Đào Như: Chiến Dịch Babylift-April-1975

Căn cứ theo thông tin của website Wikepedia [1] Chiến dịch bốc các trẻ em thuộc viện mồ côi tại miền Nam Việt Nam đến nước Mỹ và các quốc gia Tây phương như tây Đức, Pháp, Anh, Úc, Canada…bắt đầu từ ngày 3 đến 26 tháng 4-1975 là chỉ thị của Tổng thống Mỹ đương thời, Gerald Ford “The president Gerald Ford announced the US government would begin airlifting orphans out of Saigon on series of 30 flights aboard  Military Airlift Command (MAC)”   

Tuy nhiên Operation Babylift tự nó có nhiều vấn đề mâu thuẫn ngay từ lúc ban đầu: Tại sao chỉ có trẻ em thuộc Viện mồ côi mới được ưu tiên như vậy? Còn nhóm trẻ con vốn là con em của những người Việt làm công nhân viên chức của Mỹ trong thời kỳ Vietnam-War thí sao? Trong thực tiễn có nhiều bà mẹ Việt Nam đem con của họ đến trung tâm chiến dịch Babylift, họ đã than khóc thảm thiết và yêu cầu di chuyên con họ đến Mỹ theo diện trẻ em mồ côi. Do đó trong số gần 3300 trẻ em Việt Nam đươc Operation Airlift đưa đến Mỹ và các quốc gia Tây phương, người ta không biết chắc có bao nhiêu trẻ em thuộc diện mồ côi thật sự? Có bao nhiêu trẻ con  vốn là con em của công nhân viên chức Việt Nam hợp tác với Mỹ trong suốt chiều dài của Vietnam War? 

THẢM TRANG BABYLIFT- FALLEN FROM THE SKY

Vào ngày 4 tháng 4 năm 1975, một sự cố của chiến dịch Babyairlift đã làm chấn động lương tâm nhân loại. Đó là sự thất bại đáng tiếc của chiến dịch di tản các trẻ em ở các viện mồ côi tại các tỉnh miền nam Việt Nam, thủ đô  Sài Gòn và các vùng phụ cận, sang Mỹ.  Đây là sự mất mát về nhân mạng lớn nhất trong lich sử của cơ quan DIA -Defense Intelligence Agency- của Mỹ- Sự mất mát này chỉ đứng sau cuôc tấn công của bọn Hồi giáo khủng bố vào trung tâm  Mậu Dịch Quốc Tế -World Trade Center, tai New York hôm 11 tháng 9 năm 2001.

Chiếc phi cơ  AC-SA Galaxy và phi hành đoàn gồm có phi công trưởng Dennis Traynor, các nhân viên của cơ quan DAO- Defense Attaché Office-và 250 trẻ mồ côi Việt Nam đã sẵn sàng trên phi đạo. Vừa cất cánh lên cao từ phi cơ người ta có thể nhìn thấy Biển Đông Thái Binh Dương nhưng cùng lúc ấy phi hành đoàn phát hiện cánh cửa bên hông của phi cơ không đóng lại, mở toang, gió thổi vào gây áp lực mạnh làm phi cơ chao đảo, phần đuôi của phi cơ như muốn tách rời. Có một số trẻ mồ côi và nhân viên DAO bị hất tung ra khỏi phi cơ.  Phi công trưởng Traynor phải đáp khẩn cấp trên ruộng lúa cách phi trường Tân Sơn Nhứt hai miles. Chuyến bay tai hại này đã giết chết 138 người trên phi cơ (on board) gồm có 78 trẻ mồ côi và 35 nhân viên của cơ quan DAO.  

Tuy nhiên, trong tầm nhìn tổng quát, chiến dich Babylift đã là một thành công rất lớn của chính phủ Mỹ. Chỉ trong tháng Tư (April-1975), cơ quan DAO đã di tản hơn 40.000 ngàn người Việt trong đó có hơn 3300 trẻ mồ côi Việt Nam sang Mỹ.

Có một số trẻ mồ côi không có giấy tờ đầy đủ về gốc tích cha mẹ hay trung tâm nuôi dưỡng, các trẻ này được các gia đình thiện nguyện ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp, nuôi dưỡng. Một tổ chức vô vị lợi có tên là Operation Reunite – Chiến Dịch giúp các trẻ mồ côi đoàn tụ với gia đình bằng cách lấy mẫu DNA của các cháu kết hợp với mẫu DNA của những người thân trong gia đinh còn lại tại Việt Nam hay 

tại Mỹ. Chiến dịch này rất thành công trong việc tìm lại người thân hoặc cha mẹ của các trẻ mồ côi trong chiên dịch Babylift-1975. 

Mới đây, nhờ chiến dịch Operation Reunite, bà Leigh Mai Boughton Small, vốn dĩ là môt trẻ mồ côi trong chiến dich Babylift hồi tháng 4-1975, được một gia đình người Mỹ ở New England nuôi dưỡng; sau hơn 4 thập niên xa cách, bà tìm lai được mẹ còn sống tại Viet Nam. Cuộc đoàn tụ thật hy hữu đầy xúc động. Đó là chỉ dấu cụ thể của sự thành công của chiến dịch Babylift năm 1975, vào những ngày cuối cùng của Vietnam War…  

Đào Như

———–

Tham khảo:

 [1] https://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Babylift

[2] https://coffeeordie.com/operation-babylift