Hoàng Đình Tạo: Công suất thặng dư

  1. MỞ ĐẦU 

Từ đầu năm nay, Hoa Kỳ và EU đều lo lắng tình trạng sản phẩm thặng dư của Trung Cộng được gia tăng xuất cảng trên toàn thế giới, với giả rẻ; nhất là những mặt hàng chiến lược của các ngành kỹ nghệ xanh, bảo vệ môi trường. 

Đúng ra nó đã kéo dài vài năm nay, nhưng chưa áp đảo tình trạng ngoại thương và thương mại toàn thế giới. Bà Bộ Trưởng Ngân Khố của Hoa Kỳ  đã sang Trung Cộng vài chuyến nhưng không kết quả, đề nghị để cạnh tranh công bằng, nhà nước Trung Cộng không nên hỗ trợ xí nghiệp, vừa dồi dào, vừa lãi suất thấp cho các công ty tư nhân kinh doanh, để sản xuất quá nhiều sản phẩm  cung ứng trên thị trường. Thứ đến là nên mở rộng thị trường nội địa để quân bình cung cầu.

Lần cuối cùng là từ 5/4/24 đến 5/9/24, Bà đã đề nghị :

  •  Trung Cộng đã sản xuất thặng dư, vượt qua khả năng nhà máy, làm ảnh hưởng đến kinh tế và thương mại trên toàn thế giới.
  • Bà chỉ trích thái độ không công bằng của Trung Cộng trong khi cạnh tranh, làm thiệt hại đến Hoa Kỳ và các nền kinh tế khác.
  • Bà kêu gọi Trung Cộng nên trở về nền kinh tế thị trường trong quá khứ.

Và ngày 5/14/24 chính quyền Biden đã quyết định tăng thuế từ 25% – 100% những mặt hàng chiến lược như xe điện, điện mặt trời, pin lithium, bán dẫn.

Và ngày 5/18/24, Trung Cộng đã trả đũa bằng cách bán các trái phiếu của Hoa Kỳ  khoảng 53 tỷ.

Đến ngày 5/21/24 công ty China Evergrand New Energy Vehicle bị nhà nước đòi nợ 262, 42 triệu mỹ kim, mà công ty đã vay từ 4/ 2019 để sản xuất xe điện.

Việc này phải chờ xem hư thực ra sao, vì Pháp đã tố cáo Trung Cộng như Hoa Kỳ tố hiện nay. Pháp cho phái đoàn sang điều tra, thì Trung Cộng cho rút vốn tài trợ của nhà nước, xem như là công ty độc lập. Khi phái đoàn Pháp về nước thì đâu vào đấy như cũ.

Sản xuất quá thặng dư, dẫn đến khối lượng lớn hàng hóa xuất cảng và phá giá; làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Hoa Kỳ, EU, và thế giới; ngay cả Ấn và Mexico cũng bị ảnh hưởng. Vì Trung Cộng chỉ tập trung vào CUNG, khiến nền kinh tế thế giới bị mất khả năng hồi phục và cân bằng.

EU đã điều tra chính quyền Trung Cộng đã hỗ trợ cho nhà máy sản xuất xe điện xuất cảng sang Âu châu. Và những nhà máy này với công suất thặng dư “thật sự là mối đe dọa”. Và một điều chắc chắn rằng kỹ nghệ chế tạo xe điện, pin lithium, điện mặt trời, bán dẫn sẽ không bao giờ phá sản, vì giá cả giả tạo để xuất cảng từ Trung cộng.

Không những thế, Trung cộng còn theo đuổi một nền kinh tế không công bằng, như đặt nhiều rào cản cho các hãng ngoại quốc, và có hành động cưỡng chế các công ty ngoại quốc rút lui sau khi lấy bản quyền sản xuất. Có khoảng 1/3 công ty Hoa Kỳ trải nghiệm về sự bất công này.

  1. ĐỊNH NGHĨA 

Công suất thặng dư là gì? (overcapacity)

Là khi một khối lượng hàng hóa lớn của một nhà máy hay một ngành kỹ nghệ được cho giá thấp hơn giá thành, thì nó tạo nên tình trạng công suất thặng dư, và kéo dài vô hạn. 

Muốn điều chỉnh tình trạng này, thì phải tái cấu trúc nhà máy, cắt phí tổn. Và giúp đỡ hệ thống tiêu thụ trong nước hơn là sản xuất thêm.

