Việt Dương: Từ bức ảnh của thầy Lê Mạnh Thát trong lễ tang thầy Tuệ Sỹ

Sống Tự do,
ươm mầm hạnh ph
úc

Chết vô thường, hòa cõi nhân gian

Tuệ Sỹ

Trong bài “Lnhập kim quan báo thân Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ – Việt Báo 26/11/23, có bức ảnh thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát đi đầu, tay nâng thiền sàng ngay dưới đầu của thầy Tuệ Sỹ. Bức ảnh này đưa chúng tôi trở lại những ngày tháng giữa năm 1981 ở Viện Phật Học Vạn Hạnh đường Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận. Ở đây tôi đã có duyên gặp thầy Tuệ Sỹ. Nay xin ghi lại ít lời để tưởng niệm thầy.

Cơ duyên

Đầu năm 1981, tôi được thả từ trại tù cải tạo Suối Máu, Biên Hòa, về khu kinh tế mới Gia Ray, Long Khánh. Làm rẫy được nửa mùa, khi bắp bắt đầu kết trái thì tôi bị bệnh ghẻ lở toàn thân. Những con ghẻ lớn mưng mủ, rất ngứa
v
à đau. Thân thể tanh hôi, ban ngày tôi phải ngồi hay nằm trong mùng để tránh ruồi mà ruồi muỗi ở làng kinh tế mới thì khỏi nói. Nhìn những con ghẻ lở loét khắp chân tay, tôi nghĩ đến cái chết – Hơn 6 năm trong tù không chết, về làm lại cuộc đời lương thiện như đảng dạy
lại chết v
ì bệnh ghẻ. Từ ý nghĩ về cái chết, tôi chợt nghĩ đến thầy Lê Mạnh Thát.

Tôi giao du với thầy Thát khi thầy còn là chú tiểu tu ở chùa Linh Sơn Đà Lạt từ năm 1964, gọi là chú Thát, đang học sư phạm triết ở Đại học Đà Lạt và cùng dạy học ở trường Trung học Thăng
Long của gi
áo sư Trần Huy Bích. Chú Thát dạy Pháp văn. Giữa năm 1965, tôi đã cùng chú Thát về Sài Gòn, gọi là đưa tiễn chú đi Mỹ du học. Năm 1974, thầy Thát về nước, dạy ở Đại Học Vạn Hạnh. Tôi từ chiến trường Thừa Thiên vào Sài Gòn, có dịp đến thăm thầy và biết thầy trong khi học các môn triết, nhân chủng, ngôn ngữ đã học y khoa và tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Mỹ. Tôi biết thầy Thát ở Viện Phật Học Vạn Hạnh vì thầy đã nhờ một nữ Phật tử đi thăm nuôi tôi ở trại Suối Máu năm 1980, còn sao thầy biết tôi ở trại Suối Máu thì chuyện dài quá, xin không kể ở đây.

Vì nghĩ đến bác sĩ Lê Mạnh Thát nên tôi bảo em tôi lên chợ Xuân Lộc kiếm mua cho  chừng mươi, mười lăm viên trụ sinh. Em tôi mua được 10 viên, tôi uống 3 ngày cho những con ghẻ khô bớt rồi lên Sài Gòn tìm đến bác sĩ Thát. Sau khi coi mấy con ghẻ trên chân tay tôi, thầy bảo: Bệnh ghẻ này dễ chữa, thuốc cũng dễ chế tạo,
nhưng y tế của họ đ
ã không làm gì, cứ để dân khốn quẫn vì mấy thứ ghẻ. Loại ghẻ này là do một thứ nấm ở những vùng mới khai hoang. Nó vật mình vì mình thiếu dinh dưỡng. Thầy bảo tôi đi tắm, rồi lấy một chai thuốc dầu
(t
ên đầu là Benzen còn chữ sau tôi không nhớ) bôi khắp thân, từ cổ đến chân. Thầy bảo tôi không đụng vào nước trong 48 giờ. Đêm ấy tôi có cảm tưởng là mình đã gặp thuốc tiên. Thân hết ngứa, hết đau và ngủ một giấc ngon lành tới sáng. Ngày hôm sau cho thầy biết kết qủa, thầy bảo là đã mua được chai thuốc của một bà bán đồ linh tinh trên hè phố và đã chữa cho nhiều người, nay chỉ còn chừng 1/4. Sự hiệu nghiệm của thuốc
thật kỳ diệu. Chỉ 2, 3 ng
ày thì những con ghẻ khô đầu và một tuần sau tróc vẩy, chỉ để lại trên thân tôi những vết tròn nâu thẫm.

