Hoàng Đình Tạo: Hamas

Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hamas diễn ra tại Gaza 2012.

I. THÀNH LẬP 

Là lực lượng “THE ISLAMIC RESISTANCE MOVEMENT”, nằm trong “Trục Kháng Chiến” do Iran thành lập và tài trợ (Houthi, Hamas, Hezbollah, và vài nhóm khủng bố Hồi giáo nhỏ ở Syria, Iraq).

Nguyên thủy là phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo của Ai Cập, hoạt động ở Gaza từ những năm 1950. Và ảnh hưởng bởi nhiều công tác từ thiện và xã hội tại các mosques. 

Không giống như những phong trào Palestine khác, phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo từ chối chống lại Do Thái, chỉ lo việc từ thiện thôi.

Đến năm 1980, nó tập hợp các đoàn thể Palestine nhỏ, thành một lực lượng đáng kể, thách thức PLO của Arafat.

HAMAS viết tắt từ: Harakat Al- Muqawalma  Al – Islamiyyah. Là phong trào thuộc hệ phái Hồi giáo Sunni. Theo chủ nghĩa dân tộc Palestine. Phong trào chính trị này có cánh quân sự, được gọi: Ezzedeem Al – Qassam Brigades. Hamas có khoảng 25 ngàn đến 30 ngàn thành viên.

Đến 12/1987 Huynh Đệ Hồi Giáo chấp nhận thêm nhiều nhà Palestine dân tộc, và hoạt động dưới tên Hamas, mang ý nghĩa “cuồng nhiệt, can đảm, sức mạnh”.  Một học giả Hồi giáo Palestine, Almnad Yasin đã lãnh đạo phong trào này. Từ đó, Hamas chấp nhận chống Do Thái, chống chiếm đóng của Do Thái và nói đến võ trang. 

1. CUỘC NỔI DẬY LẦN THỨ NHẤT: 1987 – 1993 (Intifada)

Intifada lần thứ nhất năm 1987 ở dải Gaza. Photo: Efi Sharir, Israel Press and Photo Agency (I.P.P.A.)

Ngày 9/12/1987, tại Jabalia – một trại tỵ nạn Palestine, một xe Do Thái đụng chết 4 người Palestine. Bên tài xế thì nói tai nạn. Bên Palestine thì nói Do Thái cố ý trả thù ngày hôm trước Palestine đã giết một người Do Thái.

Người Palestine đã vận động bất tuân dân sự, như không đóng thuế, đình công, nổi loạn. Sau đó biến thành những yêu cầu chính trị như chấm dứt sự chiếm đóng của Do Thái, tạo lập quốc gia Palestine. Ném bom xăng, ném đá. Và kỷ niệm 20 năm chiến tranh Do Thái/Ả Rập.

Do Thái đã đổ 80 ngàn quân, bị HRW (Human Rights Watch: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) lên án là thái quá, không cân xứng. 

Trong vòng 6 năm nổi dậy, Palestine chết 1,087 người (240 trẻ em). 822 Palestine bị giết vì bị cho là chỉ điểm.

Do Thái bị chết 100 dân sự và 60 quân đội. Do Thái đã tăng số định cư từ 35 ngàn (1984) lên 64 ngàn (1988).

Giải pháp 607 và 608 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi Do Thái không trục xuất người Palestine. 11/1988 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án Do Thái về những biện pháp chống nổi dậy và giải pháp được đưa ra sau đó.

Tháng 2/1989, Hội đồng Bảo an dự thảo lên án Do Thái đã không chấp hành giải pháp của Hội đồng Bảo an cũng như điều 4 Công ước Geneve. Hoa Kỳ veto. Ngày 9 tháng 6 Hoa Kỳ cũng veto. Ngày 7 tháng 11 Hoa Kỳ veto lần thứ ba về Do Thái vi phạm nhân quyền.

Tháng 10/1990 Do Thái tuyên bố không tuân thủ giải pháp 672 của Hội đồng Bảo an vì giải pháp không đề cập đến những người dân Do Thái đến cầu nguyện ở Bức Tường Than Khóc (the Wailing Wall hay the Kotel trong tiếng Do Thái). Do Thái cũng khước từ phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về bạo lực của Do Thái. Đến giải pháp 673, Do Thái tiếp tục ngăn trở LHQ điều tra.

Đỉnh cao là Madrid Conference, 1991; để đi đến Hiệp Ước Oslo 1993.

Hiệu quả của cuộc nổi dậy, do dân Palestine đồng lòng tự phát đứng lên, không có một nước ngoài nào xúi giục hay giựt giây, hay nhúng tay vào, kể cả các quốc gia Ả Rập. 

Không ngờ truyền thông đưa tin dồi dào, Do Thái bị chỉ trích trên truyền thông quốc tế, ngay cả những người du lịch.

Thành công của Intifada đã đưa Arafat lên đỉnh cao quyền lực, và ông đưa ra một chính sách dung hoà. Họp hội đồng quốc gia Palestine tại Algiers, 1988, Arafat được đa số tuyệt đối và quyết định công nhận Do Thái hợp pháp. Công nhận giải pháp 1947 và chấp nhận giải pháp 2 quốc gia.

Năm 1996, sau khi Do Thái ám sát Ayyash tháng 1 năm 1996, Mohammed Deif chỉ huy lực lượng Qassam Brigade, với sự chuẩn thuận của BT tình báo Iran; đã kết hợp Hamas, Hezbollah và Thánh chiến Palestine, được huấn luyện ở Liban và Iran để trả thù cho Ayyash. 

Sau đó là những vụ ôm bom tự sát ở Tel Aviv, và trên xe bus ở Jaffa.

