Bất tiếu Nguyễn Quốc Bảo: A Lịch Sơn Đắc Lộ & chữ Quốc ngữ (Kỳ 2).
Alexandre de Rhodes:
Cố Alexandre de Rhodes sinh ra ở Avignon vào ngày 15 tháng 3 năm 1591 [28] trong một gia đình buôn lụa, gốc Do thái, xuất thân từ làng Calatayud ở Aragon. Những người Marranos này chạy trốn khỏi Tòa án Dị giáo để ẩn náu ở Avignon [29], les marranes ont fui l’inquisition, lúc đó là vùng đất của Giáo hoàng có chào đón người Do Thái. Giống như nhiều người đứng đầu các gia đình Do Thái chuyển sang Công giáo, cha của Đắc Lộ đã chọn đổi họ Rueda thành Rode, sau đó là de Rode và cuối cùng là de Rhodes. Rueda có nghĩa là rouelle, đĩa nhỏ màu đỏ mà người Do Thái phải đeo trên quần áo từ thế kỷ 13. Năm 1609, ở tuổi 18, Alexander xứ Rhodes đến Rome. Ngày 14 tháng 4 năm 1612, ông gia nhập Dòng Chúa Giêsu, dòng Tên. Tại đây, cố hoàn thiện kiến thức về các ngôn ngữ cổ (tiếng Latin, tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái), học tiếng Ý và nghiên cứu toán học. Ngài gia nhập Dòng Chúa Giêsu, như ngài đã nói trong các bài viết của mình, với ước muốn cống hiến hết mình cho việc hoán cải những kẻ ngoại đạo, les infidèles.
Hai tác giả, Trần Duy Nhiên Saigon Roland Jacques Canada [30]: Rhodes không phải là người Y Pha Nho (Tây Ban Nha). Hay Y Pha Nho gốc Do Thái theo một vài dị bản, ấy là truyền thuyết mà vài tác giả đề ra. Truyền thuyết này đã bị phủ nhận qua những nghiên cứu chiều sâu mà Michel Barnouin [31] thực hiện khi tra cứu các văn kiện lưu trữ của thành phố Avignon. Một trong các ông tổ của Rhodes hẳn là đến từ Aragon; riêng Alexandre de Rhodes thì lại là một người dân Avignon và dòng họ của ông theo Công Giáo từ nhiều thế hệ trước. Nước này chẳng dính dấp gì đến sự nghiệp của Rhodes. Rhodes cũng chẳng phải là một người Pháp. Ông không ra đời trên nước Pháp. Vào thời ấy, Avignon là một là một lãnh thổ của Giáo Hoàng, và vùng này chủ yếu nói thổ ngữ Provençal, dù cũng có nói tiếng Ý và tiếng Pháp. Tiếng Provençal thì khác tiếng Pháp. Rhodes viết tiếng Pháp rất kém (sic) nên rất ít khi viết, như Michel Barnouin đã cho biết.
Rhodes học tại Rôma. Ở đấy, tiếng La Tinh là ngôn ngữ chính tại học đường, và trong đời sống hàng ngày thì người ta thường dùng tiếng Ý. Khi Rhodes sang Á Châu (Goa, Macao v.v) thì trước đó ông đã gia nhập hoàn toàn vào Dòng Tên Bồ Đào Nha. Ông đã học tiếng Bồ Đào Nha, và ngôn ngữ này trở thành ngôn ngữ chính để làm việc. Những văn bản của ông hầu hết được viết bằng tiếng La tinh hay tiếng Bồ Đào Nha.
Về tên Alexandre: Thông lệ trong tiếng La Tinh, tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha – một thông lệ mà hiện nay vẫn còn thấy ở Ý và Bồ Đào Nha – ấy là dịch tên của một người ra ngôn ngữ mà mình sử dụng; cũng giống như đối với Giáo Hoàng: Benedictus, Benedetto, Benedict, Bento, Benoît, Bênêđitô … Như vậy tự nhiên và hiển nhiên là Rhodes cũng như những ai viết cho ông hay viết về ông đều thay đổi chính tả, tùy theo trường hợp: Alexandre, Alexandro, Alessandro, Alejandro hay Alexander, và theo tiếng Hán Nôm là Á-lịch-san. Trong những văn bản bằng tiếng Pháp hay tiếng Bồ, Rhodes luôn ghi là Alexandre, vì đó là dạng đúng cho hai ngôn ngữ ấy. Từ đấy, không thể rút ra được một điều gì cả về tên của ông khi thấy một bản văn mà ông ghi là Alexandro: đấy chỉ là một trong các biến thể của tên ông.
Họ của ông là Rhodes hay de Rhodes thì cũng ở trường hợp tương tự. Ví dụ, trong Wikipedia tiếng Pháp, ta đọc ở mục particule onomastique, chữ đệm trước họ: Ngược với ý nghĩ rập khuông, chữ đệm (De) không thể xem trong bất cứ trường hợp nào, như là một dấu chỉ của hàng quí tộc; trái lại, thiếu chữ ấy thì cũng không phải là phủ nhận tính chất quí tộc. Cái trò thêm vào chữ đệm de để quí tộc hóa họ của mình như cựu tổng thống Pháp Giscard d’Estaing khởi sự ở nước Pháp vào thời Đế Chế Thứ Hai Second Empire hậu bán thế kỷ XIX.
Cố Đắc Lộ mang quốc tịch Avignon, việc thành lập vùng đất giáo hoàng Avignon bắt đầu từ năm 1309, khi Clement V chọn Avignon làm toà thánh giáo hoàng của mình, tình trạng này kéo dài cho đến năm 1378. Vào thời điểm đó, thành phố là một phần của Vương quốc Arles, nằm trong nội địa của Đế chế Giáo hội La Mã. Lần đầu tiên, từ năm 1309 đến năm 1378, thời giáo hoàng của Avignon, tương ứng với thời kỳ mà giáo hoàng, vẫn được công nhận là người đứng đầu duy nhất của Giáo hội Công giáo, và triều đình của Ngài được đặt ở thành phố Avignon thay vì ở Rome. Lần thứ hai, từ năm 1378 đến năm 1418, rùng hợp với Cuộc ly giáo phương Tây vĩ đại, le Grand schisme d’Occident, nơi hai giáo hoàng đối thủ (và thậm chí là ba nếu chúng ta coi một Giáo hoàng tồn tại trong thời gian ngắn ở Pisa) tuyên bố cai trị toàn bộ Kitô giáo phương Tây, một người được phong ở Rome và người kia ở Avignon.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-16.jpg)
Bornt mà ngài cân nhắc cho lòng nhiệt thành truyền giáo của Dòng Tên là Trung Quốc, nơi ngài đã gửi Ruggieri và Ricci đến. Theo ý tưởng của Valignano, các Dòng tu khác được tự do đi đến những vùng lãnh thổ mà các tu sĩ Dòng Tên không có mặt. Thế nhưng các tu sĩ Augustinô, Dòng Đa Minh và Dòng Phanxicô cũng bị Trung Quốc và Nhật Bản mê hoặc…
Những tin tức trên đây khẳng định lý do vì sao Giáo sĩ Bồ chỉ đến Việt Nam truyền giáo ở thế kỷ 17. Trên thực tế, những tiếp xúc đầu tiên giữa Bồ Đào Nha và Việt Nam chỉ là giai thoại. Để ghi lại, Roland Jacques trích dẫn một cột đá padrâo được dựng lên vào năm 1524 trên hòn đảo đối diện với cảng Faïfô, dưới sự chứng kiến của Fernâo Mendes Pinto; nỗ lực đầu tiên rao giảng đạo Thiên Chúa vào năm 1533 mà chúng ta chỉ có một nguồn duy nhất bằng tiếng Việt, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, xin xem phần dưới, chỉ gián tiếp và muộn (sách khắc in năm 1884); và cuối cùng là nhận xét ngôn ngữ đầu tiên, rất đáng thất vọng, do Gaspar da Cruz thực hiện trong chuyến dừng chân năm 1555, và được kể lại trong Traité de la Chine, Luận thuyết về Trung Quốc của ông.
