Truyện Ngắn Mary Costello: Người phụ nữ lang chạ (The Choc-Ice Woman), Ngu Yên chuyển ngữ
Trước đây, bà Frances chưa bao giờ được ngồi trên xe tang. Ông O’Shea, người làm dịch vụ tang lễ, lái nhập vào dòng xe cộ, chạy dọc theo đường North Circle, ngang qua khu dành cho nữ phạm nhân nhà tù Mountjoy và thư viện ở Eglinton Terrace, nơi bà đã làm quản thủ thư trong mười hai năm trước khi nghỉ hưu. Tiếng động cơ, tiếng thành phố bên ngoài khiến bà cảm thấy dễ chịu. Trong tâm trí, bà luôn giữ khoảng cách với ông O’Shea. Bà thoáng quên bẵng chiếc quan tài chứa hài cốt anh trai Denis nằm phía sau cho đến lúc chiếc xe tang hãm thắng khi xuống dốc. Bà tưởng tượng cảnh chiếc quan tài tụt tới đâm sầm xuyên qua vách kính chắn, tông vào hai người ngồi phía trước.
“Bà không sao chứ?” Ông O’Shea hỏi lúc ngừng đèn giao thông.
“Cảm ơn. Tôi không sao.”
“Bà có ấm đủ không? Có muốn tôi tăng thêm hơi nóng không?”
“Cảm ơn. Đã ấm đủ rồi. Tôi xin lỗi, Tôi biết chắcông muốn lái xe một mình.”
Đã có một khoảnh khắc bối rối bên ngoài nhà xác bệnh viện khi bà thông báo ý định đi chung trên xe tang. Quan tài đã vào xe, thủ tục giấy tờ đã hoàn tất khi bà và Frank đến.
“Chúng ta có thể khởi hành, nếu các người đã sẵn sàng?” Ông O’Shea nói.
“Tôi sẽ lên xe tang đi với ông,” bà đột ngột nói. Không biết ý tưởng từ đâu xuất hiện.
https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-4111368474405031&output=html&h=280&adk=93302059&adf=2032486645&pi=t.aa~a.1012447115~i.9~rp.4&w=680&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1701794926&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=5087851358&ad_type=text_image&format=680×280&url=https%3A%2F%2Fwww.diendantheky.net%2F2023%2F12%2Ftruyen-ngan-mary-costello-nguoi-phu-nu.html&ea=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=170&rw=680&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJtYWNPUyIsIjEyLjAuMSIsIng4NiIsIiIsIjExOS4wLjYwNDUuMTk5IixudWxsLDAsbnVsbCwiNjQiLFtbIkdvb2dsZSBDaHJvbWUiLCIxMTkuMC42MDQ1LjE5OSJdLFsiQ2hyb21pdW0iLCIxMTkuMC42MDQ1LjE5OSJdLFsiTm90P0FfQnJhbmQiLCIyNC4wLjAuMCJdXSwwXQ..&dt=1701907529191&bpp=1&bdt=2211&idt=-M&shv=r20231206&mjsv=m202312040101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D71a319da933a067a-2254089de9e700e0%3AT%3D1698941762%3ART%3D1701907470%3AS%3DALNI_MaXeM-I1Ye-LsMuoBLFnc6WXg64pw&gpic=UID%3D00000a3d9566057e%3AT%3D1698941762%3ART%3D1701907470%3AS%3DALNI_MYeCF4JbXR5yLTElUWb1EgM_vS2sw&prev_fmts=150×600%2C250x600%2C0x0&nras=2&correlator=2282041889260&frm=20&pv=1&ga_vid=315194058.1665179488&ga_sid=1701907528&ga_hid=2133568674&ga_fc=1&ga_cid=1491962102.1701794359&u_tz=-480&u_his=12&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1055&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=0.9&dmc=8&adx=676&ady=993&biw=2131&bih=947&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759876%2C44759927%2C31079825%2C31079919%2C31079987%2C44807763%2C44808149%2C44808285%2C31078663%2C31078665%2C31078668%2C31078670&oid=2&psts=AOrYGskZV6ee9kVlHArDE6ZjgS2VOcF7zcNUJI8uRsb5VfrHg4b0NlBpyYMjVdgosALRoXNu6G3o3teTB7jNk3Ykl4qPHbcA%2CAOrYGskKkXsSx9ecJEWFqiMzTPW-8M-KuhGmsSFjjw0QGUI5psmhP2AQPEBmVPJuHUWcpb9J2HM8zzdwt5xLBLqgBMm8Tw&pvsid=138816205089764&tmod=699150309&uas=3&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.diendantheky.net%2Fsearch%3Fupdated-max%3D2023-12-01T08%3A16%3A00-08%3A00%26max-results%3D60&fc=384&brdim=1680%2C25%2C1680%2C25%2C1920%2C25%2C1918%2C970%2C2131%2C947&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&td=1&psd=W251bGwsbnVsbCxudWxsLDNd&nt=1&ifi=6&uci=a!6&btvi=2&fsb=1&dtd=19
Ông O’Shea nhìn bà rồi nhìn Frank, có chút lo lắng. Không nói thêm lời nào, bà đi vòng sang phía hành khách và bước vào xe.
Lúc này họ đang băng qua sông Liffey ở Islandbridge.
“Tôi biết thông thường một người đàn ông trong gia đình sẽ đi với xe tang,” bà tiếp tục. “Hoặc ít nhất đó là truyền thống. Nhưng ông thấy đấy, tôi không lái xe nên nếu Frank đi cùng ông thì sẽ không có ai lái xe trở về nhà cả.”
Ông O’Shea nói: “Thưa bà, không có vấn đề gì. Còn về truyền thống, chẳng phải chúng luôn thay đổi sao?”
Ông kiểm tra gương chiếu hậu. “Dù sao, Frank cũng theo khá gần phía sau xe tang. Có lẽ chúng ta sẽ bị thất lạc trên đường đi, nhưng chẳng hại gì. Chẳng phải tất cả chúng ta cùng đi đến một nơi sao?”
Họ băng ngang qua Inchicore. Một bà già kéo xe bán hàng dừng lại trước hộp thư. Ông O’Shea nói:
“Chúng ta sẽ có mặt ở Kerry trước 5 giờ, mọi việc đều yên ổn.”
Bà già đang cố nhét gói hàng màu nâu vào hộp thư, mái tóc trắng tung bay trong gió. “Được không?” Ông O’Shea hỏi. “Vâng vâng.”
Ông càng nói nhiều thì bà càng khó giữ sự cách biệt.
“Người phụ nữ ướp xác,” ông nói, có chút ngập ngừng, “sẽ đến vào lúc sáu giờ rưỡi. Làm thế nào để sửa soạn. . . Vậy bà có thể mang quần áo của ông ấy cho chúng tôi không? Nếu tôi không có mặt ở đó, thì Anne, vợ tôi, sẽ nhận giùm.”
Bộ vest của Denis treo trong tủ quần áo nhiều chục năm qua. Lần cuối cùng ông mặc để dự đám tang của cha mẹ. Ông đã không dự đám tang của anh họ Patrick.
“Không thành vấn đề. Frank sẽ mang đến.”
Một công việc kỳ lạ đối với một người phụ nữ, đó là ướp xác, bà nghĩ. Bà tự hỏi liệu vợ ông O’Shea có giúp một tay không. Hai người phụ nữ nhét bông gòn vào các lỗ.
“Có phải tất cả các xác chết đều được ướp xác? Có thực sự cần thiết không?” bà ấy hỏi.
