Nguyễn Dương: Tình bạn bốn mươi năm sau

 “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” (Cung oán ngâm khúc) Trước hết định nghĩa chữ bạn rất rộng, bạn một đằng có thể là một người rất thân thiết, có liên hệ hai chiều cùng một sở thích thân mật như bạn đời, bạn cố tri, bạn tri kỷ. Ngược lại hay đằng khác, bạn là một người bằng hữu như bạn trong sở làm, bạn…

Đọc thêm

Cao Vị Khanh: Thử nghiêng tai nghe lại cuộc đời

Mùa hè, có lần lái xe về từ một thị trấn nhỏ ở phía đông thành phố, sau bữa rượu ngất ngư với đám bạn cũ, xiêu lạc lâu ngày hỏi ra có đứa mất vợ, có đứa mất việc, có đứa mất … mạng, hổng biết cảm khái tới đâu mà rượu nốc quá cỡ, tôi phóng xe mà không nhớ mình đã quá tuổi thí mạng…

Đọc thêm

Nguyễn Văn Tuấn: Viếng mộ Trương Vĩnh Ký

Hôm về dự hội nghị ở Sài Gòn, tôi có dịp thăm mộ Học giả Trương Vĩnh Ký, và đọng lại trong tôi một cảm giác buồn. Tình trạng có vẻ ứng nghiệm với câu ‘Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời’. Một học giả lừng danh Nhiều người ngày nay không biết Trương Vĩnh Ký là ai, nên vài dòng nhắc nhở tưởng không…

Đọc thêm

Thơ Trung Dũng Kqđ: Đất nước

(Trích đăng 4 khúc tha hương, đói rét, bão lũ, điêu linh, xác xơ…) 1. Đất nước Như bầy chim thiên di tránh rét Người cũng lũ lượt từ quê, bước nhanh khỏi cổng làng Thu tàn chậm, mà đông về cũng muộn Co quắp ở xó chợ, đầu đường mới đói rét thê lương… Đất nước Một sớm ngồi quán cóc Nghe mấy đứa keo bẫy chuột,…

Đọc thêm

Trùng Dương: Cơn sốt trên Cánh Đồng Xuân

Chuyện lẽ ra chẳng có gì. Cho đến khi bị chính trị xâm đoạt.  Vào một ngày mùa hè, Erika Lee, 35 tuổi và là một cư dân của thành phố Springfield, tức Cánh Đồng Xuân, thuộc tiểu bang Ohio, đưa lên trên trang Facebook của cô một tin đồn bâng quơ cô mới nghe được.  Điều cô nghe được là con mèo của một người hàng xóm…

Đọc thêm

Ngô Thế Vinh: Kênh Funan Techo: vẫn còn thời gian đòi công lý cho 20 triệu cư dân ĐBSCL

Kênh Funan Techo, sau địa chấn 05.08.2024, kết thúc một khởi đầu, vẫn còn thời gian đòi công lý cho 20 triệu cư dân ĐBSCL Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu không được quyền cất tiếng nói Gửi Nhóm Bạn Cửu Long Hình 1: Lễ động thổ kênh Funan Techo với tràn ngập cờ xí tại ngôi làng nhỏ Prek Takeo, huyện Kien Svay, tỉnh Kandal…

Đọc thêm

Nguyễn Văn Tuấn: Đọc sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua”

Sài Gòn. Hai chữ thân thương đối với biết bao thế hệ người Việt. Nhưng ít ai biết được những câu chuyện xưa, những dấu vết lịch sử và những ‘bí mật’ thành phố đã và đang lưu giữ. May mắn thay, vài năm gần đây đã có một số tác giả đi tìm lại những dấu vết xưa của Sài Gòn và viết nên những cuốn sách…

Đọc thêm

Giới thiệu sách mới: Ở phía Đông Âm phủ

NXB Tiếng Quê Hương (Mỹ) ấn hành, 2024. Gồm 2 truyện kịch: VÀ, HẮN ĐÃ ĐẾN & Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ.  “Chân của ông minh gác lên đùi ông diệm. Họ nằm hút thuốc. Ông minh hút thuốc philip morris hân thưởng cuộc chiến thắng chống đế quốc xâm lược. Ông diệm hút bastos xanh sản xuất ở khánh hội, trầm tư về sự thất bại của…