Những nỗ lực truyền giáo Bồ đầu tiên ở Việt Nam, nguồn gốc của nó đã lưu giữ dấu vết từ cuối thế kỷ 16. Là một phần trong chiến lược truyền giáo của mình, Dòng Tên tìm cách dành độc quyền truyền giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản; nhưng họ đã khuyến khích các Dòng khác chủ động hướng tới các quốc gia nhỏ. Đây là lý do cuộc thám hiểm đầu tiên của các tu sĩ dòng Phanxicô Tây Ban Nha đến Nam Kỳ vào năm 1583 và là một thất bại hoàn toàn. Năm sau diễn ra cuộc hành trình truyền giáo thứ hai; Bartolomé Ruiz, người đã tham gia chuyến đi trước, đã cố gắng ở lại một mình ở vùng Đà Nẵng (Tourane) trong gần hai năm, nhưng cũng không thành công hơn. Sau cuộc phân xử của hoàng gia bởi Philip II của Tây Ban Nha, hai tu sĩ dòng Phanxicô người Bồ Đào Nha đã tiếp quản, nhưng cũng chỉ có thể duy trì chức vụ của mình trong sáu tháng. Vào đầu thế kỷ này, đến lượt các ẩn sĩ ermites người Bồ Đào Nha Dòng Thánh Augustinô đã thực hiện hai nỗ lực thành lập cơ sở truyền giáo với thành công quả thực khiêm tốn, và sau đó bị bỏ rơi, chủ yếu vì lý do hậu cần logistiques. Biên niên sử của các tu sĩ Phanxicô và Augustinô gợi ý rằng trong dịp này, cuộc gặp gỡ trên giữa các nền văn hóa đúng hơn chỉ là một cuộc đối thoại của những người điếc với nhau. Nó chưa tạo ra những thành quả cụ thể trong bối cảnh Việt Nam. Do đó, trong lịch sử bành trướng của Bồ Đào Nha, sự thức tỉnh của mối quan tâm thực sự đối với Việt Nam là khá muộn. Yếu tố quyết định là việc Nhật Bản đóng cửa thương mại và truyền giáo trong những trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 17.
Cochinchina
Vào năm 1614, Chúa Nguyễn ở miền Nam trục xuất người miền Bắc. Gia thổ Chúa Nguyễn vì chiếm đóng một lãnh thổ nhỏ hơn và nghèo, nên kiên quyết dựa vào ngoại thương để thiết lập sự thịnh vượng; và luôn luôn vẫn là đối tác đặc quyền của người Bồ Đào Nha ở Macao, trong khu vực này trong một thời gian dài. Thuật ngữ Bồ Đào Nha Cochinchina, từ tên tiếng Mã Lai và tiếng Nhật của Việt Nam Kochi, cộng thêm China Trung Quốc để phân biệt với Cochim, thành phố Cochin ở Ấn Độ, được áp dụng cho nguồn gốc của toàn bộ miền Nam này [33]. Đại Việt đồng thời chuyên chỉ định chức chúa Nguyễn này, lãnh chúa thường được gọi là vua Nam Kỳ roi de Cochinchine trong các nguồn sử liệu hải ngoại, mặc dù các tác giả hiểu biết hơn cho rằng ông chỉ là một alevantado, một chư hầu nổi loạn, vua Lê trị vì ở miền Bắc. Về quyền cai trị phía bắc của nhà Trịnh, người Bồ Đào Nha gọi là vương quốc Tunquim Bắc Kỳ, một cách diễn đạt của người Trung Quốc, có nghĩa là thủ đô phía đông và được gọi chính xác là Thăng Long, Hà Nội hiện tại, nơi ở của vua Lê và chúa Trịnh.
Với Bài viết đặc sắc, Cochinchina với ý nghĩa là Nam Kỳ (giai đoạn 1862 – 1883) trên một bản đồ vẽ 3 kỳ của Việt Nam thời Pháp thuộc, Trần Đức Anh Sơn [34] cho biết:
Wikipedia tiếng Việt: Nguồn gốc tên gọi Cochinchine trong Pháp ngữ được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, giả thuyết phổ biến nhất trước đây, là tên gọi Cochin hay Cocin gốc từ Coci là phiên âm của chữ Giao Chỉ. Do sợ nhầm với thành phố cảng Ấn Độ Cochin, nên người phương Tây thêm hậu tố chine /china (Trung Hoa), ý nói Cochin gần Trung Hoa để phân biệt.
Trong khi đó, Wikipedia, bản tiếng Anh viết như sau: Cochinchina (Vietnamese: Nam Kỳ, Khmer: ; Campuchia Krom; French: Cochinchine) is a region encompassing the southern third of Vietnam whose principal city is Saigon or Prey Nokor in Khmer. It was a French colony from 1862 to 1954. The later state of South Vietnam was created in 1954 by combining Cochinchina with southern Annam. In Vietnamese, the region is called Nam Bộ. Historically, it was gia định (1779 – 1832), NamKỳ (1834 – 1945), Nam Bộ (1945 – 1948), Nam Phần (1948 – 1956), Nam Việt (1956 – 1975), and later Miền Nam. In French, it was called la colonie de Cochinchine. In the 17th century, Vietnam was divided between the Trịnh lords to the north and the Nguyễn lords to the south. The northern section was called Tonkin by Europeans, and the southern part called Cochinchina by most Europeans and Quinam by the Dutch. During the French colonial period, the label moved further south, and came to refer to the southernmost part of Vietnam, controlled by Cambodia in prior centuries, and lying to its southeast. Its capital was at Saigon. The two other parts of Vietnam at the time were known as Annam and Tonkin.
Cochinchina (tiếng Việt: Nam Kỳ, tiếng Khmer: Campuchia Krom; tiếng Pháp: Cochinchine) là một khu vực bao gồm một phần ba phía nam của Việt Nam với thành phố chính là Sài Gòn hoặc Prey Nokor trong tiếng Khmer. Nó là thuộc địa của Pháp từ năm 1862 đến năm 1954. Nhà nước Nam Việt Nam sau này được thành lập vào năm 1954 bằng cách kết hợp Nam Kỳ với miền Nam An Nam. Trong tiếng Việt, vùng này được gọi là Nam Bộ. Về mặt lịch sử, đó là Gia định (1779 – 1832), Nam Kỳ (1834 – 1945), Nam Bộ (1945 – 1948), Nam Phần (1948 – 1956), Nam Việt (1956 – 1975), và sau này là Miền Nam. Trong tiếng Pháp nó được gọi là la Colonie de Cochinchine. Vào thế kỷ 17, Việt Nam bị chia cắt giữa các chúa Trịnh ở phía bắc và các chúa Nguyễn ở phía nam. Phần phía bắc được người châu Âu gọi là Tonkin Bắc Kỳ, và phần phía nam được hầu hết người châu Âu gọi là Cochinchina Nam Kỳ và người Hà Lan gọi là Quinam. Trong thời kỳ thuộc địa của Pháp, nhãn hiệu này đã di chuyển xa hơn về phía nam và dùng để chỉ phần cực nam của Việt Nam, do Campuchia kiểm soát trong các thế kỷ trước và nằm ở phía đông nam của nó. Thủ đô của nó là ở Sài Gòn. Hai phần còn lại của Việt Nam vào thời điểm đó được gọi là An Nam và Bắc Kỳ.
Như vậy, theo cách hiểu phổ biến nhất thì Cochinchine/Cochinchina là tên gọi xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn, tương ứng với chữ Inner Region, để phân biệt với Đàng Ngoài thuộc quyền cai trị của vua Lê–chúa Trịnh, tương ứng với các tên Tonkin/Tonquin/Outer Region trong tài liệu phương Tây. Rồi từ năm 1862 thì Cochinchine/Cochinchina được hiểu là vùng đất Nam Kỳ thuộc Pháp, phân biệt với Annam (Trung Kỳ) và Tonkin (Bắc Kỳ). Đến năm 1883, theo Hòa ước Quý Mùi, thì Cochinchine/Cochinchina được mở rộng thêm, bao luôn cả tỉnh Bình Thuận.
Tuy nhiên, trong phần chú thích bài Đàng Trong thời chúa Nguyễn, trích dịch từ tác phẩm A Voyage to Madagascar and the East Indies của Alexis Rochon, dịch giả Nguyễn Duy Chính viết như sau: “Nguyên tác Cochinchina là tên người Âu châu gọi vùng Ðàng Trong của nước ta. Tuy nhiên trong sách vở chữ này có thể được dùng để chỉ nhiều khu vực khác nhau, có khi chỉ hạn hẹp nói về đất Nam Kỳ, có khi để chỉ một vương quốc dưới quyền cai trị của chúa Nguyễn, có khi lại chỉ cả nước Việt Nam. Theo nhiều tác giả Cochinchina có thể bắt nguồn từ nước Giao Chỉ, tên cũ của nước ta đời Hán. Ðến thế kỷ XVI, khi thương nhân người Nhật đến Hội An (Faifo) và Cửa Hàn (Ðà Nẵng) thì họ gọi người dân bản xứ là Coci. Người Bồ Ðào Nha cũng theo chân vào buôn bán, gọi người dân là Cochi hay Cochin. Ðể khỏi nhầm với đất Cochin ở Ấn Ðộ, họ thêm chữ Cina để cho biết đây là xứ Cochin ở gần Trung Hoa và thành Cochinchina.
Trong sách vở, tên này được ghi với nhiều cách khác nhau như Cochimchina, Chochimchina, Cocinchine, Caucicina, Cauchichina, Cauchj China, Cauchinchina, Coccincina, Concincina, Cauchenchina, Cachenchina, Cocamchina, Canchimchyna, Quachymchyna, Quamcymchyna, Eochijchina, … Về tiếng Việt, ngoài từ Ðàng Trong, chúng ta còn gọi là xứ Quảng, Xứ Nam, Nam Hà, Miền Nam… Những chi tiết này dựa theo Peter C. Phan, Mission and Catechesis: Alexandre de Rhodes & Inculturation in Seventeenth-Century Vietnam, New York: Orbis Books, 2005, tr. 7, chú thích 5”. Xin lưu ý chi tiết: “[Cochinchine/ Cochinchina] có khi lại chỉ cả nước Việt Nam …” trong chú thích trên của Nguyễn Duy Chính. Bởi lẽ trong rất nhiều tài liệu phương Tây vào thế kỷ 19, thì Cochinchine/Cochinchina chính là cách họ gọi tên nước ta ở thế kỷ 17-19.