https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-4111368474405031&output=html&h=280&adk=93302059&adf=1173932140&pi=t.aa~a.1012447115~i.23~rp.4&w=680&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1701794926&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=5087851358&ad_type=text_image&format=680×280&url=https%3A%2F%2Fwww.diendantheky.net%2F2023%2F12%2Ftruyen-ngan-mary-costello-nguoi-phu-nu.html&ea=0&host=ca-host-pub-1556223355139109&fwr=0&pra=3&rh=170&rw=680&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&uach=WyJtYWNPUyIsIjEyLjAuMSIsIng4NiIsIiIsIjExOS4wLjYwNDUuMTk5IixudWxsLDAsbnVsbCwiNjQiLFtbIkdvb2dsZSBDaHJvbWUiLCIxMTkuMC42MDQ1LjE5OSJdLFsiQ2hyb21pdW0iLCIxMTkuMC42MDQ1LjE5OSJdLFsiTm90P0FfQnJhbmQiLCIyNC4wLjAuMCJdXSwwXQ..&dt=1701907529191&bpp=1&bdt=2211&idt=-M&shv=r20231206&mjsv=m202312040101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D71a319da933a067a-2254089de9e700e0%3AT%3D1698941762%3ART%3D1701907470%3AS%3DALNI_MaXeM-I1Ye-LsMuoBLFnc6WXg64pw&gpic=UID%3D00000a3d9566057e%3AT%3D1698941762%3ART%3D1701907470%3AS%3DALNI_MYeCF4JbXR5yLTElUWb1EgM_vS2sw&prev_fmts=150×600%2C250x600%2C0x0%2C680x280&nras=3&correlator=2282041889260&frm=20&pv=1&ga_vid=315194058.1665179488&ga_sid=1701907528&ga_hid=2133568674&ga_fc=1&ga_cid=1491962102.1701794359&u_tz=-480&u_his=12&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1055&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=0.9&dmc=8&adx=676&ady=1906&biw=2131&bih=947&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759876%2C44759927%2C31079825%2C31079919%2C31079987%2C44807763%2C44808149%2C44808285%2C31078663%2C31078665%2C31078668%2C31078670&oid=2&psts=AOrYGskZV6ee9kVlHArDE6ZjgS2VOcF7zcNUJI8uRsb5VfrHg4b0NlBpyYMjVdgosALRoXNu6G3o3teTB7jNk3Ykl4qPHbcA%2CAOrYGskKkXsSx9ecJEWFqiMzTPW-8M-KuhGmsSFjjw0QGUI5psmhP2AQPEBmVPJuHUWcpb9J2HM8zzdwt5xLBLqgBMm8Tw&pvsid=138816205089764&tmod=699150309&uas=3&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.diendantheky.net%2Fsearch%3Fupdated-max%3D2023-12-01T08%3A16%3A00-08%3A00%26max-results%3D60&fc=384&brdim=1680%2C25%2C1680%2C25%2C1920%2C25%2C1918%2C970%2C2131%2C947&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&td=1&psd=W251bGwsbnVsbCxudWxsLDNd&nt=1&ifi=7&uci=a!7&btvi=3&fsb=1&dtd=29
“À . . . Tôi nghĩ việc này không thực sự cần thiết”, ông O’Shea nói. “Một số nền văn hóa không làm việc này vì họ muốn chôn cất người chết rất nhanh. Ngày nay họ nên làm như vậy. Có lẽ, mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều đối với gia đình. Bớt nhiều
khó khăn, . . . sự không hài lòng. Điều đó cũng tốt cho người đã khuất.”
Frances muốn nói, “May miệng ông lại. Tôi không nghĩ vậy.”
“Có phải tôi cần gửi vớ và mọi thứ của ông ấy?” bà hỏi.
“Vâng, mọi thứ . . . ngoại trừ đôi giày. Chúng tôi thường không cho xác chết mang giày.”
Hai tuần qua, bà ở bên giường Denis trong bệnh viện Mater suốt ngày cho đến sau mười giờ đêm mới trở về B. ở trên đường Drumcondra. Hai ngày qua Denis không nói gì cũng không mở mắt, hơi thở càng ngày càng ngắn. Đêm qua bà linh cảm mơ hồ nên ở lại lâu hơn, nhưng y tá đã đảm bảo rằng ông có thể kéo dài thêm vài ngày nữa. Trước khi về đến B. điện thoại reo lên. Khi bà quay lại bệnh viện thì mọi chuyện đã kết thúc. Ông đã được chuyển sang phòng riêng có thắp đèn bạch lạp, cây thánh giá và giấy tờ tang lễ dành cho thân nhân đặt trên bàn bên cạnh. Họ căng một dải băng màu da thịt, giống như một chiếc tất co giãn, quanh đầu ông để giữ cho miệng ngậm lại. Bà hôn lên đỉnh đầu ông rồi sờ đôi bàn tay lạnh giá và chiếc mũi, mong sẽ cảm nhận được điều gì đó. Bà nghĩ tuy ông không còn sống nhưng cũng chưa chết. Bà thì thầm tên ông, nhưng trong sự im lặng của căn phòng, nghe có vẻ giả tạo. Cố gắng hồi tưởng quá khứ.
Denis và Patrick lớn hơn Frances mười hai tuổi. Denis đã hiện diện thoáng qua trong thời thơ ấu của bà. Từ Dublin về nhà vào một dịp Giáng sinh khi bà lên tám chín tuổi, ông mang cho bà một bộ ấm trà bằng nhựa màu đỏ, sáu quả cam Jaffa
được gói riêng trong giấy lụa và hộp bánh ngô, và bánh ngô khi đó là một món ăn hiếm có. Không bao lâu sau, ông trở về nhà và ít khi rời khỏi phòng.
Trước mắt bà, ông đã biến dạng. Mặt hóp vào trong, mũi trông nhọn như mỏ chim. Cơ thể đang tàn lụn, mọi tế bào đều tan rã. Bà nghĩ, linh hồn có lẽ đã rời khỏi thân xác. Lúc đó bà đang ở đâu – đi dọc đường Drumcondra hay dọc phố Dorset – khi chuyện đó xảy ra, khi máu của ông ngừng chảy và ý thức dần dần tắt lịm? Bà nghĩ, việc theo dõi lối ra của cơ thể dễ dàng hơn lối ra của tâm trí. Không ai biết tâm trí phải chịu đựng những gì trong những giờ phút hấp hối. Trong khoảnh khắc trước khi mẹ bà trút hơi thở cuối cùng, đã mở to mắt với vẻ mặt hóa đá, như thể đang nhìn thấy điều gì khủng khiếp, nhưng hai mươi bốn giờ sau, khuôn mặt bà trở lại thanh thản, như thể mọi nỗi đau tồn tại đã rời bỏ xác mẹ.
Một y tá đến cho biết họ sẽ sớm đưa Denis đến nhà xác. Frances đi xuống tiền sảnh và gọi Frank. “Denis đã đi rồi,” bà không đợi phản ứng của anh. “Ngày mai anh có thể gọi điện cho O’Shea để đưa anh ấy về nhà được không?”
Frank im lặng một lúc. “Frances, anh xin chia buồn.”
“Nhớ gọi cho linh mục.”
“Tối nay có cần anh đến không?”
“Không, đợi sáng mai.”
Trong nhiều năm, mỗi buổi sáng, bà đều đi bộ dọc theo Đường Drumcondra – qua cánh cổng mở của trường Cao đẳng St. Patrick, nơi Denis được đào tạo thành thầy giáo từ nhiều thập niên trước – trên đường đi làm tại thư viện ở Phibsborough. Đi bộ mất bốn mươi lăm phút. Bà đến trước giờ mở cửa một tiếng đờng hồ, phân phát các tờ báo và tạp chí mới nhất, ghi lại các tờ báo, làm việc trước máy tính, kiểm tra các đơn đặt hàng và những yêu cầu từ các câu lạc bộ sách. Bà làm việc cùng với người đầu tiên, sau đó là trợ lý thủ thư khác, nhưng chưa bao giờ phát triển tình bạn thân thiết với cả hai. Vào giờ ăn trưa trong những tháng hè, bà ngồi trên bãi cỏ trong công viên nhỏ phía sau thư viện, đọc sách và ăn bánh sandwich. Những buổi chiều khi học sinh đến là lúc thư viện bận rộn nhất. Bà không bận tâm đến những đứa lớn, chỉ chú ý những đứa hiếu học, nhưng sự thật, hầu như, bà không chấp nhận những đứa trẻ vào thư viện. Bà ghê tởm cách các thư viện đã thay đổi, một số thư viện trong thành phố lớn trông giống các trung tâm cộng đồng hoặc nhà trẻ, chẳng hạn như mức độ ồn ào và cách sinh hoạt. Trẻ biết đọc từ khi nào? Bà ta muốn biết. Sau giờ làm, bà khóa cửa và đón xe buýt 16A trở về nhà.
Một ngày cách đây bốn năm, vào đêm trước sinh nhật lần thứ sáu mươi của Frances, Patrick từ nơi làm việc trở về, ngồi vào bàn trong bếp rồi ngã gục xuống. Denis đi ra hành lang, nhấc điện thoại, gọi cho Frances ở thư viện. “Anh nghĩ Patrick đã đi rồi.”
Một thời gian sau cái chết của Patrick, một người hàng xóm theo dõi Denis hàng ngày, ông không thể ở một mình, vì vậy, sau 39 năm phục vụ tại Thư viện Thành phố Dublin, Frances xin nghỉ việc và chuyển về nhà ở Kerry. Vài tháng sau, Frank cũng nghỉ hưu, họ bán căn nhà ở Whitehall và chuyến đi trở thành vĩnh viễn. Vẫn quay cuồng vì mất đi Patrick, bà đã cho một người hàng xóm thuê trang trại và cố gắng khôi phục lại thói quen của Denis. Bà biết những ngày tháng của ông, sở thích ăn uống đơn giản, nhu cầu ở một mình, và những điều này bà có thể cung ứng. Nhưng không thể thay thế Patrick, và mặc dù Denis chưa bao giờ nhắc đến anh ta, Frances tin chắc, ông đang mong chờ sự hiện diện của người anh song sinh trong nhà. Frank chở Denis đến thư viện trong thị trấn hai tuần một lần và cố gắng giúp đỡ hết sức. Frances chưa bao giờ hỏi họ đã trò chuyện về thứ gì, nếu có, trong những chuyến đi chung.