Khoảng 1990, trong khi Arafat tìm kiếm hoà bình với Do Thái, Iran đã hỗ trợ Hamas về quân sự, tài chính, huấn luyện và tình báo. Iran tài trợ hàng năm khoảng 100 triệu mỹ kim (đặc biệt trong năm 2023 là 350 triệu mỹ kim).

Trong năm 1990, Iran tổ chức hội nghị để tìm hậu thuẫn cho Palestine, thì đại diện cho Palestine được mời là Hamas, không phải PLO. Dẫn đầu phái đoàn Hamas là Mousa Abu Marzouk. 

Iran huấn luyện hàng ngàn thành viên Hamas, tại căn cứ của Lực Lượng Bảo Vệ Cách Mạng Hồi giáo ở Liban. Hamas cũng mở văn phòng liên lạc chính thức ở Tehran, vì  “hai bên chia xẻ cùng quan niệm chiến lược cho Palestine trong quan điểm Hồi Giáo” 

2. CUỘC NỔI DẬY LẦN THỨ HAI:   2000 – 2005

Sau khi Yasser Arafat qua đời 2004 và Do Thái rút quân rời Gaza 2005, chính phủ Iran đã gia tăng hỗ trợ mạnh mẽ cho Hamas.

Trong năm 2005, quân đội Do Thái đã di chuyển 9 ngàn người Do Thái sống ở 25 khu định cư lui về đường biên giới 1967.

Theo tờ Anis Al- Naqqash, trong thời gian nổi dậy lần thứ hai, thiếu tướng Qasem Soleimani, (chỉ huy lực lượng bảo vệ cách mạng Hồi Giáo, và lực lượng tinh hoa Quds Force); và Imad Mughsiyeh (lãnh đạo chiến dịch của Hezbollah) đích thân giám sát chuyển võ khí lậu cho Hamas và các lực lượng Hồi Giáo thánh chiến.

Cuộc nổi dậy đòi chấm dứt sự chiếm đóng lãnh thổ của Do Thái, và tạo lập quốc gia Palestine.

Đỉnh cao lần 2 là Hội Nghị Thượng Đỉnh Camp Davis. Nhưng đã thất bại.

Iran và Hamas càng trở nên gắn bó thân thiết, nhất là cho đến năm 2006, bầu cử quốc hội Palestine, Hamas đã giành chiến thắng chiếm đa số quốc hội, nhờ đưa ra những chương trình như: chống tham nhũng hối lộ, chính quyền tự do, ủng hộ kháng chiến chống Do Thái để giành độc lập, không bị Do Thái chiếm đóng.

Từ đó Iran nhúng tay vào như “công ơn trời biển”. Tháng 12/2006, Thủ Tướng của Hamas là Ismail Haniyeh sang Iran và Iran hỗ trợ 250 triệu mỹ kim.

3. CHIẾN TRANH GAZA 

Một người lính Israel đang nhìn xuống đường hầm Palestine chưa được mở ở Dải Gaza trong Chiến dịch Protective Edge, 2014. Photo: Israel Defense Forces

2008 – 2009 chiến tranh ở Gaza, Hamas sử dụng hoả tiễn chế tạo tại Iran, qua hải cảng Sudan rồi chuyển vào đường hầm ở bán đảo Sinai.

    Bị Do Thái chặn, nên bộ chỉ huy Hamas đồng ý đào đường hầm để chuyển võ khí, bắt đầu 2007.

    Sau đó, xảy ra một loạt bạo lực giữa Hamas và Al Fatah, 2007 Hamas hoàn toàn kiểm soát Gaza,và quản trị độc lập với Palestine National Authority phía bên Tây Ngạn.

    Vào năm 2008, Hamas phóng hỏa tiễn vào Do Thái, đến cuối năm thì Do Thái tấn công vào Gaza. 2009 Do Thái rút quân nhờ Ai Cập trung gian.

    Từ đó, Hamas và Do Thái thường xuyên tấn công lẫn nhau và đưa đến nhiều thương vong (2012, 2014). Hamas cũng có va chạm võ lực với Al Fatah. Hai bên cố gắng dàn xếp nhưng không thành công cho lắm.

    4. NỔI DẬY LẦN THỨ BA (2014)

    Hamas lập kế hoạch để bắt cóc 3 thiếu niên Do Thái. Vài ngày sau, thì thấy xác chết 3 em bên vệ đường. (kế hoạch được hình thành từ nhóm Hamas ở Turkey). Người Do Thái rất phẫn nộ, và họ tìm cách trả thù bằng cách bắt cóc thiếu niên Palestine. Nhưng không được, Do Thái chuyển sang bắt cóc và giết một viên chức của Hamas, và sau đó là đốt xác. 

    Cùng thời gian này, Hamas tăng cường ôm bom tự sát và pháo kích.

    Còn đối với Do Thái, vì đời sống dân chúng ở Gaza gặp khó khăn về nhiều mặt, nên Do Thái và Hamas xung đột võ lực như: chống chiếm đóng, đòi quyền tự do đi lại, quyền làm việc, quyền định cư, quyền trở lại nhà cũ … Để hỗ trợ cho chính trị, Hamas cho ôm bom tự vận, hay phóng hỏa tiễn vào đất Do Thái. Vì vậy Hamas bị kết án là khủng bố, vô nhân đạo vì dùng cả phụ nữ ôm bom tự sát, bị cả thế giới lên án và bị cấm vận. 