Chẳng hạn, trong bài báo in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal in vào năm 1837, Giám mục Taberd đã viết: “Quần đảo Pracel hay Paracels (Hoàng Sa) là một khu vực chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát… Những người dân xứ Cochinchina gọi khu vực đó là Cồn Vàng… Vào năm 1816, nhà vua (Gia Long) đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các hòn đảo này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông.
Ngoài ra, trong hàng trăm bản đồ cổ mà Trần Đức Anh Sơn sưu tầm trong mấy năm qua, có rất nhiều bản đồ của phương Tây đã dùng chữ Cochinchine/Cochinchina để chỉ cả nước ta chứ không phải chỉ riêng xứ Đàng Trong hay Nam Kỳ. Chẳng hạn vào thế kỷ 18: Các bản đồ của H. Moll (1736), của S.van Esveldt (1745), của Bowen & Gibson (1792)… thì vịnh Bắc Bộ, thay vì ghi là Gulf of Tonkin như nhiều bản đồ đương thời và sau này, thì lại ghi là Gulf of Cochinchine hay G. van Cochinchina. Nhưng có giả thuyết tên Cochinchine Cauchechina chỉ toàn bộ nước An Nam có từ thế kỷ 16.
Trong nhiều bài viết đã in trên báo và trong các cuốn sách, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thường dịch chữ Cochinchine/Cochinchina là Giao Chỉ gần Tần. Tần ở đây là Chine, tức là Trung Quốc. Điều này chứng tỏ cụ Đầu cho rằng gốc của chữ Cochin là từ chữ Giao Chỉ, chứ không phải là từ chữ Koh-chin hay Cổ Chiên. Quan điểm này có thể đúng khi ngẫm về cách dùng chữ Gulf of Cochinchina trên các bản đồ cổ của phương Tây, bởi lẽ, chữ này có nghĩa là vịnh của nước Giao Chỉ cạnh Trung Hoa, cũng như họ đã dùng chữ Gulf of Siam để chỉ vịnh Thái Lan vậy.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-17-1024x264.jpg)
Trong sách Suma Oriental of Tome Pires ( trang 114, nguyên tác Suma Oriental que trata do Mar Roxo até aos Chins), dược sĩ người Bồ Đào Nha Tomé Pires (1465?–1524 hay 1540) lần đầu tiên đã sử dụng từ Cauchy Chyna (đọc là Cô Si Si Na) để chỉ nước Đại Việt. Cauchy là phiên âm của Giao Chỉ (交趾, Jiāozhǐ) và Chyna là Tần (秦, Qín). Sau đó, Cauchy Chyna được viết lại thành Cochinchina. Về vị trí địa lý của Cauchy Chyna, Tomé Pires viết: The kingdom is between Champa and China, vương quốc này nằm giữa Chiêm Thành và Trung Hoa.
Trần Đức Anh Sơn sau khi liệt kê 12 giả thuyết về tên Cochinchine với đầy đủ chi tiết:
Gọi theo sách địa lý cổ đại châu Âu; Người Bồ Đào Nha gọi theo người Nhật; Người Bồ Đào Nha gọi theo tên Kẻ Chợ; Người Bồ Đào Nha gọi theo tên của vùng Cochim (Ấn Độ); Người Bồ Đào Nha gọi theo người Mã Lai; Người Bồ Đào Nha gọi theo tên quận Cửu Chân của Đại Việt; Người Bồ Đào Nha gọi theo người Trung Hoa; Kochi có nghĩa là đầm lầy; Từ tuyến giao thương Á-rập – Mã Lai – Trung Hoa; Gọi theo người Tây Ban Nha và Ý; Người Pháp gọi theo người Kampuchea; Gọi theo tên cửa sông Cổ Chiên.
Ông kết luận: Việc có nhiều giả thuyết về một vấn đề chưa sáng tỏ là chuyện bình thường … Nhưng chỉ có giả thuyết nào đứng vững được qua nhiều lần kiểm chứng, đối chiếu trên nhiều khía cạnh thì mới trở thành chân lý. Như đã trình bày bên trên, đa số các giả thuyết về nguồn gốc tên gọi Cochinchine chỉ đưa ra ý kiến cá nhân cùng với lý lẽ sơ sài mang tính chất phỏng đoán chứ không có minh chứng để lập luận của mình được vững chắc … Bên cạnh đó, cũng có ý kiến được xây dựng chặt chẽ, dựa trên nhiều bằng chứng đa dạng, phong phú, được các nhà nghiên cứu chuyên sâu tán thành, nhưng vẫn chưa thuyết phục được công chúng rộng rãi. Đó là trường hợp giả thuyết 9 Aurousseau, Từ tuyến giao thương Á-rập – Mã Lai – Trung Hoa.
Vậy, trong bản viết Về tên Cochinchine năm 1924, Sur le nom de Cochinchine [article] Léonard Aurousseau, Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient Année 1924 Tome XXIV pp. 563-579, Aurousseau35 [35] nói gì? Tôi gặp gỡ Bài viết trong Bản tin của Trường Viễn Đông Pháp in năm 1924, tức cách đây đúng 100 năm, đã khá lâu, và rất phục Ông Aurousseau, Giáo chữ Hoa, gia sư cho Hoàng đế Duy Tân (précepteur de l’empereur d’Annam Duy Tan à Hué. – professeur d’archéologie et de chinois à l’Ecole française d’Extrême-Orient), khi ông phát biểu rất độc đáo rằng tự Cochinchine có từ nguyên gốc Ả Rập! Ấp ủ mãi nay mới có dịp viết về đề mục này. Và cũng để làm sáng tỏ, từ Cochinchine có hai giá trị, chứ không phải một, để chỉ Cochinchine Nam kỳ như thường hay lầm lẫn. Giá trị thứ nhất, chính là chỉ được dùng để nói về một vương quốc duy nhất, theo các sử liệu và bản đồ thế kỷ 16.
Cái tên Cochinchine, xuất hiện trong văn học địa lý châu Âu vào thời điểm mà người An Nam chưa vượt ra ngoài vùng Qui-nhơn về phía nam và nơi đồng bằng Mékhong, vẫn hoàn toàn thuộc về Campuchia. Hơn nữa, bản đồ và văn bản cho thấy rằng tên này đã được áp dụng theo thời gian cho các vùng lãnh thổ khác nhau. Cuối cùng, dường như không thể tìm thấy nguồn gốc của nó trong danh pháp địa lý Trung Quốc hoặc bản địa của Đông Dương. Trước tiên hãy xác định chính xác các khu vực được chỉ định bởi tên này vào những ngày cụ thể; sau đó nghiên cứu từ nguyên của nó có tính cách giá trị lâu đời nhất của nó.
Trước khi được sử dụng với giá trị hiện tại (tức thời đô hộ lúc đó), cái tên Cochinchine đã được người nước ngoài áp dụng cho phần trung tâm và phía nam của An Nam ngày nay, nơi nó được thành lập vào thế kỷ 16 bởi tổ tiên của triều Nguyễn và là nơi nó đã thịnh vượng. Một vương quốc khác biệt từ lâu với lãnh thổ An Nam ở phía bắc bán đảo. Cho đến ngày nay, người ta tin rằng cái tên này không có ý nghĩa cũ hơn, và do đó nó chỉ có thể có từ giữa thế kỷ 16.
Nhưng chúng ta biết rằng Nguyễn Hoàng, vị tổ tiên đầu tiên của nhà Nguyễn đến Thuận-hoá (các vùng Quảng-bình, Quảng-trị, Thừa-thiên) chỉ rời triều đình nhà Lê ở Thăng-long (Hà-Nội) trong khoảng thời gian từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 năm 1558. Do đó, điểm khởi đầu của vương quốc Nguyễn không thể là trước khi Nguyễn Hoàng đến Thuận-hoá; và cái tên Cochinchine, nếu ban đầu nó chỉ được dùng để chỉ một vương quốc duy nhất, sẽ không xuất hiện trước năm 1558. Tuy nhiên, cái tên này đã được chứng thực rõ ràng có trước thời điểm này, như đã được chứng minh bằng một số văn bản thiết yếu như nghiên cứu nhanh thu thập được và chỉ ra dưới đây để đánh dấu cơ sở cho bài trình bày.