Họ đang trên đường cao tốc qua Kildare, rồi đến Laois. Các ngôi nhà trong trang trại xuất hiện trên những ngọn đồi, những nhà kho và nhà phụ nép mình phía sau, những cánh đồng trống rỗng không có gia súc trong mùa đông chết chóc. Denis nằm trong quan tài, đầu anh chỉ cách bà chưa đến một gang tay. Bà nghi ngờ, đây là chiếc quan tài ngựa thồ chỉ dùng để vận chuyển. Denis có thể đang ở trong một chiếc túi đựng xác, mặc bộ đồ ngủ ố màu, bị một người lạ kéo dây kéo từ đôi chân trắng nõn xương xẩu lên đến đỉnh đầu. Mùi cơ thể đang phân hủy sẽ thoát ra ngoài, để lại mùi hôi trong quan tài cho người đương nhiệm tiếp theo. Cô nhớ đã đọc, những con chó thường phát điên khi chúng bị rọ mõm trong cuộc phẫu thuật của bác sĩ thú y— mùi của những con chó khác phả vào mặt chúng quá nồng, khiến chúng rơi vào trạng thái sợ hãi và hoảng loạn điên cuồng.
Điện thoại di động của ông O’Shea đặt trên bảng điều khiển rung lên khiến bà giật mình. Ông ta gõ nhẹ vào nó một cách nhanh chóng rồi nóI, “Xin lỗi nghen.”
Một lúc sau, điện thoại lại rung lên, ông lại xin lỗi. “Con gái tôi gọi. Giới trẻ . . . chuyện gì cũng khẩn cấp, phải không?” Ông tắt điện thoại.
“Con ông bao nhiêu tuổi?” Frances hỏi.
“Sally. Con tôi đã mười chín tuổi. Nó đang trên đường về nhà vào cuối tuần. Nó đang học đại học ở Dublin.”
Bà chợt nhận ra, ông O’Shea có thể đã lên kế hoạch đư con gái mình về nhà bằng xe tang, có thể là một sự sắp xếp thường xuyên bất cứ khi nào ông được giao nhiệm vụ đưa người chết ở Castleisland về nhà từ Dublin. Với một tình huống đã tính toán trước: “Nếu con không thể liên lạc được với bố, điều đó có nghĩa là bố đang có một người trong gia đình người chết đi cùng xe, vì vậy con hãy đi về bằng tàu lửa.”
Ông O’Shea chỉnh lại gương chiếu hậu, rồi kiểm tra gương bên cánh. “Tôi nghĩ chúng ta đã lạc mất Frank.”
Cách thành phố không xa, trước khi lên đường cao tốc, Frank sẽ dừng lại ở một trạm đổ xăng, mua tờ báo, trà, bánh mì ăn sáng và một thanh sô cô la. Vào một ngày như thế này, Frank không thể ở lại bãi cỏ phía trước quá lâu. Bà Frances tưởng tượng, các trạm dịch vụ cùng với các trung tâm mua sắm và khu nhà ở ngoại ô, là một trong những điểm đón phụ nữ của anh. Bà hình dung ra anh ta đậu xe bên cạnh, gần khu dịch vụ, với cốc trà và bữa ăn sáng, trang sách đua xe mở trên vô lăng, để ý đến một người phụ nữ đơn độc, giống như anh, thích phiêu lưu trên đường cao tốc, bước ra từ cửa hàng, sau đó theo dõi cô ta, cho đến khi cô bắt gặp ánh mắt của anh. Có thể không có gì để nói, chỉ là một cái nhìn. Người phụ nữ sẽ tấp vào lề để kiểm tra lốp xe, và đương nhiên Frank sẽ xuất hiện, đề nghị giúp đỡ. Hoặc anh ta có thể chỉ đơn giản là đuổi theo người phụ nữ ra khỏi trạm xăng, lái đều đặn trên làn đường bên cạnh cô cho đến khi cô quay đầu qua, trao đổi mắt nhìn. Họ đều giống nhau, những người phụ nữ này, anh tìm thấy họ ở đâu không quan trọng; tất cả họ đều giống nhau.
Frank bắt đầu ở trọ nhà bà hơn ba mươi năm trước. Ngay sau khi mua căn nhà ở Đại lộ Collins, bà đã đăng tin cho thuê hai phòng ngủ còn dư để góp phần trả nợ hàng tháng. Khi anh bước qua cửa – cao ráo, nở nang, đẹp trai, với mái tóc xoăn đen – nghe giọng miền quê, nhìn thấy thái độ ngượng ngùng, lịch sự của anh, trái tim bà đã đập rộn ràng. Sau đó là sự trùng hợp về tên gọi. Anh làm công việc lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các nồi hơi gas. Một cô giáo viên trẻ ở Clare thuê phòng còn lại. Frances chia hóa đơn theo ba cách, đặt ra nội quy trong nhà và dán quy trình dọn dẹp tủ lạnh. Frank có bước chân nhẹ nhàng. Đậu xe tải ngoài đường, đi làm trước tám giờ sáng. Anh ta sạch sẽ, ngăn nắp và yên tĩnh; hút bụi trong phòng vào thứ Bảy hàng tuần, giặt giũ kín đáo, trả tiền thuê nhà đúng hạn và không bao giờ say rượu. tránh nói chuyện và tránh giao tiếp bằng mắt, trong những lần nói chuyện hiếm hoi, Frances nhận thấy anh ủy mị một cách đáng yêu. Sau một năm, cô giáo trẻ chuyển đi. Frank và Frances cùng nhau nấu ăn vào buổi tối. Bà bắt đầu mong chờ bữa ăn với khoảng thời gian riêng tư bên nhau. Bà kể cho anh nghe về Kerry, về hai người anh em sinh đôi, về người mẹ góa bụa. Trong nhiều tháng Frank không nói gì về mình, nhưng dần dần, qua những buổi tối mùa đông, bà biết được sơ lược về cuộc đời anh. Anh ta được đưa vào trại trẻ mồ côi từ bé khi mới 6 tuổi, được một cặp vợ chồng nông dân ở County Kilkenny nuôi dưỡng. Năm mười lăm tuổi, anh bắt đầu học nghề với một người thợ sửa ống nước địa phương và đến Dublin năm mười bảy tuổi. Anh không biết gì về mẹ ruột của mình, ngoài tên trên giấy khai sinh, khi Frances nhẹ nhàng hỏi liệu anh có tò mò về mẹ hay cha mình không, anh lắc đầu. Bà có ấn tượng về một người đàn ông không muốn đào sâu vào quá khứ, một người dễ dàng tha thứ và quên đi lỗi lầm của người khác. Anh không đưa ra quan điểm mạnh mẽ, không trung thành với chính trị và rõ ràng không thoải mái với những lời đàm tiếu. Một tối thứ bảy nọ, sau khi họ rửa bát đĩa xong, anh gấp chiếc khăn lau lại, đứng sau một chiếc ghế và hỏi bà có muốn xuống quán Viscount để uống vài ly không.
Bà không ngờ mình lại yêu một người đàn ông hoàn toàn khác với cha và các anh trai, một người không có gia đình: đối với bà, gia đình là quan trọng nhất trong đời; một người đàn ông không có nguồn gốc rõ ràng, như thể chỉ đơn giản hiện hình trên trái đất khi bước qua ngưỡng cửa đời bà. Bà thường tưởng tượng những cảnh thời thơ ấu của anh, những cảnh đã từng xem trong phim: những đứa trẻ háo hức, ngoan ngoãn trong trại trẻ mồ côi xếp hàng chờ khách đến thăm; chứng kiến những người xinh đẹp được chọn và bị đuổi sang cuộc sống mới cùng những người không có con. Bất cứ khi nào Frances cố gắng thúc giục Frank điều tra nguồn gốc của mình, anh đều lắc đầu. Nói rằng, khi còn là một chàng trai trẻ đi khiêu vũ, bất cứ khi nào kể cho một cô gái nghe về lý lịch của mình, cô gái đó đều không muốn liên quan gì đến anh nữa. Có những lúc sự vắng mặt của quá khứ làm Frances khó chịu, nhưng rồi bà sẽ nhớ đến anh lúc xưa còn là cậu bé, ngay lúc đó, một làn sóng tình yêu phục
kích bà, chảy từ xương sống xuống cánh tay làm lòng bà mềm nhũn.
