Hoàng Đình Tạo: Chính sách ngoại giao vùng Trung Á
I. LỊCH SỬ
Trung Á có một chiều dài lịch sử phong phú, và pha trộn nhiều nền văn hóa lớn, mỗi lần cũng đôi ba trăm năm; nên được thế giới cho là “Viên Ngọc Quý Còn Đang Được Cất Giữ”.
Vì lọt vào giữa hai lục địa Âu – Á, không có lối thoát ra ngoài bằng cửa sông, cửa biển ; cho nên về địa chính trị bị cô lập và dễ bị các đế quốc đô hộ.
- Thời Kỳ Đại Đế Alexander
Chinh phục vùng này từ thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch. Khi Đại Đế băng hà, thì xuất hiện Đế Chế Kushan. Đế chế này đóng vai trò quan trọng trong “Con Đường Tơ Lụa”, và phát triển Phật giáo.
- Thời Kỳ Trung Cổ
Từ thế kỷ thứ 7-8 thì Hồi giáo chế ngự vùng này. Họ đã mang theo văn hóa Hồi giáo từ Trung Đông đến. Hồi giáo đã mang đến kinh điển, học thuật thay đổi vùng này. Là thời đại hoàng kim của Hồi giáo. Nổi lên Đế Chế Samanid, cống hiến văn hóa cho Ba Tư.
- Thời Kỳ Mông Cổ
Ở thế kỷ 13, với Ghynghis Khan
- Thời Kỳ Tiền Cận Đại
Bị chia cắt bởi hai Khanates: Burkhava và Khiva. Mở đầu bang giao với nhà Minh và Đế quốc Nga.
- Thời Kỳ Cận Đại
Đế quốc Nga đã thôn tính vùng này vào thế kỷ 19. Đến thế kỷ 20 nhập vào Liên Bang Xô Viết và bị đồng hóa
- Thời Kỳ Hậu Cộng Sản
Từ khi Xô Viết sụp đổ 1991, các quốc gia vùng này đứng lên tuyên bố độc lập. Mở đầu một chương mới lịch sử của các quốc gia này. Sẽ còn nhiều thách đố và chông gai.
II. ĐỊA LÝ
Chính thức có 5 quốc gia Trung Á: Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan. Rộng chừng 1, 550 triệu dặm vuông. Dân số 72 triệu người.
Trộn lẫn với nhau nhiều sắc dân bản địa. Như: Uzbek 36 triệu. Tajik 25 triệu. Kazak 17 triệu. Uyghuir 13 triệu. Pastar 12 triệu. Hui 16 triệu. Kyrgyz 5 triệu. Mongolian 3 triệu. Nga 4 triệu……
Chính vì vùng này cùng chia sẻ văn hóa Hồi giáo, và tính liên lập rộng lớn hơn, nên khi giải quyết vấn đề, các học giả đề nghị phải bao gồm những quốc gia lân bang có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại cho toàn vùng, như: Afghanistan, Iran, Pakistan, Turkey, Trung cộng và Nga.
***
A. NGA VÀ TRUNG CỘNG
Khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ,1991, thì Nga đã nhanh chân thành lập Collective Security Treaty Organization (CSTO), bao gồm Nga và 5 quốc gia vùng Trung Á, mà trước kia cũng thuộc về Liên Bang Xô Viết, là Uzbekistan, Tajikistan, Azerbaijan, Kyrgyzstan, và Kazakhstan năm 1994. Vừa là vùng đệm giữa Nga và Trung Cộng, vừa là an ninh cho Nga.
Trong lịch sử, Trung Á là vùng đệm quân sự giữa đế quốc Anh và Đại Nga. Rồi giữa Nga và Hoa Kỳ qua cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan, Pakistan. Rồi đến giữa Nga và Trung Cộng. Khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, quân đội Nga từ vùng Trung Á như Tajikistan, Kazakhstan rút về phía tây, mặt Châu Âu.
Biên giới giữa những quốc gia này, vì lý do cai trị của chủ nghĩa Cộng sản đã trở thành không hợp lý, nhiều tranh chấp về sắc tộc và ngôn ngữ. Không có sự liên lập kinh tế và chính trị.
Cùng lúc đó, vì biên giới không rõ ràng, làm tăng các nhóm buôn lậu bạch phiến, võ khí từ Afghanistan, cùng gieo rắc lây nhiễm HIV/AIDS.