Bản đồ này, bản gốc được lưu giữ trong thư viện của thành phố Modena, được Tiến sĩ Wilhelm Tomaschek sao chép lại trong một tác phẩm được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày Vasco da Gama phát hiện ra Cap de Bonne Espérance Mũi Hảo Vọng. Albert Cantino đặt Chinacochim, giống như một cảng biển, ở cửa một con sông chắc hẳn là sông Hồng; xa hơn về phía nam, ở đỉnh cao của Trung tâm An Nam ngày nay, Cantino chỉ ra một cảng khác tên là Champacochim.Trong hình thức đặc biệt này, Chinacochim, mà bạn chỉ cần lật qua để có được Cochimchina, cái tên Cochinchina do đó được chỉ định vào năm 1502 một điểm ở đồng bằng Bắc Bộ.
Những nhận xét trước đây có thể áp dụng cho dạng Chanacochim, được thể hiện trên bản đồ từ khoảng năm 1503, do một người Genova khác, Nicolo de Canerio tạo ra và được bảo quản trong Cục Lưu trữ Thủy văn của Bộ Hàng hải ở Paris [36]. Ít nhất ở đây, Canerio dường như đã sao chép bản đồ của người đồng hương Cantino.
Vào thời điểm này và cho đến năm 1515, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha (hoặc các nhà hàng hải nước ngoài phục vụ Bồ Đào Nha) không có hiểu biết trực tiếp về bờ biển Đông Dương.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-17-1.jpg)
Thông tin mà họ sở hữu chắc chắn đến từ các mối quan hệ hoặc hải trình Ả Rập; hoặc được các thủy thủ Hồi giáo cung cấp bằng miệng. Chính từ một trong những nguồn này mà những bản đồ của Cantino xuất hiện và được sao chép một cách vụng về.
Hình thức thông thường của Cochincina xuất hiện lần đầu tiên, và hai lần, trong một bức thư gửi từ Malacca, vào ngày 8 tháng 1 năm 1515 của Jorge de Albuquerque gửi Vua Don Manuel của Bồ Đào Nha. Mở đầu bức thư ở trang 1 34, (1. 3~4) thực chất là một câu hỏi: “… das mercadorias que vemda chynae quachymchyna, syam, llequios, —” “… hàng hóa đến từ Trung Quốc, Nam Kỳ,
Xiêm, đảo Liễu Kiều, …. »
Câu trích dẫn thứ hai ở trang 137; chúng ta nói về những thuyền nhỏ từ Trung Quốc hay quamchymchyna; … os junquos da chyna e quamchymchyna. Dưới cách viết Quachymchyna và Quamchymchyna chúng ta sẽ dễ dàng tìm được tên gọi Cochinchine.
Cần lưu ý ở đây rằng tác giả của bức thư, khi trích dẫn tên này trong số các quốc gia như Pegu, Trung Quốc, Xiêm, v.v., chắc chắn có ý định chỉ định một vương quốc cụ thể. Đây chắc chắn là vương quốc An Nam, khi đó được đặt dưới quyền cai trị của nhà Lê, có thủ đô tại Trung đô phủ (Hà-nội) và kéo dài khoảng từ Lạng-sơn đến Qui-nhơn 諒山/ 歸仁 Liàng shān/Guī rén.
Tháng 8 năm 1516 Fernâo Perez tiến vào Vịnh Concam china tức là Vịnh Bắc Bộ, Golfe du Tonkin.
Duarte Coelho, người lần đầu tiên đến bờ biển Trường Sơn, từ năm 1516 đến năm 1518, đã được Jorge de Albuquerque cử đến miền đông Đông Dương vào năm 1523 để thu thập thông tin chi tiết về đất nước có tên là Cochinchine và Vịnh cùng tên. Trên thực tế, một bức thư của Jorge d’Albuquerque gửi Vua Bồ Đào Nha, ngày 1 tháng 1 năm 1524, viết: Đến Perduca Raja vào cuối tháng 4 năm 1523 với bốn mươi chiếc thuyền, khi đang rút lui ở sông Muar gần như vào ban đêm, người ta nhìn thấy Duarte Coelho, đang ở trên một trong những con tàu của mình để khám phá vịnh crique de Cochinchine theo lệnh của El. Rey D. Manuel, nơi được biết đến là có nhiều hàng hóa phong phú. Vùng đất nào mà người Chijs gọi là Reyno de Cacho, và người Xiêm, và người Mã Lai gọi là Cochinchina, không giống như Cochij của Malabar [37]…
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-18.jpg)
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự đề cập này, vào năm 1523-1524, về đất nước và Vịnh Canchimchyna (Cochinchina) cũng áp dụng cho vương quốc An Nam thời đó và đặc biệt hơn, là cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Trên bản đồ Diego Ribero thành lập năm 1529, tên Cauchechina được đặt để chỉ các vùng Bắc Kỳ và Anam của bán đảo và do đó chỉ định toàn bộ đất nước An Nam từ đầu thế kỷ 16.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-1-1.jpg)
Vô số chỉ dẫn đề cập đến những năm sau này, trong đó Aurousseau chỉ giới hạn, nêu bật những năm chính: 1535, 1543, 1549, 1550, 1572, 1588, 1597, 1598, 1599, 1603, 1604, 1606, 1613, tất cả đều chứng thực rằng từ Cochinchine — dưới các cách viết khác nhau: Cochinchina, Cauchenchina, Cauchijchina, Cauchchina, Cachenchina, Cauchimchina, Cauchichina, Coccincina, v.v., — trong mọi trường hợp đều chỉ định toàn bộ vương quốc An Nam.
Để có một sử liệu, theo Aurousseau, xin ghi dưới đây chi tiết tài liệu của những năm đó:
- 1535, (2) 1543, (3) 1549, (4) 1550, (5) 1572, (6) 1588, (7) 1597, (8) 1598, (9) 1599,
- 1603, (11) 1604, (12) 1606, (13) 1613
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-2-1.jpg)
1) Hobson Jobson…, par Yule et Burnell, 2« éd. (Londres, 1903) s. v. Cochin-china, extrait de Ramusio, Sommario de Regni
2) Fernand Mendez Pinto (1509-1583 ; voyage de 1537 à 1558), Les Voyages advan-tureux…, p- 140: « er.se de Cachenchina » ; p. 145: « Cauchenchina »; p. 151 : « Roy de Cauchenchina » ; p. 485, p. 993 : « anse de Cauchenchine », etc. Tout en retenant la nomenclature géographique contenue dans les récits de Pinto, il ne faut pas accepter de confiance les renseignements, assez souvent fantaisistes, qu’il donne sur la situation, l’histoire ou la géographie des pays cités. Il n’est pas rare de pouvoir prendre Pinto en flagrant délit d’erreur ou même de mensonge. Trong khi vẫn giữ lại danh pháp địa lý có trong các câu chuyện của Pinto, chúng ta không được chấp nhận một cách tự tin thông tin, thường là huyền ảo, mà ông đưa ra về tình hình, lịch sử hoặc địa lý của các quốc gia được trích dẫn. Không hiếm khi quả nhiên bắt gặp Pinto lầm lỗi, thậm chí là nói dối.
3) Lettres de Saint François Xavier. Cf. Péri, BEFEO, XXIII, 5, note 2 ; infra, p. 570, note 2.
4) Cf a) Barros, Da Asia… ; cf. supra, p. 565, note 3 ; b) voir une carte portugaise de 1550 publiée par Tomaschek dans Die topographischen Capitel des indischen Seespiegels Mohit (table XXIX: A Costa da China), où l’on voit le Tonkin désigné par le nom de Cauchimchina, alors que le Golfe du-Tonkin est appelé enseada de Cauchy ou Qochim – nơi chúng ta thấy Bắc Kỳ được gọi bằng tên Cauchimchina, trong khi Vịnh Tonkin Bắc Bộ được gọi là enseada de Cauchy hoặc Qochim.
5) La mention de 1572 (cf. Hobson Jobson, loc. cit.) là điều mà chúng ta tìm thấy trong hai câu thơ của Camoens (Les Lusiades, X, 129) : Ves, Cauchichina esta de oscura fama E de Ainâo vê a incognita enseada. Voyez la Cochinchine encore d’obscure renommée Et ce golfe inconnu de Hai-nan. Hãy nhìn Nam Kỳ tiếng tăm vẫn còn mờ mịt Và vịnh Hải Nam vẫn còn vô danh.
6) Carta de Fray Fran. Manrique dando cuenta de su viage a la China y dice que pase рог los reinos de Cochinchina, Siam, Camboja, Champa, que son faciles de con- quistar. — Macao, 1 marzo 1588. [Archivo de Indias. — 68-1-37]. — Cf. A. Cabaton, Quelques documents espagnols et portugais sur l’Indochine aux XVIe et XVIIe siècles, Journal asiatique, sept.-oct. 1908, p. 285 – Một số tài liệu của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha về Đông Dương thế kỷ 16, 17, Tạp chí Châu Á
7) Relaciones importantes de los reynos de Camboja Sian Champa y Cochinchina. — Manila, 1597 [Archivo de Indias — 67-6-18]. — Cf. Ibid. p. 288-
8) LINSCHOTEN, chap. 22 ; cf. Hobson Jobson, p. 226.