Bà ba mươi bốn tuổi và Frank ba mươi hai tuổi khi họ kết hôn. Bà biết mình không xinh đẹp – cao, gầy và góc cạnh, không có chút gì ở hông hay ngực, nhưng cả điều này lẫn sự đơn giản của chiếc áo đầm, dướng như Frank rất quan tâm, (bà thích quần màu sẫm, áo sơ mi màu kem hoặc trắng, áo len màu hải quân hoặc màu rượu vang). Bà tin chắc Frank thuộc vào một dòng dõi nổi tiếng; Còn cách nào khác ngoài di truyền để giải thích vẻ đẹp trai, cách cư xử, phẩm chất làm việc của anh, chẳng phải anh đã tạo nên một điều gì đó cho bản thân bất chấp giai đoạn khởi đầu khó khăn của mình sao? Ngay cả khi bà gặp rắc rối vì những nghi ngờ nho nhỏ hoặc những dấu hiệu về sự thiếu sót của anh, bà vẫn nhớ đến sự việc xảy ra trong tuần trăng mật. Họ đang ở trên một con phố tại Edinburgh thì Frank đi mua vé số. “Mua cho em một thanh Bounty nếu họ có,” bà nói. Khi anh bước ra khỏi cửa hàng, đã đưa cho bà thanh Bounty và nói: “Anh không biết em thích ăn những thứ này. Anh ghét dừa.” Frank có thể sử dụng một từ mạnh mẽ như vậy. Họ ngồi trong công viên, anh kể với bà rằng Kelly, người nông dân đã nuôi anh khi còn bé, luôn có đồ ngọt mà ông ta không bao bao giờ chia cho Frank. Một ngày nọ, Frank nhìn thấy một viên kẹo màu ngọc lục bảo ngọt ngào trên sàn máy kéo. Đêm đó, anh ta lẻn ra ngoài lấy kẹo rồi giấu sau chuồng bò và mút thật chậm để khỏi hết nhanh.
Năm đầu tiên đó là thời kỳ hoàng kim của cuộc hôn nhân. Bà đã thêm tên anh vào sổ đăng ký nhà. Họ cùng nhau sơn nhà, dựng luống ở sân sau. Tháng 9 năm đó họ đi nghỉ ở Hy Lạp, vì Frances luôn muốn đến thăm nhà tiên tri ở Delphi. Frank hiếm khi bày tỏ nhu cầu, mơ ước hay mong muốn riêng, Frances cho rằng một đặc điểm đã phát triển từ rất sớm trong cuộc đời anh. Họ mua một chiếc xe hơi và thường xuyên tới Kerry. Mẹ bà thích Frank và trêu ghẹo Frances, phàn nàn về gu ăn mặc hay phong cách sống theo lối nhà binh của bà. “Tại sao con lại che đậy bản thân?” người mẹ hỏi. “Và con gầy đến mức có thể mặc bất cứ thứ gì!” Sau đó, bà quay sang Frank: “Tôi chỉ có một đứa con gái duy nhất, Frank, và cô ấy ăn mặc như một nữ tu. Có lẽ cậu có thể khiến cô ấy thay đổi.”
Frances mong đợi họ nhanh chóng và dễ dàng có con. Sau hai năm, các xét nghiệm cho thấy ống dẫn trứng bị tắc, và mặc dù bà không thể nhớ mình đã có các triệu chứng gì nhưng tình trạng này bị nghi ngờ bởi viêm phúc mạc do giải phẫu ruột dư khi bà 21 tuổi. Một cuộc phẫu thuật để thông tắc ống dẫn trứng và một năm sau, bà bị mang thai ngoài tử cung, những năm sau đó, bị sảy thai hai lần, lần sau xảy ra vào tháng thứ sáu. Chuyện đó đã nhiều năm qua, mặc dù lúc đó Frank ít thể hiện cảm xúc, nhưng bà tin rằng sự thể hiện chủ nghĩa khắc kỷ bên ngoài là cách anh ủng hộ bà, nhưng bên trong, anh cũng lạc lõng như bà.
Giờ đây, bà không còn chắc chắn Frank đang trải qua đau buồn – hay bất kỳ cảm xúc nào, về vấn đề đó – theo cách mà bà và những người khác trải qua. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, sau tất cả những gì đã xảy ra, phải thừa nhận rằng, ngoại trừ Denis, bà chưa từng quen ai hòa dịu như Frank. Trong suốt những năm sống bên nhau, anh chưa bao giờ lớn tiếng, nói năng gay gắt hay ít tỏ ra bực bội. Bà luôn tự coi mình là người tốt bụng, đôi khi hơi sắc sảo, nhưng có những lúc sự thụ động của Frank đã
thử thách giới hạn kiên nhẫn của bà. Anh tránh nhìn bà trong suốt cuộc tranh cãi và hầu như không nói gì. Bà mắng mỏ anh, buộc tội anh là bướng bỉnh, cản trở bà, cho đến khi anh lắc đầu và đưa tay ra tỏ vẻ cầu xin bà đừng tức giận. “Điều này không bình thường,” bà ta khóc. “Tại sao anh không bao giờ tức giận? Anh trút cơn giận của mình vào đâu?” Một buổi tối, ba hoặc bốn năm sau cuộc hôn nhân, Frank kể một sự việc xảy ra nơi làm việc khi ông chủ tỏ thái độ thô lỗ và sa thải anh.
“Tại sao anh không phản đối vì bản thân?” Bà yêu cầu. “Tại sao anh luôn để mọi người chà đạp? Đừng chỉ ngồi đó như một số người. . . con vật ngu ngốc.”
Anh đang ngồi ở bàn bếp. “Anh xin lỗi nếu anh không phải là người đàn ông mà em mong muốn.”
Anh chưa bao giờ nói như thế này. Bà chờ đợi, tim đập thình thịch vì sợ hãi.
“Frances, Anh đã chứng kiến sự tức giận trong gia đình Kelly. Tom Kelly là một kẻ vũ phu. Và tệ hơn nữa là khi ông ta nổi cơn thịnh nộ.” Anh ấy lắc đầu. “Giận dữ chẳng có lợi gì cả.”
“Chuyện gì đã xảy ra? Có phải ông ta đánh đập anh không?”
“Ông vũ phu với mọi người và mọi thứ. Vợ, chó, và cả anh. Anh ngủ và ăn ở sau bếp trên một chiếc giường nhỏ mà mỗi sáng đều gấp lại. Anh lượm những mảnh vụn còn sót, anh và con chó đều có thức ăn giống nhau. Bà vợ cho anh nhiều thứ tốt hơn khi ông ta đi siêu thị hay đâu đó. Bánh mì, mứt tự làm, một chút thịt. Ông không cho con chó vào nhà, nhưng ban đêm, anh thường lẻn cho nó vào bếp và con chó nằm cạnh anh. “Captain”. Con chó đáng yêu nhất chưa từng thấy, mà kẻ vũ phu đã bắn chết nó.”
“Chúa ơi, Frank. . . Tại sao? Tại sao ông ta lại bắn con chó?”
“Bởi vì Captain làm đổ thùng sữa. Đó chính là tác dụng của sự tức giận.”
Ông O’Shea hắng giọng. Bàn tay nhợt nhạt đang đặt trên vô lăng. Tại sao bà ngạc nhiên khi biết ông có gia đình và có con? Bà nghi ngờ liệu ông có ham muốn tình dục mạnh mẽ hay không. Bây giờ có thể nói với đàn ông như vậy; họ tỏa ra mùi dâm đãng. Bà ghét những người ham muốn lớn – những người ăn quá nhiều và uống rượu, những người ồn ào, háu đói, hiếu động, không tự chủ và không muốn trau dồi bản thân. Cơ thể sưng lên, rung chuyển vì ham muốn. Động đực như thú vật. Đó là kiểu chồng của bà. “Căn bản” là từ ngữ mà bà chợt nghĩ đến cách đây nhiều năm khi hành vi của anh ta lần đầu tiên lộ ra ánh sáng. Sự thèm ăn và bản năng cơ bản. Anh đã giấu kín khía cạnh đó của mình, nhưng đó chính là con người của anh. Có Chúa mới biết anh ta đã ngủ với ai, đã moi móc bộ phận sinh dục của cô nào.
“Tôi không nghĩ đã từng gặp Denis,” ông O’Shea nói. “Ông ấy bệnh đã lâu chưa?”
“Không, chỉ vài tháng thôi. Anh ấy không đi ra ngoài nhiều. Anh ấy vẫn rất tinh tế. Ung thư đã tiến triển nặng khi họ phát hiện ra nó.”
“Ông ấy đi nhanh lắm, xin Chúa thương xót anh ấy.”
Bà thích nghe ông ta sử dụng tên Denis.
“Tôi rất buồn, ông ấy còn trẻ,” ông tiếp tục.
“Ông ta đã bảy mươi sáu tuổi.”
Ông O’Shea liếc nhìn. “Bảy mươi sáu?”
Bà gật đầu. “Bảy mươi bảy tháng tới. Anh ấy là anh em sinh đôi với Patrick.”