    Theo Trung Tướng Yitzhak Segev nguyên thống đốc Gaza trong những năm đầu 80s, đã thừa nhận Do Thái có hỗ trợ tài chính cho Mujama Al – Islamiya trên danh sách hướng dẫn của Do Thái vì lý do nhân đạo, và muốn giúp Hamas mạnh lên để thành đối trọng với Palestine National Authority của Arafat.

    Do Thái cũng hỗ trợ tài chính để xây dựng mosque, câu lạc bộ, trường học, và nới rộng những cơ sở thiếu thốn, qua chính trị gia Hồi giáo Ahmed Yassin.

    Nhân cuộc viếng thăm Do Thái của thủ tướng Turkey, Masut Yilmaz,1988; Netanyahu đã đề nghị Turkey nên giúp Hamas vì đã có sẵn trương mục nhà băng.

    Qatar từ năm 2018, 15 triệu mỹ kim, đã nhét đầy trong cặp mang tới Gaza qua một người Qataris. Vì bị chính quyền PNA (Palestine National Authority) cắt lương và ngân sách nên Gaza cạn kiệt.

    Tuy rằng bị chỉ trích trong nước, nhưng Netanyahu vẫn cho rằng tiền đó là “chia rẽ và chiến thắng”, để tránh thảm họa nhân đạo Gaza. 

    Nhưng phía cơ quan tình báo thì cho rằng, trong số tiền đó có phần chiến dịch tấn công Do Thái ngày 7 tháng 10, 2023.

    Cựu Tổng thống Do Thái, Ehud Olmert: “Trong 15 năm qua, Do Thái đã làm tất cả những gì có thể được, để hạ PNA và nâng Hamas lên. Thêm vào đó, Gaza bên bờ vực thẳm, không tài nguyên, không tiền, không được tài trợ tài chính. Bibi đã cứu Gaza, và thoả thuận với Qatar để chuyển hàng triệu triệu mỹ kim cho Gaza. Đây là chiến lược của chúng ta, giúp Hamas để cô lập Tây Ngạn và Gaza”.

    5. CUỘC THẢM SÁT NGÀY 7/10/2023

    Lực lượng Bảo Vệ Cách Mạng Hồi giáo Iran đã có cuộc họp với Hamas hôm 2/10/2003 tại Beirut. Trong nhiều tuần trước đó, Iran đã huấn luyện khoảng 500 tay súng Palestine ở Iran, dưới sự hướng dẫn của lực lượng ưu tú Iran.

    Hamas đã tấn công buổi hoà nhạc, giết 1200 người, và bắt theo khoảng 200 con tin.  Đặc biệt, Iran hình như có toan tính trước, vì mỗi năm chỉ tài trợ cho Hamas từ 100 – 150 triệu mỹ kim; nhưng trong năm 2023 tài trợ cho Hamas 350 triệu mỹ kim.

    Cũng như hầu hết các nhóm khủng bố, bao giờ cũng trình diện trước quốc tế bằng một thảm sát rúng động dư luận cả thế giới. 

    Như tổ chức khủng bố “Tháng 9 Đen” đã tấn công vào làng lực sĩ thế vận 1972 tại Munich, giết chết tổng cộng 11 thành viên của đội tuyển Olympic Israel và 1 cảnh sát Đức.

    Al Qaeda tự sát với máy bay đâm vào các buildings ở Hoa Kỳ, 2001, phá hủy 2 tòa Tháp đôi WTC và một phần Lầu Năm Góc, giết chết 2.996 người (bao gồm cả những kẻ tấn công), khiến nó trở thành vụ tấn công khủng bố chết chóc nhất trong lịch sử loài người.

    Houthi với việc đặt bom USS Cole – tàu khu trục của Hoa Kỳ, 2000, giết chết 17 thủy thủ Hoa Kỳ và làm bị thương gần 40 thành viên khác.

    Cheichyen với việc tấn công vào rạp hát opera Dubrovka, Moscow, 2022, kết cuộc tất cả 40 kẻ bắt giữ con tin và 132 con tin đã bị giết chết. 

    II.   SÁCH LƯỢC HÀNH ĐỘNG 

    1. ĐÀO ĐƯỜNG HẦM 
     Inside a Hamas tunnel in the Gaza Strip

    Năm 2021, đại diện cao cấp của Hamas ở Liban, Amad Abd al-Hadi cho biết: “hệ thống đường hầm có khoảng 360 km trong diện tích 40km2. Tôi không muốn nói chi tiết. Hai người có ý tưởng đầu tiên là Imad Mughniyeh đã tử vì đạo; người thứ hai là Haji Qasem Soleimani. Hai người đã tới đó nhiều lần, hướng dẫn và bảo vệ ngay từ bước đầu. Kẻ thù dù cho biết thì cái biết chỉ là nhỏ nhoi so với cái không biết.”

    Tướng Ezzatollah Zarghami của lực lượng bảo vệ cách mạng Hồi giáo Iran đã thú nhận: chính tôi đã có cuộc thanh tra đường hầm Gaza với giới chức cao cấp của Hamas. 

    Mansour, tướng về hưu, cho rằng: “Đường hầm không phải chỉ có người Palestine đào, mà cả “Trục Kháng Chiến”. Trong đường hầm, được chuẩn bị cho mọi tình huống mà Do Thái có thể làm, như trấn nước, bơm khí độc, cho nổ từng phần … Nhưng người Palestine phải biết làm gì và làm như thế nào”.

    Trong thời gian Do Thái mở chiến dịch Gaza, 11/2012, thiếu tướng Mohammad Ali Safari, tư lệnh lực lượng vệ binh cách mạng Hồi Giáo đã nói rằng:” Vì sự cô lập địa lý của Gaza, Iran không thể cung cấp trực tiếp những võ khí, mà chỉ cung cấp kỹ thuật, nhất là hoả tiễn, hay phụ tùng. Trong đường hầm, từ đó Palestine tự chế tạo võ khí như hoả tiễn Fajr-5, có thể đạt đến Tel Aviv.