Tuy nhiên, Nga phải lo đối phó phía tây, vì nhiều quốc gia trong khối Warsaw cũ gia nhập NATO, nên chỉ lập khối nhưng vẫn không có một chính sách rõ ràng cho vùng Trung Á. Theo thông cáo chung, đề cập láng giềng tốt, quan hệ tin tưởng, bảo vệ an ninh và hoà bình khu vực. Chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia, chống di dân bất hợp pháp. Hợp tác chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, năng lượng, và môi trường.
Trung Cộng thừa “nước đục thả câu”, Trung cộng thành lập “Shanghai V”, 1996-1997, với Nga, Trung Cộng, Kyrgyzstan, Tajikistan và Kazakhstan.
Năm 1996 – 1997 lãnh đạo Shanghai V họp và ký cùng lúc ở Bắc Kinh và Moscow: tin tưởng vùng biên giới quốc gia và giảm quân đội tại vùng biên giới.
Kỳ họp 2000 thì trọng tâm vào an ninh biên giới và chính trị, kinh tế.
2021 thì trọng tâm vào sự hợp tác chống khủng bố, cực đoan và ly khai. Các thủ tướng ký nghị định nhằm tạo điều kiện tốt đẹp cho sự hợp tác và mậu dịch trong vùng.
Kỳ họp 2017, mở rộng tổ chức cho Ấn, Hồi, Iran, Arab Saudi, Qatar, Egypt tham gia.
Quan sát viên: Afghanistan, Mongolia, và Belarus.
Để chống lại sự độc tôn trên sân khấu thế giới của phương tây, Putin và Tập cùng chung lập Shanghai Cooperation Organization. Hôm 7/3/24 đã họp bàn về an ninh Á -Âu. Và cho rằng “cũng như BRICS là cột trụ mới cho trật tự thế giới. Chúng ta là đầu tàu đặt nền tảng cho khái niệm đa cực trong bang giao quốc tế” (Yuri Ushakov, phụ tá Putin).
“Mục tiêu của Nga là bảo đảm phát triển và an ninh để thay thế một tổ chức già nua của Châu Âu và Bắc Đại Tây Dương mà nó chỉ phục vụ cho một quốc gia duy nhất” (Putin).
Thượng đỉnh giúp cho quốc gia chủ nhà và các quốc gia vùng Trung Á tham dự vào sự hợp tác với hai ông láng giềng to lớn và hiếu động.
Với Nga thì vùng Trung Á là những bang cũ của Liên Bang Xô Viết. Có cùng nguồn gốc văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế, quân sự với Nga.
Và với Trung Cộng có “Một Vành Đai, Một Con Đường”, phát triển và đầu tư hạ tầng cơ sở. Chính sự đầu tư này đe dọa đến ảnh hưởng vị trí của Nga trong vùng.
Những cuộc họp thượng đỉnh, đã đề cập đến sự cân bằng quyền lợi giữa hai bên ở Trung Á, để mở đường hợp tác những nơi khác trên thế giới.
“Sau nữa là giải tỏa những nghi kỵ hai bên; hai bên tuy còn nhiều khác biệt, nhưng giữ gìn sự hợp tác là cần thiết. Hầu Nga – Hoa trở thành một lực lượng chính trị mạnh trên thế giới. Nga thì lo an ninh; Trung Cộng lo về phát triển kinh tế” (Carol Saivetz, MIT).
Tuy nhiên với cuộc chiến Ukraina, Trung Cộng ngày càng có ưu thế hơn Nga nhiều mặt tại Trung Á. Tập đi thăm Kazakhstan, Tajikistan, cho thấy Tập không cúi đầu trước những dự định của Nga hay những hiệp ước. Trong khi chiến tranh, Trung Cộng đã giúp 190 tỷ dollars (2022), chiếm 40% nhập cảng. Cũng như trước kia, sau cuộc nổi dậy Thiên An Môn 1989, Trung Cộng bị cấm vận, Nga trở thành người cung cấp vũ khí 25-50% cho Trung Cộng.
Các nhà lãnh đạo Trung Á, muốn cân bằng “Nga bành trướng, và Trung Cộng đang lên”, mà hai bên đang tranh giành kiểm soát để chống lại phương Tây như trong chiến tranh Ukraina.