Sau khi hết bệnh, thầy bảo tôi ở lại Sài Gòn, chớ về kinh tế mới sẽ vướng lại và thầy dẫn tôi xuống một căn phòng rộng, tầng dưới của một ngôi nhà hai tầng trong sân phía bên trái Viện Phật Học.Thầy bảo đây là phòng của thầy Tuệ Sỹ, nhưng bây giờ thầy ở chùa Già Lam, nên tôi có thể ở tạm.

Cái tên Tuệ Sỹ tôi đã biết từ những năm đầu thập niên 1970, vì đọc sách của ông, đọc tạp chí Tư Tưởng, cơ quan ngôn luận của Đại Học Vạn Hạnh do ông làm chủ bút. Một buổi tối khoảng 9, 10 giờ, thầy
Th
át xuống gọi tôi lên thư viện. Bước qua cửa thư viện, tôi thấy một nhà sư gầy trong tấm áo nâu bạc màu. Thầy Thát chỉ nhà sư nói: Thầy Tuệ Sỹ. Tôi cúi chào. Thầy Tuệ Sỹ đưa tay kéo tôi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Thấy thầy Thát đi tới cái soong trên bếp điện, múc ra 3 tô mì, tôi đứng dậy tới bưng 2 tô đem tới bàn. Trong khi ăn mì, tôi nói với thầy Tuệ Sỹ là đã đọc thầy, nay nhờ thầy Thát mới có duyên gặp thầy. Nghe tôi nói, thầy chỉ cười, nét cười tươi, đượm tình thân như đã quen biết từ lâu. Thầy hỏi tôi vài điều về đời sống trong tù cải tạo. Tôi đáp: Ở trong tù thì đói và bị hạ nhục. Ra khỏi nhà tù về kinh tế mới thì mỗi tuần phải lên trình diện công an xã. Lên Sài Gòn chữa bệnh cũng phải tới xin họ. Các thầy tôi không biết sao, chớ những người tù cải tạo như chúng tôi thì biết là đã bị họ đẩy ra ngoài lề xã hội.

Thầy nói: Chúng tôi cũng thế thôi. Cả nước đã trở thành một nhà tù thì số phận mỗi người do cai tù định đoạt. Thấy thầy trầm ngâm yên lặng, tôi đứng dậy cầm 3 cái tô và cái soong ra sân rửa, rồi đi về phòng.

Hai nhà sư trẻ có những nét dáng khác nhau. Thầy Trí Siêu có dáng một thư sinh nho nhã, da trắng môi đỏ tươi, trán rộng với khuôn mặt sáng hiền. Còn thầy Tuệ Sỹ, nhìn ông tôi chỉ thấy đôi mắt sáng sâu thẳm và cái đầu với những nét lạ khó nói, gây nhiều ấn tượng. Thoạt nhìn ông tôi liên tưởng đến bộ mặt của Đạt Ma Sư Tổ.
Qua thầy Tr
í Siêu, tôi biết thầy Tuệ Sỹ đã được Hòa Thượng Trí Thủ bảo lãnh ra khỏi tù về Già Lam để cùng thầy Trí Siêu biên soạn bộ Đại Tự Điển Bách Khoa Phật giáo Việt Nam. Và đêm đêm hai thầy đã miệt mài biên soạn tự điển ở thư viện Vạn Hạnh. Đêm nay tôi được chia một phần mì gói ăn đêm của hai thầy.