    Với chiều dài bằng 1/2 đường xe điện ngầm ở New York, Lực lượng phòng vệ Israel (Israel Defense Forces, viết tắt IDF) gọi đùa là “Gaza Metro” 

    Vùng đất ở Gaza, may mắn là vùng đất mềm, nên có thể dùng cuốc xẻng có thể tự đào, không cần giúp sức của máy khoan (khác với vùng đất Nam Lebanon, thổ nhưỡng rất khó đào cho Hezbollah). Chỗ nào hơi cứng, chỉ cần dẫn nước từ Địa Trung Hải vào; và ngược lại đổ cát, sạn đá đào trong đường hầm ra Địa Trung Hải để phi tang.

    Hôm 22/11/2023 IDF khám phá được một hầm khá rộng, được lót gạch men ở nhà bếp, có phòng họp và phòng tắm. Sàn còn bằng cát, nhưng tường và trần được đúc bê tông. Sâu 10 mét. (có nơi sâu 80 mét). Gần bệnh viện Al Shifa ở Gaza.

    Từ năm 2014, IDF đã phá hủy 32 đường hầm, nhưng Yahya Sinwar nói: “chỉ là phần nhỏ trong 500 km đường hầm”.

    Drones chỉ có thể gởi tín hiệu đường thẳng, chứ rẽ phải rẽ trái là mất tín hiệu. IDF sẽ dùng drones thế hệ mới: 3D, dạ quang, tầm nhiệt, ống kính nhìn đêm… Trước kia dùng máy tầm nhiệt, nhưng chỉ hiệu quả với chiều sâu 15- 20 mét, phải cần 70 – 80 mét.

    Nếu bom ném trúng mục tiêu hay xa chừng 1, 2 blocks là không thể nghe gì.

    Đường hầm lớn nhất mà IDF khám phá vào tháng 12/ 2023. Trần, tường, sàn đều được đúc bê tông; rộng 3 mét, 4 km chiều dài. Với đường ống dẫn không khí, điện, sâu khoảng 50 mét dưới lòng đất.

    Cổng vào được dấu trong các chung cư, gần các tư gia, hay ngoài đụn cát lớn kề thành phố. (chính vậy Hamas tố cáo Do Thái ném bom chết dân thường)

    Erez một trong những địa điểm bị tấn công hôm 7/10/2023, dùng để di chuyển khủng bố vùng biên giới. Nhưng cả IDF và Hamas không xác nhận.

    Chính vậy đường hầm được cho là đủ khả năng giam giấu 240 con tin. 

    Khám phá đường hầm, IDF mất 167 binh sĩ. Việc phá hủy đường hầm phải có thời gian và nguy hiểm.

    2014, Tổng thống Ai Cập Sisi đề nghị với Do Thái là bơm nước biển vào, nhưng Do Thái không đồng ý vì sợ chết con tin.

    2. ÔM BOM TỰ SÁT 

    Theo quốc tế công pháp, việc ôm bom tự sát là bất hợp pháp vì không phân biệt nạn nhân. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đều lên án. Và ngay người ôm bom có khi dùng phụ nữ hay trẻ vị thành niên.

    Cao điểm là cuộc nổi dậy lần 2:

    1993 – 1995: có 86 nạn nhân.

    2000 – 2005: có 1,075 thường dân Do Thái chết; 7,500 bị thương.

    2000 – 2006 ngăn chặn được 521 vụ.

    40% xảy ra ở Đông Jerusalem.

    Bởi các nhóm: 

    • Hamas: 40 %
    • Al Fatah: 26,4%
    • Thánh chiến Hồi giáo: 25,7%
    • Các nhóm nhỏ còn lại: 8%

    3. PHÁO KÍCH HOẢ TIỄN 

     Bản đồ các nút lãnh đạo chủ chốt của Hamas.

    Hamas tổng cộng bắn hàng chục ngàn hỏa tiễn và súng cối vào Do Thái. Hành vi này cũng bị LHQ lên án là hành vi khủng bố. Những hiệp hội quốc tế như Ân Xá Quốc Tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, EU đều lên án võ nhân đạo vì không phân biệt nạn nhân. LHQ coi như là tội phạm chiến tranh.

    Trong thời kỳ nổi dậy lần 2, từ 2000- 2013, Hamas đã bắn 8,749 hoả tiễn và 5, 047 đạn súng cối.

    Theo nhóm tình báo chống khủng bố của Do Thái: 

    • 34% hoả tiễn từ nhóm Hồi Giáo Thánh Chiến Palestine (Palestinian Islamic Jihad (PIJ)
    • 22%. từ Hamas
    • 8% từ nhóm liên minh Al-Fatah 
    •  6% từ Hội Đồng Bình Dân Kháng Chiến (Popular Resistance Council, PRC)
    • 30% không rõ xuất xứ.

    Từ 10/2023 đến 1/2024: 10, 600 hỏa tiễn bắn vào Do Thái.

    Do Thái có Iron Dome để bảo vệ không gian, nhưng quá tốn kém. Một khi ngăn chặn được một hỏa tiễn là giá 100 ngàn mỹ kim. Nay Iran cũng tham dự vào chiến dịch pháo hỏa tiễn này, Hoa Kỳ đã đưa hoả tiễn THAAD sang Do Thái cùng chuyên viên để tăng khả năng phòng vệ của Israel..

