Hoàng Đình Tạo: Học thuyết Monroe: “Châu Mỹ của người Mỹ” đang bị đe dọa

PHẦN MỘT: HOA KỲ 

I.  HỌC THUYẾT MONROE VÀ NHỮNG GÌ HOA KỲ ÁP DỤNG TRONG QUÁ KHỨ 

Tác giả của chủ thuyết Monroe là ngoại trưởng John Quincy Adams được Tổng thống  Monroe đưa ra trong buổi điều trần lưỡng viện ngày 2 tháng 12 năm 1823.Monroe cho rằng, giữa hai tân thế giới và cựu thế giới là hai bán cầu biệt lập. Do đó, tất cả những toan tính của các quốc gia châu Âu, muốn kiểm soát hay can thiệp chính trị ảnh hưởng đến chủ quyền trong châu Mỹ, đều được coi là đe dọa đến nền an ninh của Hoa Kỳ.

Ngược lại, Hoa Kỳ sẽ công nhận và không can thiệp vào sự hiện hữu thuộc địa của châu Âu, hay phá rối nội tình của các quốc gia châu Âu.

Tuy nhiên, lúc bấy giờ, hải quân và lục quân Hoa Kỳ không đủ mạnh, nên những quốc gia châu Âu hầu như không màng đến.

Trong khi chỉ có Anh Quốc là để ý đến, vì họ dùng học thuyết này để hỗ trợ chính sách hoà ước Pax Britannica (Anh Quốc bấy giờ là siêu cường, muốn tạm thời hoà bình để củng cố vị thế trên khắp thế giới).

Học thuyết bị phá vỡ hay lơ là vài lần do nội chiến trong thế kỷ 19. Nhưng sang thế kỷ 20, Hoa Kỳ thành công trong việc bảo vệ học thuyết và kéo dài nhiều đời tổng thống, như U. Grant, T. Roosevelt, Kennedy, Reagan. Monroe là một học thuyết quan trọng trong bang giao của Hoa Kỳ cho đến hôm nay.

Trước tiên, Hoa Kỳ học thuyết này để phản đối tuyên bố Ukase, 1821 của Nga, vì đã tuyên bố chủ quyền ở vùng đất và biển tây bắc châu Mỹ.

Thủ tướng Áo, Mitternich, cho rằng học thuyết Monroe là “hành động nổi loạn”.

Anh Quốc vì muốn chống Tây Ban Nha và mở rộng Pax Briticanna, đề nghị trung lập biển, để tự do đi lại khi mà nền kỹ nghệ Anh đang phát triển.

Các quốc gia châu Mỹ, ban đầu còn nghi ngờ, nhưng sau đó đã ủng hộ.

John Crow, trong “Epic of Latin American”, viết rằng: “Simon Bolivar trong chiến dịch cuối cùng chống Tây Ban Nha ; Santander ở Colombia; Rivadavia ở Argentina; Victoria ở Mexico…. Những lãnh tụ các phong trào giải phóng tiếp nhận học thuyết Monroe với sự thành tâm”.

Những quốc gia châu Mỹ La tinh là những người thực tế, họ hiểu Hoa Kỳ không thể một mình chống lại châu Âu với Liên Minh Holly Alliance (Phổ, Áo, Nga) để bảo vệ chế độ quân chủ. Trong khi họ ủng hộ Hoa Kỳ, châu Mỹ La tinh hiểu rằng sự độc lập của họ nằm trong tay Anh Quốc với đội hải quân hùng mạnh.

1826, Bolívar kêu gọi quốc hội Panama tổ chức nhóm họp Pan American. Bolivar coi học thuyết Monroe là phương tiện cho chính sách quốc gia. “Nó không mang ý nghĩa gì, cũng như không có ý là một hiệp ước dẫn đến hành động cho Tây Bán Cầu”.

1842, Hoa Kỳ sát nhập Hawaii, khuyên Anh đừng chen vào.

1861, quân đội Dominican, do tướng Pedro Santana cùng một số chính trị gia đã ký kết hiệp ước với Tây Ban Nha để đảo ngược Dominican thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Hoa Kỳ đang bận nội chiến, nên Tây Ban Nha hy vọng sẽ kiểm soát châu Mỹ La tinh.

3/1861, Tây Ban Nha tuyên bố sát nhập Dominican. Khi Hoa Kỳ chấm dứt nội chiến 1865, Hoa Kỳ lập lại học thuyết Monroe; Tây Ban Nha vội vàng trả lại Dominican và lui về Cuba.

1862, Anh Quốc duy trì thuộc địa ở Belize, rồi cho nhập vào đế quốc Anh, và đổi tên thành British Honduras. Hoa Kỳ vẫn còn bận nội chiến nên không phản đối mà cũng không ủng hộ.

1862, quân đội Pháp, Napoleon III xâm lược và chinh phục được Mexico. Pháp dựng lên vua bù nhìn Maximillian. Hoa Kỳ tuyên bố là Pháp đã vi phạm học thuyết, nhưng Hoa Kỳ không thể can thiệp vì kẹt nội chiến. Đến 1865, Hoa Kỳ tập trung quân đội ở biên giới Mexico, khuyến cáo Pháp nên rời Mexico. Pháp đã làm theo. Quân đội quốc gia Mexico đã bắt và xử tử Maximillian.

1865, Tây Ban Nha chiếm đoạt đảo Chincho của Mexico, vi phạm học thuyết Monroe.

1868, William Senard cho rằng: “Monroe trước kia là lý thuyết, nhưng nay là hành động không thể đảo ngược”. 

1870, Tổng thống U. Grant của Hoa Kỳ và ngoại trưởng Hamilton Fish: “Kể từ nay,  trong lục địa này (Trung Mỹ và Nam Mỹ) sẽ không quốc gia nào bị chuyển qua quyền lực châu Âu”.