Công suất thừa là gì? (access capacity)

Là khi sản phẩm được tạo ra, không tràn ngập, chỉ trong một thời gian ngắn, và tự nó có thể điều chỉnh tình trạng được.

Tình trạng này xảy ra có thể đầu tư quá mức, hay giảm cầu đột ngột, hay sau khi cải tiến kỹ thuật, hay khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên nó cũng có ưu điểm là đáp ứng được CẦU tăng bất thường trong một giai đoạn nào đó.

Tuy nhiên, khi công nhân nhàn rỗi ở một nền kinh tế hơn là sản xuất, thì ta cũng có thể nói thặng dư công suất âm (negative overcapacity), mà ta thường thấy trong các quốc gia Cộng sản, hay trong các nền kinh tế phi thị trường. Ngân sách vẫn đầu tư trong các nhà máy, nhưng không có đủ sản phẩm. Còn trong các nền kinh tế thị trường hay tư bản, tràn ngập hàng hóa, gọi là công suất thặng dư, mà từ Adam Smith đến Marx đều đề cập đến.

Công suất thặng dư, là khi thị trường CẦU của một sản phẩm, ít hơn khối lượng sản xuất mà khả năng cung cấp nhà máy đó làm ra. Công suất thặng dư, bước đầu là một dấu hiệu của nền kinh tế lành mạnh. Và khi nó vượt quá nhiều thì sẽ làm nguy hại đến nền kinh tế, cho chính quốc gia đó cũng như trong cán cân thương mại giữa các quốc gia.  Nếu một nhà máy không thể bán giá trị sản phẩm bằng giá vốn hay cao hơn giá thành; thì công ty đó sẽ bị thiệt hại, vì giá bán còn thấp hơn giá thành sản phẩm. Do vậy, sản phẩm sẽ bị loại bỏ, vì được đặt mãi trên kệ, không ai muốn đụng tới nó nữa. 

Công ty có thể chọn giữ chính sách công suất thặng dư có cân nhắc để giữ ưu thế cạnh tranh giá rẻ; để ngăn cản các công ty khác sẽ mở cùng sản xuất một sản phẩm. Một công ty mà công suất thặng dư quá cao, dễ bị thâm thủng tài chánh, vì không trả nổi nợ phí tổn của sản phẩm. Tuy nhiên, công suất thặng dư có lợi cho người tiêu thụ vì được hưởng giá rẻ. Cho nên, Trung cộng vẫn thường đem ra khoe rằng: các quốc gia tham gia vào “Một Con Đường, Một Vành Đai” hưởng lợi trên giá thấp, cũng như trong khối BRICKS, và các quốc gia Á- Phi.

2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Cộng đã tung ra tiền lời thấp, để kích thích ngành xây dựng. Nhờ vậy, những vật liệu liên quan đến xây dựng, được sản xuất đại trà. Như xi măng, sắt, thép, gỗ , vôi… giữ được giá hạ trong vòng 50 tháng. Nhưng sau đó rồi, bị khủng hoảng thặng dư. May nhờ “Một Vành Đai, Một Con Đường” 2015 tung ra cứu vãn công suất thặng dư của ngành xây dựng. Tuy nhiên lại bị công suất thặng dư về nhà cửa. Rất có nhiều thành phố ma cho đến nay.

Ngành đóng tàu, gấp 230 lần Hoa Kỳ, đe dọa ngành đóng tàu của Nam Hàn và Nhật, thì Trung Cộng họ trả lời cần theo kịp số lượng tàu chiến của Hoa Kỳ. 

Đôi khi có một số nguyên nhân công suất thặng dư như đầu tư quá nhiều trong khi cầu giảm. Canh tân kỹ thuật mang lại kết quả tốt đẹp. Khủng hoảng tài chính. Hay di chuyển các nguồn lực không đúng chỗ. Hay tiên đoán cung cầu không chính xác….

Muốn chấn chỉnh thì nên:

  • Công ty yếu thứ ba thì nên rút trước để giảm phí tổn, không nên ở lại cạnh tranh.
  • Hạ giá và mở rộng nhanh hơn các đối thủ.
  • Tìm phí tổn sản xuất thấp, như di chuyển nhà máy đến khu công nhân đông, giá rẻ. Hay quốc gia có hối suất thấp.
  • Thay đổi chiến lược tiếp thị về sản phẩm, tiện lợi, mẫu mã, giá …
  1.  TRƯỜNG HỢP TRUNG CỘNG 
  1. BỐI CẢNH 

Trung Cộng đã 3 lần bị tràn ngập công suất thặng dư.