Những cái oản xã hội chủ nghĩa

Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho thầy Trí Siêu, nên đã mấy lần định về lại Gia Ray, nhưng thầy bảo cứ ở lại viện
một thời gian, rồi sẽ kiếm một việc g
ì đó để có thể bám lại thành phố. Từ đó mỗi tuần thầy Trí Siêu đem xuống cho tôi mấy kí gạo. Trước phòng tôi ở là một bãi cỏ rộng có mấy bụi chuối, trên đám cỏ ấy rau muống mọc tràn lan với những bụi rau dền gai, thành ra tôi đã có một sân rau muống và dền. Đã có gạo và rau, tôi chỉ cần mua một ít tương chao là có thể sống qua ngày. Còn thầy Tuệ Sỹ, ngoài
những đ
êm được gặp thầy ở thư viện khi được chia phần mì gói, thì thỉnh thoảng ban ngày, thầy ghé lại phòng tôi ở để trên bàn cho tôi khi mấy cái oản nếp, khi vài cái bánh ú chay, hỏi tôi một điều gì đó, rồi thầy lại lặng lẽ bước ra cửa,
l
ên chiếc xe đạp tàng tàng, đạp ra đường. Khi ăn mấy thứ này, tôi đoán là thầy đi làm lễ hay ăn giỗ tại nhà một Phật tử, vì có lần tôi thấy thầy mặc áo vàng. Nhìn những cái oản, tôi rất xúc động khi nghĩ cái đầu chứa mênh mông trời đất như thế mà lại để ý đến đến việc lấy phần đem về cho một
kẻ c
ùng đường. Có lần tôi nói điều này với thầy thì thầy bảo: Sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nên tôi nhớ lấy phần về cho anh.

Ở lại viện Phật Học Vạn Hạnh được hơn một tháng, ngẫu nhiên tôi gặp Thái Ngọc Lợi, một bạn tù thân thiết ở trại tù Suối Máu. Lợi được ra tù trước tôi một năm. Lợi cho biết anh ở trong
nh
óm làm tương chao để kinh doanh của Viện và là người thân thiết của thầy Tuệ Sỹ từ thời thầy
c
òn ở Huế. Qua Lợi tôi biết thêm về tài hoa của thầy Tuệ Sỹ. Anh bảo thầy có tài thư pháp như Vương Hy Chi với nét chữ sắc mà tung hoành. Vì thế vào tháng chạp thầy rất bận rộn khi nhiều chùa ở Sài Gòn, cả chùa ở Huế và Nha Trang nhờ viết câu đối và những đại tự. Thầy đã phải dành một phòng lớn ở chùa Già Lam để viết. Những ngày đó, nếu đến chùa sẽ thấy thầy múa với hàng chục thứ bút nhỏ, trung, và lớn trên giấy đỏ chữ vàng hay đen. Ngoài tài thư pháp, thầy còn là nghệ sĩ dương cầm. Thời ở Đại học Vạn
Hạnh tiếng đ
àn của thầy đã làm điên đảo nhiều nữ sinh viên Vạn Hạnh. Chưa hết, thầy còn là nhà lý số tử vi và là tay cờ tướng ít người thắng nổi. Nghe Lợi kể về những
t
ài hoa của thầy Tuệ Sỹ, tôi cười nói: Trông ông như Đạt Ma Sư Tổ mà nói lên được:

Một bước đường xa, xa biển khơi

Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời

Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ

Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi.

Rồi lại có thể dùng những ngón tay tạo nên âm thanh thánh thót trên phím dương cầm, còn Đạt Ma chỉ diện bích chớ có làm thơ chơi đàn được đâu.