Việc giảng dạy không phù hợp với Denis. Frances mới mười tuổi khi anh từ Dublin trở về nhà luôn. Từ đó, cả ngày anh chỉ ở trong phòng ngủ, nghỉ ngơi và đọc sách, mẹ bà mang đồ ăn, bảng máy tính, quần áo giặt và thuốc bổ để giúp anh khỏe mạnh. Khi Frances giúp mẹ thay khăn trải giường, bà đọc những tựa sách trên giá kệ của anh. “Toàn tập của Shakespeare”, “Thiên đường đã mất”, “Lịch sử về sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã”, “Những bài thơ sưu tầm của John Donne”. Bất cứ khi nào gặp Denis ở đầu cầu thang, anh đều mỉm cười và chạm nhẹ vào đầu bà, như một linh mục thường làm. Anh không có yêu cầu việc gì cả – chính Patrick là người làm việc ở trang trại với cha họ. Hai tuần một lần, Patrick chở Denis đến thư viện ở Castleisland, nơi anh dành một giờ hoặc lâu hơn để chọn sách mượn.
Khi Frances đến tuổi thiếu nữ, Denis bắt đầu để tiểu thuyết trước cửa phòng ngủ của bà— “Moby- Dick,” “Pride and Prejudice,” “Silas Marner.” Bà đã trưởng thành trước khi hiểu rằng anh đã từng bị suy sụp gì đó. Bà tự hỏi liệu có một cô gái nào đó đã làm tan nát trái tim anh hay không. Một lần, khoảng mười năm trước, bà tình cờ gặp anh đang ngồi trên gốc cây nhìn ra cánh đồng, quay lưng về phía bà. Anh ấy rất yên lặng. Một con chim bồ câu đậu xuống trên bức tường đá bên trái, anh hơi quay đầu lại nhìn nó, trong những khoảnh khắc đó, với thái độ vô tư khi anh quan sát con bồ câu, bà chợt nhận ra bản chất của anh: sự đầu hàng và chấp nhận tuyệt đối về mọi thứ như chúng hiện diện. Đó là cách anh ấy quan sát mọi thứ – không cần thiết, không có ký ức hay niềm hân hoan.
Frances chưa bao giờ hỏi mẹ về sự suy sụp của Denis. Trong những năm gần đây bà đã cân nhắc nhiều khả năng khác nhau: rằng anh có thể là người đồng tính, hoặc có điều gì đó ghê gớm đã xảy đến với anh, hoặc thậm chí, vào những ngày mà tâm trí bà tràn ngập đủ loại sợ hãi, khi nghĩ rằng anh ta đã gây ra điều gì đó khủng khiếp cho người khác – chẳng hạn như một đứa trẻ.
Bà cho rằng chính Denis là người đã mang đến cho mình niềm yêu thích sách và cái nhìn thoáng qua về cuộc sống tinh thần. Trong bài đăng đầu tiên, Frances đã được hướng dẫn bởi quản thủ thư viện cấp cao và trong vòng chưa đầy hai năm, bà đã học được cách đọc với tinh thần cởi mở, cách phân biệt bài viết hay, bài viết dở và tin tưởng vào khả năng cảm thụ nghệ thuật của chính mình. Người thủ thư cao cấp đã mang đến cho Frances một nền giáo dục văn học sánh ngang với nền giáo dục được cung cấp bởi hầu hết các trường đại học, để khi rời vị trí đó, Frances có thể mô tả hay về thơ tượng trưng là gì hoặc giải thích tại sao James Joyce hay Virginia Woolf hay William Faulkner lại quan trọng.
Bà cũng đọc tiểu sử và tìm thấy những mẩu tin nhỏ gây thích thú, chẳng hạn như việc Joyce nuôi hai con vẹt đuôi dài trong căn hộ ở Paris, hay Robert Musil từng là quản thủ thư. Trong nhiều thập kỷ, bà tiếp tục theo dõi, học hỏi và phân biệt những người yêu sách và những người có gu thẩm mỹ thường xuyên lui tới thư viện, những phụ nữ trung niên, mặc tất dài, những thanh niên ngang tàng và những thiếu nữ trẻ mãnh liệt, đồng thời ghi lại những cuốn sách họ đọc và các tạp chí họ yêu cầu. Một mùa đông nọ, một sinh viên Hà Lan bắt đầu đến thư viện vào các buổi tối thứ sáu và sáng thứ bảy. Anh ta gầy và xanh xao, có mái tóc từ trắng đến đỏ và gò má cao. Anh thường yêu cầu những cuốn sách phải gọi từ các thư viện khác gửi đến – những tựa sách của Robert Walser hoặc Joseph Roth. Một buổi tối, bà nhìn thấy anh ta, khom lưng chống lại gió trên đường phố Phibsborough. Khi anh trả lại sách, bà mang chúng về nhà, đọc từng cuốn một. Trong tất cả những cuốn sách này, những câu chuyện của Robert Musil gây ấn tượng lớn nhất đối với bà, những câu chuyện về những chàng trai trẻ thành thị – sinh viên, kỹ sư và nhà địa chất – rời thành phố để thực hiện nhiệm vụ đến những thung lũng ảm đạm nơi họ quyến rũ những cô gái nông dân. Những câu chuyện tràn ngập bệnh tật, cái chết và những gì mà các chàng trai trẻ nghĩ là tình yêu. Họ đè nặng lên Frances và ném tấm khăn choàng lên người bà, nhưng có lẽ vì bản thân từng là cô gái quê nên bà cứ bị thu hút về phía họ. Chàng sinh viên Hà Lan đã biến mất vào mùa xuân, nhưng bà có liên hệ những câu chuyện này với anh ta. Bây giờ, trong tâm trí, bằng cách nào đó, bà liên tưởng họ với Frank, với khung cảnh nghiệt ngã, đau khổ thời thơ ấu. Và tình dục: luôn có tình dục trong các câu chuyện của Musil; hành vi tình dục có một sự cuồng nhiệt gần như tôn giáo, và những người đàn ông trải qua điều gì đó giống như sự kết hợp thần bí với các cô gái, nhưng ít quan tâm hay thương hại đến cảm xúc của phái nữ hoặc tương lai của họ. Những cô gái tội nghiệp, Frances nghĩ, tin rằng họ thực sự được đàn ông sủng ái và hy vọng có được tình yêu.
Họ đang đi ra khỏi đường cao tốc. Bà nhìn ông O’Shea. “Chúng ta phải dừng lại thôi,” ông nói, hơi kích động. “Tôi e rằng có thể tôi đã lấy lầm thi thể ở nhà xác. Tôi không biết chắc chắn. . . Nhưng khi bà nói ông ta bảy mươi sáu tuổi, tôi thực sự sửng sốt. Tôi đã nhận xác của người đàn ông trẻ hơn, tôi chắc chắn điều đó. Tôi rất tiếc về chuyện này, nhưng tôi sẽ phải mở quan tài để kiểm tra. Bà có muốn gọi cho Frank cho anh liên hệ với chúng ta và anh ấy có thể kiểm tra với tôi không?”
Bà lắc đầu khi bắt đầu nhận ra những lời nói.
“Không, không sao đâu. Tôi có thể làm điều đó.”
“Chúng ta sắp tới Roscrea, Tôi biết nhà thờ ở đây. Xung quanh có cây cối bao bọc nên sẽ riêng tư hơn.”
Tháp nhà thờ hiện ra trong tầm mắt, ông O’Shea rẽ vào sân có cây bách và thủy tùng bao quanh. Ông dừng lại ở phía sau nhà thờ đá.
“Nếu bà có thể cho tôi mười hoặc mười lăm phút.”
Bà đội chiếc mũ len và quàng khăn rồi đi dọc con phố tới một quảng trường có đài phun nước bằng đá. Ngồi trên một chiếc ghế dài, nghĩ có lẽ họ đã chở xác một người lạ đến tận đây. Một phụ nữ trẻ mặc áo khoác phồng đến ngồi trên chiếc ghế dài gần đó, châm một điếu thuốc và mải mê dùng điện thoại. Mùi thuốc lá khiến Frances chợt thèm thuồng. Bà đã hút thuốc khi còn trẻ – chưa bao giờ quá mười điếu mỗi ngày – và bỏ khi bước sang tuổi ba mươi. Bà bắt đầu hút lại điếu thuốc kỳ quặc sau khi phát hiện ra Frank, rồi lại bỏ thuốc cách đây bốn năm sau khi chuyển đến Kerry. Hy vọng rằng động thái này sẽ báo trước một khởi đầu mới cho họ, nó sẽ giúp Frank thoát khỏi cám dỗ. Nhưng sau sáu tháng, Frank lại lên đường trở lại, làm việc bán thời gian với nhà thầu sưởi ấm địa phương.