1889, Quốc Tế Hội Nghị các Quốc Gia châu Mỹ lần thứ nhất. 

1895, một sự xung đột quan trọng giữa Hoa Kỳ –Anh Quốc tại châu Mỹ La tinh.

Venezuela có sự tranh chấp về lãnh thổ với Anh, và nhờ đại sứ Hoa Kỳ William Scruggs tranh luận với Anh là vi phạm học thuyết Monroe. Tổng thống Hoa Kỳ  Grover Cleveland, qua bộ trưởng ngoại giao là Richard Olney đe dọa Anh Quốc nếu bị thất bại tại tòa án trọng tài. Olney nói: “Hoa Kỳ thực thi chủ quyền trên lục địa này, và chiến thắng với luật pháp mà trong đó bao gồm sự liên đới.”

Bộ trưởng ngoại giao Anh, Lord Salisbury nhận thấy tình hình căng thẳng nên đề nghị hai bên họp riêng để làm dịu tình hình và để hiểu rõ hơn về học thuyết Monroe. Vì Anh Quốc đã thừa nhận định nghĩa của Hoa Kỳ và tính đồng nhất của tây bán cầu.

1897, Tổng thống Đức Von Bismarck không đồng ý, và phê duyệt “uncommon insolence”. Toà án trọng tài Paris đã bỏ phiếu kín vào tháng 10 /1899. Cho Anh Quốc giữ 90% đất tranh chấp và tất cả những mỏ vàng.

Venezuela thất vọng, nhưng cũng thưởng cho đại diện Hoa Kỳ huy chương cao nhất.

1898, Hoa Kỳ đã can thiệp độc lập cho Cuba từ Tây Ban Nha.

Sau chiến thắng của Hoa Kỳ, Tây Ban Nha đã nhường lại Philippines, Puerto Rico, Guam, chế ngự vùng biển Caribbean, và bồi thường cho Tây Ban Nha 20 triệu mỹ kim. Chấm dứt sự đô hộ của Tây Ban Nha kéo dài 4 thế kỷ.

1902, Canada hiểu hơn về chủ thuyết Monroe, nên đã gia nhập.

1954, Ngoại trưởng Dulles phản đối Nga chen vào Guatemala.

1962, Tổng thống Kennedy: “Học thuyết Monroe vẫn còn có ý nghĩa nguyên thủy của nó. Chúng ta chống lại các quyền lực ngoại nhập vào tây bán cầu. Và đó là lý do tại sao chúng ta phản ứng mạnh đối với trường hợp Cuba.”

Dưới thời Tổng thống Reagan, Hoa Kỳ đã giúp đỡ phiến quân Contras trong thời gian chiến tranh lạnh. Giám đốc CIA, R. Gates nói: “Chúng ta bỏ học thuyết Monroe nếu chúng ta không giúp Nicaragua”.

Đến thời kỳ Obama và ngoại trưởng Kerry, do sự sụp đổ của khối Warsaw, nên tình trạng Cuba rất bi đát, Obama viện trợ cho Cuba 5 tỷ mỹ kim. Và học thuyết Monroe được cải biến: “Học thuyết Monroe nguyên thủy đã qua rồi. Học thuyết Monroe ngày nay là hợp tác để giữ nó sống hơn là đóng khung xem nó chết”.

Hai ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Trump, Rex Tillerson và Pompeo, trong Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 73.  (2018).

Khi tình hình Venezuela quá tồi tệ, sau khi Nga và Iran can thiệp giúp, nhưng cũng chẳng khá gì hơn; 8/2017 Trump đề nghị đưa quân đội vào Venezuela nhưng không được Hội đồng An ninh chấp thuận. 

Tuy nhiên, theo yêu cầu của Nga, Hội đồng Bảo An đã họp vì theo Nga, Mỹ đã can thiệp vào Venezuela 27 lần.

Dưới thời Tổng thống Trump, dùng quyền lực cứng, như chế tài những quốc gia thân Nga hay Bắc Kinh, cắt viện trợ. Rút khỏi Trans-Pacific Partnership, thương thuyết lại hiệp ước Bắc Mỹ Tự Do Thương Mại.

II. HOA KỲ HỢP TÁC QUÂN SỰ VỚI CHÂU MỸ LA TINH 

Hoa Kỳ là quốc gia cung cấp quân sự nhiều nhất cho châu Mỹ La tinh.

Từ 2000 đến 2009:  13,5 tỷ mỹ kim.

Từ 2010 đến 2019:  9,3 tỷ mỹ kim.

Trong năm 2023, Bộ Quốc Phòng chuẩn thuận 115 triệu mỹ kim cho hợp tác an ninh với 23 quốc gia châu Mỹ La tinh.

Quân đội Hoa Kỳ duy trì sự có mặt tại phi trường Panama và Ecuador. 10 năm trở lại đây, thì có mặt ở El Salvador, Honduras, Guatemala, Costa Rica, Columbia, Peru.

Hoa Kỳ đã cố gắng ngoại giao với 3 quốc gia Ecuador, Colombia, Peru, để duy trì lực lượng phản ứng nhanh trong vùng.

Hoa Kỳ cũng có mặt tại phi trường, cứ điểm radar, trại huấn luyện, văn phòng quân sự, hợp tác an ninh trong 9 quốc gia châu Mỹ La tinh và 2 căn cứ quân sự ở Guatemala và Soto Camo ở Honduras.

Tổng cộng 76 căn cứ, chia thành 3 loại: 

1. Cơ sở điều hành quan trọng: ở những quốc gia thân thiện mà chính quyền cho đóng quân vĩnh viễn.

2. Hợp tác an ninh: những đội quân nhỏ cung cấp cho những vị trí chiến lược quân nhu, quân cụ, cho lực lượng phản ứng nhanh.

