chẳng hạn, nằm trong bóng mát của một đầm lầy, đang nghỉ ngơi để điều hòa thân nhiệt, nó bỗng nhớ đến quá khứ một thời, nơi đó cũng là một đầm lầy, lầy…

Đọc thêm

Diễn từ Nobel của Jon Fosse: Một ngôn ngữ thầm, Linh Văn chuyển ngữ từ tiếng Anh

Nhà văn, kịch tác gia Jon Fosse. Khi tôi học trung học, chuyện ấy xảy ra không báo trước. Thầy giáo bắt tôi đọc to. Và chẳng biết từ đâu, tôi bị đánh bại bởi một nỗi sợ bất ngờ chiếm lấy tôi. Như thể tôi đã biến mất vào trong nỗi sợ ấy và nó là tất cả những gì tôi có. Tôi đứng dậy chạy ra khỏi…

Đọc thêm

Bác sĩ Văn Văn Của: Tuổi thơ và con sông Tonlé Sap trên xứ Chùa Tháp 2/3 thế kỷ trước

BS Văn Văn Của, sinh năm 1927 tại Phnom Penh, học Trung học ở Lycée Siso Wath PhnomPenh. Về Sài Gòn 1949, học Tú tài tại Chasseloup Laubat tới 1949. Vào Đại học Y khoa Sài Gòn 1950, tốt nghiệp Y khoa 1957. Y sĩ Đại tá Y sĩ trưởng Sư đoàn Nhảy Dù 1957-1964. Đô Trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn 1965-1968. Cao Học Y Tế công…

Đọc thêm

Trần Mộng Tú: Ngọn Đồi Thịt Bằm và Anh

Cho Steve and Lisa Tice Tôi xin kể lại câu chuyện của một người lính Mỹ trẻ sống sót trở về nhà từ chiến tranh Việt Nam. Anh trở về với hình hài không còn nguyên vẹn và tâm hồn chấn thương trầm trọng. Câu chuyện của Anh đã được hai ký giả Ted Koppel và Laura Palmer, kể lại bằng hình ảnh cho ABC News, sau 31…

Đọc thêm

Đào Như: Lạc vào cõi mộng

  Hình mình họa: Ioana Motoc Bây giờ ta yêu nhau trên muôn vạn nẻo đường trắc trở. Tinh yêu chúng ta là đóa hoa vô thường nở trên những giọt lệ ăn năn. Những kỷ niệm xa xưa đưa chúng ta gần lại nhau. Tiếng mưa rơi ngoài kia, hay đó chỉ là tiếng chân em trong quá khứ xa xưa đến thăm anh trong một chiều mưa….

Đọc thêm

Truyện ngắn Đoàn Việt Hùng: Nguyệt tận

 1.  Người ta nói tôi chết từ lâu lắm rồi, đâu mới khoảng 2, 3 tháng tuổi. Xác tôi đặt trên mo chuối dưới gốc mận. Mươi, hai mươi ngày sau tôi vẫn nằm chỗ đó. Mắt vẫn mở nhưng thỉnh thoảng bị cái gì đó che lại, không thấy gì cả, chỉ nghe những tiếng lào xào chung quanh như cánh đập của đàn ruồi khổng lồ….

Đọc thêm

Song Chi: Câu chuyện của 3 thương phế binh VNCH

Câu chuyện của ông Lê Thái Thuận, lính bộ binh: Ông Lê Thái Thuận, sinh năm 1956 tại tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ba là người Pháp, khi người mẹ đang mang bầu ông được mấy tháng thì người cha về nước. Sau khi hạ sinh cậu bé Thuận ở Bệnh viện Trung ương Huế, người mẹ cũng bỏ núm ruột mà đi về thế giới bên kia vì sinh…

Đọc thêm

Ru: Tiểu thuyết của Kim Thúy, Nguyễn Quang chuyển ngữ

Trong tiếng Pháp, ru có nghĩa là dòng suối nhỏ và, theo nghĩa bóng, là dòng, dòng chảy – dòng nước mắt, dòng máu, dòng tiền (Le Robert historique). Trong tiếng Việt, ru có nghĩa là lời ru, ru ngủ. Tặng người dân đất nước. Tôi cất tiếng khóc chào đời nhằm biến cố Tết Mậu Thân, vào những ngày đầu năm con khỉ, khi những tràng pháo dài treo trước cửa nhà…

Đọc thêm

Trùng Dương: Chủ bút, người là ai?

Nhân chủ bút Phạm Phú Minh của Diễn Đàn Thế Kỷ thông báo nghỉ hưu ở tuổi đã-quá-tuổi-hưu 85, tôi đi tìm một tấm thiệp để gửi chúc mừng anh.  Giá còn vẽ được—bây giờ thú thật là đến viết, mấy ngón tay vốn quen với bàn máy chữ điện toán đã không còn nghe lời mình nữa, nói chi vẽ! —thì đã vẽ cho anh một tấm…

Đọc thêm

Song Chi: Người Đàn Bà Trôi Trong Sương Mù

Cứ mỗi lần đi qua con đường chính của khu trung tâm thành phố K., đứng chờ xe bus hoặc ngồi trên xe bus từ phố về nhà, tôi lại gặp người đàn bà đồng hương ấy. Lúc đầu tôi không biết chị bị bệnh tâm thần. Về sau tôi được nghe kể về cuộc đời của chị từ một người phụ nữ Việt Nam khác, tên Loan,…

Đọc thêm

Song Chi: Trên Vùng Đất Lạ

 + Đây hoàn toàn là một câu chuyện hư cấu, không phải người thật việc thật. Mọi sự tương đồng nếu có, đều chỉ là do trí tưởng tượng của tác giả dựa trên một vài sự kiện trong cuộc sống…  Mặt đất khô cứng dưới lưng cô. Trong bóng tối, cô không nhìn rõ khuôn mặt của gã. Nhưng cái mùi của gã thì nồng nặc bao…

Đọc thêm