Trên chuyến xe buýt 16A vào một buổi tối mùa hè khi đi qua Drumcondra, bà đã phát hiện ra sự phản bội của Frank. Một buổi tối thứ Năm, ngay trước kỳ nghỉ cuối tuần của ngân hàng tháng Sáu. Từ chỗ ngồi của mình, nhìn sang bên kia đường, tới tiệm bánh Thunders, nhớ ra mình đã đặt một chiếc bánh sẽ lấy vào chiều hôm sau để mang đến Kerry. Khi bà chuyển ánh nhìn, nhận thấy chiếc xe tải Bord Gais ở phía trước một chút trên làn đường dọc theo xe buýt. Chính miếng dán màu vàng ở cửa sau—một nhân vật mỉm cười giơ ngón tay cái ra hiệu—đã thu hút sự chú ý của bà. Đó là Frank, bà vui vẻ và nghiêng người về phía trước, sẵn sàng vẫy tay khi xe buýt chạy lên ngang hàng. Trong khoảng thời gian khoảng năm giây, ở khoảng cách khoảng năm thước, toàn bộ cơ thể bà bắt đầu trượt sang một bên. Một cánh tay trần đặt trên cửa sổ hành khách. Trên ghế hành khách là một người phụ nữ, Frances nhìn nghiêng và mái tóc ngắn màu đen của cô ta từ chỗ ngồi cao hơn. Người phụ nữ vừa nói vừa cười. Cô đưa viên kem sô cô la lên miệng, liếm nó. Sau đó, cô ấy duỗi tay và khuôn mặt Frank hiện ra trong tầm mắt, rồi lưỡi của Frank, liếm viên sô cô la của người phụ nữ.
Sau này, khi anh bước vào, bà không bao giờ giả vờ nữa. Anh ấy lên lầu, tắm như thường lệ và trong bữa tối, bà hỏi bình thường, “Dạo này anh làm việc ở đâu?”
Anh nhai và nuốt trước khi trả lời. “Chúng tôi đã đến Portmarnock từ thứ Hai để hoàn thiện khu nhà ở đó.”
“Ồ. Em nghĩ, đã nhìn thấy chiếc xe tải của anh ở phố Dorset trên đường về nhà. Như vậy, chắc không phải anh.”
Anh ấy lắc đầu. “Không, chắc không phải, anh đưa Tony tới Swords
trên đường về nhà.”
Quá nhiều chuyện trong quá khứ bây giờ đã có ý nghĩa. Đây không phải là lần đầu tiên của anh ấy. Đã có những dấu hiệu lập lại: những người gọi cúp máy khi bà trả lời, những hoạt động liên tục liên quan đến công việc vào buổi tối muộn, những thay đổi đột ngột về giờ giấc đã lên lịch của anh, những công việc cuối tuần mà anh ta bắt đầu với đôi mắt sáng ngời và vui vẻ, tiếp theo là những tháng không có việc làm đêm, không làm cuối tuần, chỉ làm vào buổi tối, thức khuya và trốn tránh. Bà đã mù quáng biết bao. Nhấp một ngụm nước. Kẻ dối trá, trừng mắt nhìn anh và trong một giây, trong mắt anh hiện lên vẻ hoảng sợ.
Khi đến giờ đi ngủ, bà nói, “Từ giờ trở đi anh có thể ngủ ở phòng khách,” và không bao giờ có tranh cãi, không phản đối, không thảo luận.
Mùa hè năm đó, bà trao đổi ánh mắt với những người phụ nữ tóc đen trên xe buýt hoặc đi bộ chậm rãi ngang qua nhà hoặc lảng vảng gần thư viện, bất kỳ ai trong số họ đều có thể là những phụ nữ lang chạ đến để nhìn Frances. Vào giờ ăn trưa, bà ngồi dưới gốc cây trong công viên nhỏ phía sau thư viện và cảm thấy thế giới thu hẹp chỉ còn tiếng rung khủng khiếp từ những chiếc lá bạch dương trên đầu. Bà đã viết những bức thư cho Frank mà chưa bao giờ đưa cho anh ta. Tự cho mình là kẻ ngốc, đần độn, một kẻ bị cắm sừng; bà nghĩ những cụm từ “không chung thủy”, “không trung thành” – những lời nói của đàn ông – quá thuần hóa, quá lành tính. Gọi nó là gì: gian dâm. Bà nhìn xuyên qua những bức tường vào những ngôi nhà ở ngoại ô, vào phía sau chiếc xe tải của anh. Bà nhìn thấy anh ta sắp xếp đệm và thảm, nói tục, cười đùa, ăn uống trên cơ thể họ, rồi dọn dẹp. Phụ nữ sẽ thô lỗ, táo bạo về tình dục – thậm chí là ranh ma – và Frank thể hiện khía cạnh đó. Anh cho họ xem những bức ảnh và họ sẽ chế nhạo bà ta. Vâng, một nữ tu, họ sẽ đồng ý như vậy, một bà già khô khan, một kẻ đoan trang. Anh sẽ nói với họ, cuộc hôn nhân này không có tình dục, và trên hết, là hiếm muộn. Sự tủi nhục gần như hủy diệt bà. Trong những giờ phút tồi tệ nhất, bà sợ AIDS. Hoặc một đứa con. Một ngày nào đó, có đứa trẻ xuất hiện trước cửa nhà bà để đòi quyền thừa kế. Một đứa trẻ hợp pháp hưởng một phần ngôi nhà của mình. Bà thức suốt đêm. Điều gì sẽ xảy ra nếu Frank yêu một trong những người phụ nữ này? Nếu anh rời bỏ bà thì sao? Nếu họ yêu nhau thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ muốn loại bỏ bà? Lúc đó có một vụ án giết người được đưa tin – một bác sĩ và người tình đang bị xét xử vì tội giết chồng của người phụ nữ đó. Mỗi đêm khi mục này xuất hiện trên bản tin lúc chín giờ, Frances thấy khó thở.
Có những ngày bà cảm tưởng đang đi qua màn sương mù, hiện thực đó mỏng manh và tạm bợ, đồng thời lại thực tế, cụ thể và định mệnh một cách khủng khiếp. Cảm nhận được nguy hiểm ở khắp nơi. Bà ngày càng bị ám ảnh về vấn đề vệ sinh, tắm nhiều và kỳ cọ cơ thể một cách tàn nhẫn. Mất đi cảm giác thèm ăn. Một số loại thực phẩm có bản chất và mùi vị gây khó chịu. Bà nhìn thấy những sự so sánh và tương quan về tình dục ở khắp mọi nơi – trước tiên bà tránh xa sữa, sau đó là sữa chua, vì chúng khiến bà nhớ đến tinh dịch. Bà gầy đi, lo lắng và cảnh giác, sợ rằng bằng cách nào đó nỗi xấu hổ có thể bị phát hiện. Một đêm khuya, giữa bộ phim, nữ diễn viên chính quay sang Frances và nói chuyện trực tiếp với cô qua màn hình TV. Bạn phải rửa lưỡi mỗi tối, cô ấy nói.
Ngày hôm sau, bà lấy lại bình tĩnh và tự nhủ, mình đã phản ứng thái quá, mình đã phóng đại những gì nhìn thấy trên xe buýt chiều hôm đó, phải có những lời giải thích khác cho người phụ nữ lang chạ. Bởi vì chắc chắn, chắc chắn như vậy, các người vợ ở Dublin không dâm đãng đến mức tình cờ gặp những người làm việc, ngay lập tức mở cuộc tấn công đam mê và gian dâm? Frank không phải là người đàn ông độc ác hay nhẫn tâm. Anh sẽ không bao giờ chế nhạo hay làm hại bà; anh không có khả năng làm điều ác. Nhưng vào buổi tối, khi ánh sáng mờ dần, bà lại nhớ đến người phụ nữ lang chạ, mái tóc đen ngắn, cánh tay trần rám nắng. Bà bắt đầu kiểm tra các số điện thoại và gọi lại vào những đêm khuya. Một đêm nọ, bà gọi điện, đợi vài giây sau nghe người phụ nữ trả lời. “Nghe này,” bà nói, giọng nói bình tĩnh ẩn chứa nỗi kinh hoàng mà bà cảm thấy. “Cô là một trong số rất nhiều người. Cô chỉ là một trong số rất nhiều gái điếm của anh ta mà thôi.” Bà nín thở cho đến khi người phụ nữ cúp máy. Bà ta đã lập lại như vậy vào đêm hôm sau. Đồ điếm.
Quan tài đặt ở cửa xe tang, trên một giá cao ngang thắt lưng, nắp đã tháo đinh và mở lên.
Ông O’Shea kéo nắp theo đường chéo.
Bà gật đầu và mỉm cười. “Đúng là anh ấy, chắc chắn là Denis.”
Ông O’Shea cúi đầu thở phào nhẹ nhõm. “Cảm ơn Chúa.”
