Bất tiếu Nguyễn Quốc Bảo: A Lịch Sơn Đắc Lộ & chữ Quốc ngữ (Kỳ 3)
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/Alexandre-de-Rhodes-1.jpg)
Vì vậy, nếu muốn nghiên cứu từ nguyên của cái tên Cochinchine Nam Kỳ, điều cần thiết là phải lấy giá trị mà cái tên này có ngay từ những năm đầu thế kỷ 16 làm điểm khởi đầu, vào thời điểm nó xuất hiện để chỉ toàn bộ của vương quốc An Nam trong thời khoảng 13 năm
(1502 đến 1615). Vào thời điểm đó đất nước bao gồm Tonkin và Annam cho đến vùng Qui-nhơn; nhưng cần lưu ý rằng chủ quyền của người An Nam vẫn còn khá bấp bênh ở phía nam Col des Nuages Đèo Hải vân, và vương quốc chỉ thực sự được tổ chức ở mười hai trấn 鎭 [43] phía bắc, từ Lạng-son đến Thuận-hoa.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-22.jpg)
Những lần nhắc đến đầu tiên cái tên Cochinchine, hầu như luôn gắn liền với cái gọi là Vịnh Cochinchine (golfe du Tonkin Vịnh Bắc Bộ hiện nay, nhưng mở rộng khá rộng về phía Nam). Các cảng An Nam duy nhất có thể tiếp cận và an toàn vào đầu thế kỷ 16 trên thực tế là các cảng của đồng bằng Bắc Bộ. Ở đó, những thủy thủ Bồ Đào Nha đầu tiên khám phá ra Cochinchine và trước họ, những du khách nước ngoài đến buôn bán ở đất nước An Nam đã có dịp tiếp cận. Do đó, chúng ta sẽ khẳng định kết luận rằng, trong khi chỉ định ngay từ đầu, toàn bộ vương quốc An Nam, có tên Cochinchine được áp dụng đặc biệt vào năm 1502-1515 cho quốc gia được tiếp cận qua Vịnh Bắc Bộ.
Khi Jorge d’Albuquerque viết lá thư vào ngày 8 tháng 1 năm 1515, không một người Bồ Đào Nha, không một người châu Âu nào thực sự biết đến đất nước An Nam; và tất nhiên, cũng thế mười ba năm trước, vào thời điểm Cantino vẽ bản đồ Viễn Đông của mình.
Do đó, tên của đất nước này nhất thiết phải được truyền sang người Bồ Đào Nha bởi những du khách từ Viễn Đông trước cuối thế kỷ 15. Những du khách này chỉ có thể là người Hoa, người An Nam, người Chăm, người Mã Lai, người Java, người Ba Tư, người Ả Rập hoặc người Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hiểu biết của Aurousseau, danh pháp địa lý của Trung Quốc, An Nam, Cam và Java không cung cấp bất kỳ thuật ngữ nào có thể tạo ra tên đầy đủ của Cochinchine. Người Mã Lai nói Kuchi hoặc Kuchi-china, hai cái tên không thể giải thích được trong ngôn ngữ này, khiến vấn đề vẫn không được giải quyết.
Bây giờ chỉ còn hướng về người Ba Tư, người Ả Rập và người Thổ Nhĩ Kỳ. Trước khi phát hiện ra Cap de Bonne-Espérance Mũi Hảo Vọng (22/11/1497), sự tồn tại của vương quốc An Nam đã được Marco Polo báo cáo cho châu Âu vào thế kỷ 13. Người Venice này, đã đặt cho vương quốc cái tên Caugigu, trong đó chúng ta phải nhận ra từ Kiao-tche kouo [44] (Jiāozhǐ guó) 交趾國 đất nước của Kiao-tche Jiāozhǐ 交趾 Giao-chỉ, vốn được người Trung Quốc sử dụng để chỉ các vùng Bắc Kỳ, trong mười lăm thế kỷ trước Marco Polo [45]
Aurousseau phiên âm Giao Chỉ Quốc 交趾國 là Kiao-tche kouo, mà bây giờ Pyin viết Jiāozhǐ guó. Thổ ngữ Quảng Đông (Jyutping): gaau1- zi2. Trong khi Hanyu Pinyin là Jiāozhǐ; Wade–Giles là Chiāo1-chǐh4. Quốc ngữ Hán (國語, Guóyǔ) viết phồn thể hay giản thể, sau đó romanizations la mã hoá bởi Hanyu Pinyin, Gwoyeu Romatzyh, Wade–Giles và Yale. Cách viết Hán ngữ bằng mẫu tự Latinh của Aurousseau đặc biệt, mà gần gũi với âm Quốc ngữ. Vì dựa trên bài viết của ông, nên xin tiếp tục như thế. Tuy nhiên, cách đó so với các kiểu La mã được dùng, khác khá nhiều; khi đi tìm từ nguyên Cochinchine, xin chú ý về điều này.
Aurousseau dùng Hệ thống Trường Viễn Đông Pháp École française d’Extrême-Orient (EFEO), do Séraphin Couvreur thiết kế năm 1902, là một hệ thống phiên âm tiếng Trung Quốc, được sử dụng nhiều nhất trong khu vực ngôn ngữ Pháp aire linguistique française, cho đến giữa của thế kỷ 20, trước khi dần được thay thế bằng bính âm hanyu. Phiên âm EFEO không vay mượn từ ngữ âm của tiếng Quan Thoại tiêu chuẩn hiện tại, tức tiếng quan thoại hay tiếng phổ thông pǔtōnghuà). Đúng hơn, nó phản ánh chuẩn mực siêu khu vực của các phương ngữ tiếng Quan thoại, cũng như trạng thái ngữ âm cũ hơn (chẳng hạn như Latinxua Sinwenz và phiên bản cũ hơn của Wade-Giles). Ví dụ: các từ chứa âm vị tiếng phổ thông, pǔtōnghuà /ʨ/ (ngày nay được phiên âm là ‘j’ trong bính âm pīnyīn) được phiên âm là ts hoặc k, trong âm sông 江: Dương tử giang giản thể: 扬子江 được phiên âm là Yángzǐ Jiāng Bính âm và Yang Tsé Kiang trong EFEO. Hệ thống này không có tầm vóc quốc tế, những tài liệu tiếng Pháp dùng nó là một âu tư cho khảo cứu. Tôi lúc lớn lên ở Việt Nam cho đến năm 1964, cũng chỉ biết phiên âm EFEO mà thôi, vì thời thuộc địa, hệ thống La-tinh hóa này được Bộ Ngoại giao Pháp và Trường Viễn Đông Pháp áp dụng, với một số thay đổi nhỏ, dựa trên hệ thống được thiết kế năm 1901 bởi Arnold Vissière (1858-1930).
Hán ngữ có thể viết bằng mẫu tự Latinh, ngoài bính âm pinyin 拼音 Tongyong và bính âm Hán ngữ, các thể khác là Zhuyin Wade-Gile, MPS2 và Gwoyeu Romatzyh
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-23.jpg)
Ngữ âm với cách EFEO có lúc tréo cẳng ngỗng. Aurousseau có kể đến, tác giả G. Ferrand với, Le K’ouen-louen et les anciennes navigations interocéaniques dans les mers du sud, trong Journal Asiatique, 1919; K’ouen-louen và hoạt động hàng hải liên đại dương cổ xưa ở các vùng biển phía Nam. Một quyển sách 267 trang, cầu kỳ, phức tạp vơí chữ Hán theo EFEO; tuy rất đầy đủ. Vậy xin hỏi K’ouen-louen là cái gì? Thưa vâng, 崑崙舶 Hán việt là Côn luân bạc, hiện đại hanuy pinyin Bính âm Hán viết Kūnlún jiàn nhưng trên Internet cũng thấy có K’un-lun po, Kun-lun po, Kunlun po, hoặc K’un-lun bo. Các âm ngữ này còn hao hao với bính âm Kūnlún, còn âm ngữ K’ouen-louen nghe xa lắc xa lơ. Côn luân bạc là những chiếc thuyền buồm cổ được các thủy thủ Austronesian Nam Đảo, từ Đông Nam Á hàng hải sử dụng, được mô tả trong các ghi chép của Trung Quốc từ thời nhà Hán. Vào thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên, những con tàu này đã kết nối các tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Những con tàu loại này vẫn được sử dụng cho đến ít nhất là thế kỷ 14.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-24.jpg)
Phải đọc lại Receuil de Mémoires, ký ức của G. Ferrand trang 7, mới tìm ra Hán tự 崑崙 của K’ouen-louen. Côn Lôn.
1) (崑崙山) Kunlun Mountains (a mountain range in Xinjiang, Qinghai and Tibet in China); Dãy núi Côn Lôn.
2) (mythology) Kunlun (a mountain in Chinese mythology). Chuyện thần thoại.
3) (崑崙關) Kunlun Pass (a mountain pass in Guangxi, China); Đèo Côn Lôn.
4) (historical) an area including southern Indochina and Southeast Asian islands.
5) (崑崙島) Côn Sơn Island (Côn đảo, an island in Vietnam)
Cái tên tương tự Caugigu được tìm thấy dưới một hình thức hơi khác, vào đầu thế kỷ 14, trong Lịch sử người Mông Cổ của Rasïd-ad-dïn xứ Ba Tư, nơi đất nước Kajchekuo (~ Kiao-tche kouo) được nhắc đến.
Vậy, cái tên Kiao-tche đã được phổ biến rộng rãi vào thế kỷ 14 trong thế giới không phải gốc người Hoa, mà là người châu Âu và Hồi giáo, để chỉ Tonkin phần quan trọng nhất của đất nước An Nam, và cũng để chỉ – bằng cách mở rộng rất tự nhiên, An Nam vương quốc được coi là tổng thể.
Trên thực tế, trong một thời gian dài, các nhà hàng hải người Hồi giáo, người Ba Tư cho đến thế kỷ thứ 9, sau đó là người Ả Rập cho đến đầu thế kỷ 16; đã đi qua Ấn Độ Dương và các vùng biển của Trung Quốc [46]; họ đã tiếp xúc với các hải cảng ở bờ biển phía đông Đông Dương và tìm hiểu đất nước Kiao-tche (vương quốc An Nam).
Tuy nhiên, những du khách này có quan niệm địa lý đặc biệt về những bờ biển này và về các quốc gia Đông Nam Á. Việc kiểm tra các báo cáo về du lịch hàng hải, vận tải hải tuyến và hướng dẫn hàng hải cho thấy các thủy thủ Hồi giáo đã đặt tên Trung Quốc với một ý nghĩa được mở rộng rộng rãi.