Đọc thêm

Nam Việt: Trong khốn khó thiên tai, Hà Nội vẫn không quên đẩy mạnh trò chia rẽ

Những ngày bão lũ gây khó khăn cho người dân Việt Nam nói chung, tất cả tấm lòng yêu thương đồng bào gần như được thống nhất khi mọi suy nghĩ chỉ hướng về những người hoạn nạn. Thế nhưng nếu chú ý, người ta sẽ nhận thấy, là Ban Tuyên giáo của Cộng sản Việt Nam không ngừng lợi dụng thời điểm này để đẩy mạnh chia…

Đọc thêm

Truyện ngắn Song Chi: Chung cư

Vừa bước ra khỏi cửa thang máy, ông A. có cảm giác như thoáng nhìn thấy một bóng đàn ông chạy vụt qua ở cuối hành lang dẫn xuống lối đi thoát hiểm. Không biết có phải là ảo giác không nhưng ông vẫn hấp tấp sải bước nhanh hơn đi về phía căn hộ của mình. Vừa đút chìa vào ổ, trái tim ông như hẫng đi…

Đọc thêm

Thơ Nguyễn Hoàn Nguyên, Hoàng Xuân Sơn

Ở NƠI MÂY TRẮNG BỀNH BỒNG ở nơi đang mùa hètheo dấu chân hoài niệmmùi hương ngọc lancùng tiếng thở dài bức xúc trong đêmnhận ra em đang ngồi độc thoạimùa thu đã đếnở nơi mây trắng bềnh bồngvà những con chữ tự kiểm duyệt em lần mò lên từng bậc thang tâm tưởngvươn tay mở khung cửa đóng kínhgọi mời vầng dương soi sáng căn phòngbên ngoài…

Đọc thêm

Song Chi: Đáng lẽ không một ai trong số họ phải vào tù!

Kỹ sư, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, một trong những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị nổi bật của thế hệ đấu tranh sau ngày 30/4/1975 đã ra tù ngày 21/9/2024. Tin tức được gia đình thông báo trên trang Facebook mang tên anh, đã lan truyền rất nhanh, khắp trang mạng xã hội tràn ngập những lời chúc mừng, và các đài, báo tiếng…

Đọc thêm

Nhã Duy: Kamala Harris và các vấn đề Việt Nam

Trái: Kỹ sư, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, phải: Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng. Cả hai vừa được ra tù trước thời hạn ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tổng Bí thư đảng CSVN, Chủ tịch nước Tô Lâm. Nguồn ảnh: internet. Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước…

Đọc thêm

Song Thao: Đọc “Cùng nhau đất trời” của Khánh Trường

“Cùng Nhau Đất trời” là tác phẩm mới nhất của Khánh Trường, một tác giả “bất khuất”, bệnh rề rề mà vẫn không chịu buông bàn phím lẫn cây cọ. Anh đang thực hiện một loạt tranh gồm 40 bức để cuối năm triển lãm. Vẽ 40 bức tranh không là chuyện dễ đối với một họa sĩ thành danh từ lâu. Nhưng vẽ 40 bức tranh với…

Đọc thêm

Lê Hữu: Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy?

(Ghi chép sau buổi chuyện trò về thơ cùng bạn hữu) “Thơ là sự bay bổng của ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào bay lên được thì gọi là thơ.”    Tôi nhớ đã buột miệng thốt ra câu ấy trong buổi trà đàm về thơ, khi một người đề nghị mỗi người lần lượt trả lời ngắn gọn câu hỏi cũng ngắn gọn, “Thơ là gì?”   “Bay đi đâu?”…

Đọc thêm

Nguyễn Hoàng Văn: Netanyahu theo chân ông Nguyễn Văn Thiệu?

Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968.  Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với…

Đọc thêm

Nguyễn Cung Thông: Tiếng Việt từ TK 17: các thanh hỏi ngã trong chữ quốc ngữ và giọng Sài Gòn (phần 47A)

Bài này (phần 47A) bàn về giọng Sài Gòn và những đặc tính của giọng này cũng như các nguyên nhân có thể dẫn đến 5 thanh điệu (vì không phân biệt rõ thanh hỏi và thanh ngã) như trong tiếng Việt hiện đại. Nội dung tóm tắt các trao đổi trên diễn đàn du học sinh Colombo Plan ở Úc về cùng chủ đề vào tháng 8…

Đọc thêm

Trùng Dương: Nam Cực: Cuộc du hành xuống đáy địa cầu

Tôi là người chịu lạnh rất dở. Thích du lịch, nhưng tôi không hề dám tơ tưởng tới đi thăm thành phố Harbin, cực đông bắc Trung Hoa giáp ranh với Nga, nơi hàng năm vào tháng Giêng có Hội Băng và Tuyết khi người địa phương kéo về từ sông Songhua từng khối băng để xây các lâu đài và đẽo tượng dựng nên nguyên một thành…

Đọc thêm

Nguyễn Hưng Quốc: Chủ nghĩa cộng sản

Trong cuốn “The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression” do Harvard University Press xuất bản năm 1999, Martin Malia tổng kết số nạn nhân của Đức Quốc Xã là khoảng 25 triệu, của cộng sản trên khắp thế giới (chủ yếu là Liên Xô, Trung Quốc và Campuchia) là khoảng từ 85 đến 100 triệu người (tr. X-xi). Chủ nghĩa cộng sản cũng như chủ nghĩa phát…

Đọc thêm

Phạm Công Luận: Tập vở bút mực qua trăm năm

Ký ức và tư liệu không đầy đủ về thời đi học đã qua.  Học cụ cho học sinh là một khía cạnh rất nhỏ của nền giáo dục, nhưng là những vật dụng cần thiết để học sinh tiếp nhận tri thức và trình bày cho thầy cô những gì mình học được. Tính đến bây giờ với máy tính bảng và màn hình ti vi hiện…

Đọc thêm

Mai Bá Kiếm: Vì sao vùng cao ngập mưa, vùng trũng ngập triều

Đọc tin mưa ngập ở TP HCM sáng 18/9, tuy thời sự nhưng rất cũ, có vài chi tiết mới: Cty Thoát nước đô thị cử nhiều nhân viên đặt cảnh báo, chỉ dẫn người dân chọn đường ngập thấp; điều xe bồn đến hút nước trên đường Nguyễn Văn Khối (Gò Vấp) để giảm ngập. Do phóng viên dốt, không biết xe bồn màu vàng là xe…

Đọc thêm

Nguyễn Thanh Huy: Phá bỏ kiến trúc cổ – cách ứng xử thô bạo với quá khứ

Mấy hôm nay trên mạng xã hội đã có không ít bài viết kêu gọi – hãy cứu căn biệt thự cổ của Đốc phủ Võ Hà Thanh. Nhưng có lẽ vì thảm cảnh bão lũ vẫn còn đó, lòng người chưa thể nguôi ngoai; nên những tiếng kêu cứu vẫn thật yếu ớt, chưa gây nên những đồng cảm sâu sắc trong cộng đồng, hay với những…

Đọc thêm

Thơ trong mùa bão lũ

NGHE TIN BÃO XA Chỉ một chút giông gió Ghé ngang qua nóc nhà Mái tôn đã khởi động Muốn vỗ cánh bay xa Cả đêm qua thao thức Nghe nỗi niềm thở than Bao nhiêu là chan chứa Cầu mong cơn bão tàn Cầu mong sao trời đất Thuần hoá cơn phong ba Thắng yên cương, khớp bạc… Thả hắn vào bao la Cầu hồn thiêng sông…

Đọc thêm

Nguyễn Tiến Cường: Lại một vụ mưu sát?