3. Căn cứ địa phương mà quốc gia sở tại cho phép huấn luyện.

Honduras :  9 căn cứ 

Guatemala, Belize:  mỗi quốc gia 8 căn cứ 

Colombia, Peru:  mỗi quốc gia 5 căn cứ.

UNITAS: thực tập hàng năm giữa hải quân Hoa Kỳ và châu Mỹ La tinh.

PANAMAX:  an ninh cho kinh đào Panama.

CENTAM GUARDIAN:  thực tập hàng ngày để cấp cứu thiên tai

NAMSI:  quân đội Hoa Kỳ và châu Mỹ La tinh giữ vững khả năng trong vùng Caribbean.

SOUTHCOM:  là cột trụ của Hoa Kỳ tại châu Mỹ La tinh. Phản ứng sự hiện diện của Nga và Trung Cộng về quân sự cùng các mối đe dọa các quốc gia dân chủ ở châu Mỹ La tinh.

Theo con số năm 2022 thì nhân viên chừng 2000 cho châu Mỹ La tinh/ 200 ngàn trên toàn thế giới. 

III.  HOA KỲ GIÚP ĐỠ KINH TẾ VÀ TÀI CHÁNH CHO CHÂU MỸ LA TINH 

Từ 1961 – 1969 Hoa Kỳ giúp 20 tỷ mỹ kim cho châu Mỹ La tinh để thắt chặt bang giao giữa Hoa Kỳ và các quốc gia châu Mỹ La tinh. Đề cao dân chủ, và kích thích kinh tế tư bản. Kết quả là nhiều trường học, nhà thương, dự án nước sạch được xây dựng.

The Brady Plan, 1980, Hoa Kỳ giúp châu Mỹ La tinh giải quyết khủng hoảng nợ, nghĩa vụ. Ngược lại, các quốc gia sở tại đồng ý cải cách kinh tế.

Trong nửa năm đầu 2023, châu Mỹ La tinh xuất cảng sang Hoa Kỳ chiếm 22% trong tổng số thương mại.

Tổng thống Biden cho Trung Cộng là “đối thủ chiến lược”. Đã có chính sách “Build Back Better World” phối hợp với Group 7, nhằm chống lại BRICS để xây dựng hạ tầng cơ sở; nâng đỡ giai cấp nghèo và trung lưu của châu Mỹ La tinh.

2022, Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ Châu, Biden hứa sẽ mang lại nhiều sáng kiến mới về kinh tế. Tặng 65 triệu liều thuốc chủng ngừa COVID 19. Và cảnh báo Huawei.

Trong năm 2024, Biden đề nghị 2,5 tỷ mỹ kim nước ngoài tài trợ cho châu Mỹ La tinh  & Caribbean, hơn 427 triệu so với năm 2023,  để kích thích lực lượng lao động tham gia và khả dụng.

The Alliance of Progress, đã tăng 50% trong hai thập niên trước đại dịch.

Hai Thượng Nghị sĩ Menedez (Dân Chủ), Rubio (Cộng Hòa) đã đưa ra đạo luật hỗ trợ thương mại vĩnh cữu giữa những quốc gia châu Mỹ La tinh và Bắc Mỹ bằng cách trao đổi giữa những quốc gia gần.

Tuy nhiên, châu Mỹ La tinh có nền giáo dục thấp, chuyển giao kiến thức và sáng kiến chậm. Bất bình đẳng và không được bảo vệ. Chính quyền quản trị kém, bất ổn, bạo lực làm cản trở phát triển kinh tế và thương mại.

PHẦN HAI:  NGA VÀ CHÂU MỸ LA TINH 

I. QUÂN SỰ: 

Armando Chaguaceda, nhà khoa học chính trị và sử gia người Cuba, trả lời phỏng vấn trên Expediente Publico: 

“Hoa Kỳ đã phản ứng quá trễ cho sự hiện diện của Nga tại châu Mỹ La tinh. Nga đã làm rất hiệu quả và chính xác, với những yếu tố cho phép tham dự, trong một phương pháp khác biệt.”

“Chính sách Hoa Kỳ đối với châu Mỹ La tinh không còn hữu hiệu như xưa. Hoa Kỳ  đã lơ là châu Mỹ La tinh, nhờ vậy Nga và Trung Cộng đã làm sống dậy sự hiện diện của họ.”

Nhân viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ, nói với New York Times: “Tổng thống Jair Bosonaro của Brazil, cố gắng tiếp xúc với Bạch Ốc nhưng không được trả lời, khi vừa thắng cử 2020. Do đó, Jair sắp xếp để gặp các lãnh đạo khác (6/2022) của nhóm BRICS và mua dầu thô, phân bón của Nga.

Jair còn nói: “Argentina thì đã đi trước rồi, là đầu cầu của Nga ở châu Mỹ La tinh.”

Và một điều đáng báo động, là Nicaragua đã cho phép quân đội Nga vào nước mình, để trao đổi quân sự, huấn luyện, diễn tập và nhân đạo. Nga có thể diễn tập ở biển Caribbean và duyên hải Thái Bình Dương. Nga cũng huấn luyện hải quân, tuần tra chống buôn lậu ma túy.

2008, Nga đã đưa tàu ném bom siêu âm TU 160 và 4 tàu chiến đến Venezuela.

2013, khi Hoa Kỳ và EU khuyến cáo Nga nên ngưng hỗ trợ cho quân ly khai Ukraina, thì Nga lại gởi nhiều hơn TU 160 như thách thức.