Vì vậy, vào năm 1224, nhà du lịch địa lý Yakut (1179-1229), trong Mu’ djam al-Buldan đã nói: … Ma’bar (Coromandel) là quốc gia cuối cùng của Ấn Độ. Sau đó đến Trung Quốc, [khu vực] đầu tiên là Djâwa (Java hoặc Sumatra), từ đó chúng ta bước vào một vùng biển khó tiếp cận, với nhiều thảm họa. Tiếp đó chúng tôi đến Trung Quốc.
Yāqūt Shihāb al-Dīn ibn-ʿAbdullāh al-Rūmī al-Ḥamawī (1179–1229) (tiếng Ả Rập: تﻮﻗﺎﯾ ﻲﻣوﺮﻟا يﻮﻤﺤﻟا) là một học giả Hồi giáo có tổ tiên là người Byzantine hoạt động vào cuối thời kỳ Abbasid (thế kỷ 12–13). Ông được biết đến với Mu’jam ul-Buldān, một tác phẩm có ảnh hưởng về địa lý chứa đựng thông tin có giá trị liên quan đến tiểu sử, lịch sử và văn học cũng như địa lý (nguồn Wikipedia)
Về vấn đề hàng hải và lịch sử hàng hải ở Ấn Độ Dương và các vùng biển Trung Quốc, xin xem các tác phẩm G-Ferrand [47]. Người Ả Rập nổi tiếng, hải sư Lion of the Seas, Shihab al-Din Ahmad ibn Majid al-Najdi / Ahmad ibn Mājid ﺪﺟﺎﻣ ﻦﺑ ﺪﻤﺣ [48] nổi tiếng đến mức được biết đến là thủy thủ Ả Rập đầu tiên trên Đại dương, cũng trở nên nổi tiếng ở phương Tây với tư cách là nhà hàng hải đã giúp Vasco da Gama tìm đường từ Châu Phi đến Ấn Độ, bằng cách sử dụng một bản đồ Ả Rập mà các thủy thủ châu Âu khi đó không biết đến. Câu chuyện về ibn Majid hỗ trợ Vasco da Gama lần đầu tiên được sử gia Ottoman Qutb al Din mô tả, khoảng 50 năm sau khi ibn Majid qua đời. Tác giả Tibbets lại khẳng định câu chuyện về ibn Majid dẫn Vasco da Gama đến Ấn Độ là vu khống. Mặc dù lịch sử có một số tranh luận về việc ai là hoa tiêu Ả Rập của Vasco da Gama, kết quả của việc thiếu rõ ràng trong nhật ký của thuyền trưởng và một số câu chuyện cạnh tranh do các học giả Bồ Đào Nha đương thời viết.
Được nhớ đến với cái tên Sư tử biển cả, di sản thực sự của ibn Majid là khối lượng lớn tác phẩm văn học về dùng thuyền bằng buồm sailing, mà ông để lại. Sailing của người Ả Rập đạt đến đỉnh cao, trong suốt cuộc đời của ibn Majid, khi cả người châu Âu và người Ottoman chỉ có hiểu biết hạn chế về địa lý ở Ấn Độ Dương. Sách Kitāb al-Fawā’id fī Uṣūl ʿIlm al-Baḥr wa’l-Qawāʿid (The Book of the Benefits of the Principles and Foundations of Seamanship) của ông đã được các thủy thủ Ả Rập sử dụng rộng rãi, đề cập đến việc điều hướng thiên thể celestial navigation, các kiểu thời tiết và biểu đồ về các khu vực nguy hiểm để chèo lái thuyền buồm. Ngoài các tác phẩm thơ của ông, đây là di sản thực sự của người thủy thủ. Hai trong số những cuốn sách viết tay nổi tiếng của ibn Majid hiện là những tác phẩm trưng bày nổi bật tại Thư viện Quốc gia ở Paris. Xin xem chú thích c) và d) trên đây.
G. Ferrand năm 1924, khi kể Sư tử trên Đại dương nổi doá, Ahmad bin Majid, Mu’allim, lion de la mer en fureur, là sư phụ hàng hải và hoa tiêu của Vasco da Gama, tôi đã tưởng người anh hùng cái thế này [49] đã dẫn dắt da Gama vượt trùng dương từ Malindi (Kenya), và là người đầu tiên tới Calicut Ấn Độ. Và đưa tôi vào lầm lẫn trong nhiều năm. Ferrand dựa trên hai tác phẩm của Ahmad bin Majid được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Pháp, và có thể ông ta đã bị mê hoặc và làm tôi mê hoặc.
Theo sử liệu, Vasco da Gama [50] ở Malinda từ ngày 15 tháng 3, ở đó đến ngày 28 tháng 4 năm 1498; Ông giương buồm đi Ấn Độ vào ngày 24 tháng 4; từ Malindi (hiện thuộc Kenya) và Qalqut / Calicut (Korikode, phía nam bờ biển phía tây Ấn Độ) lần đầu tiên trong lịch sử của người châu Âu. Vào ngày 27 tháng 5 năm 1498, amiral Bồ Đào Nha Vasco da Gama đã vượt qua Mũi Hảo Vọng và tới Calicut ở Ấn Độ. Ông được người cai trị Hindu, Vua Zamorin của Calicut, tiếp đón nồng nhiệt.
Ahmed bin Majid bin Muhammad sinh và mất 821AH [51] – 906 AH, tức 1418 -1501 sau Công nguyên. Tính đến tháng 4 năm 1498 khi Vasco da Gama khởi hành ở Malindi, thì Al-Najdi đã tròn 80 tuổi thọ (Wikipedia viết 77); ông quê ở Julfar (Ras Al Khaimah). Sách sử Ả Rập ghi: … nhưng đây chỉ là lỗi của người về sau kể chuyện, vì Ibn Majid đã không đề cập đến sự việc này trong những gì ông viết sau chuyến thám hiểm của De Gama vào năm 1498 sau Công nguyên, và không có nhà sử học Hồi giáo nào ‘đề cập đến ngoại trừ Al-Nahrawali. Các nhà sử học Bồ Đào Nha chứng minh rằng Al-Nahrawali sai bởi vì Sultan bin Muhammad (?) đã điều tra vụ việc này …
Hải trình của Vasco da Gama, cũng nói đơn giản, vào thứ Ba ngày 24 tháng 4, chúng tôi khởi hành từ Malindi với hoa tiêu được nhà vua Malindi giao cho. Chúng tôi thả buồm, mục tiêu là một thị trấn tên là Qualecut / Calicut, nơi mà vị vua đề cập và có thông tin.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-25.jpg)
Hoa tiêu, người lái tàu thực sự đã đi cùng Da Gama là một người có ngôn ngữ Ấn Gujarati Gujǎrātī Lipi, và có thể đã trở về Bồ Đào Nha cùng với da Gama. Người này được Da Gama cùng những người của ông cho là một người theo đạo Thiên chúa. Ông đã hướng dẫn bốn con tàu của Da Gama đến Núi Eli trên bờ biển Ấn Độ sau chuyến đi kéo dài 23 ngày.
Người về sau kể chuyện hay hiểu lầm chứng tích lịch sử, trong quá khứ đã có nhiều giai thoại gắn liền hai tên Vasco de Gama và Ibn Mājid trong hải du Malinda – Qualecut / Calicut; không phải là không có lý do. Đó là chứng tỏ ảnh hưởng to lớn văn hoá hải hành Ả Rập trên ảnh hưởng và độc quyền hoạt động thương mại Bồ Đào Nha ở Ấn Độ Dương và một số nước Đông Nam Á. Trong đó người ghi dấu vết đậm nhất là ngôi sao băng Ibn Mājid. Cho nên đây, cũng xin phép nói tiếp đến thuyết từ nguyên Cocinchina có gốc rễ Ả Rập.
Vào thế kỷ 13, nhà thực vật học Ibn al-Baytâr [52] (1197–1248), trong Chuyên luận về những người đơn giản, đã lưu ý rằng các phần phía bắc của Trung Quốc được gọi bằng tiếng Ba Tư là Cïn Mâ-cïn, nghĩa là Trung Quốc của Trung Quốc lớn hơn; xem tiếng Phạn Cïna Mahâcïna [53]; như ai đó sẽ nói bằng tiếng Ả Rập Cïn al-Cïn, Trung Quốc của các Trung Quốc, bởi vì người Ba Tư gọi Trung Quốc là Sln Cïn.
Qazwīnī [54] (1203-1283) trong Kitâb ‘adjâïb al-makhluqaťwa gharaïb al-mawdjudât, có nói về các đảo ở Biển Trung Hoa, trong đó ông bao gồm Java, Sumatra, Nias, v.v…; cùng tác giả trong Kitâb àthàr al-bilâd wa akhbâr al-‘ibâd cũng nói rằng Java và Sumatra là các vùng của Trung Quốc.
Cũng trong thế kỷ 13, Ibn Sa’ïd đã phân biệt rõ ràng Trung Quốc Cïn, nghĩa là các nước ở bờ biển phía đông Đông Dương, với Trung Quốc bản địa Cïn al-Cïn, hay các vùng nằm phía bắc eo biển Hải Nam. Nó cho biết thành phố Mánzi 蠻子 [55] là thủ đô của Cin al-Cïn, hay của Trung Quốc bản địa. Aurouseau dùng phiên âm EFEO Man-tseu nghĩa man rợ, là tên mà người Ả Rập dùng để chỉ miền nam Trung Quốc theo Nam Tống (1127-1279). Theo đó, các khu vực do Ibn Said chỉ định dưới tên Cïn (Trung Quốc) không có điểm chung nào với Trung Quốc vì chúng nằm ở phía nam của đế quốc Trung Quốc vào thời đó và trên thực tế không phụ thuộc vào nó.
Bản thân Rashīd al-Dīn Ṭabīb [56] (1310) đã mở rộng các vùng của Trung Quốc đến tận đảo Lâkawâram [57] (Nicobar) và lục địa có tên là Campa từ đầu thế kỷ 14, đại khái là vùng An Nam nằm ở phía nam Col des Nuages Đèo Hải Vân.
Dimasqï [58], người đã viết vào khoảng năm 1325, cũng nói rằng Campa nằm trên bờ biển Trung Quốc. Abulfidâ (1273-1331) nói rằng biên giới của Trung Quốc ở phía Đông Nam chạm vào đường xích đạo, nơi có không có vĩ độ; ông cũng báo cáo rằng đảo Sribuza (Çrïvijava / Palembang) được coi là thuộc địa của Trung Quốc. Điểm cuối này nêu ra bởi Aurousseau khá ngạc nhiên. Çrïvijava kinh đô Palembang có thể hiểu là Srivijaya, Sriwijaya hay Sri Vijaya, là một đế chế thalassocratic 海洋主權 hải dương chủ quyền, theo Phật giáo trên đảo Sumatra (thuộc Indonesia ngày nay), nằm trên tuyến đường thương mại qua eo biển Malacca, rất xa Trung quốc.