Một vụ được cho là mưu sát nhắm vào ứng viên tổng thống Donald Trump đã xẩy ra vào chiều ngày chủ nhật 15.09.2024 trên sân golf quốc tế của ông (Trump International Golf Course) ở West Palm Beach Florida.  Đây là lần thứ hai ông Trump bị mưu sát. Lần trước, xẩy ra vào ngày 13.07.2024 tại Pennsylvania khi đang vận động tranh cử ngoài trời. Kẻ…

Đọc thêm

Cù Mai Công: Một góc nhỏ Trung thu Sài Gòn xưa

Ba tôi lúc sinh thời kể: Hồi mới di cư 1954, không khí Trung thu của người Sài Gòn không rõ lắm, chủ yếu ở vùng Chợ Lớn. Mùa Trung thu, ba tôi phải chạy lên đại lộ Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo) nối Sài Gòn – Chợ Lớn mua.  Thuở 1954-1960, vùng Ông Tạ còn nhiều nhà tranh, chưa có điện đóm, nước máy. Tối…

Đọc thêm

Trăng Thu trong thơ Haiku, Pháp Hoan tuyển dịch

Thư pháp ngỗng hoang lấy trăng làm triện và trời làm toan. _ Yosa Buson (与謝 蕪村; Dữ Tạ Vu Thôn)  * Dưới vầng trăng thu một chiếc thuyền lá trôi trong sương mù. _Pháp Hoan (法歡) * Trong ánh trăng thanh nhìn ra tôi thấy cây tùng trước sân. _Pháp Hoan (法歡) * Một bầy ngỗng hoang bay dọc đường sắt trong ánh trăng vàng. _Masaoka Shiki…

Đọc thêm

Nguyễn Thanh Huy: Ăn của rừng rưng rưng nước mắt

“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt” là lời của người xưa để nói lên những nỗi gian truân thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của những người có cuộc sống mưu sinh gắn chặt với núi rừng. Nay câu nói ấy lại đúng, nhưng đúng theo một cách khác, kẻ ăn thì kê cao gối ngủ mà người không ăn lại nước mắt lưng tròng.  Sự…

Đọc thêm

Nguyễn Xuân Thọ: Trách nhiệm của mỗi con người chúng ta trước thảm họa thiên nhiên*

Cơn bão Yagi không những chỉ tạo ra những tổn thất về người và của, mà còn chỉ ra nhiều khuyết tật trong sinh hoạt xã hội. Từ những chuyện phê phán bóc mẽ nhau “Làm Màu”, “Phông Bạt”, “Diễn”, đến những bức ảnh được photoshop, những bản sao kê người quyên góp vi phạm miền riêng tư hoặc những lời dạy bảo nhau mang nặng mùi đạo…

Đọc thêm

Nho sĩ cuối cùng (Kỳ 2), Denis Warner, Phạm Viêm Phương giới thiệu

Việc Diệm sớm phát hiện ra rằng ông không có ơn kêu gọi làm linh mục không có nghĩa là ông thiếu nhiệt tình tôn giáo. Ngược lại, Diệm thấy Giáo hội quá dễ bị tác động so với ý chí cứng rắn của ông. Anh trai ông là Thục, một người đàn ông hiền lành, mặc dù có suy thoái, và cho đến khi cuộc khủng hoảng…

Đọc thêm

Cao Vị Khanh: Tháng Chín, mùa Thu ở hai đầu nỗi nhớ

Tháng chín. Tháng của rỉ rả mưa đêm, của lả chả cánh phượng và hiu hiu mùa chuyển. Tháng chín. Tháng của líu ríu chim sẻ rủ nhau bỏ đi và xôn xao học trò rủ rê trở lại. Tháng chín … khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc… Tháng chín bây giờ, xứ lạ đã thành quen và tháng…

Đọc thêm

Quốc Anh: Gõ trống lên Thiên Đình

Cơn bão Yagi qua đi được một tuần, chính phủ họp, thủ tướng khóc, ông chỉ đạo 6 nhiệm vụ trước mắt, 8 giải pháp ổn định lâu dài… nhưng các nhiệm vụ, giải pháp cũng chỉ tập trung vào khắc phục hậu quả sau cơn bão. Điều quan tâm nhất của người dân lúc này vẫn chưa thấy thủ tướng nói đến: Nguyên nhân nào dẫn đến…

Đọc thêm