Sau khi thầy ra đi, một sinh viên Vạn Hạnh, quen thân với thầy từ thời còn ở Huế là ông Trần Hữu Thục, đã viết bài “Thích Tuệ Sỹ, khuôn mặt tiêu biểu của văn hóa Việt Nam” trong đó có đoạn ông kể: “Tôi được nghe Tuệ Sỹ chơi tấu khúc “Piano Sonata 14” nhiều lần
ở trong ph
òng thầy tại Đại Học Vạn Hạnh cùng với nhiều ca khúc thời thượng khác thuở đó: Diễm Xưa, Gọi Tên Bốn Mùa, Nắng Thủy Tinh, Mùa Thu Chết…Thầy đàn rất hay,  nhuần nhuyễn và đam mê. Những ngón tay dài, nhỏ nhắn của thầy chạy thoăn thoắt
tr
ên phím đàn piano trông rất điệu nghệ, đến nỗi Quỳnh Thu, một
c
ô bạn gái của tôi, sinh viên Vạn Hạnh, thỉnh thoảng lại nài nỉ tôi dẫn cô đến phòng để nghe thầy đánh đàn. Thầy bảo, Quỳnh Thu có đôi mắt rất đẹp. Một cô bạn khác, Phương Huệ, nữ tu xuất Công Giáo, bạn cùng lớp với tôi, cũng thế, lâu lâu lại ghé đến, yêu cầu thầy đàn. Phương Huệ khen hai bàn tay thầy xinh xắn dễ thương”.
Đọc đoạn n
ày tôi nhớ lại những lời của Lợi ca ngợi tiếng đàn dương cầm của thầy ở Viện Phật Học
Vạn Hạnh năm 1981.

Tô Đông Pha với Lư Sơn

Trong những buổi tối được chia phần mì gói, tôi được nghe thầy Trí Siêu kể nhiều chuyện ở Mỹ. Nhưng bây giờ tôi chỉ còn nhớ chuyện trái ổi Việt Nam. Thầy nói những ngày ở Madison thầy thường hình dung những trái ổi trong khu vườn ở Việt Nam, cảm mùi thơm của ổi và rất thèm ổi. Chợ Mỹ không có ổi. Khi về Sài Gòn, ông đã ra chợ Trương Minh Giảng mua mấy trái ổi lớn, đem về phòng trên lầu Đại Học Vạn Hạnh. Nhìn trái ổi bóng loáng, nhưng ông không còn cảm được mùi thơm như ở Mỹ và cũng mất cảm giác thèm ổi khi trái ổi chỉ cách ông mấy gang tay, nên ông đã để mấy trái ổi làm cảnh trên bàn.

Nghe thế, thầy Tuệ Sỹ cười nói: Chẳng lẽ trái ổi của Ba Thát thành Lư Sơn của Tô Đông Pha. Thầy Trí Siêu bật cười lớn, tiếng cười ròn rã trong đêm giữa rừng sách của thư viện. Mấy hôm sau tôi tới nhà một người bạn ở gần Long Thành, thấy nhà anh có một vườn ổi mấy chục cây, tôi đã hái một giỏ đem về cho hai thầy.

Thằng bé kia là thằng nào

Một lần tôi hỏi thầy Tuệ Sỹ về tương lai của Phật giáo dưới chế độ Cộng sản. Đề tài này thầy nói nhiều. Bây giờ tôi chỉ còn nhớ mấy ý chính là đảng Cộng sản muốn làm cách mạng xã hội chủ nghĩa phải Macxit hóa văn hóa Việt Nam. Làm việc này họ đụng phải nguồn văn hóa Phật giáo trong máu văn hóa dân tộc nên phải tiến hành hủy diệt Phật giáo để đưa dòng máu Macxit vào con người mới xã hội chủ nghĩa. Dưới chế độ chuyên chính vô sản ở miền Bắc, chỉ 20 năm, đảng Cộng sản đã hủy diệt Phật giáo dễ dàng và những người trẻ miền Bắc đã không còn nghe và biết Phật giáo là gì. Vì thế, sau 30 tháng 4, 1975, trong mùa Phật Đản, có Phật tử đã kể lại là mấy anh bộ đội đi qua một ngôi chùa đã chỉ vào hình Đức Phật hỏi: Thằng bé kia là thằng nào?