9) Carte de Linschoten de 1599, (reproduite dans le Periplus de Nordenskiôld). Le royaume annamite y est désigné sous le nom de Cauchinchina, la capitale (Hà-nôi) sous celui de Cochinchina et le Golfe du Tonkin y est appelé enseada de Canchinchina. Vương quốc An Nam được gọi là Cauchinchina, thủ đô (Hà-nôi) thuộc Cochinchina và Vịnh Bắc Bộ được gọi là enseada de Canchinchina.Voir, déjà en 1595, la carte des Van Langren (Fournereau, Le Siam ancien, I, pl. vi).
10) Carta de D. Luis Pérez Dasmariňas acompanando unos apuntamientos con noticias muy detalladas de China, Camboja, Cochinchina, Maluco, etc., (S. 1.) 15 y 30 junio de 1603 [Archivo de Indias, documento num. 62 del indice 70 — 67-6-19]. Cf. A. Cabaton, loc. cit , p. 290.
11) «… de la parte que mira a China y lapon, que estan al Oriente, esta el Reyno de Ior, y los Reynos de Pan, Pathania, Camboxa, Champa, Sinoa, Cachan y Tunquin, y estos très ultimos, Generica, y comunmente se Daman Cochinchina… ». Cf. G roga de saň antonio, Brève y verdadera relacion de los successes del regno de Cam- boxa, Valladolid, 1604 ; édition Cabaton (Paris, 1914), p- 4-5 et 93- Cochinchine désigne ici le Tonkin, plus le Thuận-hoá et le Quảng-nam de l’époque, c’est-à-dire nettement l’ensemble du royaume des Lê au début du XVIIe siècle. Notons-le en passant, Quiroga de San-Antonio paraît être le premier auteur européen qui ait enregistré le nom de Tonkin. Cochinchine ở đây gọi là Tonkin, cộng với Thuận-hoá và Quảng Nam thời đó, nghĩa là nói rõ ràng toàn bộ vương quốc nhà Lê vào đầu thế kỷ 17. Nhân tiện xin lưu ý rằng Quiroga de San-Antonio có thể là tác giả châu Âu đầu tiên ghi lại tên Tonkin.
12) « Nel regno di Coccincina, che… è aile volte chiamato dal nome di Anan, vi sono quattor dici Provincie piccole… ». Cf. Viaggi di Carletti, II. 138, apud Hobson Jobson, loc. cit.
13) Cf. G0DINH0 de Eredia, Declaraçam de Malaca e India meridional com 0 Cathay (“édition Janssen, Bruxelles, 1882) p. 66, В : « Сое sim ou Cochim China » BEFEO, XXIII, 6, note.— Cf. aussi carte de Mercator in Fournereau, Le Siam ancien, I, pl. VIII).
Phải đợi đến năm 1618 mới thấy cái tên Cochinchine có giá trị thứ hai, tức là áp dụng một cách tuyệt đối rõ ràng cho công quốc đặc thù của nhà Nguyễn đàng trong. Từ này xuất hiện lần đầu tiên với ý nghĩa này trong Relatione délia nuova Missione delli P.P. di Giesu al regno délia Cocincina, bởi Christophore Borri, tu sĩ Dòng Tên người Milano. Trên thực tế, xin lưu ý, trong mối quan hệ này, trong đoạn văn sao chép bên dưới [38], theo sau là bản dịch của nó:
….“Cochinchine, do người Bồ Đào Nha đặt tên, được gọi theo ngôn ngữ của người bản địa Anam, một từ có nghĩa là phần phía Tây, vương quốc này thực chất nằm ở phía Tây so với Trung Quốc; Cũng chính vì lý do đó mà người Nhật trong ngôn ngữ của họ đặt cho nó tên Coci, có cùng ý nghĩa với Anam trong tiếng Cochinchinois.
“Nhưng người Bồ Đào Nha qua người Nhật giới thiệu đã vào Anam để buôn bán ở đó, từ cùng một từ tiếng Nhật này, Coci và từ khác này, Cina, đã tạo thành một cái tên thứ ba, Cocincina, gán nó cho vương quốc này, như thể họ đã nói Cocin của Trung Quốc, để phân biệt rõ hơn với Cocin, thành phố Ấn Độ, nơi được người Bồ Đào Nha thường xuyên lui tới.
“Và nếu cụm từ Cochinchine được tìm thấy, trên các bản đồ thế giới, thường được ghi dưới tên Caucincina, hay Cauchina, hoặc một tên tương tự khác, thì điều này không có gì khác hơn, ngoài việc làm sai lệch tên riêng, hoặc thực tế là các tác giả của các bản đồ nói trên muốn gợi rằng vương quốc này nằm ở lối đi vào Trung Quốc.
“Ở phía nam, vương quốc này giáp với Chiampa (Campa), ở độ cao 11 độ, tính từ cực Bắc Cực; về phía Bắc, nhưng một chút về phía Đông, ở Tunchim (Bắc Kỳ); phía đông có biển Trung Hoa (il mare cinico); hướng Tây, hướng Tây Bắc là vương quốc người Lai (Lào). Về mức độ lớn nhỏ, ở đây tôi chỉ nói đến Cochinchine, một phần của vương quốc Tonkin.
“Nam Kỳ được chia thành năm tỉnh; thứ nhất, giáp ranh với Tonkin và là nơi vua cư trú, gọi là Sinuuà (1): thứ hai là Cacciam (2), nơi cư trú với tư cách là Thống đốc, Hoàng tử, con trai của Nhà vua; thứ ba tên là Quamguya (3); Quignin thứ tư (4), mà người Bồ Đào Nha gọi là Pullucambi (5); cái thứ năm chạm vào Campa được gọi là Renran”.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-19.jpg)
(1)Sinuuà = Thuận-hoá 順化 Shùnhuà, vùng bao gồm các tỉnh Quảng-bình, Quảng-trị và Thừa Thiên ngày nay. (2) Cacciam = Kẻ-chàm, lãnh thổ tương ứng với tỉnh Quảng Nam hiện nay. (3) Quamguya = Quảng-ngãi (nghĩa) 廣義 guǎngyì, khu vực bầu cử được thành lập năm l602. (4) Quignin = Qui-nhơn 歸仁 Guīrén; ngày thành lập, 1602. (5) Pullucambi, được đặt theo tên đảo Poulo Gambir, nằm giữa Qui-nhơn và Sông-cầu. (6) Renran chỉ định phủ Phú-yên, được thành lập vào năm 1650 và giáp mũi Varella ở phía nam. (Xem lại năm 1650, bản đồ của Cha de Rhodes, trong Histoire du royaume de Tunquin Lịch sử vương quốc Tunquin, Lyon, 1651, đối diện trang 1). Cách viết Sinuuà, Quamguya hay Quignin, dùng ở đây là theo phương pháp ngữ âm EFEO.
Nếu không kể đến những sai sót, đoạn văn trên này từ lời kể của Borri rất đáng để ý và cho thấy chính xác rằng, đối với tác giả và những người cùng thời với ông, vương quốc An Nam của nhà Lê, vào khoảng giữa quý đầu tiên của thế kỷ 17, được chia thành hai phần: a ) Tonkin (Tunchim), rồi giữa biên giới Trung Quốc ở phía bắc và sông Linh Giang ở phía nam [39]; b) Cochinchine (Cocincina, Caucincina, Cauchina), tức là công quốc Chúa Nguyễn kéo dài từ sông Linh Giang ở phía bắc đến mũi Varella ở phía nam. Bản đồ Cố de
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-20.jpg)
Rhodes trong Histoire du royaume de Tunquin.
Như vậy đã được chứng thực trong lời kể của tu sĩ Dòng Tên Milanese Borri, được viết từ năm 1618 đến 1630 và xuất bản năm 1631, việc sử dụng tên Cochinchine lần đầu tiên chỉ giới hạn ở một phần duy nhất của vương quốc An Nam, trong trường hợp này là từ Đồng-hới đến Mũi Varella. Cha Borri dường như không biết rằng cái tên này cho đến lúc đó vẫn được dùng để chỉ toàn bộ đất nước An Nam; trên thực tế, ông không nói gì về điều đó và dường như ngược lại tin rằng tên chung mà người nước ngoài đặt cho vương quốc Lê, trước khi nhà Nguyễn độc lập, là Tonkin.
Nhưng điểm khởi đầu cho việc sử dụng cái tên Cochinchine vốn đã cũ với giá trị mới này là gì? Theo Cha de Rhodes [40], người đã đến Nam Kỳ vào tháng 12 năm 1624, khi nhà truyền giáo Dòng Tên đầu tiên vào nước này là người Neapolitan Busomi đã đến Tourane vào ngày 18, tháng Giêng năm 1615. Ba năm sau Busomi, Cha Borri đến. Mặt khác, chưa có tu sĩ Dòng Tên nào ở Bắc Kỳ, nơi truyền giáo chỉ được mở vào năm 1626. Do đó, các nhà truyền giáo của vùng Trung An Nam là những người đầu tiên cảm thấy cần phải chỉ định đất nước bằng một cái tên cụ thể mà họ đang dự định truyền giáo, với đời sống chính trị của riêng mình dưới quyền lực của Chúa Nguyễn. Họ biết tên Tonkin và Cochinchine từ những mối quan hệ trước đây. Phần đầu tiên Tonkin được xác định rõ ràng là phần phía bắc của vương quốc Lê; từ thứ hai Cochinchine có ý nghĩa tổng quát hơn. Theo Aurousseau, hoặc giả các nhà truyền giáo đã phạm sai lầm theo nghĩa này hay họ đã quyết định chỉ áp dụng cái tên Cochinchine cho phần phía nam của vương quốc An Nam? Thật khó để lựa chọn giữa hai giải pháp này.