Al-Dimashqi được biết vào 1325 đưa ra những tường thuật chi tiết về các hòn đảo ở Đông Nam Á; hàng hải, cư dân, hệ thực vật, động vật và phong tục của họ. Ông đề cập đến đất nước Champa: … có người Hồi giáo và những người thờ ngẫu tượng sinh sống. Hồi giáo đã đến đó vào thời của Caliph Uthman… và Ali, nhiều người Hồi giáo đã bị Umayyad và Al-Hajjaj trục xuất, đã chạy trốn đến đó, và kể từ đó, phần lớn người Chăm đã theo đạo Hồi.
Không tìm được sử liệu về Abulfidâ.
Tên đảo tiếng Ả Rập Sribuza và có thể được tái tạo thành Śribhoja, là những cái tên ám chỉ đế chế Srivijaya, nằm ở Palembang, Nam Sumatra. Có thể tương ứng với tiếng Trung 三佛齊 tam phật tề; bính âm: Sānfóqí [59], một chính thể thương mại ở Đông Nam Á được đề cập trong các nguồn tài liệu Trung Quốc có niên đại từ thời nhà Tống vào khoảng thế kỷ 12. Năm 1918, George Cœdès cho rằng các dạng tiếng Trung của San-fo-ts’i (Sanfoqi), Fo-ts’i (Foqi), Fo-che (Foshi), Che-li-fo-che (Shilifoshi), tương ứng với tên Ả Rập Sribuza. Nhà địa lý lỗi lạc Al-Dimashqi, hay Abulfidâ, không biết dựa trên căn bản nào đương th nothingời, thế kỷ 14, để khẳng định đảo Sribuza hay Sānfóqí thuộc về Trung quốc.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-26.jpg)
Các tài liệu tiếng Ả Rập này đủ để cho thấy rằng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, các nhà địa lý Hồi giáo đã chia bờ biển Đông Á thành hai khu vực rộng lớn mà họ đặt tên như sau:
- Cïn (thuộc Trung Quốc) bao gồm Đông Dương, từ bán đảo Mã Lai đến eo biển Hải Nam, và ít nhất một phần Insulindia.
- Mâcïn, tức thực sự Trung quốc Grande Chine ou Chine propre kéo dài về phía bắc của Cổng Trung Quốc, nghĩa là phía bắc eo biển Hải Nam.
Kể từ đó trở đi, tất cả các quốc gia trên bờ biển Đông Dương giữa eo biển Malacca và Hải Nam, đối với các thủy thủ Ả Rập, đều ở Cïn (Trung Quốc); tên của từng quốc gia này với từ Cm để chỉ tình hình chung của họ. Đây chính xác là những gì đã xảy ra với tên của nước An Nam, Kiao-tche, vì sách Muhït Đại Dương, của Sidi ‘Alï Celebï [60] đã đề cập đến Kawcï của Cïn (Kiao-tche của Trung Quốc) nhiều lần. Sidi ‘Ali Celebï đã viết vào khoảng năm 1554 nhưng chúng ta biết ông đã biên soạn nhiều hơn ông tự sáng tác và Muhït của ông phần lớn được tạo thành từ các văn bản tiếng Ả Rập trước đó, cùng với những văn bản khác bằng bản dịch Hướng dẫn hàng hải của Sulayman al-Mahrï (sớm thế kỷ 16) và theo các chuyên luận về đường bộ và hàng hải của Ibn Mâjid, hoa tiêu người Ả Rập của Vasco da Gama ở Ấn Độ Dương và là người đã sáng tác các chuyên luận của mình trong khoảng thời gian từ 1462 đến 1490. Aurousseau ở đây chép G. Ferrand. Xin xem phần trên.
Seydi Ali Reis (1498 –1563), cũng được viết là Sidi Ali Reis và Sidi Ali Ben Hossein, là một đô đốc và nhà hàng hải người Ottoman. Còn được gọi là Katib-i Rumi, Galatalı hoặc Sidi Ali Çelebi, ông chỉ huy cánh trái của hạm đội Ottoman trong Trận hải chiến Preveza năm 1538.
Sau đó, ông được thăng hàm đô đốc hạm đội của hạm đội Ottoman ở Ấn Độ Dương, và như vậy, đã chạm trán với lực lượng Bồ Đào Nha có căn cứ tại thành phố Goa của Ấn Độ nhiều lần vào năm 1554.
Sidi Ali Çelebi nổi tiếng với những cuốn sách du ký như Mir’ât ül Memâlik (Tấm gương của các quốc gia, 1557) mô tả những vùng đất ông đã nhìn thấy trên đường trở về từ Ấn Độ đến Constantinople, và những cuốn sách về hàng hải và thiên văn học như Mir’ât-ı Kâinât (Tấm gương của vũ trụ) và Kitâb ül Muhit: El Muhit fî İlmi’l Eflâk ve’l Buhûr (Sách về các vùng biển khu vực và khoa học thiên văn học và hàng hải) chứa thông tin về các kỹ thuật hàng hải, phương pháp xác định phương hướng, tính thời gian, sử dụng la bàn, thông tin về các vì sao, lịch mặt trời và mặt trăng, gió và dòng hải lưu, cũng như thông tin portolan liên quan đến các cảng, bến cảng, khu định cư ven biển và các đảo ở các khu vực khác nhau của Đế chế Ottoman.
Đồng bằng Bắc Bộ, thậm chí có thể nói là toàn bộ vương quốc An Nam, do đó chắc chắn đã được người Ả Rập đặt tên là đất Kawcï de Cïn vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, nghĩa là, nói vào thời điểm người Hồi giáo có quan hệ với các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và dạy họ, về hành trình hàng hải, tên của các quốc gia chính ở Ấn Độ Dương và biển Trung Quốc. Người Bồ Đào Nha, những thủy thủ đầu tiên lấy hướng dẫn hàng hải của người Ả Rập làm cơ sở [61], đã ghi lại một cách đơn giản, và thậm chí trước khi phát hiện ra Vịnh Bắc Bộ, cái tên mà người Ả Rập đặt cho đất nước An Nam.
Cần lưu ý ở đây, trong số tất cả các quốc gia nằm trên bờ biển được gọi là de Cïn, Kawcï là quốc gia duy nhất có tên tiếp tục được truyền đi, sau người Ả Rập và người Bồ Đào Nha, với dấu hiệu từ vựng de Cïn. Tất cả những nước khác, Campa, Laghur, v.v., tên vẫn tồn tại mà không còn gắn liền với chỉ dẫn “de Cïn”này nữa, điều này chắc chắn đã biến mất vào thời điểm địa dư nhận ra lỗi cơ bản mà nó gây ra. Không phải là không thể có ngoại lệ ủng hộ cái tên mà chúng ta quan tâm, và cũng là một giả thuyết gộc cho tên Cochinchine, do ở Ấn Độ tồn tại một cái tên gần như giống hệt và rất phổ biến, đó là cảng Kôcï (Cochim). Điểm chính đáng, cần phải giữ lại ký hiệu “de Cïn” để phân biệt rõ ràng Kawči của Cïn với Kôcï của Ấn Độ [62]!
Tên Cochinchine ra đời và tồn tại như vậy, từ nguyên từ gốc chữ Ả Rập qua Bồ ngữ. Cách diễn đạt bằng tiếng Ả Rập Kawcï de Cïn thực sự tương ứng khá thỏa đáng với các dạng tiếng Bồ Đào Nha bình thường đầu tiên của từ Cochinchina. Hai bài học đầu tiên trên đây, ngày 8 tháng 1 năm 1515, Quachymchyna và Quamchymchyna, gần như giống hệt nhau, bởi vì có thể thấy ở m trong Quam một lỗi sao chép đối với u, một lỗi vẫn tồn tại (n đối với u) trong một số dạng đặc biệt ngay từ đầu của thế kỷ 16: Concamchina (1516), Canc/nmc/ry/ia (1524), rồi biến mất hoàn toàn từ năm 1529. Do đó, dạng thông thường lâu đời nhất của từ này trong tiếng Bồ Đào Nha là Quachymchyna hoặc Quauchy mehyna, trong đó phần đầu tiên (Quachy hoặc Quauchy) phiên âm chính xác tiếng Ả Rập Kawcï và thông qua tiếng Ả Rập, tiếng 交趾 Giao chỉ trong 交趾郡, 交阯郡; Giao chỉ quận của Trung Quốc [63]. Trong sử văn Trung Hoa, thấy có 交趾支那 Jiāozhǐ-Zhīnà, Cochin China.
Như các ví dụ được M. G. Ferrand trích từ bản thảo tiếng Ả Rập 2559 của Thư viện Quốc
gia Pháp cho thấy, tiếng Ả Rập để dịch cụm từ Kawcï en (ở) Chine hoặc Kawči de (của) Chine, phải nói: Kawcï min al Cïn, chính xác là Kawcï de la Chine, hoặc bằng cách xóa mạo từ thừa al: Kawcï min Cïn, hay Kawcï de Chine. Có vẻ khá hợp lý rằng chính ở dạng đơn giản hóa cuối cùng mà cái tên này thường được người Ả Rập phát âm và người Bồ Đào Nha hẳn đã nghe thấy nó. Nhóm tiếng Ả Rập Kawcï min Cïn, hoặc nói một cách đơn giản là Kawcïm[in]cïn, gần gũi hơn với các dạng tiếng Bồ Đào Nha đầu tiên của tên Cocinchine như phần trung tâm min, có nghĩa là de (của); và nói tóm lại là có tầm quan trọng thứ yếu trong cái tên phải được phát âm khá nhanh, đồng thời để lại dấu vết mũi hóa rất rõ ràng. Do đó, dạng tiếng Ả Rập này phản ánh hoàn hảo những bài học tiếng Bồ Đào Nha đầu tiên; nó cũng giải thích cách hóa mũi trung vị được chứng thực, trong tất cả các ngôn ngữ, bởi hầu hết các danh mục đề cập đã biết và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở phần trung tâm \’n của từ Cochinchina.
Và để Aurousseaukết luận: các lý do lịch sử, địa lý và ngôn ngữ vững chắc kết hợp với nhau cho phép chúng ta truy từ nguyên tên Cochinchine Nam Kỳ, thông qua Quachymchyna của Bồ Đào Nha, theo cách diễn đạt mà người Ả Rập, vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, đặt cho vương quốc An Nam và đặc biệt là le Tonkin maritime Bắc Kỳ hàng hải. Cách diễn đạt này Kawcïm[in]cïn có nghĩa là vương quốc này là của /šfawcí (Kiao-tche Jiāozhǐ), tên truyền thống của Trung Quốc cho Tonkin Bắc Kỳ, thời Bắc thuộc; được biết đến ở châu Âu kể từ thời Marco Polo; và nó nằm trên bờ biển phía đông của Đông Dương, nghĩa là trên bờ biển Cïn (Chine) theo danh pháp địa lý thông thường đối với thuỷ thủ Ả Rập.