Bà chạm vào mặt Denis, chiếc vòng quanh đầu anh. Nghĩ không còn gì của anh nữa, không còn gì mà có thể gọi là linh hồn vẫn vương vấn. Chỉ là một thân thể cũ nát đang tan rã nhanh chóng, luôn cả ký ức của bà về nó và anh. Bà đặt tay mình trên tóc anh. Denis là người may mắn. Anh đã không phải lèo lái các mối quan hệ bình thường của con người hoặc phải đối mặt với những cảm xúc mãnh liệt, nỗi đau mà chúng mang lại. Bất kể anh phải chịu đựng điều gì khi còn trẻ, anh vẫn sống sót nhờ sự che chở của gia đình. Anh đã rút lui khỏi thế giới và hướng nội. Bây giờ bà tự hỏi liệu nỗi đau tuổi trẻ của anh có bao giờ đánh thức trong anh nhận thức về nỗi đau bên ngoài bản thân hay không. Bà đã có những cảm nhận về nỗi đau bên ngoài, những khoảnh khắc mà toàn bộ đau khổ như người bệnh, người đói, người bị tra tấn, từ xa xưa ập đến với bà như một cơn sóng thần, đến nỗi bất cứ khi nào một bộ phim tài liệu về trại trẻ mồ côi hoặc lạm dụng trẻ em trong các viện dưỡng lão xuất hiện trên truyền hình, bà vội chuyển kênh ngay lập tức hoặc đứng dậy đi giặt áo quần hoặc dọn dẹp tủ, làm một việc gì đó – bất cứ việc gì – để khiến tâm hồn hướng tới sự xao lãng.
Ông O’Shea nói: “Trông ông ấy không đến tuổi bảy mươi sáu.”
“Không, tôi cho là không. Tôi quên nói rằng tóc anh ấy vẫn còn đen. Tóc không bao giờ bạc. Không có gì ngạc nhiên khi ông nghĩ anh ấy trẻ hơn.”
Khi ông O’Shea tiến tới đậy nắp quan tài lại thì bà đã quay đi. Đột nhiên, cảm thấy chỉ có một mình trên thế giới. Không thể cưỡng lại được những lời cầu nguyện từ thời thơ ấu đã nói trong lúc sợ hãi và nguy hiểm. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, con xin đặt trọn niềm tin cậy vào Chúa.
Sau mùa hè đầu tiên đó, bà nghĩ điều tồi tệ nhất đã qua. Rồi một buổi tối cuối tháng 11, bà đang lấy những tờ báo trong ngày ra khỏi kệ trong thư viện thì nhìn thấy một dòng tiêu đề trên trang sức khỏe của tờ Irish Times. “CHLAMYDIA, Kẻ hủy diệt thầm lặng.” Nội tâm bà tụt dốc. Bà đã biết trước khi đọc nội dung bài báo là gì. Khóa cửa thư viện, tắt đèn chính, ngồi vào chiếc bàn thấp trong góc dành cho trẻ em. Những biến chứng được liệt kê – vô sinh, tắc ống dẫn trứng, chửa ngoài tử cung, sẩy thai – đều bởi tại bà. Bà luôn có một cảm giác mơ hồ, sợ hãi và linh cảm về tình dục. Coi đó là di sản của quá trình lớn lên, được nuôi dưỡng trong thời đại mà việc mang thai ngoài hôn nhân là bản án tồi tệ nhất mà một cô gái hay một người phụ nữ có thể phải đối mặt – có thể còn tệ hơn cả cái chết. Và như thế vẫn chưa đủ, đại dịch AIDS đã lên đến đỉnh điểm khi Frances gặp Frank. Lúc đầu mọi chuyện không hề dễ dàng. Mặc dù Frank hiền lành và tốt bụng nhưng quan hệ tình dục lại rất đau đớn, lộn xộn và xấu hổ. Bà tự trách mình, nhưng vẫn kiên trì, và trong những lúc tình dục mang lại khoái cảm, bà cảm thấy mình nữ tính, trần tục và tinh tế, giống như một nhân vật trong phim. Nhưng cảm giác bất an và lo sợ không bao giờ rời xa. Bây giờ gần như nhẹ nhõm khi biết rằng chúng không đến từ con số không.
Trở lại đường đi, ông O’Shea đang trong tâm trạng biết ơn và gần như phấn chấn.
“Bà biết đấy, chúng tôi luôn kiểm tra xem có chọn đúng giới tính hay không – ý tôi là khi chúng tôi thu thập hài cốt. Nhưng lạy Chúa, anh trai bà không thể nào trông lớn tuổi như vậy. Ông có thể dễ dàng lớn hơn bốn mươi với mái tóc đen đó.”
Bà ấy chưa bao giờ đối đầu với Frank. Thay vào đó, những buổi sáng yên tĩnh trong thư viện, bà lên mạng và đọc về loại vi khuẩn đã vô tình lưu giữ trong cơ thể suốt nhiều năm. Chlamydia trachomatis, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “áo choàng”, có thể có nguồn gốc từ động vật lưỡng cư, rất có thể là ếch. Nghiền ngẫm những hình ảnh cực nhỏ trên màn hình, phóng to thành những hạt phồng lên, màu tím, méo mó và nghĩ đến việc chúng xâm chiếm, làm ô nhiễm phần thịt màu hồng ở cổ tử cung, tử cung và các ống dẫn trứng. Bà bắt đầu ghét sự hiện diện cơ thể của Frank, mùi và tiếng nhai của anh. Buổi tối, họ ăn uống trong im lặng. Khi Frank chuyển sang dọn bát đĩa—hoặc làm bất kỳ công việc nào trong bếp—bà nhấc tay lên, “Để việc đó đi, em sẽ làm,” và anh ngoan ngoãn đồng ý. Anh ấy có thể rời đi. Bà có thể yêu cầu anh ta rời đi, bà có thể hét lên, “Đi đi, ra ngoài đi! Đến gặp một trong những người phụ nữ ưa thích của anh.” Nhưng bà không phải là người hay la hét, cũng như anh. Cuối cùng, bà đã lấy hết can đảm để gặp một tư vấn về tình dục nhiễm trùng tại phòng khám tư nhân và kể cho người phụ nữ nghe toàn bộ câu chuyện. Các xét nghiệm cho kết quả dương tính với chlamydia, âm tính với mọi thứ khác. Bà đã từng là một trinh nữ, một người mới vào đêm tân hôn. Cho rằng sự đau đớn, khó chịu và tiết dịch có liên quan đến giao hợp. Ngồi riêng tư trong văn phòng bác sĩ, Frances bắt đầu khóc vì sự ngu ngốc của người phụ nữ như bà. Về nhà, bắt đầu một đợt kháng sinh và đi ngủ vào cuối tuần, lòng đầy căm thù Frank và cơ thể của chính mình, đầy vi khuẩn bẩn thỉu của anh ta.
Có một câu chuyện về Robert Musil mà Frances tình cờ biết được vào khoảng thời gian đó. Nhân vật chính, một sinh viên hóa học và công nghệ, có quan hệ với Tonka, một cô gái khiêm tốn, thụ động được thuê để chăm sóc bà ngoại. Anh tin rằng đã từng nhìn thấy nàng ở vùng nông thôn, đứng bên ngoài một ngôi nhà tranh. Bạn của anh ấy nói hàng trăm cô gái như vậy đã làm việc trên cánh đồng khi thu hoạch mùa củ cải. Người ta nói, họ phục tùng như nô lệ cho người giám sát. Chàng trai nhìn thấy điều gì đó cao quý ở sinh vật đơn giản này, trong sự ngây thơ và bất lực của nàng. Anh nghĩ, nếu không có anh thì ai có thể hiểu được nàng? Khi bà ngoại qua đời, anh đưa Tonka theo mình đến một thành phố lớn. Chính xác thì anh không yêu, nhưng cảm thấy nàng trong sáng, tự nhiên và không bị hư hỏng. Anh tin rằng nàng đã gột rửa tâm hồn anh trong sạch. Anh yêu tất cả những khuyết điểm nhỏ của nàng, thậm chí cả móng tay bị biến dạng, hậu quả của một chấn thương khi làm việc. Sau vài năm, Tonka có thai. Ngày tháng cho thấy anh ấy đã đi vắng vào thời điểm thụ thai. Nhưng Tonka không nhớ bất cứ điều gì đã xảy ra, và không có người nào mà anh có thể nghi ngờ. Anh bắt đầu tự hỏi liệu đó có phải là một sự thụ thai thuần khiết hay không. Sau đó Tonka bị bệnh vì một căn bệnh nhiễm trùng “nguy hiểm” khủng khiếp—bệnh giang mai. Các bác sĩ không tìm thấy dấu vết của căn bệnh này ở anh, và mẹ anh ám chỉ rằng Tonka là một gái điếm. Anh ngày càng nghi ngờ và mê tín, nhưng Tonka vẫn kiên định phủ nhận. Hãy đuổi em đi nếu anh không tin, nàng bình tĩnh nói. Anh đã tham khảo ý kiến của một số bác sĩ, hy vọng có lời giải thích hợp lý để chứng minh sự vô tội. Anh ta vật lộn với những câu hỏi triết học, chẳng hạn như ý tưởng rằng người ta phải tin vào một thứ gì đó – một chiếc ghế, một cánh cửa – trước khi thứ đó có thể tồn tại trước mắt người ta. Thử thách riêng tư xoay quanh câu hỏi về niềm tin này – liệu anh có thể ép mình tin vào sự vô tội của Tonka không? Căn bệnh ngày càng nặng và Tonka ngày càng ốm yếu, hốc hác và xấu xí, nhưng anh vẫn tiếp tục chăm sóc, trong khi dao động giữa hy vọng và tuyệt vọng. Anh tin rằng Tonka có nội tâm trong sáng, mặc dù bề ngoài xấu xí, và lòng tốt thật bí ẩn, giống như lòng tốt của một con chó. Rồi một ngày, cuốn lịch cũ của Tonka được mở ra, và chàng trai trẻ nhìn thấy, trong số những tờ ghi chép khác, có một dấu chấm than nhỏ màu đỏ ghi lại sự việc mà Tonka đã phủ nhận. Frances nhớ lại nỗi thống khổ về tinh thần của chàng trai trẻ, anh ta đã điên cuồng như thế nào với những giấc mơ, những ảo ảnh và những cảm xúc không ngừng dao động. Anh không tin Tonka, nhưng anh tin vào Tonka.