– 1998 ~ 2001

– 2003 ~ 2006

– 2010 ~ 2020

Ngay trong giai đoạn 3, Trung Cộng đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2, nhưng vẫn đối mặt với nội thương và ngoại thương đầy thách thức.

Công suất thặng dư trên: xi măng, thép, nhôm, kiếng, xe điện, pin lithium, bán dẫn, điện mặt trời.

Chính quyền Hoa Kỳ, cũng như Trung Cộng đều đã đặt vấn đề này nhiều lần nhưng không kết quả.

Hầu hết các nhà máy ở Trung Cộng tuỳ thuộc rất nhiều vào chính quyền địa phương về chính sách và sáng kiến. Do đó, chính quyền địa phương luôn cố gắng duy trì mức nhân dụng tối đa. Hay nói cách khác là cố gắng duy trì nhà máy hoạt động. Mà các hãng sản xuất xe điện thì có nhiều giá thành cố định dễ hỗ trợ. 

Khi xuất xưởng, xe điện đó cần người mua, nên phải giảm giá, giảm lợi nhuận trong thị trường nội địa, để xuất cảng ào ạt sang Hoa Kỳ, EU hay trên toàn thế giới. Như thế là tin không tốt lành cho hãng Ford, GM và các hãng xe EU. 

Có vấn đề là ít có sáng kiến để thay đổi tình trạng công suất thặng dư tại Trung Cộng. Không ai muốn đóng nhà máy, vẫn sản xuất ào ạt, để báo cáo tốt lên trung ương, với tỷ lệ phát triển cao. (Cũng như “bong bóng” thị trường địa ốc. Xây xong quá mức, nay nhiều thị trấn ma không người ở.)

Nay đã qua 2 thập niên, vẫn chưa có dấu hiệu gì chấn chỉnh cả.

  1. QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG CỘNG 

Công suất thặng dư, đặc biệt ưu thắng trong các ngành kỹ thuật như xe điện, điện gió, điện mặt trời. Hiện nay là vấn đề kinh tế tập trung vào giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. 

Khi một số mặt hàng được sản xuất quá nhiều hơn CẦU, thì hàng bị giảm giá. Hoa Kỳ  thì cho rằng tình trạng này thì có sự tính toán của Trung Cộng, đi đến làm sụp đổ sự quân bình thị trường toàn cầu.

Trung Cộng với sức sản xuất khủng khiếp, không những làm cán cân thương mại nghiêng về phía mình, mà mất đi những thỏa hiệp bền vững của những ngành kỹ nghệ khác bởi giá cả rơi xuống thảm hại. 

Hơn thế nữa, Hoa Kỳ xem xét lại tất cả các ngành hỗ trợ chiến lược, với cái nhìn bao quát cả nền an ninh kinh tế.  Hoa Kỳ biết Trung Cộng lo phát triển khả năng các ngành kỹ thuật của tương lai như năng lượng sạch, bán dẫn, truyền thông.

Đổi lại, Trung Cộng nhìn công suất thặng dư, không chỉ là chính sách của nhà nước, mà còn là chính sách hội nhập rộng lớn, từ những nhà máy truyền thống lên các nhà máy hướng dẫn nền kinh tế.

Chiến lược này là trụ cột tái phân phối tài nguyên một cách năng động, giá trị cao, và uy tín của Trung Cộng trên thị trường thế giới.

Trung Cộng vẫn cho rằng, việc lên án công suất thặng dư, là sự thổi phồng của sự lo lắng phương Tây, e rằng mất vị trí siêu cường kinh tế nên ngăn chặn Trung Cộng.

Quan điểm của Trung Cộng là phương Tây thường đánh giá sai về ý nghĩa nhu cầu phát triển của Trung Cộng, và xung đột với môi trường dấn thân. Nó đã đưa đến hệ quả là cố ý nhìn sai chiến lược của Trung Cộng. Trung Cộng đã phát triển kỹ nghệ với đà phát triển kinh tế thế giới, như xe điện, năng lượng sạch,…thì nên xem đây là đóng góp chung vào thế giới chứ không phải là mối đe dọa.