Như vậy vận may và ý nghĩa của cái tên đơn giản này, Cochinchine / Cochinchina, ngày nay đã thấm đẫm danh tiếng, mà từ nguyên có thể được giải thích trong phạm vi Ấn Độ Dương, hơn sáu thế kỷ trước, bằng sự huy hoàng của văn hoá Hồi giáo; và thậm chí còn rạng ngời hơn nữa, vinh quang của đất nước cùng với các nhà hàng hải Bồ Đào Nha.
Khoảng năm 1616, dựa theo lời mời của chính quyền Nam Kỳ Cochinchine, nhiều dự án
nhằm thành lập thuộc địa của Bồ Đào Nha đã xuất hiện; họ được hỗ trợ bởi phó vương vice-roi Jerônimo de Azevedo và vương miện. Sự từ chối kiên quyết của các phó vương João Coutinho và Francisco da Gama đã khiến dự án này bị trật bánh, ngoại trừ các khía cạnh tôn giáo cụ thể của nó. Sử kiện này quan trọng, nó có thể là hướng đi khác trong lịch sử Việt nam. Mặc dù mối quan tâm chiếm đóng chính thức của nhà nước Bồ Đào Nha đối với Việt Nam nhanh chóng bị trì hoãn [64], nhưng sự hợp tác thương mại thường xuyên vẫn được thiết lập giữa thành phố Macao và hai miền lãnh chúa. Nó đã được duy trì với sự thành công không giống nhau trong suốt hai thế kỷ. Các khía cạnh chính trị và thương mại được đề cập đã là chủ đề của một số nghiên cứu đáng chú ý, đặc biệt là của Pierre-Yves Manguin và George Bryan Souza, không quên vô số ấn phẩm của Manuel Teixeira [65].
Các nhà truyền giáo Bồ cũng biết thành ngữ Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tuy nhiên, trong khảo luận, Roland Jacques lưu giữ trong văn bản của mình những cách diễn đạt bằng tiếng Bồ Đào Nha. Việc chia cắt đất nước sau đó thành ba thực thể lãnh thổ, Bắc Kỳ, An Nam thuật ngữ lúc đó được áp dụng hạn chế cho miền Trung, và Nam Kỳ là do chính quyền thuộc địa Pháp mãi sau này ở thế kỷ 19.
Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa Ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ. Nam Kỳ chính thức trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp. Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và năm Giáp Thân 1884 (thường được gọi là Hòa Ước Patenôtre) công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp.
Roland Jacques ghi, các tu sĩ dòng Phanxicô Tây Ban Nha đầu tiên đến Nam Kỳ vào năm 1583. Năm sau Bartolomé Ruiz, người đã tham gia chuyến đi trước, đã cố gắng ở lại một mình ở vùng Đà Nẵng (Tourane) trong gần hai năm. Pierre-Yves MANGUIN trong sách Người Bồ Đào Nha trên bờ biển Việt Nam và Campa [66], cho biết nhiều chi tiết, với những tài liệu chính yếu từ Lisboa. Phần dưới đây trích lại các chỉ dẫn trong sách của ông ở Phần II. Bắt đầu từ Chương II.1 Lịch sử quan hệ thương mại 1523-1773.
Thời gian 1523-1557 với mối quan hệ đầu tiên cho đến khi Bồ mở cửa Ma Cao, theo Pierre-Yves Maguin: Cuộc khám phá chính thức Nam Kỳ, diễn ra vào năm 1523 không có kết quả; Duarte Coelho đã phải chạy trốn trước những rắc rối. Lãnh thổ Đại Việt chúa Nguyễn từ bỏ việc thiết lập các mối liên lạc với triều đình Lê. Tất nhiên, không thể có vấn đề về thương mại trong chuyến đi đầu tiên này, người Bồ Đào Nha chắc chắn không thấy các biến cố chính trị này là lúc không thể mở ngay quan hệ thương mại với Đại Việt.
Sau hai hành trình đi giao hảo biệt lập ở Trung quốc, vào hai năm 1513 và 1515, đoàn thám hiểm của Fernao Peres de Andrade đã thiết lập liên lạc chính thức vào năm 1517-1518, thân thiện và vì lợi ích lớn của cả hai đối tác Bồ Trung. Tuy nhiên, phía thương mại với Trung quốc, anh trai Fernao Peres, Simao de Andrade, người vào năm 1519 đã muốn xây dựng một pháo đài trên đảo Tun-men và cấm tàu bè mỗi năm đến từ Patani, Xiêm La và Campuchia dỡ hàng trước khi người Bồ Đào Nha hoàn tất các giao dịch của họ, các mối quan hệ trở nên xấu đi. Tomé Pires, được Fernao Peres de Andrade giao trách nhiệm đi Trung quốc, trên đường đến Bắc Kinh, đã thất bại hoàn toàn trong sứ quán của mình và phải chết ở đó. Trong khi đó, tin tức về việc Bồ chiếm được Malacca, vương quốc chư hầu của Trung Quốc, đã đến tai Hoàng đế. Sau những rủi ro tiếp theo, bao gồm cả một trận hải chiến, là việc Quảng Châu đóng cửa mọi hoạt động ngoại thương với nước ngoài vào năm 1522. Có lẽ chúng ta nên thấy sự thất bại của họ ở Trung Quốc là lý do khiến người Bồ Đào Nha mong muốn mở rộng quan hệ với Nam Kỳ vào năm 1523. Trong khoảng thời gian này, không có gì cho phép khẳng định người Bồ Đào Nha đã giao dịch thường xuyên với Nam Kỳ. Tuy nhiên, một số tài khoản gợi ý rằng các mối quan hệ đã được thiết lập và vẫn còn chắc chắn theo từng giai đoạn. Trong mọi trường hợp, chúng ta không thể chia sẻ với Teixeira khi ông tuyên bố: Kể từ khi Nam Kỳ được phát hiện vào năm 1516 bởi Andrade, thương nhân Bồ Đào Nha từ Malacca thực hiện công việc kinh doanh của họ ở đó.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-27.jpg)
Sự mở rộng của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ Dương sau chuyến đi đầu tiên của Vasco da Gama [67] thật đáng kinh ngạc. Năm 1505, Francisco de Almeida được phong là Phó vương vice-roi Ấn Độ. Ông đã phát triển một hạm đội hùng mạnh và thiết lập mạng lưới các điểm giao thương hoặc điểm hỗ trợ kiên cố đầu tiên dọc theo bờ biển. Năm 1509, chiến thắng của Đội quân Chúa trước hạm đội do Mamelukes của Ai Cập và vua Calicut tập hợp đã thiết lập ưu thế hàng hải của Bồ Đào Nha. Afonso de Albuquerque, phó vương thứ hai của Ấn Độ, tiếp tục phát triển các trạm thương mại và khởi xướng việc mở rộng của Bồ Đào Nha về phía đông bán đảo Ấn Độ. Năm 1510, thành phố Goa bị chiếm. Năm 1511, người Bồ Đào Nha kiểm soát trung tâm thương mại quan trọng Malacca. Trong năm 1512, họ đã khám phá vòng cung lớn của Insulindia và đến được Moluccas và New Guinea. Năm 1515, họ trở thành chủ nhân của Ormuz (Hormuz). Năm 1518, họ thành lập ở Ceylan. Năm 1529, Hiệp ước Saragosse (Zaragoza) ấn định ranh giới phân chia giữa các khu vực của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở phía đông Moluques (Moluccas) đã thiết lập sự thống trị thương mại của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ Dương.
Cũng như các tài liệu khác, Manguin gợi ý: vào năm 1533, một người phương Tây (Tây-
dương) tên là I-nê-xu [68], có lẽ thấy là lnâcio, đã vào Đại Việt để truyền đạo. Ông vào tỉnh Sơn Nam (Nam-định), theo sách Cương mục [69], trong một ghi chú, một lịch sử không chính thức dã lục. Đáng tiếc là các nguồn tin của Bồ Đào Nha không xác nhận điểm này.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-28.jpg)
Trong mọi trường hợp, đó không thể là một tu sĩ Dòng Tên, Công ty chỉ mới được thành lập vào năm 1539. Tuy nhiên, với hành trình khám phá của Duarte Coelho mà chúng ta thiếu thông tin chi tiết, tại điểm cực bắc mà người Bồ Đào Nha dường như đã lui tới trong một thời gian dài. Tất cả những mối liên hệ sau đó, cho đến năm 1626, đã đưa chúng ta trở lại vùng Faifo Tourane.
Van̆ Phòng Tinh̉ Dòng Thánh Phan Xi Cô Việt nam năm 2023, có bài rất chi tiết, Thừa Sai I-Nê-Xu Cuả Sách Cuương Muc̣ và Thừa Sai I-Nê-Xu Dòng Phan Sinh [70]. Các tài liệu khác, tất cả đều đề cập đến vấn đề lịch sử, nhưng chỉ là dã sử của Cương mục. Niên Biêủ Công Giáo Giáo hội Việt Nam trân trong̣ đánh dấu: Vịthừa sai đầu tiên, đuợ̛c Khâm Đinḥ Việt Sử Thông Giám Cương Muc̣ XXXIII 6B nói đến tên Inikhu, đã lén đến truyền giáo ởxã Ninh Cường, huyện Nam Chân và xã Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ thuộc Gíao phận Bùi Chu ngày nay.
Sử liệu đưa vào sách Niên giám, phải chăng đã có một sự công nhận nào đó, nếu không nói là chính thức? Trên Wikipedia: Khâm định Việt sử Thông giám cương mục 欽定越史通鑑綱 目 [71] là bộ chính sử của triều Nguyễn viết dưới thể văn ngôn, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856–1884. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục có khi được gọi tắt là Cương mục nhưng trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thì cũng giống như ở Trung Quốc, Cương mục 綱目 được dùng làm tên gọi tắt của Tư trị thông giám cương mục 資治通鑒綱目 chứ không phải là tên gọi tắt của bản thân sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục. Cuốn sách được Viện Sử học Việt Nam dịch sang tiếng Việt vào năm 1960, và được Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1998.
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục được vua Tự Đức chỉ đạo biên soạn vào năm Tự Đức thứ 8 (1856), do Phan Thanh Giản làm tổng tài (chủ biên). Bộ sách được hoàn thành vào năm 1859, sau đó trải qua các lần duyệt nghị (1871), duyệt kiểm (1872), phúc kiểm (1876), duyệt định (1878), kiểm duyệt (1884), đến năm Kiến Phúc thứ 1 (1884) được khắc in và ban hành.
Theo ban̉ dicḥ Việt ngữ Pdf 1998: “Theo sách Dã Luc,̣ thì ngày tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, nguờ̛i Tây Dương tên là Y-nê-xu lén lút đến xã Ninh Cuờ̛ng, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao Thuy,̉ ngấm ngầm truyền giáo về tảđaọ Gia tô. Như vậy, thông tin mà sách Niên Giám tham chiếu không nằm ở chính văn mà ở Lời chua, còn nội dung lời chua thì được thu thập từ Dã lục chứ không phải từ chính sử, ví dụ như sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – nguồn chính để soạn Cương Mục.
Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, rồi tiếp theo là hầu hết các tác phẩm về lịch sử truyền giáo ở Việt Nam đều dẫn thông tin trên. Tuy nhiên, các tác giả gần như không phê bình sử liệu. Năm 1875, tức trước sách Cương Mục 1884, học giả Trương Vĩnh Ký cho biết là đã tìm thấy sử liệu trên trong biên niên sử, nhưng ông dè dặt để nó ở cước chú của cuốn Cours d’Histoire Annamite à l’usage dé Écoles de la Base-Cochinchine (2 tomes). Note trouvée dans les annales: Au 3e mois de l’année du règne de Nguyên-hoà (du roi Lê-trang-Tông), un Européen du nom de Inê-xu (Ignatio, Ignace) arriva dans les villages de Ninh- cường, Quần-anh, Nam-chơn, et dans les villages Trà-lũ, Giao-thủy, et transmit secrètement la doctrine de la religion gauche de Giatô (Jésus). Ghi chú trong sử ký: Tháng 3 năm trị vì Nguyên-hoà (vua Lê-trang-Tông), một người châu Âu tên là Inê-xu (Ignatio, Ignace) đến các làng Ninh-cường, Quần-anh, Nam-chơn, và ở các làng Trà-lũ, Giao-thủy, lén truyền giáo lý Tả đạo Giatô (Chúa Giêsu). Hai bản Cương mục và Trương vĩnh Ký khớp nhau, nhưng không hiểu sự trùng hợp này có trong trường hợp nào.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-29.jpg)
Năm 1930, Bonifacy trong Les Débuts du Christianisme en Annam cho rằng: Monsieur Deloustal a lu, en effet, dans le Gia lục ou annales non officielles, au sujet du nom de Gia-tô (Jésus) le passage suivant: Dans le courant du 3e mois de la première année Nguyên Hòa (Union qui commence) du roi Lê Trang tông (1533), un homme de l’Océan (Dương nhân), du nom de I-ni-Khu, vint subrepticement dans les villages de Ninh Cương (Force paisible) et de Quần Anh (Héros en foule) du Huyên de Nam Chân (Vérité du Sud), et à Giao Thủy (Eau visqueuse), dans le Trà Lũ (développement du thé), et y enseigna en cachette la fausse doctrine de Gia Tô. Trên thực tế, ông Deloustal đã đọc trong Gia lục hoặc các biên niên sử không chính thức về tên Gia-tô (Chúa Giêsu) đoạn sau: Vào tháng 3 năm thứ nhất Nguyên Hòa (Sự hợp nhất bắt đầu) của vua Lê Trang tông (1533), Dương nhân tên là I-ni-Khu, lén lút đến các làng Ninh Cương và Quần Anh của Huyền Nam Chân. và Giao Thuỷ ở Trà Lũ, bí mật truyền dạy tà giáo Gia Tô ở đó.
Năm 1968, Chu Thiên và Đinh Xuân Lâm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử bài viết tựa đề Tây Dương Gia tô bí lục, nêu cao tinh thần yêu nước chống xâm lược (sic) viết thêm: Y-nê-khu đến nước ta ngày 24 tháng 4 âm lịch, lập ra một dòng lấy tên là dòng Chi thu (tức Giê-su). Năm 1981 Ngô Đức Thọ dịch và giới thiệu Tây Dương Gia tô bí lục sách viết bằng chữ Hán khắc in năm 1812, của bốn tác giả Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hòa Đường, Nguyễn Bá Am và Trần Trình Hiên: Nước ta về thời Hậu Lê đời vua Trang Tông Dụ hoàng đế, năm Quý Tị niên hiệu Nguyên Hòa thứ 1 (1533), giặc Tây sai giám mục khâm mạng là Ignatiô lẻn vào lén lút truyền đạo ở làng Ninh Cường huyện Nam Chân. Sách có 9 quyển, nội dung không chính xác, xuyên tạc chính trị, tôn giáo, vv …
Cụm Inê-xu (Ignatio, Ignace) viết theo Trương vĩnh Ký và bản dịch Cương mục; I-ni-Khu viết theo Bonifacy. I-nê-xu 依 泥樞 Âm Pinyin Yīníkū, biểu tự mà sách đã dẫn Les Portugais sur les côtes du Viêt-Nam et du Champa của Pierre-Yves Manguin nêu ra. Chuyện rõ ràng, dương nhân Inê-xu / I-ni-Khu không phải là Ignatius trong tên Thánh Sáng lập Dòng Tên, Ignatius Loyola, tiếng Việt thường gọi là Inhaxiô hoặc I-nhã, Tây Ban Nha Ignacio de Loyola, tên rửa tội là Íñigo López de Loyola; Ignatius cũng được dịch là Ignatius; thì Hán tự viết Ignatius 依納爵 y nạp tước Yīnàjué (Loyola 羅耀拉) và cũng viết là 伊格那丟 y cách na đâu Yīgénàdiū.
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-28.jpg)
Trong sách đã chỉ dẫn ở trên, Pierre-Yves Manghuin có sao lại bằng ảnh, chữ Hán trong
Cương mục viết là 依泥樞 bính âm Yīníshū; Hán việt Ynêxu, theo Hán Việt Tự điển trích dẫn.
Tự này có trong tài liệu của Trương vĩnh Ký. Ynêkhu, cũng đúng với chính tả.
– Phồn thể Hán ngữ 依 泥樞 bính âm Yīníshū – Hán Việt Nôm Ynêxu, Ynêkhu.
– 依 U+4F9D Âm Nôm: e, y, ỉa, ỷ. Âm Hán Việt: y. Âm Pinyin: yī, yǐ.
– 泥 U+6CE5 Âm Nôm nè, nê, nề, nể, nệ. Âm Hán Việt: nê. Âm Pinyin ní , nǐ , nì , niè , nìng.
– 樞 U+6A1E Âm Nôm: khu, su, sù, xu, xó, xô, xù, xũ, xụ. Âm Pinyin: shū.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư một quyển chính sử và là nguồn tham khảo chính của Cương Mục, cho đến khi được khắc in năm 1697, Toàn Thư trải qua các giai đoạn biên soạn chính. Ngô Sĩ Liên, đến năm 1479 biên soạn xong bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư 15 quyển, ngoài nguồn tài liệu của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, tham khảo thêm Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấy truyền lại. Sử kýToàn Thư ghi nhận lệnh cấm đạo Hoa Lang vào năm Cảnh Trị thứ 1, năm 1663. nhưng không cho biết đạo truyền vào nước ta khi nào: Mùa đông, tháng 10, cấm người trong nước học đạo Hoa Lang … Trước đã đuổi người giảng đạo đi rồi mà sách đạo và nơi giảng hãy còn, thói tệ chưa đổi. Đến đây lại nghiêm cấm. Đây là sử kiện xưa nhất trong chính sử nước ta liên quan đến việc truyền đạo của người Tây Dương, nhưng không cho biết mốc điểm cụ thể, chỉ nói chung chung là trước đây. Cương Mục chép lại cấm đạo của Toàn Thư rồi thêm lời chua như đã dẫn về Inê-xu. Sử ký Toàn Thư không có một dòng nào về I-nê-xu. Không lẽ lời chua Inê-xu của Cương mục lấy dã sử của sách Bí lục? Khó chấp nhận vì, năm 1875, tức trước sách Cương Mục 1884, học giả Trương Vĩnh Ký cho biết là đã tìm thấy sử liệu Inêxu trong biên niên sử.
Theo dịch giả, Bí Lục có các phiên bản của nó như sau: Bản khắc in năm Gia Long 11 tức năm1812. Bản của Nguyễn Văn Hoàng chép tay để lưu lại cho đời sau, khi các bản Bí lục Gia Long, bày bán ở các phố chợ Thăng Long, Tòa Tổng Giám mục (?) sai người gom mua, cả ván in, đem thiêu hủy hết. Truyền bản của của bản viết tay, xuyên tạc Kitô giáo, một cuốn sách chép tay có nguồn gốc trong nhân dân, nay lưu giữ tại Thư viện Khoa sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tỉnh dòng Phan Xi Cô viết: nguồn trong nhân dân về Inê-xu mà truyền bản Bí Lục tham chiếu có thể là nguồn chung cho tất cả; Cương mục, Cours d’Histoire Annamite của Trương vĩnh Ký, Les Débuts du Christianisme en Annam của Bonacy. Và tỉnh dòng Phan Xi Cô nghiêng về nguồn dân gian này.
Nguồn dân gian/dã sử càng có ý nghĩa hơn đối với một chính thể vốn xem Giatô là tả đạo. Sử kiện về tôn giáo này thường không có chỗ trong chính sử, có chăng là những chỉ dụ cấm đạo.
Đó là sự dè dặt khi các tác giả dẫn thông tin Inê-xu: Cương Mục đặt ở lời chua, Histoire của Trương vĩnh Ký đưa vào cước chú, còn Bonifacy thì dẫn chứng để bác bỏ. Với những sử liệu hiện có, Inê-xu mà Niên Biêủ Công Giáo Giáo hội Việt Nam, hoặc những tài liệu khác, trích dẫn từ Cương Mục, tiếp tục là một nhân vật dã sử nếu không được chứng minh bằng chính sử.
Quan điểm trên không thể so sánh với Hồng Bàng thị 鴻龐氏 hay Thời đại Hồng, giai đoạn thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam; dựa nhiều trên các truyền thuyết, các truyện kể ở những tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái [72] và được hợp thức hóa trở thành một giai đoạn lịch sử qua Đại Việt sử ký toàn thư, cuốn sử thư đã đưa Hồng Bàng thị làm Kỷ đầu tiên.
Fernão Mendes Pinto lần đầu tiên đi thuyền dọc theo bờ biển Bán đảo Đông Dương vào năm 1540. Rời Patani vào tháng 5, trên con tàu của thương gia Antonio de Fariat, ông đã thực hiện giương buồm hướng tới vương quốc Champa. Thực tế đầu tiên, cơ bản nhất, là thương mại Trung-Bồ Đào Nha chính thức mở trở lại, lần đầu tiên ở Quảng Đông năm 1554 và tại các đảo cửa sông Tứ Giang; đã sớm được theo dõi bởi sự cài đặt của người Bồ Đào Nha ở Macao trong những năm 1555-1557. Do đó, người Bồ Đào Nha đã nhanh chóng đảm bảo được sự độc quyền ảo đối với các tuyến hàng hải nối Ấn Độ với Đông Nam Á và nối liền với Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 1563, thành phố đã có 900 cư dân Bồ Đào Nha và hàng nghìn người nước ngoài. Năm 1542, Malacca lấy lại được sự thịnh vượng, Đại Việt sẽ chứng kiến mối quan hệ thương mại với người Bồ Đào Nha trở nên bình thường hơn.