Dù thế nào đi nữa, chắc chắn rằng chính những người sáng lập các cơ quan truyền giáo Kitô giáo đầu tiên ở đất nước An Nam, khi đến công quốc Nguyễn vào năm 1615, đã lần đầu tiên sử dụng cái tên Cochinchina để chỉ riêng công quốc này. Do đó, chúng ta có thể nói rằng theo nghĩa đặc biệt này, cái tên này không sớm hơn ngày 18 tháng 1 năm 1615.
Giá trị thứ 2 mới này của tên Cochinchine mượn từ các báo cáo của các nhà truyền giáo, được xem là một thẩm quyền lớn, cho nên không cần thiết phải duy trì cái tên này theo nghĩa cổ xưa nhất của nó: các nhà truyền giáo, như chúng ta đã thấy, đã không giải quyết điều đó mười năm sau, trong phần phía bắc của vương quốc An Nam, một vùng mà họ tiếp tục chỉ định dưới cái tên Tonkin.
Thật vậy, việc đề cập đến cái tên Cochinchine có thể được tìm thấy sau năm 1618, cho thấy khá rõ ràng rằng cái tên này vẫn giữ được giá trị thứ hai (trong khi nó chỉ toàn bộ phần phía nam của vương quốc An Nam từ vùng Đồng hới trong suốt thế kỷ 17-18 và một phần của thế kỷ 19, những dữ liệu quan trọng nhất trong số này được đề cập: những điều do Cha de Rhodes viết vào năm 1624 và 1627; chúng ta tìm thấy trên các bản đồ năm 1640 (1), 1650 (2), 1666 (3) ; cuối cùng là các năm 1666 (4), 1705 (5), 1721 (6), 1749 (7), 1751 (); 8), 1782-87 (9), 1785 (10), 1792-1805 (11), 1807(12), 1817-1818 (13),
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-21-1024x107.jpg)
Cố Đắc Lộ viết trong sách Những hành trình khác nhau biên tập đã trích dẫn, tr. 60: Chưa đầy năm mươi năm kể từ khi Cochinchine là một vương quốc tách khỏi Tunquin, trong đó bảy trăm năm nó đã là một tỉnh. Trang 79: Tôi không biết làm thế nào mà vương quốc xinh đẹp này [Tunquin] lại hoàn toàn không được biết đến đến nỗi các nhà địa lý châu Âu của chúng tôi thậm chí còn không biết tên của nó, và hầu như không nói gì về nó trong tất cả các bản đồ của họ, nơi họ đặt tất cả các quốc gia của thế giới: họ nhầm lẫn Tunquin với Cochinchine.”
Trong sách Lịch sử vương quốc Tunquin, Histoire du royaume de Tunquin…, éd. française du Père Albi, Lyon, 1651, p. 2-3, 1651: An Nam… là tên gọi ngày nay chung của các vương quốc Tunquin và Cocinchina, hợp thành một quốc gia. . . và người trước đây chỉ xem An Nam là một vương quốc duy nhất, mặc dù từ đó nó bị chia thành hai, điều mà sau này tôi sẽ suy luận tiếp. Và để nói thêm ở đây đôi điều về cái tên đã được đặt cho Vương quốc Cocinchina, ngày nay tách biệt với tên Tunquin: bạn nên biết rằng tên thủ đô của toàn bộ Vương quốc Annan, là Che ce; và các Thương gia Nhật Bản buôn bán ở Thành phố này, đã làm sai hỏng tên của nó, khi gọi nó là Coci.
Chuyện xảy ra là người Bồ Đào Nha tiếp xúc với họ, để phân biệt Coci này với Cocin ở miền Đông Ấn Độ, không xa Goa, đã đặt tên Cocinchina, như thể họ muốn nói, Cocin này gần Trung Quốc. Và cái tên này không quá mới, đất nước từng được gọi với tên đó trong một thế kỷ qua. Như chúng ta biết từ các thư tín của Thánh Phanxicô Xavier, nơi đây ngài mô tả một cơn bão dữ dội mà ngài phải chịu gần bãi biển của đất nước này, với hành trình của ngài từ Nhật bản. Giống như Vương quốc mà ngày nay chúng ta gọi là Tunquin. Vào thời điểm đó, được hiểu là không có sự phân biệt làm hai dưới tên này. Chúng ta không nên ngạc nhiên nếu trong một số bản đồ địa lý, ngay cả bản đồ gần đây nhất, cho thấy Vương quốc Tunquin với tên này, nằm trong phạm vi bao quanh của Vương quốc Cocinchina, hoặc bắt nguồn từ tên Dauchinchine. Tuy nhiên, vì quốc gia này đã bị chia hai trong nhiều năm, nên ở đây chúng tôi sẽ chỉ nói về Vương quốc Tunquin, tách biệt khỏi Vương quốc Cocinchina. Mặc dù diễn ngôn sẽ dẫn chúng ta đến chỗ nói có một điều chung cho cả hai, việc này sẽ được thực hiện dưới tên Vương quốc Annan, vốn vẫn còn phổ biến đối với hai miền. Và đó là cái tên.
Câu trích dẫn này nên được so sánh một phần với câu trích dẫn của Borri (supra, p. 567-569). “E dunque il Regno di Tunquim, cosi detto da vna Città del medesimo nome, che è Questa do resiede il Rè. E posto a Tramontana, dalla cui parte confina colla Cina; da Mezzogiorno con la Cocinci a, da Poneate con gli Lai, e dal Leuante col Mare Cinese. » Vậy vương quốc Tunquim được đặt tên như vậy từ một thành phố cùng tên, nơi vua Lê cư trú. Về phía Bắc nó giáp Trung Quốc, về phía Nam với Cochinchine, phía Đông với Lai, phía Tây với Biển Trung Hoa – » Baldinotti, Relatione del viaggio di Tunquim. . . . (1626), trong BEFEO, III, 73, 77.
Các bản đồ nêu trên, viết theo Aurousseau, có những chi tiết dưới đây, tuy không ghi rõ những năm của các tài liệu này.
1) Cf. Carte hollandaise (de circa 1640) conservée aux. Archives de La Haye. Bản đồ Hà Lan (khoảng năm 1640) được lưu giữ ở Văn khố The Hague và nhắc từ Bắc vào Nam: “Encenada de Couchinchina” [dấu vết của giá trị đầu tiên của tên Nam Kỳ]; rồi “Toncquin”, “Qui nam” [đối diện với Tourane và là tên nước; về tên này, cf. BEFEO, XXIII, 61 và n. 2] ; “Couchinchina” [phía nam Quinam và đến Mũi Varella]; cuối cùng là “Tsiompa” [phía nam Varella].
2) Bản đồ của Cha de Rhodes, trong Histoire du royaume de Tunquin Lịch sử vương quốc Tunquin (đối diện trang 1), trong đó Tonkin đi từ biên giới Trung Hoa đến Bố-chính và Cochincina, từ Bố-chính đến Mũi Varella. Bố-chính, cf. BEFEO, XX, iv, iii.
3) Bản đồ của Cha Goos (trong Fournereau, Ancient Siam, I, pi. x) nơi quốc gia An Nam gọi là Gan-nan (Annam) bao gồm Tungking ở phía Bắc và Couchinchina ở phía Nam cho đến biên giới Campuchia (Campuchia ) vào thời điểm đó.
4) Relation nouvelle et curieuse des royaumes de Tunquin et de Lao. . . Mối quan hệ mới và tò mò giữa vương quốc Tunquin và Lào. . . được dịch từ tiếng Ý của Cha Mariny, Paris, 1666, tr. 2: “Vương quốc Tunquin. được đề cập, đã nhận được nhiều tên gọi khác nhau bởi các Dân tộc. Phổ biến và bình thường nhất là An nam, nghĩa là, Phần còn lại của miền Nam; Tum Kinh Đông Triều; Cao Ci [41]; người có ngoại hình chân trẹo hướng vào nhau; Những biệt danh do người Trung Quốc đặt cho họ khi họ bắt họ làm tù binh sang Trung Quốc, sau khi nhận thấy khuyết điểm này ở hầu hết những người ở đất nước này, và nó đã được lưu giữ ở đó cho đến nay ở một số gia đình. Đó cũng là tên một phần của chính Chế độ quân chủ Trung Hoa, mà chúng tôi gọi là Cochinchine, và bây giờ được gọi là một Vương quốc riêng biệt; và ngay cả những Nhà vũ trụ học lâu đời nhất, do thiếu hiểu biết về đất nước này, đã thể hiện cho chúng ta biết một cách thờ ơ trong Hải đồ của họ về vùng đất rộng lớn mà kéo dài giữa Trung Quốc và Ciampà, dưới cái tên duy nhất là Cao Ci.