Cuối cùng, Nga tính lập căn cứ quân sự ở đảo Orchilla, 2018 (nhưng không có kết quả). Và thứ trưởng ngoại giao Nga cũng dự phòng đổ quân vào Cuba và Venezuela trong những ngày đầu tấn công Ukraina.

Tuy nhiên, cũng theo học giả Cuba này, Nga không muốn mình là nhà cung cấp cho Nicaragua như Liên Bang Xô Viết trước kia, mà chỉ muốn mua nông và khoáng sản trong khi bị chế tài và cấm vận.

Nga cũng không đổ quân, chỉ chuyển quân lính đánh thuê từ Syria về biên giới Colombia và Venezuela.

Tháng 9/2023 hội họp giữa Nga và châu Mỹ La tinh, trong việc hợp tác quân sự, và sẽ cố gắng thành hình hàng năm tại Moscow.

+ Tuy chưa có chính sách rõ ràng và chặt chẽ với châu Mỹ La tinh, nhưng Nga có riêng ba quốc gia rất thân là Venezuela, Nicaragua và Cuba.

Nga chưa có căn cứ quân sự ở Venezuela, nhưng bổ nhiệm cố vấn quân sự và chuyên viên để bảo trì quân cụ ở đó.

Venezuela mua 20 tỷ mỹ kim võ khí, hỏa tiễn S-300 và 100 chuyên viên đã được đưa đến đó.

Venezuela cũng cho phép máy bay ném bom mang đầu đạn hạt nhân TU 160 hạ cánh năm 2008, 2013, 2018. Và thực hiện 3 cuộc tập trận 2008, 2018, 2022, Venezuela ký hiệp ước hợp tác quân sự với Nga.

Còn giữa Nga và Nicaragua thì đã có sự kết hợp chặt chẽ, từ lúc còn Liên Bang Xô Viết, đỡ đầu cho Sandinista National Liberation Front, cai trị 1979 – 1990. Khi Liên Bang Xô Viết bị sụp đổ thì bị đình trệ.

2007, khi Ortega trở lại nắm chính quyền, thì Nga đã gia tăng bán võ khí đến 90% cho Nicaragua. 2014, 2017 bán quân cụ đến 121 triệu mỹ kim. Và được Nga huấn luyện quân đội, kể cả chống buôn lậu ma túy.

Cũng như Venezuela, Nicaragua cho phép Nga tiếp cận phi cảng, hải cảng, trung tâm huấn luyện quân sự và các cao ốc tình báo.

Nicaragua cũng cho phép TU 160 hạ cánh.

Từ 2017, Nga duy trì 230 nhân viên, và thay phiên nhau trong vòng 60 ngày.

+ Trường hợp Cuba, thì hai bên đã hợp tác với nhau khi cộng sản Liên Xô chưa sụp đổ. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, nên đã rút tất cả tài chánh về, và bãi bỏ các hợp tác quân sự. Trung tâm năng lượng hạt nhân 2000 bị đóng cửa. Cơ quan kiểm thính và tình báo gần Havana cũng bị đóng cửa 2002.

Tuy nhiên, hợp tác quân sự hai bên đã bùng phát trở lại trong những năm gần đây.

Mới đầu Nga gởi thương thuyền mang hàng hóa đến Cuba, 2/2014. 

2016, Nga đồng ý cung cấp phụ tùng quân sự.

2019 tàu neo lại Havana.

2019 Nga cho Cuba vay 38 triệu mỹ kim để mua võ khí. Và ký hiệp ước hợp tác và tham vấn trong chiến lược chống khủng bố liên quốc gia.

2023 tàu hải quân Nga thăm viếng Cuba, và thảo luận phát triển kỹ thuật quân sự.  Hai bên cũng có những phái bộ quân sự cao cấp thăm viếng nhau.

Nga cũng đã gởi tàu hải quân tối tân nhất Admiral Gorshkov, cập bến Cuba, Panama,

Colombia. Có cả hộ tống hạm và cấp cứu.

Sau hết là Nga sẽ đặt GLONASS (Global Navigation Satellite System) ở châu Mỹ La tinh. 2013 đặt ở Brazil. 2014, đặt ở Cuba. 2015 đặt ở Nicaragua. 2020 đặt ở Argentina.

Hoa Kỳ, Nga và Trung Cộng là những quốc gia bán võ khí nhiều nhất, nhì, và tư trên thế giới.

Vì võ khí cần phụ tùng và bảo trì, do đó liên hệ giữa quốc gia bán và mua rất chặt chẽ về thay đổi kỹ thuật.

Nga, 2002-2006:  8,4% 

2007-2011: 27,3%

2012 -2016:  27,8%.

Những quốc gia nhập cảng võ khí Nga:  Argentina, Ecuador, Peru, Mexico, Columbia, Nicaragua, Brazil, Venezuela (chiếm 83% trên toàn số bán của Nga ở châu Mỹ La tinh). 

2002, Hugo Chávez tăng số lượng bán dầu để tân trang lại võ khí cho quân đội. Hugo chống Hoa Kỳ nên bị cấm vận. Nga nhảy vào thay thế. Kể từ 2007, Nga đã bán được 3, 492 tỷ mỹ kim võ khí, Venezuela là quốc gia thứ 6 mua hàng của Nga. 

Và Hoa Kỳ thì mất thị trường. 2002 – 2006:  21,9% xuống 13,3% cho 2006 – 2011.

Không giống như thời Liên Bang Xô Viế, có thể rộng rãi hợp tác kinh tế. Thay vào đó, Nga đã nhắm vào tuyên truyền và tình báo, để hỗ trợ sự có mặt của Nga tại châu Mỹ La tinh.