Hai quốc gia phải đánh giá, xem xét đánh giá lại chính sách toàn cầu mà 2 quốc gia phải có nghĩa vụ sao cho chương trình kinh tế của mình không làm hại hay gây căng thẳng đến thị trường toàn cầu, nhất là làm nhiễm độc bầu không khí.

Nicholas Lardy cho rằng thái độ của Hoa Kỳ và EU là “bảo hộ mậu dịch”. Và Trung Cộng nói rằng Warren Buffet đã đầu tư vào BYD từ 10 năm trước.

To China Daily viết: “Hoa Kỳ dùng tiêu chuẩn hai mặt, nhằm công kích Trung Hoa. Một cách cơ bản là thị trường nội địa dư thừa, thì Trung Hoa phải tìm thị trường mới.  Tây phương đã làm qua nhiều thế kỷ trước, nay đến lượt Trung Hoa làm, thì lại là “công suất thặng dư “đe dọa toàn cầu”. 

  1. BẰNG CHỨNG CỦA HOA KỲ VÀ EU
  1. VÀI CON SỐ 

Từ năm 2007, Hoa Kỳ và EU đã lo lắng về năng lượng xanh. 30% năng lượng mặt trời bán ra cho EU.

Năm 2000 Trung Cộng sản xuất các ngành thuộc kỹ nghệ xanh là 0%. Nhưng đến năm 2012 chiếm 60% thị trường thế giới. Ngày nay thì hoàn toàn chế ngự thị trường.

Năm 2014, 5 hackers về EV, chuyển tin tức  cho Trung Cộng đã bị bắt. Đến 2020 một nhóm hackers khác làm việc cho Trung Cộng cũng bị bắt tiếp.

Năm 2008, Trung Cộng thừa hưởng khủng hoảng tài chính, Trung Cộng đã hỗ trợ các nhà máy địa phương, và vượt qua các nhà máy Âu châu.

Năm 2012, EU điều tra chống phá giá, nhưng Trung Cộng đe doạ trả đũa, nên EU thụt lùi. Hiện nay, 2021, Trung Cộng chế ngự thị trường điện mặt trời là 36%.

2023, Chinese Bank cho nhà máy sản xuất xe điện 700 tỷ nhân dân tệ, tiền lời dưới giá thị trường. Các nhà máy thì được vay tiền dư thừa, nhưng nhu cầu nội địa thì quá thấp, do đó Trung Cộng nhắm xuất cảng ra thị trường quốc tế để tiêu thụ.

Từ tháng 1 – 10/2023 EU mua 12 tỷ Euro (42% của xe điện Trung Cộng xuất cảng). 

10/2023 EU đưa ra biện pháp chống nhà nước tài trợ để xuất cảng bình điện cho EV. Trung Cộng cũng dọa trả đũa. Kể cả tua bin, heat pump cũng được nhà nước hỗ trợ rộng rãi. 2015 chỉ chiếm 3,5% toàn cầu; 2022 chiếm 22%.

2018, EU mua điện gió là 21%

2023, là 29%

2018, Hoa Kỳ mua điện gió 20%

2023,Tây Ban Nha, Ấn, Đức là 7%

Về điện phân và heat pumps: 

Tăng xuất cảng từ 10% lên 26%

69 % sang EU

Geoffrey Gertz : “Trung Cộng đã bơm vào kỹ nghệ xanh với thuế nhẹ và tiền lời nhẹ. Do đó Trung Cộng đã làm xáo trộn thị trường thế giới. Trung Cộng đã có thời gian vận hành khá dài, nhưng không khích lệ thoát ra khỏi nó. Và Trung Cộng có một thời gian dài để cất giữ sản phẩm ngay cả thị trường không cần”.

Jeremy Chan: “công suất thặng dư đã được chính quyền định danh cả thập niên trước.“ 

  1. ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI HOA KỲ (US TRADE REPRESENTATIVE)

Section 301 phúc trình: tài liệu của Trung Cộng là bằng chứng thuật lại từ các nguồn tin trên toàn thế giới theo phương pháp áp lực chuyển giao, ăn cắp, gián điệp kinh tế, và bằng nhiều phương tiện khác .

Theo USTR : 70% EV của thế giới ; 80% pin điện; 50 – 180 nm bán dẫn được tung ra bán dưới giá thành, ép tư bản, ép nhân công.