Trung Cộng đầu tư ở vùng Trung Á cho đến 2023 là 63 tỷ dollars, trong đó 31 tỷ đầu tư khai thác dầu thô ở Kazakhstan. Đã thiết lập ngoại giao với Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan. Tuy nhiên, Trung Cộng đi đến đâu cũng mang theo tham nhũng hối lộ đến đó, cùng chủ nghĩa “tư bản thân hữu”.
Trung Cộng đầu tư ống dẫn hơi đốt cho Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan, và Kyrgyzstan.
Và đường xe lửa (sẽ, còn trên giấy tờ) cho Kyrgyzstan, Uzbekistan.
Trung Cộng nhờ lợi điểm vùng Tân Cương rộng lớn về phía tây, để từ đó dễ dàng đi vào vùng Trung Á. Trung Cộng đã nhìn thấy thị trường, nhiên liệu và khoáng sản. Là cầu nối với Iran và Trung Đông.
Tuy nhiên, Trung Cộng phải đối phó với người Uyghur đòi tự trị. Vì ba quốc gia Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan có chung biên giới với Tân Cương, nên một số lớn dân ba quốc gia này cũng bị bắt chung tập trung cải tạo với người Uyghur, và theo họ, bị Trung Cộng chích thuốc không rõ loại gì. Và Trung Cộng cho người Hán di dân về vùng đất này để gia tăng dân số.
B. HOA KỲ
Cho đến khi bị khủng bố vào ngày 9/11/2001, Hoa Kỳ vẫn chưa có một viễn kiến gì về vùng này; sau đó Hoa Kỳ mới nhận ra chính quyền thất bại ở Afghanistan và nội chiến đã trở thành cái nôi cho khủng bố.
Năm 2002, Hoa Kỳ cần thành lập một số căn cứ ở vùng Trung Á để hỗ trợ các chiến dịch quân sự ở Afghanistan. Hoa Kỳ chỉ nhắm vào an ninh, ngăn ngừa cuộc chiến lan rộng, không phải nhằm chống Nga hay Iran, cũng không phải nhằm khai thác dầu thô ở Caspian.
Tuy nhiên, bên cạnh quân sự, Hoa Kỳ cũng nhắm đến nâng cao phát triển, ổn định. Chẳng hạn như Afghanistan đã chuyển từ một quốc gia sản sinh khủng bố trở thành quốc gia dân chủ và ổn định kinh tế.
Ngày nay, bao trùm sự quan tâm của Nga là vấn đề an ninh. Lãnh địa của Nga đã bị khủng bố từ Afghanistan sang Trung Á, mang theo những chiến binh Hồi Giáo, buôn lậu bạch phiến.
Cho nên ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên 1 /2000, Putin đã cùng hợp tác với Hoa Kỳ và EU để chống khủng bố. Putin là người đầu tiên cảnh báo về căn cứ khủng bố ở Afghanistan và được tài trợ rộng rãi từ Âu châu, Trung Đông và Trung Á.
Sau đó, Nga và Hoa Kỳ đồng ý hỗ trợ Liên Hiệp Quốc chế tài Taliban và Pakistan vì đã giúp đỡ cho Taliban.
Và quyền lợi khác là Nga cũng nhắm đến năng lượng và khí đốt, mở rộng thị trường EU và Á Châu. Nga, Iran và Trung Á chiếm giữ 1/2 tổng sản lượng khí đốt của thế giới. Tuy nhiên, các chuyên viên nghi ngờ khả năng của Nga, là vừa xuất cảng vừa thoả mãn nhu cầu trong nước cho vài thập niên tới mà Nga không chiếm giữ vùng Trung Á.
Thêm vào đó,Nga tìm kiếm duy trì sự liên lạc từ Liên Bang Xô Viết cũ với Trung Á, mà cơ sở hạ tầng suy sụp, thì Nga phải tăng cường đầu tư trong vùng, chứ không chỉ riêng năng lượng.
Nga cũng đưa ra sáng kiến làm sống lại con đường chuyên chở Bắc – Nam,từ những hải cảng vùng Baltic, đi xuống sông Volga, băng ngang Caspian đến Trung Á, đến Châu Á, qua Địa Trung Hải và kinh đào Suez.
Những mục tiêu chiến lược này, phải nghĩ đến chiến lược kinh tế hơn là liên minh quân sự mà Nga nhắm tới ; để gia tăng quyền lợi ở Trung Á với một vùng ổn định và phát triển.