    Theo Khaled Jaabari chỉ huy lực lượng Al – Ansar Martyr’s Brigades ở Gaza, Hamas dùng Google Earth tìm ra địa điểm muốn phóng, thường thì sáng sớm khi trẻ em đến trường.

    Hoả tiễn được đặt trong đường hẻm,và có bạt che lại để khỏi bị lộ khi máy bay quan sát. 

    Bắn chừng 5 phút, rồi rút đi ngay.

    Theo ký giả Elior Levy: “Khủng bố đặt súng thường thì chọn khu đông dân cư, IDF không dám bắn vào vì khu đông dân cư. Do đó, Hamas thường đổ tội cho Do Thái ném bom xuống dân lành, là “tội phạm chiến tranh”.

    Do Thái cũng chuẩn bị cho toàn dân, nhất là các trường học, khi mà Hamas có thể bắn võ khí sinh học hay hoá học. Tất cả các trường học phải thiết lập máy lọc. Từng gia đình, khu phố phải thường xuyên thực tập, và có sẵn lô cốt bên đường.

    Từ 2000 – 2013, Hamas bắn 8, 749 hoả tiễn, và 5,047 phát súng cối.

    4. TÌM KIẾM SỰ ỦNG HỘ TRONG THẾ GIỚI HỒI GIÁO. 

    4.1. IRAN. 

    Lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh và Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei năm 2012

    Trước 1979, khi chưa có cuộc cách mạng Hồi Giáo ở Iran, thì PLO

      (Palestine Liberation Organization: Tổ chức Giải phóng Palestine) rất thân thiết với đối lập Iran. Nhưng sau cuộc cách mạng Hồi Giáo, Iran chấm dứt bang giao với Do Thái và giúp đỡ Palestine. Cho Palestine toà đại sứ quán Do Thái ở Tehran.

      Palestine ủng hộ cách mạng Hồi Giáo Iran, chỉ vài ngày sau là Arafat dẫn đầu phái đoàn sang thăm Iran. Và ngược lại, Iran trao chìa khóa của đại sứ quán Do Thái cho Arafat.

      9/2000 khi thương thuyết hòa bình ở Camp David bị tan vỡ, Arafat phóng thích tù nhân Hamas và Thánh chiến Hồi giáo. Nhờ vậy Arafat giữ được mối giao hảo với Iran. Để chứng tỏ sự ủng hộ của mình, bằng chứng là biệt kích Do Thái đã bắt tàu Karin A năm 2002 mang 50 tấn võ khí từ Iran sang Gaza.

      Mahmoud Abbas, tổng thống Palestine nói: “Hamas được hỗ trợ bởi Iran. Không có tặng dữ nào lớn hơn sự ủng hộ của Iran. Iran giúp đỡ võ khí, kỹ thuật của hoả tiễn Faj-5,M-75, hoả tiễn M-302, và cả drones”.

      Sau khi Arafat chết, Do Thái rút khỏi Gaza 2005, và Hamas chiến thắng bầu cử, Tehran đã đổ dồn viện trợ tài chính vì Hamas khánh tận, trên thế giới không một ai giúp. 

      2010, PLO thương thuyết hòa bình với Hoa Kỳ, Mamoud Ahmadinejad,Tổng Thống Iran, nói sẽ không đạt được mục đích, vì Hamas mới là đại diện đích thực của chính quyền Palestine. 

      Phát ngôn viên của PLO đã lên tiếng: “Người mà không đại diện cho nhân dân Iran, đầu phiếu gian lận, áp bức dân chúng và ăn cắp quyền của người dân, thì không có thẩm quyền nói về tổng thống Palestine và đại diện của họ”.

      Abbas cho rằng: “Mục đích của Khamenei lấy máu của người Palestine, hy sinh trẻ em, phụ nữ và người già để phá hoại đất Palestine. Chính sách của Iran không giúp gì cho Palestine giải phóng Jerusalem”. 

      2015, một giới chức cao cấp Iran tuyên bố: “Hamas không còn nhận viện trợ từ Iran vì Hamas đã ủng hộ nội chiến Syria cho các lực lượng nổi dậy. Và đặc biệt là hồi phục mối bang giao với Arab Saudi”. 

      Tuy nhiên, sau đó Iran đã công nhận Palestine là một quốc gia. Lãnh tụ tối cao Iran là Ali Khamenei đã bác bỏ 2 quốc gia Palestine, quốc gia Palestine là một, không thể tách rời. Mahmoud Ahmudinejad, Tổng Thống Iran, đề nghị trưng cầu dân ý cho toàn thể Palestine, kể cả người Ả Rập có quốc tịch Do Thái, để xác định chế độ tương lai cho Palestine. Và một quốc gia Palestine song song với quốc gia Do Thái. Nhưng không có nghĩa là ủng hộ sự chiếm đóng của Do Thái.

      Khamenei dẫn đầu, hướng dẫn cầu nguyện cho Ismail Haniyeh sau khi ông này bị Israel ám sát chết vào tháng 7, 2024.

      4.2. QUATAR 

      Quatar là quốc gia hỗ trợ chính yếu cho Hamas, giúp cho Hamas trước sau là 1, 8 tỷ mỹ kim. Và có hỏi ý kiến Hoa Kỳ và Do Thái mỗi tháng 30 triệu mỹ kim giúp Hamas.

      Từ 2007 Qatar (và Thổ Nhĩ Kỳ) là 2 quốc gia hỗ trợ Hamas sau khi nắm chính quyền Palestine và lật đổ PLO.