Roland Jacques [73] viết mở đầu trong nghiên cứu, LePortugal et la romanisation de la langue Vietnamienne. Faut-il réécrire l’histoire? [74] Bồ Đào Nha và La-tinh hóa tiếng Việt. Có nên viết lại lịch sử? như sau:
Lịch sử của mối quan hệ đầu tiên giữa Việt Nam và phương Tây vào thế kỷ 17 bị chi phối bởi nhân vật của tu sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes, người gốc Avignon. Ông thường được coi là người sáng tạo ra, không chỉ cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam, mà trên hết là hệ thống chữ viết tiếng Việt (La-tinh hóa, hay quốc ngữ), ngày nay được mọi người sử dụng và là một phương tiện được công nhận cho sự tiến bộ xã hội. Việc kiểm tra kỹ lưỡng các nguồn tài liệu, phần lớn vẫn chưa được xuất bản, sẽ đặt ra câu hỏi về cách đọc lịch sử truyền thống này. Việc tạo ra quốc ngữ chỉ có thể được hiểu là một tác phẩm chủ yếu của Bồ Đào Nha, nằm trong một tập hợp các sáng kiến liên văn hóa, initiatives interculturelles, tương tự; sự ra đời của Kitô giáo ở Việt Nam cũng cần phải hoàn toàn tách rời khỏi vấn đề Pháp thuộc địa xứ ta. Sự phát triển nguồn lực phải là kết quả của sự hợp tác đa phương, mà trong đó Bồ Đào Nha phải có chỗ đứng ưu tiên bên cạnh Việt Nam.
Năm 1651, hai tác phẩm xuất hiện ở Rôma rất được quan tâm đối với lịch sử tiếng Việt: Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – Latin, và Sách giáo lý cho các ứng viên chịu phép rửa, chia thành tám ngày [75]. Điểm mới lạ lớn nhất là việc sử dụng hệ thống chữ viết bắt nguồn từ bảng chữ cái Latinh, một phát minh rất gần đây vào thời điểm đó, hệ thống mà ngày nay thường được gọi là quốc ngữ. Trong gần hai thế kỷ, cho đến khi cuốn Từ điển An Nam-Latin của Taberd [76] được xuất bản vào năm 1838, hai tác phẩm này vẫn là những ứng dụng được in thành sách duy nhất. Cả hai tập đều ghi rõ trên bìa tên tác giả: Alexander thành Rhodes, thuộc Dòng Chúa Giêsu, Compagnie de Jésus, tông đồ truyền giáo.
Từ Hán Việt 國語 guóyǔ có nghĩa đen là quốc ngữ [77]. Đây là một lối nói ngoại ý, périphrase, về nguyên tắc, chỉ rõ bản thân tiếng Quốc gia Việt đối lập với tiếng Trung Quốc, đã có địa vị ngôn ngữ chính thức trong nhiều thế kỷ ở Việt Nam. Tuy nhiên, nên nói việc sử dụng chữ Hán đã khiến ngữ nghĩa sémantique phát triển. Áp dụng này cho hình thức viết của ngôn ngữ Việt, cách diễn đạt đầu tiên đề cập đến là Chữ Nôm, một hệ thống chữ viết bắt nguồn từ các ký tự Trung Quốc. Kể từ khoảng năm 1900, cách diễn đạt về mặt kỹ thuật phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ cái Latinh; và duy nhất được chấp nhận đến ngày nay. Chữ quốc ngữ này, được định nghĩa như vậy, được xây dựng trên cơ sở bảng chữ cái Latinh, được bổ sung bằng hai loại dấu phụ, để tương ứng với sự đa dạng của các âm vị rất phong phú trong tiếng Việt, và để đánh dấu bằng hình ảnh chữ cái các thanh điệu. Đây là cách viết được chấp nhận và sử dụng rộng rãi bởi người Việt.
Khi quốc ngữ bắt đầu sự nghiệp chính thức ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 [78] khi người ta tìm cách viết lịch sử về nó, cái tên Alexandre de Rhodes ngay lập tức nổi bật lên như cha đẻ của chữ La tinh hóa. Tại đây, ông sớm được ca ngợi trên bầu trời như một loại ngôi sao đơn độc chiếu sáng màn đêm của quá khứ xa xôi, của những ngày đầu của sứ mệnh trước khi các nhà truyền giáo Dòng Thừa sai MEP Paris đến mà Taberd và những người kế vị ông là những đại diện lừng lẫy. Thuộc địa thế tục và Giáo hội đã cùng nhau ca ngợi thiên tài truyền giáo và ngôn ngữ có một không hai của giáo sĩ Dòng Tên, để tung hô nonhững lợi ích mà nước Việt Nam hiện đại đã mắc nợ. Georges Taboulet [79] một tác giả hồ đồ đã viết:
![](https://diendantheky.net/wp-content/uploads/2025/02/unnamed-6-1.jpg)
Cha Alexandre de Rhodes đã giới thiệu Kitô giáo và nước Pháp đến Việt Nam. (sic). Tất nhiên, với quá khứ đô hộ Pháp, đây chỉ là có một trong vô số bằng chứng lịch sử sai lệch … và dĩ nhiên xuyên tạc.
Về vấn đề tác giả và cha đẻ của Rhodes đối với công trình mang tính quyết định về tiếng Việt, quốc ngữ, các tác giả ngôn ngữ học phần nào bị lúng túng, cản trở bởi một mâu thuẫn lớn. Là người gốc Avignon, nhà truyền giáo được cho là người nói tiếng Pháp bản xứ; tuy nhiên, hệ thống phiên âm tiếng Việt sang chữ Latinh hầu như không mang dấu ấn của ngôn ngữ Boileau [80]… Tuy nhiên, sẽ không có ai khởi kiện để noquan hệ cha con đối với người cha giả định của văn bản này; đúng hơn, chúng ta sẽ cố gắng vượt qua khó khăn này, bằng cách nêu bật nguồn gốc quốc ngữ không thể được cho là của tiếng của xứ Avignon bên Pháp [81], và bằng cách tận dụng những kỹ năng tuyệt vời của Đắc Lộ với tư cách là một nhà ngôn ngữ học đa ngôn ngữ. Một số người có nhãn quan sáng suốt hơn, chú ý hơn đến thực tế lịch sử, nói về một công việc tập thể [82], do các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và Pháp, mỗi người đã để lại dấu ấn của mình; nhưng vai trò nổi bật nhất luôn thuộc về Đắc Lộ [83]!
Danh sách các tác giả Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và Pháp thật là đáng ngạc nhiên. Nếu sự hiện diện của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Ý là có thật trong những năm mà công việc tạo ra ngôn ngữ Latinh hoá được thực hiện, và nếu Alexandre de Rhodes, thần dân Địa dư Avignon của Giáo hoàng, có thể, nếu nói kiểu thêm bớt, xuất hiện như một người quốc tịch Pháp theo nghĩa của nó. Thế nhưng, văn hóa người Tây Ban Nha hoàn toàn không liên quan gì đến quốc ngữ, trừ khi muốn đưa bằng chứng nhập cư từ ông cố Rhodes vào… Các nhà truyền giáo người Pháp đầu tiên, Dòng Tên Joseph François Tissanier và Pierre Jacques Albier, đã đặt chân đến đất nước này năm 1658; các tu sĩ Đa Minh Tây Ban Nha đến vào năm 1676 [84].
Cho nên không ngạc nhiên, khi học giả tiếng Việt Haudricourt, trong một bài báo, với một uyên bác kỳ diệu, đã tuyên bố tìm thấy trong ngôn ngữ quốc ngữ dấu vết của nhiều hệ thống ngữ âm châu Âu, bao gồm cả phương ngữ xứ Basque [85] (sic)!
Tất nhiên, tinh thần chống chủ nghĩa thực dân trong những năm sau khi Việt Minh khởi nghĩa giành độc lập sẽ không chịu thua kém, và gán Đắc Lộ là người đã gây ra mọi tội ác.
Việc Latinh hóa chữ viết được coi là một hành động chính trị thù địch, như một công cuộc hủy hoại văn hóa nhằm chia rẽ quốc gia và áp đặt sự thống trị của nước ngoài. Hơn nữa, như trên đây đã nêu ra tuyên truyền xuyên tạc nói, chẳng phải Rhodes đã tới Châu Âu để triệu tập quân đội Pháp sao? Thêm vào đó, cách diễn đạt thông thường Latinh hóa tiếng Việt rõ ràng là gây nhầm lẫn. Thuật ngữ La Mã hóa có thể gợi ý một sự biến đổi ngôn ngữ Việt của người La Mã (người châu Âu) theo quan điểm riêng của họ, với những gợi ý về chủ nghĩa thực dân.
Trên thực tế, nó là sự thể hiện các âm vị của tiếng Việt nói bằng hệ thống bắt nguồn từ bảng chữ cái Latinh, thay vì sử dụng các ký hiệu âm tiết bắt nguồn từ hệ thống tiếng Trung. Nói rõ như vậy, chứ biểu hiện này khó tránh khỏi bị thánh hóa do cách sử dụng, hay lạm dụng.
Dù thế nào đi nữa, chúng ta phải đợi đến năm 1993 để thấy cố Đắc Lộ được Chính phủ Hà nội phục hồi … sau khi sửa sai, nhưng lại chỉ có một mình Cố ấy thôi. Như đã viết ở đầu tiểu luận này, đã tìm lại được tấm bia kỷ niệm Cố từ năm 1941, năm nổi bảy chìm, đặt vị trí cố định trong vườn Thư viện Quốc gia Hà Nội và khánh thành lại vào năm 1995; và ở đó trên bia đá, một mình Cố được vinh danh là cha đẻ của chữ quốc ngữ![86]…
(còn nữa)
Bất tiếu Nguyễn Quốc Bảo
—————-
Chú thích:
[43] Từ điển Thiều chửu: trấn 鎭 U+93AD, bộ kim 金. Một chỗ chợ chiền đông đúc gọi là trấn. Một khu đất đủ năm vạn người trở lên gọi là trấn. Nhà Thanh gọi quan Tổng binh là trấn. Một cánh quân có đủ quân kị quân bộ, lính thợ, lính tải đồ, cộng một vạn năm trăm sáu mươi hai người gọi là một trấn, hợp hai trấn gọi là một quân, bây giờ gọi là sư (21124 người).