Qua các công ty tư nhân, Hoa Kỳ đã đầu tư vào vùng này 30 tỷ mỹ kim. Và cung cấp 50 triệu Mỹ kim để mở rộng thương mại, phát triển kinh tế khu vực, đầu tư huấn luyện và giáo dục.
C. NHỮNG THÁCH ĐỐ
Quyền lợi của Nga và Hoa Kỳ trong vùng Trung Á ổn định, được thách đố qua các chính sách nội trị cực kỳ phân rẽ của những quốc gia trong vùng.
Độc lập chưa bao giờ có. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy của Xô Viết sang nền kinh tế độc tài toàn trị của hệ thống chính trị, đã mang lại nhiều khó khăn.
Các quốc gia vùng này là những quốc gia nghèo nhất trong Liên Bang Xô Viết. Khi mất trung ương là Moscow, là trọng tâm cho sự phát triển, thì như rắn mất đầu, các quốc gia mất đi sự hỗ trợ từ trung ương về ngân sách, xí nghiệp, kỹ nghệ, thị trường, giao thông, thông tin, giáo dục, gia đình… nên rất ít liên lạc với bên ngoài.
World Bank lượng giá mất mát từ 1990 – 1996, nền kinh tế vùng này giảm 20 – 60 % GDP. Cũng may là nhờ vay được khá nhiều tiền từ những định chế quốc tế.
Tajikistan và Kyrgyzstan tình trạng còn tồi tệ hơn, 70 – 80% dân chúng sống ở mức nghèo khó, được xếp vào những quốc gia đang phát triển nghèo khó nhất. Sự suy sụp đã khiến nhiều người bỏ xứ tìm đến những khu vực dễ sống hơn, nhất là những người có trình độ hay chuyên môn.
Thêm vào đó, các quốc gia này không thực hiện được sự phát triển thời hậu Xô Viết, là tính chính đáng của chính quyền không được khai triển qua bầu cử dân chủ, mà ngược lại đã đi đến chế độ độc tài toàn trị. Tiêu diệt đối lập. Dẹp tan tuyên bố chính trị của Hồi giáo. Thường xuyên vi phạm nhân quyền, và các quyền tự do cá nhân căn bản. Tóm lại, về đường dài kinh tế chính trị còn bất định.
Trường hợp của Uzbekistan rất đặc biệt. Là vị trí chiến lược, đất rộng, đông dân, quân đội hùng mạnh, tài nguyên dồi dào. Nhưng chính đó cũng là những nguồn gốc xung đột với các quốc gia lân bang, như về nguồn nước và lãnh thổ để làm áp lực với lân bang.
1990 Uzbekistan nhân danh tiêu diệt khủng bố, đã tiêu diệt nhóm Hồi giáo, đóng cửa các đền thờ, cấm thực hiện Hồi giáo. Chính vậy làm cho họ hoạt động bí mật, dân chúng hỗ trợ cho nổi loạn, và mang màu sắc cực đoan.
NATO cũng nghĩ đến khu vực này vì lý do an ninh và bất ổn, nhất là ảnh hưởng đến vấn đề Afghanistan cho toàn vùng.
Mặc dù 5 quốc gia này có hiệp ước với NATO (NATO: Partnership for Peace, PfP), vẫn còn nhiều giới hạn, còn trong đối thoại. Vì các quốc gia trong vùng cần cân bằng giữa NATO (Hoa Kỳ) – CSTO (Nga) – CSO (Trung Cộng). Một mặt họ cũng cần sự hiện diện của Hoa Kỳ trong hệ thống phân phối quân nhu, tiếp liệu cho quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan.
Ngược lại, NATO cũng phải tìm sự cân bằng của an ninh mà không để mất Trung Á tìm kiếm dân chủ và nhân quyền. Dù sao cũng có lợi cho Afghanistan và cho NATO. Đó là ISAF (International Security Assistant Force) giúp đỡ huấn luyện quân đội và xây dựng hệ thống chính quyền, từ đó NATO bang giao với các quốc gia vùng Trung Á.
EU cũng có cái nhìn như NATO về vùng này, nhưng hoàn toàn khác biệt về phương cách thi hành. NATO thì nhắm đến đối thoại, giữ đường vận chuyển tiếp vận đến Afghanistan và một ít về cải cách quốc phòng cùng bộ máy nhà nước.