Họ đang ở trên đường vành đai quanh thành phố Limerick. Ông O’Shea đang gõ nhẹ vào vô lăng.
“Rốt cuộc chúng ta đã về đến nhà đúng lúc. Frank sẽ không phải đợi quá lâu.”
“Không,” bà nói.
Sau một lúc, ông trao cho bà một cái nhìn tò mò.
“Frank không phải là người ở Kerry phải không?”
“Không. Kilkenny.”
Nhiều năm trôi qua, nỗi đau đã vơi đi phần lớn. Những điều nhỏ nhặt đã giúp ích. Thói quen đi ngang qua nhà tù dành cho phụ nữ mỗi sáng và tưởng tượng những cuộc sống đằng sau những bức tường – những người phụ nữ bị buộc phải giết người đàn ông của mình sau nhiều năm bị đấm đá, đánh đập, mất trí và mang thai. Bà biết có những số phận còn tồi tệ hơn mình. Frank không có xương hung dữ trong cơ thể; khi về già, anh tăng cân và bước đi với dáng chậm chạp, ì ạch. Bà bắt gặp hình ảnh anh cúi xuống buộc dây giày hoặc mặc áo khoác ở hành lang, và có điều gì đó ở đôi vai dốc đơn độc của anh khiến bà mềm lòng và nhắc nhớ đến anh như một chàng trai trước đây. Rồi bà sẽ tự nhủ: Frances, hãy coi chừng sự thương hại.
Liếc nhìn đồng hồ. Lúc này, Frank đã đậu xe bên ngoài nhà tang lễ chờ họ, lo lắng vì sự chậm trễ. Bà nói dối bác sĩ S.T.I., khi bác sĩ nói Frank cần được tư vấn và điều trị, Frances đã gật đầu. Nhưng bà không có ý định nói cho anh biết. Hãy để anh ta tiếp tục lây nhiễm cho họ. Hãy để chúng thối rữa.
Bà quay sang ông O’Shea.
“Chồng tôi là một kẻ ngoại tình hàng loạt,” bà tuyên bố. Bà đã luyện tập lời nói này trong đầu trong nhiều năm.
Ông O’Shea hoảng sợ nhìn bà. Sau đó ông ho nhẹ và hắng giọng. “Thật đáng buồn. Chuyện thật khủng khiếp. Tôi không biết phải nói gì.”
Ông nhìn bà dịu dàng, ân cần, và trong thoángchốc bà sợ ông sẽ đặt tay lên tay mình. Bà nhìn ra ngoài cửa sổ. Có lẽ ông ta cũng vậy. Nếu tôi là một người phụ nữ khác, trẻ hơn, hấp dẫn hơn – hoặc thậm chí có thể không hấp dẫn nhưng có khả năng phát ra một tín hiệu nào đó – liệu ông ấy có bước vào trò chơi không? Bất cứ lúc nào ông cũng có thể lái xe ra khỏi đường cao tốc, chạy dọc theo đường nông thôn, dọc theo đường rừng, có thể có một vài cuộc nói chuyện hoặc cười đùa, thậm chí, có thể có chút lúng túng khi tháo dây an toàn, rồi sẽ làm điều đó và tôi sẽ để cho ông ta hành động với người anh trai đã chết của tôi nằm đó, cách gần đầu chúng.
Hoàng hôn buông xuống khi họ băng qua ranh giới quận vào Kerry. Ánh sáng cuối cùng của buổi tối xuất hiện giữa những đám mây, báo hiệu, bà nghĩ, mùa đông đã kết thúc. Tự hỏi mình sẽ có góc nhìn như thế nào đối với cuộc đời, toàn bộ sự tồn tại khi cái kết cuộc đến. Frank có góc nhìn nào về cuộc đời mình nếu anh ấy từng suy ngẫm về những điều như vậy? Thật khó biết điều gì, nếu có, có ý nghĩa với Frank. Nếu bà có ý nghĩa với anh ấy. Bà biết chính xác ý nghĩa của Frank đối với bà – anh là một gánh nặng không bao giờ rời bỏ. Họ sẽ gắn bó với nhau mãi mãi, dưới một mái nhà. Bà sẽ bị đày ải cùng anh trong những bức tường của ngôi nhà thời thơ ấu, và cuộc lưu đày này sẽ bắt đầu vào ngày mai hoặc ngày hôm sau. Họ sẽ già đi, ốm yếu cùng nhau. Bà sẽ chăm sóc cơ thể anh, hoặc anh chăm sóc cơ thể bà. Theo thời gian, ký ức sẽ mờ dần hoặc thay đổi. Cậu bé lẻn ra ngoài vào ban đêm để lấy kẹo từ sàn máy kéo sẽ mờ dần. Đứng sau chuồng bò lúc đó sẽ là Frank khi đã trưởng thành, nhấm nháp vị ngọt một cách chậm rãi và cẩn thận cho đến khi hết sô-cô-la và dừa nạo sấy tạo thành một quả bóng nhỏ cứng và chặt trong miệng.
Đèn đường đã bật sáng khi họ đến Castleisland. Rẽ ra khỏi Main Street. Frank đậu xe đối diện nhà tang lễ. Trong cuộc sống chung, bà đã đưa ra mọi quyết định. Đã mang chúng đến cho Kerry mà không quan tâm đến anh. Anh không phản đối điều gì, bà coi sự im lặng là đồng ý. Nỗi đau khổ của anh ấy là gì? Anh đã để người mẹ mất, đứa con bị bỏ rơi và những ngày tháng đau buồn sau đó ở đâu? Có phải anh ấy đã kiềm chế tất cả, thăng hoa mọi thứ? Tất cả mọi thứ ngoại trừ tình dục.
Ông O’Shea lái xe vòng ra phía sau cơ sở của mình, đỗ xe tang và tắt máy. Trong chốc lát, tất cả đều là bóng tối. Sau đó, đèn bật sáng và một cánh cửa mở ra. Từ xung quanh tòa nhà, đường nét của Frank hiện ra. Bà nheo mắt. Nghĩ rằng, bất cứ lúc nào bây giờ, mình sẽ có thể nhận ra khuôn mặt, đôi mắt của anh ấy. Trong khi chờ đợi, một câu hỏi được đặt ra: Người phụ nữ lang chạ là ai? Người phụ nữ lang chạ chẳng là ai cả. Rồi chợt nhớ đến Tonka, gầy gò và xấu xí trên giường bệnh, với bí mật bị nhốt bên trong. Và chàng trai trẻ, người đã yêu cái móng tay dị dạng của nàng, trong giây lát đã hét lên tên bà và sự hiểu biết, tất cả những gì anh chưa bao giờ hiểu, và cảm nhận bà, từ mặt đất dưới chân anh đến đỉnh đầu, cảm nhận toàn bộ cuộc sống của bà, trong anh.
Truyện trích từ “Barcelona”.
Ngu Yên dịch (trích từ Tạp chí Đọc và Viết, số mùa Đông 2023).
(*) Choc-ice là tiếng lóng về chủng tộc. Mô tả bất kỳ người nào có nghĩa bóng là “bên ngoài đen, bên trong trắng”. Tôi dùng từ “lang chạ”, phụ nữ dị lòng để liên tưởng ý nghĩa từ Choc-ice.