      Sau đó bang giao đã được củng cố, hai năm 2008, 2009, Khaled Mashal (một trong những lãnh đạo nổi bật nhất của Hamas cho tới nay, nhất là sau cái chết của Ahmed Yassin, cùng với Ismail Haniyeh và Yahya Sinwar) được mời họp thượng đỉnh Doha và được ngồi bên cạnh sứ vương Qatar, Khalifa Al-Thami. Vị này hứa giúp 250 triệu mỹ kim để tái thiết Gaza. Như vậy là nâng thanh thế Hamas lên một bậc quan trọng trong vấn đề Palestine.

      2012, Hoa Kỳ yêu cầu Qatar cung cấp căn cứ thông tin cho Hamas thay vì phải ở 2 nơi là Tehran và Syria. Kể từ đó, Qatar nuôi dưỡng Hamas. Khaled Mashal chuyển bộ chỉ huy về Qatar. Còn Ismail Haniyeh sống ở Doha từ 2016. Và Doha được coi là đồng minh nước ngoài, và là hỗ trợ tài chánh

      2018 – 2023 Do Thái biết nhưng thả lỏng vì lý do chính trị. Do Thái muốn chia Palestine thành 2 quốc gia Tây Ngạn và Gaza.

      Qatar cho rằng cấm vận Gaza là vô nhân đạo. Hamas cám ơn Qatar rất nhiều vì sự giúp đỡ vô điều kiện.

      2012 cựu sứ vương bin Khalifa Al-Thami là người đứng đầu quốc gia đến thăm Gaza đầu tiên. Hứa giúp Hamas 400 triệu mỹ kim để xây dựng lại Gaza.

      4.3. THỔ NHĨ KỲ:

       Haniyeh với Bộ trưởng Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmuş, ngày 20 tháng 11 năm 2012

      Mục tiêu của Thổ là muốn đóng vai trò trung gian hòa giải trong vùng, là tiếng nói cho Do Thái và Hamas. Trong quá khứ, đã có lần Netanyahu kêu gọi Erdogan giúp đỡ cho Hamas (còn lại các vấn đề khác 2 bên đều đối kháng nhau).

        Erdogan là người đầu tiên ủng hộ Hamas. Ông ta không bao giờ cho Hamas là khủng bố, mà là “chiến sĩ kháng chiến bảo vệ đất mẹ”.

        Erdogan cũng thường tiếp đón các viên chức cao cấp của Hamas, như Saleh Al-Arouri, Ismail Haniyeh, Khaled Mashal.

        Theo cơ quan tình báo Shin Bet của Do Thái thì ở Thổ Nhĩ Kỳ có một bộ chỉ huy để huấn luyện và quản trị các chiến dịch ở Trung Đông mà không cần hỏi ý kiến hay tham dự của lãnh đạo Hamas. Hamas hành động chống Do Thái đều được hoạch định ở Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả vụ bắt cóc và giết 3 thiếu niên Do Thái 2014.

        2020 Do Thái đã phản đối Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp thông hành và căn cước cho Hamas ở Istanbul.

        Sau cuộc thảm sát 7/10/2023 Erdogan đã ca ngợi Hamas: “là lực lượng thánh chiến giải phóng, phất cờ chiến đấu để bảo vệ đất và người Palestine”.

        Và khi Ismail Haniyeh, người đứng đầu Bộ Chính trị Hamas từ năm 2017 bị ám sát vào ngày 31/7/2024, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho để tang và treo cờ rũ một ngày.

        4.4. NGA

         Lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh tại cuộc họp với các quan chức Nga tại Moscow năm 2022

        Vì có bang giao với Do Thái nên Nga đôi khi lên án Hamas “tấn công như là khủng bố”, chứ không xem Hamas là khủng bố. 

          Nga tuy không thuộc về khối Hồi Giáo, nhưng là “anh cả” trong liên minh chống Hoa Kỳ và phương Tây.

          Sau khi khối Cộng sản tan vỡ, Nga nối lại bang giao với Do Thái rất thân thiết. Qua những năm 1990s – 2000s, Nga thường lên án Hamas, như vụ Beersheba 2004, Hamas tấn công xe buýt giết 17 người. Nhưng Nga không bao giờ xếp Hamas ngang với Taliban hay Chechen. Nga xem Hamas “là một phần hội nhập của Palestine”.

          Bang giao Nga và Hamas trở nên nồng ấm trở lại khi Hamas giành quyền kiểm soát Gaza. Putin nhấn mạnh: “Nga chưa bao giờ xếp Hamas là khủng bố”, và là một trong vài nhà lãnh đạo đầu tiên gởi lời chúc mừng đến Hamas.

          Sau đó là những cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa hai bên. Như giữa bộ ngoại giao Nga với giám đốc chính trị Khaled Mashal tại Moscow, 2006. Năm sau, 2007, Putin mời Mashal đến Moscow lần nữa. Mashal ca tụng Putin là “can đảm và mạnh mẽ”. 2020, Tổng thống Medvedev gặp Mashal.

          Ngoài ra các quốc gia Hồi giáo Bắc Phi và Trung Đông ủng hộ Hamas về chính trị, tuy rằng có vài quốc gia có cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, nhưng không giảm sự ủng hộ.

          Các quốc gia vùng Trung Á có lẽ địa lý xa xôi, nên không cận lân như Bắc Phi và Trung Đông. 

          III.  NHỮNG HIẾN CHƯƠNG 

          1. 1988 – 1992

          Trong những năm đầu tiên, Hamas dường như đặt trọng tâm vào tôn giáo, xã hội, nhân đạo, để chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến với sự chiếm đóng của Do Thái trên đất Palestine.