Từ 2020 đến 2022, Nga đã tung tin nghi ngờ về 11 cuộc đầu phiếu tại các quốc gia dân chủ trên thế giới. Naney Feaser, bộ trưởng nội vụ của Đức nói: “Sự đe dọa nền dân chủ của chúng ta, bởi gián điệp, phá bĩnh, tấn công mạng, tung tin giả, đã đạt đến đỉnh một chiều kích mới.”

Hiện nay khuynh hướng chính trị ở châu Mỹ La tinh về dân chủ, từ 68% xuống 61%. Ngược lại, khuynh hướng cực hữu hay khuynh tả (làn sóng hồng) lại gia tăng, như Cuba, Venezuela, Nicaragua, Bolivia. Gia nhập nhóm BRICS. Trong 15 cuộc bầu cử,  thì đương quyền đều mất ghế.

Nga tuyên truyền cho một chế độ độc tài dân túy là chính đáng tính hiện nay, người hùng lãnh đạo. Kết án Hoa Kỳ là đế quốc, vơ vét tài nguyên.  Nhờ chung “ý thức hệ” dễ dàng hợp tác quân sự và kinh tế. Và làm sao giữ cho vấn đề dân chủ im lặng hay hạn chế. Ngược lại không để ý chỉ trích vấn đề nhân quyền, hay an ninh nội địa của mình.

Hôm 4/9/2024, toà án Hoa Kỳ đã ra lệnh bắt hai người làm việc cho đài Russia Today vì đã phát tán khoảng 2000 video xuyên tạc bầu cử Hoa Kỳ, rửa tiền; cũng như quy trách cho Hoa Kỳ và Ukraina trong cuộc chiến tranh với Nga.

Russia Today có mặt trên khắp các quốc gia châu Mỹ La tinh và Caribbean, có 327 băng tầng. Qua Russia Today, Nga đã chiếm được con tim của người dân châu Mỹ La tinh.

Nga không rộng rãi như thời Liên Bang Xô Viết hay Trung Cộng ngày nay với sự hợp tác kinh tế. Thay vào đó, Nga nhấn mạnh vào tuyên truyền và tình báo để hỗ trợ sự có mặt của Nga tại châu Mỹ La tinh.

“Nga phá vỡ sự ổn định chế độ dân chủ ở châu Mỹ La tinh, bằng cách cổ vũ cho quân phiệt. Những đường dây chằng chịt này chắc chắn dính líu với KGB. Nó có nhiệm vụ cung cấp hệ thống máy kiểm soát cho những quốc gia nào cần đến, mà căn cứ địa là Chile.”

TS Farah- về bang giao quốc tế và tội phạm- đảm bảo tiếp rằng: “kỹ thuật chịu trách nhiệm cho hầu hết các chế độ độc tài toàn trị và không trong sáng ở châu Mỹ La tinh  ngày nay “.

“Như là Paraguay, Nga kiểm soát 4 hải cảng chính, với 300 nhân viên man khai ở Nicaragua, chắc chắn là Nga có căn cứ quân sự ở Paraguay”.

II./ NĂNG LƯỢNG 

Vì bị cấm vận, và chiến tranh với Ukraina làm Nga thất bại trong việc buôn súng, Nga chuyển sang bán dầu thô.

2022 bán cho châu Mỹ La tinh được 74 ngàn tấn. Ba tháng đầu năm 2023 bán được 663 ngàn tấn. Những công ty khai thác dầu khí như Lukoil, Gasprom, Novatek, Rosatom, các CEO đều đến thăm Venezuela, Cuba.

Lukoil đầu tư 700 triệu mỹ kim để khai thác dầu thô ở Mexico (2022). Rosatom khai thác dầu thô và năng lượng hạt nhân (2015). Rosatom đầu tư khai thác dầu thô và năng lượng hạt nhân. 

Tuy nhiên có 2 trường hợp: 2022 Novatek hứa xây nhà máy điện rồi chẳng đến đâu. Gasprom hứa xây nhà máy điện ở Bolivia rồi cũng bỏ trống.

PHẦN BA:  TRUNG CỘNG VÀ CHÂU MỸ LA TINH 

Trung Cộng vào châu Mỹ La tinh chưa có gì đặc biệt, và cũng chưa có một lõi chiến lược nào.

Trung Cộng vào vùng đất này là do từ kinh tế. Là quốc gia đứng hàng thứ 2, với “Một Con Đường, Một Vành Đai” đã bành trướng đến 19 quốc gia trong vùng.

Trung Cộng chú trọng đến quyền lực mềm, như văn hóa, giáo dục, công tác thiện chí để dần thay thế Hoa Kỳ và EU. Dần dần sau đó sẽ nối dài với việc hợp tác quân sự, thiết lập các cơ chế quân sự trong vùng.

Cũng như Nga, Trung Cộng cổ xuý cho một thế giới đa cực. Trung Cộng là một siêu cường đang lên, Nga là một siêu cường đang tái lập vị trí, Hoa Kỳ không còn độc tôn địa vị sau khi khối cộng sản tan rã. Và muốn châu Mỹ La tinh đứng trung lập trong khi là “sân sau” của Mỹ.

I. QUÂN SỰ 

Năm 2001, Tập thăm châu Mỹ La tinh 13 ngày; và kể từ 2013 cho đến nay, Tập thăm châu Mỹ La tinh  11 lần. Ký nhiều hợp tác chiến lược với Argentina, Chile, Brazil, Peru, Ecuador, Mexico, Venezuela.

Và cũng để cô lập Đài Loan. Toàn cầu còn 14 quốc gia giữ bang giao với Đài Loan, thì hết 8 quốc gia thuộc châu Mỹ La tinh.

Càng quan hệ với Trung Cộng, càng xây dựng chế độ độc tài (tả lẫn hữu) cho quốc gia sở tại. Trung Cộng như một lò ấp trứng cho chủ nghĩa dân túy. 