[44] Aurousseau phiên âm Giao Chỉ Quốc 交趾國 là Kiao-tche kouo, mà bây giờ Pyin viết Jiāozhǐ guó. Thổ ngữ Quảng Đông (Jyutping): gaau1- zi2. Trong khi Hanyu Pinyin là Jiāozhǐ; Wade–Giles là Chiāo1-chǐh4. Quốc ngữ Hán (國語, Guóyǔ) viết phồn thể hay giản thể, sau đó romanizations la mã hoá bởi Hanyu Pinyin, Gwoyeu Romatzyh, Wade–Giles và Yale. Cách viết Hán ngữ bằng mẫu tự Latinh của Aurousseau đặc biệt. Vì là bài viết của ông, nên xin tiếp tục như thế. Tuy nhiên, cách đó khác với các kiểu La mã khác khá nhiều; khi đi tìm từ nguyên Cochinchine, xin chú ý về điều này.
[45] Cf. BEFEO, XX, iv, 86, tableau hors-texte I, 1509-1516. Thổ ngữ Quảng Đông (Jyutping): gaau1- zi2. Trong khi Hanyu Pinyin là Jiāozhǐ; Wade–Giles là Chiāo1-chǐh4.
[46] Cf. Relations de voyages et textes géographiques arabes, persans et turks… par G. Ferrand, tome 1, p. 204.
[47] a) Relations de voyages et textes géographiques arabes, persans et turks relatifs à l’ Extrême-Orient du VIIIe au XVIIIe siècles, Paris, Leroux, 2 vol. 1913-1914;
b) Le K’ouen-louen et les anciennes navigations interocéaniques dans les mers du sud, dans Journal Asiatique, 1919;
c) Le pilote des mers de l’Inde, de la Chine et de l’Indonésie par Sihab ad-dïn Ahmad bin Mâjid, texte arabe du manuscrit 2292 de la Bibliothèque nationale, Paris, Geuthner, 8 fascicules, 1921-1922;
d) Id., par Sulayman al-Mahrï et Sihâb ad-dln Ahmad bin Mâjid, texte arabe du manuscrit 2559 de la Bibliothèque nationale, Paris, Geuthner;
i) L’élément persan dans les textes nautiques arabes des XVe et XVIe siècles, dans Journal Asiatique, avril-juin 1924, p. 193-257.
[48] Ḥājj al-Ḥaramayn al-Sharīfayn Shihāb al-Dīn Aḥmad ibn Mājid ibn Muḥammad ibn ʿAmr ibn Faḍl ibn Duwayk ibn Yūsuf ibn Ḥasan ibn Ḥusayn ibn Abī Muʿallaq al-Saʿdī ibn Abī Rakāʾib al-Najdī (Arabic: جﺎﺣ ﺐﯾﺎﻛﺮﻟا ﻲﺑأ ﻦﺑ يﺪﻌﺴﻟا ﻖﻠﻌﻣ ﻲﺑأ ﻦﺑ ﻦﯿﺴﺣ ﻦﺑ ﻦﺴﺣ ﻦﺑ ﻒﺳﻮﯾ ﻦﺑ ﻚﯾود ﻦﺑ ﻞﻀﻓ ﻦﺑ ﺮﻤﻋ ﻦﺑ ﺪﻤﺤﻣ ﻦﺑ ﺪﺟﺎﻣ ﻦﺑ ﺪﻤﺣأ ﻦﯾﺪﻟا بﺎﮭﺷ ﻦﯿﻔﯾﺮﺸﻟا ﻦﯿﻣﺮﺤﻟا يﺪﺠﻨﻟا). Bố là Muhammad bin Omar, và ông nội là Majid bin Muhammad.
[49] Ibn Majid được ghi nhận là người đã thiết lập các quy tắc hàng hải ở nước ngoài, ở Biển Ấn Độ, và các bài viết cũng như sự phát triển của ông về các công cụ dẫn đường như la bàn và hoa gió, boussole et la rose des vents, trong lĩnh vực hàng hải vẫn phổ biến ở Biển Đỏ Mer Rouge (Bahr al-Qalzum), Vịnh Ả Rập, Biển Ấn Độ, và có lẽ cả ở Biển Đông trong một thời gian dài. Ông là người nổi tiếng nhất trong số những người viết về chủ đề hướng dẫn hàng hải hiện đại. La bàn hàng hải,chia thành 22 độ, vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
[50] Bồ Đào Nha gọi Ibn Mạid là almirante, Arab Admiral (ﻲﺑﺮﻌﻟا ﺮﺤﺒﻟا ﺮﯿﻣأ có nghĩa là hoàng tử biển, đô đốc).
[51] Dấu năm AH Anno Hegirae Hồi Lịch Thị 回历是 Huílì shì, là một tham chiếu lịch Hồi giáo với năm đầu tiên bắt đầu vào năm 622 sau Công nguyên. Trong năm này, Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad đã di cư từ Mecca đến Medina. Lịch AH dựa trên lịch âm lunar calendar, của Hồi giáo và sử dụng kỷ nguyên Hijri, trong khi lịch AD dựa trên lịch dương của Gregorian và sử dụng kỷ nguyên Anno Domini. Lịch AH có những năm ngắn hơn, với hoặc 355 ngày, và một hệ thống khác để xác định năm nhuận.
[52] Abu Muhammad Abdallah Ibn Ahmad Ibn al-Baitar Dhiya al-Din al-Malaqi (được gọi là Ibn al-Baitar, khoảng năm 1197–1248 sau Công nguyên) là một nhà khoa học, nhà thực vật học, dược sĩ và bác sĩ người Ả Rập Andalucia. Ông sinh ra ở Malaga, Tây Ban Nha và qua đời ở Damascus, Syria. Ông được coi là một trong những nhà khoa học lớn của Tây Ban Nha theo đạo Hồi.
[53] Cïna Mahâcïna सीना महाचना
[54] Zakariyya’ al-Qazwini (tên đầy đủ: Abū Yaḥyā Zakariyyāʾ ibn Muḥammad ibn Maḥmūd al-Qazwīnī, tiếng Ả Rập: ﻲﻨﯾوﺰﻘﻟا د ﻮﻤﺤﻣ ﻦﺑ ﺪﻤﺤﻣ ﻦﺑ ءﺎﯾﺮﻛز ﻰﯿﺤﯾ ﻮﺑأ( , còn được gọi là Qazvini (tiếng Ba Tư) : ﯽﻨﯾوﺰﻗ), (sinh c. 1203 ở Qazvin , Iran và mất năm 1283), là một nhà vũ trụ học và địa lý học.
[55] 蠻子 / 蛮子 đến từ 南蛮. Và 蛮子 có nghĩa là man rợ. Đặc biệt 南蛮 có nghĩa là man rợ miền Nam. Đây không phải là do giọng nói. 南蛮/蛮子 được gọi như vậy vì họ bị coi là những người thiếu văn minh. Không chỉ người miền Nam Trung Quốc mới được gọi như vậy mà cả người Đông Nam Á cũng thế. Vào thời cổ đại, miền nam Trung Quốc có rất nhiều bộ lạc, vào khoảng năm 0 sau Công nguyên, Tứ Xuyên và Giang Đông (Giang Tô, An Huy hiện đại) đã có nền văn minh. Bây giờ man rợ 蛮子 chủ yếu đề cập đến Quảng Đông, Phúc Kiến hoặc Quảng Tây.
[56] Rashīd al-Dīn Ṭabīb (tiếng Ba Tư: ﺐﯿﺒط ﻦﯾﺪﻟاﺪﯿﺷر; 1247–1318; còn được gọi là Rashīd al-Dīn Faḍlullāh Hamadānī, tiếng Ba Tư: ناﺪھ ﷲ ﻞﻀﻓ ﻦﯾﺪﻟاﺪﯿﺷر ) là một chính khách, nhà sử học và bác sĩ ở Ilkhanate Iran. Sau khi chuyển sang đạo Hồi từ đạo Do Thái ở tuổi 30 vào năm 1277, Rashid al-Din trở thành vizier quyền lực của Ilkhan Ghazan. Ông được Ghazan ủy quyền viết Jāmiʿ al-Tawārīkh, hiện được coi là nguồn quan trọng nhất về lịch sử thời kỳ Ilkhanate và Đế quốc Mông Cổ.
[57] Quần đảo Nicobar là một chuỗi đảo quần đảo ở phía đông Ấn Độ Dương. Chúng nằm ở Đông Nam Á, cách Aceh trên đảo Sumatra 150 km về phía tây bắc và tách biệt với Thái Lan về phía đông bởi biển Andaman.
[58] Sheikh Shams al-Din al-Ansari al-Dimashqi hay al-Dim (1256–1327) là một nhà địa lý Ả Rập thời trung cổ. Sinh ra tại Damascus—như tên Dimashqi của ông.
[59] Các tài liệu Trung Quốc đề cập đến một địa danh có tên là Shilifoshi (thất lợi phật thệ 室利佛逝), và điều này được hiểu là Srivijaya. Tuy nhiên, sau năm 904, tên này đã đổi thành Sanfotsi hoặc Sanfoqi (三佛齊, tam phật tề nghĩa đen là ba vijayas). Biên niên sử nhà Tống ghi lại một số phái đoàn được gửi từ Sanfoqi trong khoảng thời gian từ năm 960 đến năm 1018. Sanfotsi là một tiểu bang được ghi lại trong nhiều nguồn tài liệu Trung Quốc như biên niên sử Trung Quốc Chu-fan-chi do Chau Ju-kua viết và Ling-wai tai-ta của Chou K’u-fei (tiếng Trung: 周去非; bính âm: Zhōu Qùfēi; Wade–Giles: Chou Ch’ü-fei)
[60] Seydi Ali Reis sinh ra ở Galata bên kia Sừng Vàng Golden Horn từ Constantinople, là con trai của một gia đình người Thổ Nhĩ Kỳ có nguồn gốc từ Sinop trên bờ biển Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ.
[61] Xem G- Ferrand, L’élément persan dans les textes nautiques arabes, trong Journal Asiatique, avril-juin 1924, p. 247.
[62] Sự cần thiết của sự phân biệt này, Kawči của Cïn với Kôcï của Ấn Độ, đã được chứng thực từ xa xưa. Xem Barros, phần trên, tr. 565; Borri, p. 567 và Cha de Rhodes, tr. 570. — X. cũng là ghi chú của Ông Paul Pelliot, BEFEO, III, 299, n. 1.