Sau khi chiếm miền Nam, họ tính ứng dụng những thuật và chính sách họ đã thực hành thành công miền Bắc.
Nhưng họ đụng phải một vấn đề dội ngược l
à chính họ bị bùng vỡ tự thân. Vì xã hội miền Nam, con người miền Nam, cái cửa của miền Nam mở ra thế giới đã làm cho dân miền Bắc, đảng viên, bộ đội của họ sáng mắt thấy sự chậm tiến của miền Bắc,
thấy sự dối tr
á của đảng. Trước một một xã hội phong phú với con người đẹp nết, cư xử lễ độ văn minh của miền Nam đã khiến Lê Duẩn phải chống chế bằng những lời
yếu ớt l
à sự giàu có của miền Nam đã phải mua bằng máu! Khi nghe mấy lời này, cán bộ cộng sản vào miền Nam đã tự nói với nhau: Ai mua bằng máu. Chúng ta phải mua bằng máu chớ sao lại miền Nam?

Thêm một điều nữa là miền Bắc đã xây dựng xã hội chủ nghĩa 20 năm với văn hóa Mác- xit mà cốt tủy của văn hóa Mácxít là ý thức vô sản và tinh thần vô sản, nhưng ý thức và tinh thần vô sản chỉ ở ngoài lông da của đảng viên cộng sản, vì vào miền Nam họ đã tự tư sản hóa nhanh chóng. Chúng ta không thấy ông cán bộ nào từ cấp nhỏ tới cấp cao có ý thức và tinh thần vô sản. Họ chỉ nói vô sản chớ không sống với tinh thần vô sản. Vì sự bùng vỡ đó, đảng Cộng sản sẽ phải tự điều chỉnh.

Còn tôn giáo, nói riêng về Phật giáo, họ không thể hủy diệt như ở miền Bắc mà phải đổi sách lược. Từ việc hủy diệt nhanh chóng chuyển sang hủy diệt lâu dài bằng cách duy trì Phật giáo để đảng hóa Phật giáo. Tức là Mácxít hóa Phật giáo bằng sách lược mới. Họ có đảng, có chính quyền, có cán bộ để làm việc này. Còn chúng ta chỉ có
những đứa con Phật. Ch
úng ta không có gì cả, ngoài sức mạnh tinh thần, sức mạnh văn hóa Phật, sức mạnh tự thân. Chúng ta phải duy trì sức mạnh ấy để giữ đạo, duy trì văn
h
óa dân tộc. Chúng ta phải dùng trí tuệ và thân mình để đối phó với trận chiến lâu dài.

Người không biết cảm cúm là gì

Một lần sau khi ăn mì, thầy Trí Siêu ra sân tắm ở máy nước trong sân. Tôi hỏi: Ông tắm ngoài sân lạnh như thế không sợ đau sao? Thầy Trí Siêu đáp: Từ bé đến giờ chưa biết cảm cúm là gì. Đó là chuyện lạ. Và chuyện lạ này năm 2000 tôi lại thấy nhà văn Hoàng Hải Thủy nói đến trong bài “Người Tù Trí Siêu Lê Mạnh Thát“. (hoanghaithuy. blogspot). Nội
dung b
ài bài viết kể lại đời tù của họ Hoàng và thời gian Hoàng Hải Thủy ở chung phòng với thầy Lê Mạnh Thát. Xin trích một đoạn: “Từ 1985 đến 1989 chúng tôi sống gần nhau 4 năm ở phòng 10 khu ED Chí Hòa, 1 năm ở trại lao động cải tạo Z30A. Sự kiện đặc biệt tôi thấy ở con người Lê Mạnh Thát là suốt 5 năm trời sống sát bên nhau, tôi không thấy Thát bị một lần cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, đau răng, ho
hen n
ào, cũng không một lần ghẻ ngứa. Anh em tù ghẻ lu bù. Riêng tôi năm nào cũng bị hai lần ghẻ ngứa, mỗi lần kéo dài khoảng hai tháng…Nhưng Thát thì không. Ở tù như mọi người nhưng cả mấy mụn ghẻ
c
òm Thát cũng không có. Thát rất ham đọc sách báo. Ở vào tuổi ngoài 40, mắt Thát vẫn sáng nguyên, vẫn đọc sách không biết mỏi và không phải dùng kính lão… Năm 1965 Thát sang Hoa Kỳ học ngành y khoa, ở tiểu bang Wisconsin. Học xong Thát đã làm việc mấy năm trong trường Đại học
Th
át tốt nghiệp. Năm 1974 Thát trở về Sài Gòn. Tháng 4–75, Thát vẫn có sẵn Re–Entry Permit của Hoa Kỳ và vé máy bay, nhưng không đi.”