          8/1988, Hamas phát hành Hiến Chương thứ 1, xác định rõ ràng: “Do Thái phải bị loại trừ trong cuộc giao tranh với kẻ thù. Một cuộc tranh đấu chống chủ nghĩa Zionism (chủ nghĩa phục quốc Do thái). Palestine là tất cả vùng đất mà Anh quốc đã uỷ quyền lại cho Palestine – từ sông Jordan đến Địa Trung Hải. Tất cả phải được giải phóng khỏi Zionism và phải trở thành Islamic Waqf (Islam Phước Thiện). Ở nơi đó mọi tôn giáo cùng tồn tại trong an ninh và an toàn”

          Nhưng thực tế, tuy hiến chương nói như vậy, Hamas vẫn luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh với Do Thái, từ mùa Xuân 1989 – Intifada lần thứ nhất -, sự phản đối dần dần đi đến nổi dậy và bạo động.

          1. 1992 – 2005

          Sheikh Ahmad Yasin, sáng lập Hamas, chết vì bị Do Thái giết. Ông ta đề nghị hưu chiến 10 năm để thiết lập nhà nước Palestine ở Tây Ngạn và Gaza. Hưu chiến có thể triển hạn dài hơn, nhưng không bao giờ công nhận Do Thái.

          2005 Hamas đã ký tuyên ngôn Palestine- Cairo đã xác nhận trở lại: “Quyền của dân Palestine đề kháng lại là để chấm dứt sự chiếm đóng của Do Thái. Đặt nền tảng quốc gia Palestine toàn vẹn chủ quyền, với Jerusalem là thủ đô”. 

          1. 2006 – 2007

          Sau khi thắng đa số quốc hội Palestine, Hamas đã công bố chương trình của chính quyền, và Hamas đòi chủ quyền cho Palestine, nhưng không đòi hỏi tất cả đất uỷ trị Palestine. Thay vào đó, Hamas đưa ra đề nghị ôn hoà, tỏ thiện chí, muốn gặp Do Thái để thương thảo trao đổi về y tế, doanh nghiệp và lao động. Hamas còn đi xa hơn là câu hỏi về công nhận Do Thái, không phải từ luật lệ hay quyết định của chính quyền, mà là do nhân dân Palestine quyết định trong trưng cầu dân ý.

          Tháng 6, 2006; dự án luật pháp đi xa hơn bởi Riad Mustafa: “Hamas không bao giờ công nhận Do Thái, nhưng nếu trưng cầu dân ý, nhân dân Palestine đồng ý hỗ trợ hiệp ước hoà bình, kể cả công nhận Do Thái, thì hội đồng lập pháp cũng sẽ công nhận nó”.

          Trong tháng này, Ismail Haniyeh, lãnh đạo chính trị cao cấp và cũng là thủ tướng của chính quyền Palestine (mới bị Do Thái giết hôm tháng 9/ 2024), đã gởi thư cho Tổng thống Bush – qua GS. Jerome Segal, Đại học Maryland – nói rằng: “Chúng tôi quan tâm đến an ninh và ổn định trong vùng. Nếu không có gì trở ngại, chúng tôi thành lập quốc gia Palestine theo đường biên giới 1967, và đề nghị hưu chiến lâu dài”.

          Cũng lá thư đó, Hamas gởi cho lãnh đạo Do Thái, và đề nghị hưu chiến 50 năm.

          Cả Hoa Kỳ và Do Thái giữ im lặng và cũng không trả lời.

          Và nhiều nhân vật lãnh đạo của Hamas cũng mong muốn thành lập quốc gia Palestine theo đường biên giới 1967, nhưng không có nghĩa là công nhận Do Thái là một quốc gia, mà chỉ công nhận một thực tế mà thôi.

          1. 2008 –2016

          Tháng 4/2008 Tổng thống Carter gặp Khaled Mashal (lãnh đạo Hamas từ 2004). Mashal lập lại: “Hamas có thể chấp nhận quốc gia Palestine theo đường biên giới 1967,và công nhận quyền của người Do Thái như một láng giềng. Nhưng phải được dân Palestine chấp thuận qua trưng cầu dân ý”.

          Tổng thống Do Thái, Ehud Ohmert, từ chối gặp Carter và cũng không chú ý đến đề nghị của Hamas.

          1. 2017 –2023

          Trong một cuộc họp báo ở Doha, Qatar, Khaled Mashal lập lại: “Hamas xem việc thành lập quốc gia Palestine trên nền tảng biên giới 1967, không bị Do Thái kiểm soát là có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, Hamas vẫn công nhận quốc gia Do Thái và huỷ bỏ mục tiêu của chúng ta là giải phóng tất cả đất Palestine ra khỏi dự tính của Zionism”.

          Nhưng đến 2020, lãnh đạo Hamas thỉnh thoảng vẫn còn kêu gọi huỷ bỏ nhà nước Do Thái.

          2021 Hamas tổ chức một buổi hội thảo phác thảo như là đã quản trị Palestine và chiếm đoạt đất đai Do Thái. Và thành viên kết luận:

          • Những người Do Thái đề kháng phải giết tất cả.
          • Những cá nhân hiền lành có thể hội nhập thì cho dời đi.
          • Những người có trình độ chuyên môn cao thì cấm không cho rời đi.

          24/10/2023 Ghazi Hamad (thành viên cao cấp trong bộ chính trị Hamas): “Do Thái không có chỗ đứng trong đất Palestine. Chúng ta phải phá hủy nó, vì nó đã làm an ninh, quân sự, chính trị đi đến thảm họa cho Ả Rập và khối Hồi giáo. Chúng ta gọi những người chết là tử vì đạo. Chúng ta là nạn nhân của sự chiếm đóng, do đó không ai có thể trách cứ việc chúng ta làm.”