(5) Carte des Indes et de la Chine. . . par Guillaume de L’isle, de l’Académie royale des sciences, à Paris, chez l’auteur sur le quai de l’Horloge, 1705. (Bibliothèque de l’EFEO, B, O, 2). De même que dans la carte hollandaise de 1640 (voir supra, note 1), le golfe du Tonkin y est encore appelé « golfe de Cochinchine ».
Carte des Indes et de la Chine Bản đồ của Ấn Độ và Trung Quốc. . . của Guillaume de L’isle, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia, ở Paris, tại nhà tác giả ở Quai de l’Horloge, 1705. (Thư viện EFEO, B, O, 2). Như trong bản đồ Hà Lan năm 1640 (xem chú thích 1 ở trên), Vịnh Tonkin vẫn được gọi là “Vịnh Cochinchine”.
6) Les Indes Orientales Đông Ấn, bản đồ của N. de Fer, Paris, 1721 (Thư viện EFEO, B,O, 3), trong đó thể hiện sự phân chia tương tự như trên bản đồ Guillaume de l’isle, nhưng nơi có Vịnh Tonkin được mệnh danh là “Vịnh Tunquin và Cochinchine”.
(7) Cf. Voyage de Pierre Poivre en Cochinchine (in Revue de l’Extrême-Orient, III, 1887, p. 81-121 ; 364-510).
8) Carte de Robert de Vaugondy (in Fournereau, Le. Siam ancien. I, pi. xivï.
9) Cf. Revue indochinoise, juin 1910, p. 503-539 ; juillet 1910, p. 43-54. Cf. le traité du 28 novembre 1 787.
(10) Regni ď Aracan del Pegu di Siam di Camboge e di Laos, Venezia, 1785, presso Antonio Zatta e figli.
(11) Cf. John Barrow, A voyage to Cochinchina in the years /792 and t]<)J, London, 1806, p. 244, 245 et passim.
(12) Cf. La В ssachère, Relation sur le Tonkin et la Cochinchine Quan hệ Tonkin và Cochinchine (1807), publiée par Ch. B. Maybon, Paris, 1920, passim.
(13) Cf- La Mission de la Cybèle en Extrême-Orient (1817-1818). Journal de voyage du capitaine A. de Kergariou, publié et annoté par Pierre de Joinville, Paris, 1914, passim.
Chúng ta thấy rằng cái tên Cochinchine vẫn giữ được giá trị thứ hai trong suốt thời kỳ từ năm 1615 đến năm 1882 với sắc thái thay đổi liên tục mà đất nước ngày ngày càng mở rộng về phía Nam với thời gian.
Ở thời điểm ấy đất nước đã được thống nhất. Nhà Nguyễn chiến thắng đã tập hợp đất An Nam vào buổi bình minh của thế kỷ 19. Hơn nữa, cái tên An Nam được người châu Âu sử dụng từ thế kỷ 17 để chỉ toàn bộ vương quốc (bao gồm Tonkin Bắc Kỳ ở phía bắc, Cochinchine Nam Kỳ ở phía nam), vẫn giữ nguyên ý nghĩa này cho đến năm 1882. Cần phải nói thêm rằng một yếu tố mới, sự chiếm đóng của Pháp, xuất hiện vào năm 1861 đã gây ra một số rắc rối cho danh pháp địa lý của đất nước.
Kể từ ngày này, nghĩa vụ phân biệt các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng với những vùng không bị chiếm đóng, có nghĩa là vùng lãnh thổ đầu tiên được gọi là Basse Cochinchine Nam Kỳ Hạ hoặc Cochinine française Nam Kỳ thuộc Pháp và các vùng còn lại, tùy theo tình hình của chúng, giữ nguyên tên Cochinchine hay Tonkin, Nam Kỳ hoặc Bắc Kỳ.
Cuối cùng, vào năm 1883, danh pháp có xu hướng trở nên cố định. Năm 1887 việc cố định này đã được thực hiện [42]. Tonkin Bắc Kỳ vẫn giữ nguyên tên gọi của mình; Cochinchine Nam Kỳ vào thời điểm đó đã mất tên và nhận được cái tên đặc biệt An Nam, mặt khác không còn gọi tuyệt đối tất cả nước là quốc gia An Nam. Cuối cùng, Hạ Nam Kỳ hay Nam Kỳ thuộc Pháp được gọi bằng tên riêng là Cochinchine . Và do đó chúng ta đi đến giá trị thứ ba mà cái tên Cochinchine đã được giữ cho đến ngày Pháp đô hộ.
Tóm lại, dưới nhiều hình thức ngữ âm khác nhau, cái tên Cochinchine, trong suốt lịch sử, đã có ba giá trị riêng biệt trong văn học địa lý châu Âu:
a) Từ 1502 đến 1615: Cochinchine chỉ định toàn bộ vương quốc An Nam, giữa biên giới Trung Hoa ở phía Bắc và biên giới Campa ở phía Nam
b)Từ 1615 đến 1882: Cochinchine là tên một phần đất nước An Nam, lúc bấy giờ nằm ở phía nam Tokin, và nằm giữa vùng Đồng Hới ở phía Bắc và biên giới phía Nam Trường Sơn (biên giới này bị thay đổi ngày càng nhiều về phía Nam khi thực hiện Nam tiến).
c)Từ 1883-1887 trở đi: Cochinchine là thuộc địa của Pháp ở phía Nam bán đảo; phần trung tâm của đất nước An Nam lúc trước, nằm giữa Cochinchine ở phía Nam và Tonkin ở phía Bắc được gọi là An Nam
Trên đây là ba giá trị của từ Cochinchine. Điểm chính của đề mục ở đây, như đã trình bày, là hỏi tên Cochinchine có từ đâu và khi nào?
(còn nữa)
Bất tiếu Nguyễn Quốc Bảo
—————-
Chú thích:
[28] Alain Guillemin, « Alexandre de Rhodes a-t-il inventé le quốc ngữ ? », http://moussons.revues.org/2921.
[29] Guillemin: Tổ tiên của Đắc Lộ là người Marranes, người Do Thái Tây Ban Nha đã cải đạo sang Ky Tô giáo nhưng vẫn tiếp tục thực hành tôn giáo của họ một cách bí mật. Họ đã trốn khỏi Tòa án dị giáo (dico) vào thế kỷ 15 để ẩn náu ở Avignon, lúc đó thuộc quyền cai trị của Giáo hoàng, không giống như nhiều vị vua châu Âu, người rất nhân từ độ lượng đối với người Do Thái.
Guillemin chép: hầu hết các nhà khảo cứu Việt Nam dường như bỏ qua tiểu sử chi tiết nhất về Alexandre de Rhodes của Daniel Bordreuil, một mục sư Tin Lành và một học giả về Việt Nam. Có lẽ vì luận văn thạc sĩ thần học của ông chỉ là nghiên cứu tiểu sử sơ đồ, étude biographique schématique sur le R. P Alexandre de Rhodes, s. j, (1591-1660) Tông đồ của Đế quốc An Nam thế kỷ 17 (với ba bản đồ), Khoa Thần học Tin lành Aix-en-Provence, 1954; đã không được xuất bản thành tác phẩm..
[30] Phản hồi bài viết GS Phạm văn Hường: Đi tìmnguồn gốc chữ Quốc ngữ. http://ttntt.free.fr/archive/duynhienTran.html
[31] Barnouin – La parenté vauclusienne d’Alexandre de Rhodes (1593-1660), trong Mémoires de l’Académie de Vaucluse (Avignon), Số 8, tháng 4, 1995: Về giả thuyết cho Cố có nguồn gốc Do Thái , theo Cha Michel Barnouin, tu hội Xuân Bích thì không chắc chắn.
[32] Alain Guillemin Alexandre de Rhodes a-t-il inventé le quốc ngữ ? Sáu bức chân dung của Cha de Rhodes đã được bảo tồn, một ở Dòng Tên Florennes, ở Bỉ; một ở Chủng viện MEP; một bản sao ở Marseille, ở một địa điểm không xác định, một ở Bảo tàng Calvet ở Avignon; một bản sao tại Bảo tàng Khải Định ở Huế. Những bức chân dung này cho thấy một số khác biệt. Mặt khác, tất cả có một điểm chung theo Cha Cadière, người “[…] tin rằng chúng ta không có những nét thực sự của Cha de Rhodes […] nhưng một hình ảnh để đi qua khắp nơi, image passe partout, hiển thị mà không cần quan tâm đến tính chính xác của cá nhân, ý tưởng nói chung về nhà truyền giáo Thiên chúa giáo ở Viễn Đông, như Rhodes được hình thành vào thế kỷ 17 (Cadière 1938: 45).
[33] Xin xem phần dưới nguồn gốc thuật ngữ Cochinchina.