Trung Cộng không nhằm chống dân chủ, nhưng các quốc gia độc tài thích bang giao với Trung Cộng. 

Tuy nhiên, Trung Cộng cũng cố gắng nối dài với việc hợp tác quân sự trong vùng và thiết lập những cơ chế quân sự để quan hệ chặt chẽ.

Trong những năm 2006 đến 2022, giúp 629 triệu mỹ kim cho Argentina, Bolivia, Ecuador, Peru mua máy bay, xe quân sự, radar, súng tấn công.

2015, Trung Cộng – CELAC Forum thoả thuận với 11 quốc gia châu Mỹ La tinh. Trung Cộng cũng sẽ nhóm họp thường xuyên, và bàn về những đề tài rộng lớn quốc tế, nhờ vậy mà số hội viên tăng lên đáng kể. Trong năm này, Trung Cộng đã thỏa thuận 11 quốc gia châu Mỹ La tinh trong “China-CELAC Forum”. Trung Cộng cũng đề nghị thường xuyên gặp gỡ hơn và thảo luận đề tài quốc tế rộng lớn hơn.

12/2022, Trung Cộng tổ chức Defense Forum, đã có mặt 24 quốc gia châu Mỹ La tinh.

2019 – 2021 Trung Cộng và CELAC (Community of Latin American and Caribbean States) hợp tác chống tội phạm và bạo lực.

Khi Hoa Kỳ giảm mức độ huấn luyện quân sự cho châu Mỹ La tinh, thì Trung Cộng  chụp ngay cơ hội thay thế. Trong vòng hai thập niên qua, Đại học hướng dẫn quân sự cho sinh viên nước ngoài tại trường Đại học Quốc Phòng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, gần như huấn luyện hầu hết sĩ quan cho vùng châu Mỹ La tinh và Caribbean, nhiều hơn số sĩ quan Hoa Kỳ đào tạo. 2020 số sinh viên ghi tên tại Đại học Quốc Phòng Trung Cộng nhiều hơn 5 lần số sinh viên ghi tên ở Đại học chiến tranh Hoa Kỳ.

Trung Cộng cũng đã tổ chức cho tàu hải quân thăm viếng, kể cả tàu y tế trong các năm 2011, 2015, 2018, 2019.

2013 hai tàu hải quân đã cập bến Chile và thao dợt quân sự. Sau đó ghé Argentina, Brazil. 

2015 hải quân Trung Cộng ghé Cuba; tình báo Hoa Kỳ báo động khi biết được hai bên thắt chặt mối tương thân. Và tháng 7/2022 tin tình báo cho biết Trung Cộng, Nga và Iran cùng thao dợt hải quân với Venezuela.

Bên cạnh đó, Trung Cộng đã ký hiệp ước song phương với Ecuador, Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Peru, Venezuela với những lời hứa hẹn cao nhất cho đồng minh.

Cuối cùng, Trung Cộng cung cấp những thiết bị điện tử cao cấp ảnh hưởng đến chương trình an ninh như radar, hệ thống theo dõi, vệ tinh dân sự và quân sự mà sau đó hai bên chia xẻ với nhau.

Khoảng 2006 – 2022, Trung Cộng cho các quốc gia Armenia, Bolivia, Ecuador, Peru 629 triệu mỹ kim mua máy bay quân sự,  radar, súng tấn công. 

Trung Cộng cũng tham gia lực lượng bảo vệ hoà bình của Liên Hiệp Quốc ở Haiti, 2004. Trung Cộng đã đưa sang hàng trăm cảnh sát chống bạo động. Gần 10 năm thì Trung Cộng rút về, nhưng cũng giữ lại một số cảnh sát để huấn luyện cảnh sát địa phương.

Trung Cộng tặng Bolivia quân xa. Tặng Guyana và Trinidad & Tobago xe mô tô cảnh sát. Tặng Ecuador hàng trăm ngàn súng tự động.

II. NGOẠI GIAO COVID 

Tháng 6/2022 Trung Cộng đã giao 400 triệu liều thuốc chủng cho châu Mỹ La tinh và ký hiệp ước hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với Sinovac. Tặng dữ thiết bị y tế như máy thở, khẩu trang, dụng cụ thử nghiệm.

Trung Cộng kèm theo cho vay rộng rãi nếu mua thuốc chủng hay quốc gia đầu tư vào công ty chế tạo.

Trong số viện trợ đó, Chile lấy được 70%. Argentina, Brazil, Mexico, Peru được hàng chục triệu liều.

Honduras, Paraguay bị áp lực từ chối bang giao với Đài Loan để đổi lấy thuốc chủng. Những nước khác thì mở rộng khách hàng cho công ty viễn thông Huawei như Brazil chẳng hạn.

III. NĂNG LƯỢNG 

2008 – 2018 Trung Cộng đầu tư 73 tỷ mỹ kim để xây nhà máy lọc dầu, chế biến than đá, đồng, khí đốt, dầu thô và uranium. 

Gần đây, Trung Cộng nhắm sản xuất pin lithium nằm giữa ba quốc gia Argentina, Chile và Bolivia.

Công ty PowerChina có 50 dự án cho 15 nước châu Mỹ La tinh. Những dự án này không kể gì về môi trường và sức khỏe. Trung Cộng cũng nhắm vào năng lượng mặt trời ở Argentina và Chile.

IV. HẠ TẦNG CƠ SỞ 

Công ty nhà nước Trung Cộng là Asian Infrastructure Investment cho Argentina, Brazil, Ecuador, Peru, Uruguay, Chile vay để xây dựng hải cảng, phi trường, xa lộ, đường rầy xe lửa. Cũng như trên, các dự án bất kể môi trường và người bản địa.