Biến cố Già Lam

Tôi chỉ ở Viện Phật Học mấy tháng, cuối năm 1981, tôi di chuyển đến chỗ ở mới khu Ông Tạ. Đầu tháng 4/1984, tôi nghe tin chỉ trong một buổi sáng, công an đã bao vây chùa Già Lam và Viện Phật Học Vạn Hạnh bắt thầy Tuệ
Sỹ, thầy Tr
í Siêu, ni sư Trí Hải, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận cùng một số tăng ni khác. Khoảng tuần sau tôi thấy khu Ông Tạ có nhiều người đeo băng tang màu vàng trên áo, tôi hỏi thì họ cho biết là để tang Hòa Thượng Trí Thủ. Hòa Thượng đã tạ thế tại bệnh viện Thống Nhất và pháp thân Hòa Thượng được đưa về chùa Xá Lợi, chớ không được đưa về chùa Già Lam. Vụ bắt lớn đã gây chấn động. Người ta đồn thầy Trí Siêu và thầy Tuệ Sỹ chủ trương nổi dậy chống
chế độ Cộng sản.

Năm 1986 tôi đi vượt biên và đến Mỹ năm 87. Tháng 9 năm 1988, ở Chicago, tôi theo dõi vụ án của tăng ni Già Lam. Vụ án lớn, xử tới 21 người, trong đó có anh bạn tù Thái Ngọc Lợi. Vụ xử kéo dài trong 3 ngày từ 28 tới 30–9–88. Hai án lớn nhất là tử hình hai thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu. Chỉ mấy ngày sau nhiều tổ chức nhân quyền và nhiều chính phủ trên thế giới lên tiếng kết án chính quyền Hà Nội đòi trả tự do cho hai thầy và những người khác.

Tạp chí Quê Mẹ ở Paris đưa tin: 70 Hội đoàn người Việt phản kháng vụ án tử hình hai Đại đức Phật giáo Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu và ông Trần Văn Lương.  Gần 1000 đồng bào và đại diện 70 tổ chức và hội đoàn người Việt khắp nước Pháp và Âu châu đã tề tựu trước Sứ quán Hà Nội ở Paris, biểu tình phản kháng bản án bịp bợm của Hà Nội chiều 29–10–88. Trước Sứ quán, người ta thấy những màu sắc rực rỡ của hàng trăm lá cờ Phật giáo ngũ sắc và cờ vàng 3 sọc đỏ, với những chữ màu huyết dụ trên nền vàng: Tự do tín ngưỡng tại Việt Nam – Hà Nội phải hủy án tử hình đối với Thích tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu, Trần Văn Lương.
H
àng trăm người đã mang trước ngực hình Tuệ Sỹ phóng lớn với hàng chữ: Trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu, Trần Văn Lương hoặc Hãy cứu Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu, Trần Văn Lương.

Cuộc vận động dư luận quốc tế đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải hủy bỏ bản án tử hình dã man đối với Thích tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu và Trần Văn Lương  do Ủy Ban Bảo Vệ Quyền
l
àm Người Việt Nam và tạp chí Quê Mẹ phát động đầu tiên từ ngày 14–10–1988 đã thu gặt được nhiều kết quả rực rỡ.
Hầu  hết c
ác quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng như các nhân vật quốc tế được Ủy Ban Bảo vệ Quyền
l
àm Người Việt Nam và Quê Mẹ liên lạc đều sốt sắng tham gia tranh đấu
đ
òi hỏi Hà Nội phải đình chỉ ngay hành động giết người của chúng.