          IV. TỔNG KẾT 

          Hamas tự nhận mình là một bộ phận của Huynh Đệ Hồi Giáo, và muốn đặt một quốc gia Hồi giáo lên trên toàn lãnh thổ Palestine. Hamas so sánh Do Thái tấn công người Palestine như Nazi của Đức Quốc Xã. Hiến chương cũng hứa hẹn tất cả các tôn giáo cùng hiện hữu dưới sự cai trị của Islam. Điều 6 trong hiến chương 1988 nhấn mạnh: “Phong trào nhắm đến là những lời của Allah trên từng tấc đất của Palestine, dưới cánh Hồi Giáo là tất cả các tôn giáo khác cùng tồn tại, trong an ninh và an toàn, mà ở đó sự chiếm hữu và các quyền khác được quan tâm”. Hiến chương “bác giải pháp 2 quốc gia. Sự xung đột này không thể giải quyết trừ phi thánh chiến”.

          Nhiều học giả cho rằng Likud và Hamas, cả 2 đều tìm kiếm sự kiểm soát toàn bộ đất đai, cùng chống giải pháp 2 quốc gia.

          Hiến chương cũng chống Jews cho đến ngày phán xét cuối cùng, và khuyến khích Hamas diệt chủng Do Thái.

          5/2017 Khaled Mashal- trưởng phòng chính trị của Hamas – ông ta bằng lòng đặt nền tảng cho quốc gia Palestine trên căn bản 1967, tức là Tây Ngạn, Gaza, và Jerusalem không bị Do Thái kiểm soát, thì có thể chấp nhận được.

          Và tất cả nhiều lần kêu gọi dân Palestine cũng đều muốn xoá sổ Do Thái.

          Như Vatican là một thực thể trung dung, đề nghị 2 quốc gia và quốc tế hoá Jerusalem. Nghe thì lý tưởng, nhưng thực tế thì không tưởng vì hai bên đều muốn tiêu diệt nhau, không có khoảng không gian cùng sinh tồn.

          Palestine muốn hưu chiến, càng dài càng tốt, để xây dựng lại sức mạnh, sau mỗi lần khủng bố đều bị Do Thái bình địa. Do Thái thì không muốn, hưu chiến 10,20 năm khi Palestine xây dựng lại sức mạnh rồi lại tấn công. Do Thái chắc chắn là biết được chiến lược “vừa đánh vừa đàm” của Palestine.

          Vả lại, để tình trạng Palestine lưng chừng, dễ dàng cho Do Thái càn quét, trả đũa, khi bị Hamas tấn công mà không bị công pháp quốc tế chặn tay. Một khi Palestine thành quốc gia thì khác hẳn. Dù gì Do Thái đã giúp Hamas trong lúc cùng quẫn, nhưng bài học “trả ơn” của Hamas chắc chắn Do Thái không bao giờ quên. Nếu Al Fatah hành động thì không nói gì. Nhiều lúc những kỹ thuật hành động, và lý thuyết nó cũng làm cho chúng ta nhớ lại 50 năm kinh nghiệm có nhiều chỗ trùng hợp.

          Còn đối với “ông trùm khủng bố” hiện nay là Iran, làm cho chúng ta nhớ đến lò sản xuất chiến tranh cách mạng của Trung Cộng trong những thập niên 50s, 60s, 70s đi đánh phá khắp nơi ở Á châu.

          Lò sản xuất khủng bố này, nếu nắm được nó thì vùng Trung Đông, Bắc Phi, Sừng Châu Phi sẽ yên ổn. Thời Obama, Iran chịu dẹp lò nguyên tử, được viện trợ 60 tỷ mỹ kim, thật ra là lấy tiền bị đóng băng của Iran trả lại cho nó. Đến Trump thì dẹp bỏ, và Iran tái tạo lại các lò phản ứng. Đến Biden tái lập lại nhưng chưa biết kết quả thương lượng.

          Và cũng có bài học cho Hoa Kỳ  là khi Iran vững mạnh, sẽ quy phục Hoa Kỳ hay đi gây hấn lãnh thổ, kinh tế, trộm cắp, gián điệp như Trung cộng đang làm. Và ngay cả muốn đánh gục Hoa Kỳ nữa. Trung Cộng thì không còn nhiều những quốc gia theo Cộng sản, nhưng Iran vẫn còn nhiều nhóm khủng bố quyết tiêu diệt Do Thái. Những lý luận đơn giản của Kissinger, khi kinh tế phát triển thì hệ thống chính trị cũng thay đổi, đã cho ta thấy sai hoàn toàn, và nhiều học giả đã đặt vấn đề về giá trị “đi đêm” để mở cửa bang giao với Trung Cộng. 

          Đó cũng là bài học cho các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ.

          Hoàng Đình Tạo

          17/10/2024 

          ————-

          Tham khảo:

          1. Hamas, Wikipedia 
          2. Israeli support for Hamas, Wikipedia
          1. Vụ khủng bố 07/10 : Cánh hữu Israel, Hamas và cuộc chiến tranh không hồi kết, RFI
          2. Remembering the Nakba: A 70 year struggle for justice, Global Justice
          3. Israel and the occupied Palestinian territory 2023, Amnesty International.
          4. Terrorist groups, Counter Terrorism Guide.
          5. Vatican Support for a Two-State Solution Started Long Before Pope Francis, National Catholic Register
          6. Mục tiêu của Hamas ở Gaza, VietCatholic News.
          7. Inside the tunnels of Gaza, Reuters