EU thì nhìn dưới nhiều khía cạnh hơn, như an ninh cá nhân, hỗ trợ luật pháp, điều hành chính quyền, quản trị nước dùng, kiểm soát biên giới. Đối tượng là cả toàn vùng, chứ không chỉ Afghanistan.
Tuy nhiên, EU và NATO không có sự liên kết chặt chẽ khi có cùng chính sách. Người ta vẫn thường dí dỏm: “Hai con voi cùng điều hành một thành phố (Brussels) mà không bao giờ gặp nhau”. Và người ta cũng không bao giờ thấy hai tổ chức này trong cùng một phòng họp.
Sự không may này có nhiều lý do:
1. Vì cả hai đều bị giới hạn sự hiện diện trong vùng. Khi EU mở những văn phòng phái bộ ở Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Tajikistan, thì NATO chỉ có một viên chức đại diện cho toàn vùng. Nếu có được sự trao đổi giữa hai phái bộ, thì mang lại lợi ích nhiều hơn.
2. EU và NATO ngay càng phân liệt. EU thì có cái nhìn bao quát toàn bộ vấn đề (từ năng lượng, an ninh, dân chủ, nhân quyền, …) cho toàn vùng. Còn NATO chỉ giới hạn trong vấn đề an ninh, và nhìn toàn vùng qua lăng kính Afghanistan.
3. NATO và EU nên mở rộng đến các quốc gia lân bang, có ảnh hưởng đến an ninh và ổn định trong vùng như: Iran, Pakistan, Turkey (đầu cầu cho NATO)
D. NAM HÀN VÀ NHẬT BẢN
1. NAM HÀN
Nhờ vị trí Nam Hàn ở vùng Đông Bắc Á, từ thế kỷ 19 đã có người Đại Hàn sống ở vùng viễn đông của Nga. Nhiều người Đại Hàn di dân sang chỉ vì thích cánh đồng cỏ bát ngát xanh rì mà họ không thể thấy ở Đại Hàn.
Đến 1937, Staline trục xuất họ khỏi vùng viễn đông về định cư ở vùng Trung Á, vì sợ làm gián điệp cho Nhật. Cuộc an trí này ảnh hưởng khoảng 500,000 người Đại Hàn.
Ngày nay, những người Đại Hàn này, con cháu họ thành công trên nhiều phương diện của xã hội, là đầu cầu cho những bước đầu tiên tại vùng Trung Á.
Thêm vào đó, sự gia tăng quyền lực mềm: như pop- culture, sản phẩm và người Nam Hàn không đặt vấn đề chính trị nên dễ dàng đi sâu vào mối bang giao với các nước sở tại.
Ở Kyrgyzstan có khoảng 17 ngàn người Đại Hàn. Ở Kazakhstan khoảng 120 ngàn người.
Tổng Thống Nam Hàn từ 10-15/6/2024 đã đi thăm ba nước: Turkmenistan, Kazakhstan và Uzbekistan; và ký hiệp ước đầu tư 6 tỷ mỹ kim cho Kazakhstan và 2,5 tỷ mỹ kim cho Uzbekistan. Nam Hàn nhắm vào khoáng sản và chuỗi cung ứng.
Dự tính 2025 sẽ thiết lập kỹ thuật tiên tiến tại Uzbekistan, tài trợ khoảng 2 tỷ mỹ kim, thiết lập đường xe lửa tốc hành, khai thác dầu thô và uranium, lithium. Ký hiệp ước mua bán khí đốt với Turmegaz và khoan ống giai đoạn 4.
1996, công ty Daewoo mở công xưởng làm phụ tùng xe ô Uzbekistan. KIA làm đường, dây chuyền sản xuất xe.
2018, Nhật và Nam Hàn mở xưởng polymers, khoảng 3,4 tỷ mỹ kim.
Và đặc biệt tại Nam Hàn có 165 ngàn công nhân di dân, thì có 37 ngàn công nhân Uzbekistan, và họ cũng được lập nghiệp đoàn.
2. NHẬT BẢN
Nhật Bản thì không đầu tư nhiều như các nước kia về kinh tế hay thương mại, chỉ chú trọng giúp đỡ phúc lợi người dân như xây cầu, làm đường, sân bay, y tế, trường học, hệ thống tin học….
E. CÓ CHĂNG SỰ HỢP TÁC GIỮA NGA VÀ HOA KỲ TRONG VÙNG TRUNG Á?
Tuy quân đội Nga giảm ảnh hưởng ở Trung Á, nhưng không thể tách rời Nga ra khỏi tương lai của vùng này. Dân số vùng này tuỳ thuộc vào nhân dụng, di dân, tài trợ năng lượng.