[34] NÓI THÊM VỀ TÊN GỌI COCHINCHINE/COCHINCHINA. Đăng 05/03/2016 bởi Trần Đức Anh Sơn
[35] Léonard Eugène Aurousseau, sinh ngày 12 tháng 7 năm 1888 tại Cannes và mất ngày 24 tháng 1 năm 1929 tại Yerres, là một nhà Đông phương học, nhà Hán học, giáo viên, nhà sử học và nhà khảo cổ học người Pháp. Ông là thành viên của Trường Viễn Đông Pháp (EFEO) từ năm 1911 đến năm 1926 và sau đó là giám đốc của trường này từ năm 1926 đến năm 19291. Léonard Aurousseau tốt nghiệp Trường Ngôn ngữ Phương Đông, bằng tiếng Trung Quốc, và trường École Pratique des Hautes Études (EPHE). Ông đến Đông Dương lần đầu tiên vào năm 1909, với tư cách là một người lính thuộc trung đoàn bộ binh của thuộc địa thứ 10, ông được phép làm việc cùng lúc tại EFEO. Mùa hè năm 1913, Léonard Aurousseau được Toàn quyền Albert Sarrault triệu về tạm thời đảm nhận vai trò gia sư cho Hoàng đế Duy Tân (1899-1945), trị vì từ năm 1907 đến 1916. Do đó, ông đã nắm lấy cơ hội ở lại Huế, thủ đô của An Nam vào thời điểm này, để đào sâu kiến thức và nâng cao công việc nghiên cứu về lịch sử Việt Nam.
[36] 1515, Janeiro 8. — Malaca. Carto do capitâo de Malaca, Jorge de Albuquerque, para el-rei D- Manuel, sobre os seus actos no desempenho desse cargo; p. 133-139 de Cartas de Affonso de Albuquerque, seguidas de documentes que as elucidam, publicadas de ordem da classe de sciencias moraes, politicas et bellas-lettras da Academia real das sciencias de Lisboa e sob a direcçào de Raymundo Antonio de Bulhâo Pato, III,Lisboa, MDCccciii (Collecçao de monumentos ineditos para a historia das conquistas dos Portugueses em Africa, Asia e America, Tomo XIII, ia Série, Historia da Asia).
[37] Vindo este Perduca Raja no fim de Abril de quinhentos e vinte e très com estas quarenta lancharas, em se recolhendo pera dentro do rio de Muar quasi sobre a noite, houve vista délies Duarte Coelho, 0 quai hia em hum navio seu descubrir a enseada de Cochinchina per mandado d’El Rey D. Manuel, porter sabido ser aquella enseada cousa de que sahiam mercadorias ricas. A quai terra os Chijs chamam Reyno de Cacho, e os Siames, e Malayos Cochinchina, á differença do Cochij do Malabar….
Xem Barros, Đà Á… (Lisboa, 1777) III, ii. trang 290-291- Về Duarte Coelho, xem thêm Les Voyages avantureux de Fernand Mendez Pinto…. được dịch từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Pháp bởi Bernard Figuier, Paris, 1645, Trang 993 trong đó ngày tháng năm 1518 được liên kết (năm 1555) với ký ức về chuyến đi của Duarte Coelho ở “Vịnh Cauchenchine”.
[38] « La Cocincina cosi detta da Portoghesi ; da proprij Paesan, si chiama Anam, voce, che significa parte occidentale, essendo veramente questo Regno occidentale rispetto alla Cina, per la medesima ragione fù da Giapponesi in lingua propria detta Coci, che significa l’istesso che Anam in lingua Cocincina ; ma li Portoghesi essendosi introdotti per mezzo di Giapponesi à contrattare in Anam ; del medesimo vocabolo de Giapponesi, Coci ; et di quest’altra voce, Cina, ne formarono questo terzo nome Cocincina, appropriandolo à questo Regno, quasi dicessero Cocin délia Cina, per maggiormente distinguerlo da Cocin città dell’India, habitata da medesimi Portoghesi ; et il trouarsi nelli Mappamôdidescritta la Cocincina, ordinariamëte sotto nome diCaucincina, 6 Cauchina, о altro simile, ciô non è proceduto da altro, che 6 da corrottione del proprio nome ; ô perche hanno voluto gli Autoři di dette Mappe dar’ad inten- dere esser questo Regno principio délia Cina.
«Confina questo Regno dalla parte di mezzo di coi Regno di Chiampà in eleuatione di gradi undici del Polo Artico da Tramontana, piegando alquanto al Grecale, con il Tunchim ; dall’ Oriente, ha il mare Cinico ; dall’ Occidente, verso Maestrale, il Regno delli Lai.
«Quanto alla grandezza sua, parlera io qui solo délia Cocincina, che è una parte del gran Regno del Tunchim…
« Si diuidela Cocincina in cinque Prouincie ; la prima côfinante con il Tunchim, nella quale risiede questo Rè, si chiama Sinuà ;. la seconda Cacciam, et in questa risiede, e gouerna il Prencipe figlio del Rè ; la terza si chiama Quamguya. La quarta Quignin, che da Portoghesi vien detta Pullucambi ; la quinta, che confina con Chiampà si chiama Renran. »
[39] Cf. BEFEO, XX, iv, m.
[40] Sđd; Divers voyages du P. Alexandre de Rhodes en la Chine et autres royaumes de l’Orient…, 2fc éd., Paris, 1666, p 65-68.
[41] Cao Ci; Wikipedia Giao Chỉ (chữ Hán: 交趾) là địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc. Nó cũng là tên Bắc Tống và Nam Tống gọi 3 nhà nước của nhà Đinh, nhà Tiền Lê, và nhà Lý từ 975 đến 1164. Hiện có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của địa danh Giao Chỉ. Sau đây là một số thuyết giải nghĩa dân gian (folk etymology) dựa trên các văn liệu, sử liệu thời cổ: Theo thiên Vương Chế (王制) trong Lễ ký (禮記), hai chữ Giao Chỉ (交趾) được dùng để mô tả đặc điểm ngoại hình của các tộc Nam Man, và có thể được giải nghĩa là “chân trẹo hướng vào nhau” (James Legge)hoặc “ngón chân cái… bắt chéo” (James M. Hargett). Hậu Hán Thư (後漢書) dẫn đoạn tương tự trong Lễ ký, nhưng lại giải nghĩa Giao Chỉ là phong tục tắm chung sông của nam nữ xứ đó. Đỗ Hựu trong bộ Thông điển cho rằng: “Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)”. Bộ Thái bình ngự lãm (太平御覽) thời nhà Tống trích lời của sử gia Ưng Thiệu (應劭) trong Hán quan nghi (漢官儀) rằng: “Vũ Hoàng Đế nam bình Bách Việt […] đặt Giao Chỉ (交阯) […] khai thủy ở phương Bắc, toại giao (交) ở phương Nam, vì tử tôn cơ chỉ (阯) tại đó.” Giao Chỉ nguyên là tên gọi của một bộ trong số 15 bộ của nước Văn Lang thời xưa. Bộ Giao Chỉ thời Hùng Vương tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng.
[42] Xem hội nghị được đưa ra vào ngày 14 tháng 6 năm 1883 bởi Blancsubé (Bulletin de la Société de Géographie de Lyon, trang 101-116), trong đó Indochine Đông Dương, An Nam được đưa ra là bao gồm ba tiểu quốc gia: Tonkin, An Nam và Cochinchine; Xem R. Postel, L’Extrême-Orient, Cochinchina, Annam, Tonkin, Paris, 1883; Xem lại hiệp ước ngày 6 tháng 6 năm 1884, tại Bouinais và Paulus, roc. trích dẫn, tr. 772 và tiếp theo. Điều này không có nghĩa là trong hai hoặc ba năm một số biến động đã không xảy ra trong danh pháp địa lý của các vùng thuộc Đông Dương An Nam. Đối với Launay, người viết năm 1883 (Lịch sử cổ đại và hiện đại của An Nam, tác phẩm xuất bản năm 1884, Trang 3~4 et passim), An Nam chỉ định Tonkin Bắc Kỳ, Cochinchine Nam Kỳ và Cochinchine francaise Nam Kỳ thuộc Pháp; Năm 1885, Hầu tước d’HERVEY de St Denys (Comptes Rendus de l’Académie des Inscriptions et Belles Lettres, 1885, tr. 360-367) đã đề tựa một trong những đóng góp của ông: L’Annam ou Tong-king et la Cochinchine từ quan điểm lịch sử và triết học; Cuối cùng M-Henri Cordier, vẫn vào năm 1886, đã đưa cho Grande Encyclopédie (tập 3, trang 21 và tiếp theo) một bài báo mang tựa đề: Annam hay Cochinchine. Dường như từ năm 1887, danh pháp đã được cố định một cách dứt khoát, với những sửa đổi phù hợp liên quan đến phạm vi chính xác, ở các thời kỳ khác nhau, của Tonkin, An Nam và Cochinchine.
*Bất tiếu Nguyễn Quốc Bảo: A Lịch Sơn Đắc Lộ & chữ Quốc ngữ (Kỳ 1)