2017 – 2021 xuất cảng pin mặt trời bằng tất cả thế giới cộng lại. 

Hàng triệu công nhân bị thất nghiệp, do đó phải dùng đến pháp luật để tránh shock lần 2.  Hoa Kỳ bị ảnh hưởng đến công nhân các ngành liên quan đến EV là 10 triệu người. 500 ngàn công nhân Canada bị ảnh hưởng. 20% công nhân sắt thép của EU bị ảnh hưởng.

2023, Trung Cộng sản xuất 5 triệu EV, và kỳ vọng sẽ sản xuất gấp 4 lần như thế. EV tăng từ 25% lên 100%.

Chất bán dẫn tăng từ 25% lên 50%.

Pin lithium- ion cho EV tăng từ 7,5% lên 25%. Và pin điện cho các mặt hàng khác tăng từ 7,5% lên 25% (2026).

Thép, nhôm, tăng từ 7,5 lên 25 % (2024)

Pin mặt trời tăng từ 25% lên 50% (2024)…

Theo kinh tế gia Anthony Morley-Lavidalie thì 3/4 tăng trưởng trong sản xuất của Trung Cộng là nhờ xuất cảng, từ 2019 – 2023. Trung Cộng cũng đang tính toán sự suy giảm dân số, và tránh thuế, nên đang tìm kiếm các quốc gia dễ dàng đầu tư như Tây Ban Nha hay Hung hơn là Pháp.

  1. LẬP TRƯỜNG CỦA HOA KỲ 

Bà Bộ Trưởng Tài chánh Hoa Kỳ, Janet Yellen đã trả lời báo chí, trong khi máy bay dừng chân ở Alaska, Bà cho biết: “Hoa Kỳ không loại trừ biện pháp nào để bảo vệ kỹ nghệ xanh của mình để cân bằng sự cạnh tranh. Tổng Thống Biden muốn hỗ trợ các ngành phát triển kỹ nghệ về điện mặt trời, EV, điện gió, và bình điện lithium. Chúng ta cho miễn thuế trong vài lãnh vực, nhưng không loại trừ những khả năng khác để bảo vệ nó”.

Đây là chuyến đi Trung Cộng thứ hai của bà (5/4/24 – 5/9/24). Chuyến trước là 7/2023. Sau cuộc gặp gỡ ở San Francisco, (11/2023), hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có 105 phút nói chuyện trên điện thoại, và Tập đã “cảnh báo Biden đã tạo ra sự nguy hiểm vì áp lực trên Trung Cộng về các ngành kỹ nghệ mới”. (Tân Hoa Xã).

Bà đã gặp He Lifeng, Phó Thủ Tướng đặc trách kinh tế, một số nhà lãnh đạo địa phương; cũng như sinh viên, giáo sư đại học, và doanh nhân. Bà cũng gặp gỡ Thủ Tướng Lý Cường, Bà có đề cập đến vấn đề, nhưng không hy vọng gì có hành động. Ông ta chỉ trả lời “thông cảm”, chứ không thay đổi chính sách.

Bà kêu gọi đối thoại về tình trạng công suất thặng dư, và nó cần phải được cải cách để có một sự bang giao kinh tế lành mạnh. Để từ đó có được một sân chơi công bằng cho kinh doanh và công nhân của hai quốc gia.

Trước hết, phải bảo đảm an ninh và quyền lợi cho chúng ta và các đồng minh. Chúng ta sẽ nói cho Trung Cộng biết những gì chúng ta quan tâm. Chúng ta không ngần ngại bảo vệ quyền lợi sống còn. Ngay cả khi hành động của chúng ta bị ảnh hưởng kinh tế do sự thúc đẩy về giá trị nhân quyền hay an ninh. Mục tiêu của chúng ta là dùng nó để tìm kiếm sự ưu thế trên kinh tế. Nhưng không liên hệ đến những vấn đề an ninh và quốc phòng.

Thứ đến, chúng ta tìm kiếm một nền kinh tế toàn cầu lành mạnh với Trung Cộng. Với một Trung Cộng phát triển và thi hành những luật lệ quốc tế, thì hai bên sẽ cùng hưởng lợi. Và một sự cạnh tranh lành mạnh chỉ bền vững khi có công bình trong đó.