V. KHÔNG GIAN 

Trung Cộng hợp tác với Brazil nghiên cứu và chế tạo vệ tinh. Trung Cộng cũng hợp tác với Argentina. Tại Bolivia, Brazil, Chile, Venezuela đã có radar trên mặt đất, nay muốn lên không gian, Hoa Kỳ e rằng sẽ do thám các căn cứ Hoa Kỳ.

VI. VĂN HÓA 

Trung Cộng  cố gắng chen chân giữ ghế quan sát viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Châu Mỹ (OAS). Hội viên Inter-American Development Bank (IDB). Tuy nhiên những tổ chức của Trung Cộng thành lập thì dứt khoát Hoa Kỳ và Canada không có mặt.

Hiệp hội International Liaison Department (ILD), trong khoảng 2002 – 2017 đã tham dự 300 cuộc họp chính trị với 74 đảng phái (tả cũng như hữu) trong 26 quốc gia châu Mỹ La tinh.

Huawei, và ZTE phát triển rất mạnh. châu Mỹ La tinh ngày càng nối tiếp với kỹ thuật số, mà sự nguy hiểm đang chờ đợi. Mới nghe qua cái tên, châu Mỹ La tinh không thấy được ý đồ, như “Sáng Kiến Thành Phố Thông Minh”. Nhưng khi thực hiện là nó nối liền hệ thống giám sát người dân và đối lập với AI.

VII. PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ 

Những nhà làm chính sách và giới quân sự lo lắng về sự hiện diện của Trung Cộng tại châu Mỹ La tinh. Nhưng qua nhiều đời tổng thống thì chú ý đến Âu châu hay Đông Á nhiều hơn sân sau.

Tổng thống Trump thì chế tài những quốc gia nào thân Bắc Kinh, cắt viện trợ. Như Cuba, sau khi khối Xô Viết sụp đổ, không còn Nga giúp, thì tình trạng rất là bi đát. Tổng thống Obama, viện trợ 5 tỷ mỹ kim nhân đạo. Tổng thống Trump lên cắt bỏ.  Thương thuyết lại North American Free Trade Agreement.

Tổng thống Biden cho Trung Cộng  là “đối thủ chiến lược”. Hoa Kỳ cùng với khối G7 phối hợp với chính sách “Build Back Better World”. Với chương trình dự tính hơn 40 trillion cho đến năm 2035. Phát triển và xây dựng: y tế, bình đẳng phái tính, khí hậu và môi trường, kỹ thuật số.

Sở dĩ Hoa Kỳ và EU sang đầu tư Trung Cộng mấy chục năm trước mà quên lãng châu Mỹ La tinh  vì:  Dây chuyền cung ứng hữu hiệu chỉ trong một quốc gia chứ không trải qua nhiều quốc gia. Lực lượng lao động dễ dàng huy động với số lượng khổng lồ. Hối suất thấp. Hạ tầng cơ sở phong phú. 

Hoa Kỳ cũng tặng 65 triệu liều thuốc chủng, và đồng thời cảnh báo Huawei.

Hai Thượng Nghị sĩ, một Dân Chủ và một Cộng Hòa, Menedez, Rubio đưa ra dự luật “Thương Mại Vĩnh Cửu” để khuyến khích trao đổi những quốc gia gần và gởi trả về cho những quốc gia xa.

PHẦN BỐN:  TỔNG KẾT 

Những nhà hoạch định chính sách luôn dùng kinh tế và tài chính để đạt chính sách ngoại giao. Nó được kết hợp với chế tài mà Hoa Kỳ dùng như hợp pháp và hiệu quả để áp lực trên chế độ thách thức. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ chế tài Cuba, Venezuela, Nicaragua. Hoa Kỳ mong rằng sẽ mang lại dân chủ và nhân quyền, làm suy yếu chế độ độc tài. 

Nhưng thực tế chế tài không mạnh, vững chắc cho bằng họng súng của các quốc gia độc tài. 

Chính quyền cộng sản Cuba vẫn còn nắm quyền sinh sát ở hòn đảo này. Người dân tuy có vài lần xuống đường rầm rộ, nhưng vẫn không làm mẻ đi chút suy yếu nào.  Người dân vẫn sống trong cùng khổ.

Venezuela bị chế tài để lật đổ Maduro, bầu cử gian lận; nhưng ông ta vẫn giữ chặt ghế không chịu xuống. 

Nicaragua cũng không có dấu hiệu gì Ortega sẽ rời nước.  

Vì bị người dân cử tri ở Florida, châu Mỹ La tinh, làm áp lực mỗi lần đầu phiếu, dù Dân Chủ hay Cộng Hòa đều muốn làm vừa lòng.

Ngược lại, cấm vận chế tài mang lại nhiều vi phạm nhân quyền, như y tế, dược phẩm, dụng cụ y khoa thiếu thốn. Venezuela, 2017 giảm sút sản xuất dầu thô (nguồn lợi duy nhất), mất khoảng 15 tỷ mỹ kim, và kinh tế tuột dốc không vực dậy được. 2019 không được xuất cảng sang Hoa Kỳ, thiệt hại thêm 7,5 tỷ mỹ kim. Sau đó, Venezuela thiếu thốn thuốc men, lương thực làm 40 ngàn người chết. Đã vậy, loại bỏ 30 ngàn chuyên viên và công chức cao cấp, chọn vào 300 ngàn “hồng hơn chuyên” làm cho nền kinh tế càng tệ hại.

Nicaragua không được vay tiền của World Bank, Inter-American Development Bank (IDB), IMF và tất cả tổ chức quốc tế tài chính khác. Kết quả là kinh tế tuột dốc. Trong các nước độc tài, chỉ giới cùng đinh thì khổ, chứ trên chóp bu chúng nó vẫn sung sướng, chúng nó khó mà chết.