Để đối phó với một Trung Á, với nội địa mong manh, và ngăn ngừa trở thành vùng đất phì nhiêu cho khủng bố như Afghanistan.
Mặc dù có sự gia tăng để mắt đến vùng Trung Á của Hoa Kỳ và quốc tế, đã mang lại nhiều nguồn cung cấp và giúp đỡ, nhưng vẫn không đủ, vẫn còn nhiều hạn chế so với nhu cầu phát triển.
Một số vấn đề thiết yếu, phải cần Hoa Kỳ và Nga hợp tác hành động, như: buôn lậu nha phiến, HIV/AIDS, phát triển năng lượng, cũng như lập lại đường thương mại.
Năm 1990, Trung Á trở thành con đường chính dẫn đến buôn lậu ma túy từ Afghanistan tới EU. Và hậu quả là ở Nga, Ukraina, Iran đã gia tăng số lượng bệnh nhân HIV/AIDS. Riêng ở Nga khoảng 5 triệu người nhiễm bệnh, và mất 10,5% GDP.
Phát triển năng lượng được coi là then chốt cho Trung Á, các quốc gia Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan có dồi dào dự trữ dầu thô và khí đốt. Nhưng hệ thống đường ống quá thiếu thốn và cũ kỹ, nên khó khăn độc lập để sản xuất và xuất cảng. Nếu như tất cả đường ống được đặt dài trong nước Nga và quốc tế cố gắng làm một đường ống như thế ở vùng dầu mỏ Caspian thì không thành công.
1990 một loạt tham vọng quốc tế, với kế hoạch chuyên chở khí đốt từ Trung Á ra thị trường thế giới, như từ Kazakhstan đến Trung cộng; hay từ Turkmenistan băng ngang qua Caspian đến Azerbaijan và Thổ. Và ngược lại, từ Turkmenistan băng ngang qua Afghanistan đến Hồi và Ấn; nhưng họ đã kiệt sức.
2002 Nga cổ xuý một Liên Minh Âu Á khí đốt, phối hợp sản xuất để bảo đảm lâu dài cho nhu cầu nội địa Nga. Bộ năng lượng đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khí đốt vùng Trung Á, mà không chương trình nào sánh bằng- kể cả Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ cũng đóng vai trò quan trọng bởi sự khuyến khích và phụ tá Nga trong việc phát triển đường ống Đông -Tây (từ Trung Á vượt qua Caspian đến Caucasus và Hắc Hải, từ năm 1990s.
Tuy nhiên con đường ống Bắc – Nam sẽ kết nối Trung Á đến Âu châu và Á Châu không biết sự hợp tác có bị giảm đi khi có chiến tranh Ukraina và chế tài?
Và khái niệm Trung Á đã trở nên phức tạp khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, những quốc gia này cảm thấy bị cô lập, trong khi là giao điểm, trung chuyển, trái độn Nga – Á Âu, Trung Đông, Trung Cận Đông, Nam Á và châu Á.
Những nhóm tôn giáo và sắc tộc thay phiên nhau bành trướng khắp trong vùng, như Nga, Iran, Trung Cộng, Afghanistan đều có chia phần trong đó, đặc biệt là Turkey.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tình hình chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội đã thay đổi và đi sâu vào vùng này. Những đánh giá phiến diện của NATO cần phải điều chỉnh trước sự suy sụp của Nga và việc đang lên trên diễn đàn thế giới, lấn sân khắp nơi của Trung Cộng.
Hoàng Đình Tạo
————–
Tham khảo:
1.China’s Xi, Russia’s Putin hold talks at Central Asian summit, VOA
2. Russia, China headline regional security summit. DW
3. China–Russia relations, wikipedia
4. NATO and Central Asia, The two elephants that never meet. EUCAM
5. Navigating China’s Path to Engagement in Central Asia, CPC
6. Is the SCO “Anti-NATO”? Possibly not with Its Diverse Members, CPC
7. Chiding US Impact, China Pledges More Investment in Central Asia, VOA
8. The United States and Russia in Central Asia: Uzbekistan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, and Iran, BROOKINGS,
9. A Case for Greater U.S. Engagement in Central Asia, RAND
10. The South Korean model of cooperation with Central Asian countries, OSW