[63] Giao Chỉ 交趾 Jiāozhǐ, là một khu vực lịch sử do nhiều triều đại Trung Quốc cai trị, tương ứng với miền bắc Việt Nam ngày nay. Vương quốc Nam Việt (204–111 TCN) thành lập Quận Giao Chỉ (tiếng Trung: 交趾郡, 交阯郡, một đơn vị hành chính tập trung ở Đồng bằng sông Hồng tồn tại trong suốt thời kỳ Trung Quốc cai trị Việt Nam lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong thời nhà Hán, quận này là một phần của một tỉnh cùng tên (sau đổi tên thành Giao Châu) bao gồm miền bắc và miền trung Việt Nam ngày nay cũng như Quảng Đông và Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc. Vào năm 670 SCN, Giao Chỉ được sáp nhập vào Chính quyền đô hộ An Nam do nhà Đường thành lập. Sau đó, tên gọi chính thức Giao Chỉ đã được thay thế bằng An Nam và các tên gọi khác của Việt Nam, ngoại trừ trong giai đoạn cai trị ngắn ngủi thứ tư của Trung Quốc khi nhà Minh cai trị Việt Nam với tên gọi là tỉnh Giao Chỉ. Nguồn Wikipedia. Tiếng phổ thông: Hán ngữ bính âm: Jiāozhǐ; Chú âm: ㄐㄧㄠ; Bính âm Tongyong: Jiaojhǐh; Wade–Giles: Chiao1-chih3; Yale: Jyāu-jř. Tiếng Quảng Đông (Quảng Châu– Hồng Kông)Jyutping: gaau1 zi2; La Mã hóa Quảng Đông: gao1 ji2. Diễn âm EFEO Kiao-tche.
[64] Những dấu ngoặc lịch sử, nếu Bồ Đào Nha thuộc địa Việt nam như họ đã làm và đồng hoá Brazil với chữ Bồ là quốc ngữ, liệu chữ quốc ngữ Việt của các giáo sĩ Bồ có được phát triển như ngày nay không?
[65] Pierre-Yves Manguin, Les Portugais sur les côtes du Viêt-Nam et du Champa. George Bryan Souza, The Survival of Empire. Portuguese Trade and Society in China and the South China Sea, 1630-1754, Cambridge (Grande-Bretagne), 1986. Manuel Teixeira, Relaçôes comerciais de Macau corn o Vietnam, Macao, Imprensa Nacional, 1977.
[66] Pierre-Yves MANGUIN – Les Portugais sur les côtes du Viet-nam et du Campa. Ecole Francaise d’Etrême-Orient, Paris 1971.
[67] Vasco da Gama, Bá tước thứ nhất của Vidigueira là một nhà thám hiểm và quý tộc người Bồ Đào Nha, là người châu Âu đầu tiên đến Ấn Độ bằng đường biển. Chuyến đi đầu tiên của ông đến Ấn Độ qua Mũi Hảo Vọng (1497–1499) là chuyến đi đầu tiên nối châu Âu và châu Á bằng tuyến đường biển, nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Vì những đóng góp của mình, vào năm 1524, da Gama được bổ nhiệm làm Thống đốc Ấn Độ, với tước hiệu Phó vương, và được phong làm Bá tước Vidigueira vào năm 1519.
[68] Cương mục: q. 33, 6b. Une note identique est redonnée au q. 41, 24a. Les deux notes commentent des interdictions du catholicisme, respectivement en 1663 et 1754. La première a été traduite par Deloustal, 1913, 56 (Trad. de Hanoi, XVI, 8 et XVIII, 71).
[69] Cương mục q.33, 6b. Một ghi chú tương tự ở q. 41, 24a. Cả hai ghi chú bình luận về các lệnh cấm Công giáo lần lượt vào năm 1663 và 1754. Bản đầu tiên được Deloustal dịch, 1913, 56 (Trad. de Hanoi, XVI, 8 và XVIII, 71).
[70] Theo Roland Jacques, các tu sĩ dòng Phanxicô Tây Ban Nha đến Nam Kỳ lần đầu tiên vào năm 1583.
[71] Xin xem toàn bộ dạng pdf, https://quangduc.com/images/file/_voL837d1AgQANJp/kham-dinh-viet-su-thong-giam-cuong-muc-quoc-su-quan-trieu-nguyen.pdf
[72] Lĩnh Nam chích quái 嶺南摭怪; Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam, là một tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam được biên soạn vào khoảng cuối đời nhà Trần.
[73] Licencié en langue, littérature et civilisation vietnamiennes. D.E.A. de Droit canonique (Paris XI). D.E.A. sur l’Extrême-Orient et l’ Asie-Pacifique, mention Asie du Sud-Est (Institut national des Langues et Civilisations orientales, Paris). Boursier de la Fondation Calouste Gulbenkian (1994-1996), stagiaire à l’Institut de Linguistique, Centre national des Sciences sociales et humaines, Hanoi, Viêt-nam. RFHOM, t. 85 (1998), n° 318, p. 21 à 54.
[74] Revue française d’histoire d’outre-mer, tome 85, n°318, 1er trimestre 1998.
[75] (a) Dictionnarium annamiticum, lusitanum et latinum, Rome, S.G de Propaganda Fide, 1651 ; rééd. en fac-similé avec traduction en vietnamien moderne : Từ Điển Annam-Lusitan-Latinh, Ho Chi Minh- Ville, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1991. – (b) Catechismus pro ijs, qui volunt suscipere Baptismum, in octo dies divisus. Phép giảng tám ngày…, Rome, S.C. de Propaganda Fide, [1651] ; réédition en fac-similé avec introduction de Nguyễn Khắc Xuyên, trad. en vietnamien moderne d’André Maruxier et en français d’Henri Chappoulie, [Ho Chi Minh-Ville], Tủ Sách Đai Kết, 1993.
[76] Jean-Louis TABERD: Dictionnarium Annamitico-Latinum, Serampore [Inde], 1838
[77] Chữ quốc-ngữ là một thứ chữ dùng tự mẫu (chữ cái) La Mã để phiên âm tiếng an-nam. Quốc-ngữ nghĩa đen là tiếng nói của nước: vậy cái từ ngữ ấy dùng gọi thứ chữ mới đặt ra đây, kể thì không đúng, vì đó là một thứ chữ chứ không phải là một thứ tiếng ; nhưng từ ngữ ấy đã dùng quen rồi, không thể đổi được nữa. Dương Quảng Hàm VN VĂN HỌC SỬ YẾU Thiên thứ năm.
[78] Sắc lệnh đưa quốc ngữ vào các kỳ thi hành chính được Thống đốc Paul Doumer ký năm 1898; nhưng việc áp dụng sắc lệnh này vẫn chưa dứt khoát cho đến tận năm 1909. Năm 1917, một chiếu chỉ của triều đình đã bãi bỏ giáo dục truyền thống để chuyển sang giáo dục dựa trên quốc ngữ và tiếng Pháp. Xem Nguyễn Thị Chân Quỳnh, “Concours de mandarins”, in La jaune et la rouge [Paris, École polytechnique], n° 525, 5.1997 (p. 31-37), p. 36-37.
[79] Georges TABOULET, La geste française en Indochine : Histoire par les textes de la présence de la France en Indochine des origines à 1914, 2 t., Paris, Adrien Maisonneuve, 1955-1956 : 1. 1, livre I, chap. I, p. 9-22.
[80] Nicolas Boileau-Despréaux (1 tháng 11 năm 1636 – 13 tháng 3 năm 1711), thường được gọi đơn giản là Boileau, là một nhà thơ và nhà phê bình người Pháp. Ông đã làm nhiều việc để cải cách thể thơ Pháp đang thịnh hành, giống như cách mà Blaise Pascal đã làm để cải cách văn xuôi. Ông bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Horace.
[81] Đắc Lộ, cha là người Marrano Tây Ban Nha phần bên xứ Pháp Aragon và mẹ là người Ý, lẽ ra đã học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, thậm chí cả tiếng Do Thái (gốc gia đình Do Thái), tại nhà như là mẫu ngữ. Về những khẳng định nguy hiểm này, hãy xem phần giải thích tiếp theo.
[82] Khẳng định này lại xuất hiện một lần nữa dưới ngòi bút của François Rideau, Mes rapports avec la langue vietnamienne, Mối quan hệ của tôi với tiếng Việt, trong La jaune et la rouge [Paris, École polytechnique], n° 525, 5.1997, p. 25-30: tr. 27.
[83] Michel Barnouin: “Dòng dõi Vauclusian của Alexandre de Rhodes (1593-1660)”, trong Mémoires de l’Académie de Vaucluse [Avignon], loạt thứ 8, 4, 1995, tr. 9-40; và thư mục được trích dẫn.
[84] Một số tu sĩ Phanxicô người Tây Ban Nha bị lạc vào bờ biển Việt Nam từ năm 1583-1584, nhưng biến mất hầu như không để lại dấu vết và chưa bao giờ học được những điều căn bản về ngôn ngữ địa phương.
[85] André Georges Haudricourt, Origine des particularités de l’alphabet vietnamien Nguồn gốc những đặc thù của bảng chữ cái tiếng Việt”, trong Bản tin “Dân Việt-Nam” (Trường phái Viễn Đông Pháp [= EFEO]) 3, 1949, tr. 61-68. Haudricourt cũng còn là tác giả của nhiều bài viết đáng chú ý về tiếng Việt và lịch sử của nó; trong số các tài liệu khác: « Les consonnes préglottalisées en Indochine », in Bulletin de la Société de linguistique de Paris 46, 1950, p. 172-182 ; «Les voyelles brèves du vietnamien », ibid. 48, 1952, 90-93 ; «La place du vietnamien dans les langues austroasiatiques », ibid. 49, 1953, p. 122-128 ; à Jésus-Christ, De l’origine des tons du vietnamien », in Journal asiatique 242, 1954, p. 69-83 ; etc. Các phụ âm tiền thanh môn hóa ở Đông Dương, trong Bản tin của Hội Ngôn ngữ học Paris 46, 1950, tr. 172-182; Các nguyên âm ngắn của tiếng Việt, ibid. 48, 1952, 90-93; Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á, ibid. 49, 1953, tr. 122-128; Với Chúa Giêsu Kitô, Về nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt, trong Asian Journal 242, 1954, tr. 69-83; vân vân.
[86] Let’s do Justice to Alexandre de Rhodes, Hãy thực thi công lý đối với Alexandre de Rhodes, đăng trong Khoa học xã hội Việt Nam (Hà Nội) 40, 2/1994, tr. 88-89, dựa theo một bài viết của Minh Hiền đăng trên tuần báo Lao Động [Hà Nội] ngày 21/11/1993. Xem thêm hội thảo khoa học về Alexander xứ Rhodes tại Hà Nội ngày 22/12/1995 do Bộ Văn hóa và Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia tổ chức. Sự can thiệp chính thức vào hội nghị này của một trong những nhân vật cao nhất của Nhà nước, lúc bấy giờ, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, đã đánh dấu đỉnh cao của sự phục hồi của Rhodes. Xem nội dung của bài can thiệp này: A. de Rhodes, nhà hoạt động văn hóa có cống hiến cho sự phát triển ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam Xưa và Nay (Hà Nội), cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1/1996, tr. 19-20.
*Bất tiếu Nguyễn Quốc Bảo: A Lịch Sơn Đắc Lộ & chữ Quốc ngữ (Kỳ 1)
*Bất tiếu Nguyễn Quốc Bảo: A Lịch Sơn Đắc Lộ & chữ Quốc ngữ (Kỳ 2).