Trước kia, cho đến những năm 70s, IMF cho vay chỉ nhắm việc ổn định tài chính, nhưng từ những năm 80s trở đi, IMF xen vào việc nội trị địa phương quá nhiều. Phải theo dự án “Tân Tự Do”. Những vấn đề lao động, tài chính phải được điều chỉnh. Rất nhiều lãnh vực công bị cắt, kiểm soát giá cả, bảo hộ mậu dịch. Nghiệp đoàn bị mất tín nhiệm vì cho phép công ty mua đứt nhà máy với giá rẻ.

1980s IMF hướng dẫn “Tân Tự Do”, điều chỉnh cơ cấu như tư nhân hóa, phân chia khu vực dịch vụ và khu vực công …. Những sự điều chỉnh này làm bỏ quên các kiểu mẫu phát triển tốt đẹp, đã cổ động cho chính quyền can thiệp vào nền kinh tế, như những năm 1969-1980 nhiều sự cải thiện cho mức sống người dân được nâng cao. 

Nhưng 1980-2000, giảm nghèo bị khựng lại, và bất bình đẳng gia tăng; và chuỗi cung ứng đã tỏ ra không kết quả cho hầu hết các quốc gia châu Mỹ La tinh. Cuối 1990, châu Mỹ La tinh đã chọn “Làn Sóng Hồng” của các chính phủ cấp tiến và bác bỏ các kế hoạch hướng dẫn kinh tế của Hoa Kỳ. Chính vì vậy, chính sách tuyên truyền của Nga và Trung Cộng cảng hữu hiệu tại châu Mỹ La tinh. Thêm vào đó, với 70% là châu Mỹ La tinh theo Công giáo La Mã, và chịu ảnh hưởng của “Thần Học Giải Phóng” chịu ảnh hưởng của Marxism.

Nhưng rồi “Làn Sóng Hồng” cũng mau tàn lụi, vì kinh tế xuống dốc toàn cầu và Hoa Kỳ đảo chánh ở Brazil, Bolivia, Honduras, Ecuador, Argentina xây dựng lại “Tân Tự Do”.

Tân Tự Do cũng bị dân chúng kết án là vi phạm nhân quyền, vì cưỡng bức người dân để chiếm đoạt đất đai cho các công ty tư bản nước ngoài, như Brazil, Honduras, Colombia, Guatemala do việc bành trướng sản xuất dầu dừa đã di dời chỗ ở người nông dân và thường đi đến bạo lực, hay ám sát lãnh tụ nông dân trong đó có sự nhúng tay của an ninh hay băng đảng buôn lậu ma túy.

Với chính sách của Hoa Kỳ và EU “Build Back Better World”, các quốc gia bắc bán cầu nên giảm bớt sự can thiệp vào việc nội trị của các quốc gia sở tại. Thêm vào đó là phối hợp với chính quyền địa phương để chương trình có kết quả hơn là xói mòn chủ quyền quốc gia trong kế hoạch kinh tế. Một khi các quốc gia châu Mỹ La tinh có quyền hoạch đình chính sách kinh tế, chính trị dễ mang lại hiệu quả cho sự phát triển đồng bộ.

Thứ đến là nên xét lại vấn đề chế tài và cấm vận. Ngày nay không còn lưỡng cực, và về chính sách đối ngoại các quốc gia muốn bang giao với tất cả siêu cường, như Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn…không muốn bị ràng buộc bởi ai. Nếu bị cấm vận thì xoay sang bang giao với các quốc gia độc tài, và như chúng ta đã thấy họ vẫn sống tuy khó khăn đôi chút. 

Trước kia trong khối Warsaw, cũng có Tiệp Khắc, Poland, Hungaria “nổi dậy”, hay cứng đầu như Rumania. Thì bây giờ sân sau của Mỹ cũng có 3 quốc gia tả khuynh. Ngay Hoa Kỳ cũng bang giao với các quốc gia độc tài cộng sản, hà cớ gì Hoa Kỳ  không mềm dẻo điều chỉnh để kéo 3 quốc gia sân sau và các quốc gia châu Mỹ La tinh hơn là tách biệt cô lập. Mà sự nguy hiểm là họ trở thành sân sau của Nga và Trung Cộng. 

Với chiến lược mới “Build Back Better World” của Tổng thống Biden, coi như Hoa Kỳ thừa hưởng hạ tầng cơ sở mà Nga và Trung Cộng  đã xây dựng bấy lâu nay. Nay đúng lúc Hoa Kỳ lấn sân và ổn định lại châu Mỹ La tinh. 

Hoàng Đình Tạo 

—————

Tham khảo:

  1. Monroe Doctrine, Wikipedia 
  2. Monro Doctrine in today’s world, Medium
  1. Kennan Cable No.20: Understanding Russian Priorities in Latin America, Wilson Center
  2.  Destructive Legacy of US Economic Statecraft in Latin America and the Caribbean, CEPR
  3. Russia’s Changing Latin America Strategy, Ponars Eurasia 
  4. What Are Russia’s Military Intentions in Latin America?, The Dialogue
  5. The US neglects Latin America; Nicaragua opens its doors to Russian troops, Expediente publico
  6. Comparative Analysis of U.S., Russian, and Chinese Military Cooperation with Latin America and the Caribbean, Army University Press
  7. China and Russia engage Latin America and the Caribbean differently. Both threaten US interests, Atlantic Council
  8. Why are Russia and China not building military bases in Latin America?, Quora
  9. Russia Seeks to Destabilize Latin American Countries, Dialogo Americas

12. How Russia Tries to Sway Latin America on Ukraine, Americas Quarterly