Thứ ba, chúng ta tìm khẩn thiết tìm kiếm sự hợp tác toàn cầu trong khung cảnh đầy thách đố trong ngày hôm nay. Năm ngoái, khi Tổng Thống Biden và Chủ Tịch Tập Cận Bình hứa sẽ đối thoại nhiều hơn về kinh tế vĩ mô, và hợp tác trên những vấn đề khác như khí hậu, nợ… Tuy nhiên, còn nhiều việc để làm, chúng ta kêu gọi Trung Cộng hợp tác giải quyết vấn đề này trước tiên. Không phải riêng cho chúng ta mà cho toàn thế giới. Không phải cho thế hệ này mà cho cả thế hệ tương lai. Đối đầu với vấn đề này chúng ta cùng hướng về quyền lợi của hai quốc gia.

V. HẬU QUẢ 

  1. CHO NỀN KINH TẾ PHƯƠNG TÂY 

Theo Ôn Gia Bảo, thì vấn đề kinh tế lớn nhất của Trung Cộng là phát triển không cân đối, thiếu phối hợp và không bền vững.

Vì phải chạy theo con số để báo cáo thành tích. Thứ đến, không hiểu được một nền kinh tế hoàn toàn do tư nhân đảm nhiệm mà không có chính quyền hỗ trợ. 

Năm 2008, EU thất nghiệp 20% kỹ nghệ thép. Tháng 9, 2015, The Economic Policy Institute ở WA D.C viết : “Cho Trung Cộng hưởng nền kinh tế thị trường, sẽ đe dọa 1,7 triệu đến 3,5 triệu công nhân Hoa Kỳ”. 

Ji Zhihong, Director General of the Financial Market Department at the People’s Bank of China, năm 2015 đã cho biết: “Nhà nước đã nôn nóng đầu tư để giữ giá (đất, nước, năng lượng) với giá thấp giả tạo, trong khi bảo đảm số vay hào phóng cho công suất thặng dư. Kết quả là làm tệ hại môi trường phí tổn mà nó dấu không đề cập đến ô nhiễm trong môi trường tài chính.”

Ông ta đề nghị hãy để thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc phân phối tài nguyên, chính phủ hãy ngừng tài trợ.

Sau hai thập niên Trung Cộng gia nhập WTO, cán cân thương mại của Pháp thiếu hụt trong 2023 là 46 tỷ Euro.

Theo Sebastian Jean, cán cân thương mại 2023 đạt được 1,ngàn 8 tỷ, với một nền kinh tế sản xuất hơn là tiêu dùng, đã gây ra quá nhiều vấn đề cho EU.

  1. TĂNG THUẾ TRÊN HÀNG TRUNG CỘNG 

Tổng Thống Biden đã ký sắc lệnh:

Kể từ 14/5/2024, Hoa Kỳ sẽ đánh thuế trên xe điện tăng từ :  

25% <100%

Chất bán dẫn : 25%<100%

Pin lithium-ion cho EV: 7,5% <25%

Pin không cho EV : 7,5 < 25% (2026)

Thép, Nhôm : 7,5% < 25%

Pin mặt trời : 25% <50%

Các mặt hàng được coi là chiến lược tăng từ 25% – 100%.  Ước tính chừng 18 tỷ được coi là cạnh tranh bất chính.

5/19/2024 Trung Cộng đã bán ra 50 tỷ bond của Hoa Kỳ như là trả đũa.

18 tỷ thì so với cán cân thương mại EU/ Trung Cộng và Hoa Kỳ/Trung Cộng thì không đáng kể, nhưng là bước đầu “phải, quấy”. 

Có lần Nixon nói với Kissinger: “Nếu Trung Cộng không thần phục thì chúng ta đã tạo ra một con Frankenstein khủng khiếp”. Và thế giới đã thấy nó chuyển mình.  

Hoàng Đình Tạo 

——————

Tham khảo:

  1. Beyond Tariffs: Overcapacity Ignites Fresh Tensions in China-US Trade Relations
  2. Overcapacity: Threat or Opportunity?
  3. Too much of a good thing?
  4. Trung Quốc sản xuất dư thừa, Mỹ đe dọa dùng biện pháp mạnh
  5. What Is Excess Capacity? (Definition, FAQs and Example)
  6. China’s overcapacity results from state interference in markets, say analysts
  7. 1.        Remarks by Secretary of the Treasury Janet L. Yellen on the U.S. – China Economic Relationship at Johns Hopkins School of Advanced International Studies