Trước sức ép ào ạt của quốc
tế, trong đ
ó có nhiều quốc gia đã và đang viện trợ nhân đạo cho Hà Nội, Hà Nội phải nhượng bộ. Ngày 15–11 vừa qua, một phiên tòa phúc thẩm được dựng lên tại Sài Gòn đã xét xử lại vụ án. Kết quả được báo Sài Gòn Giải Phóng ra ngày 16–11–88 đăng tải như sau:

Thích Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát được giảm án từ tử hình xuống 20 năm tù. Phan Văn Ty và Tôn thất Kỳ được giảm án từ chung thân xuống 18 và 16 năm tù. Lê Đăng Pha, trước 15 nay 12 năm tù. Nguyễn Thị Nghĩa, trước 14, nay 7
năm t
ù. Hoàng Văn Cường: trước 10 nay 7 năm tù. Ngô Văn Bạch: trước 10, nay 8 năm tù. Hòa thượng Thich Đức Nhuận: trước 10,
nay 9 năm t
ù. Trần Quang Mỹ: trước 5 năm, nay 3 năm tù.

Những người còn lại không được xét xử trong phiên tòa phúc thẩm vì thời gian họ bị giam cầm đã bằng hoặc vượt quá mức án đã công bố ngày 30–9–88. Một số người như Thích nữ Trí Hải (Phùng Khánh), Huỳnh Phát (Thích Như Minh) và Phạm Thị Nở đã được rời nhà tù song vẫn bị quản thúc tại nhà riêng.

Nghĩ gì

Theo dõi hành trạng của thầy Tuệ Sỹ, chúng tôi có một số suy nghĩ, xin ghi lại như sau:

1. Những cặp văn nhân tri kỷ

Lịch sử văn học Việt Nam  đã ghi lại những văn nhân tri kỷ. Giữa thế kỷ 19, chúng ta có cặp tri kỷ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và ông nghè Dương Khuê mà tình cảm của Nguyễn Khuyến đã bày tỏ cái tình này qua những bài thơ như Hỏi Thăm Bạn, Bạn Đến Chơi
Nh
à và nhất là bài Khóc Dương Khuê với những câu:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau

Kính yêu từ trước đến sau

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời

––––––––––

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở

Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương

Tuổi già hạt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.

Đến thập niên 1930–40, chúng ta có cặp văn nhân tri kỷ Nhất Linh và Khái Hưng. Tình tri kỷ này đã được nhà thơ Huyền Kiêu ghi lại trong bài thơ Tương Biệt Dạ, trong đêm Khái Hưng và một số văn nhân đưa tiễn Nhất Linh lên đường sang Tàu lánh nạn với những câu:

Ngồi suốt đêm trường không nói năng

Ngậm ngùi chén rượu ánh vừng trăng

Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ

Có giống như mình lưu luyến chăng

–––––––––––

Sớm biệt ly nhau không nhớ nhau

Nửa đêm chợt tỉnh bỗng dâng sầu

Trăng mùa thu cũ ai tâm sự

Anh đã xa rồi anh biết đâu

Rồi đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, lịch sử văn học ghi thêm cặp tri kỷ, hai nhà sư học giả Tuệ Sỹ và Trí Siêu. Được sống gần hai thầy một thời
gian, thấy hai thầy cặm cụi giữa những bộ kinh, bộ tự điển, được nghe những c
âu chuyện, những lời đùa cợt với những tiếng cười của cả hai, tôi thấy được tình thân của hai thầy. Hai thầy đã gặp nhau ở mức trí tuệ, gặp nhau ở những việc phải làm và nhất là cùng có tâm nguyện làm văn hóa để giữ đạo và phát triển văn hóa dân tộc. Thầy Tuệ Sỹ có một quan điểm rõ rệt là sức mạnh của Phật giáo là Văn hóa. Còn thầy Trí Siêu đang dạy ở Madison đã bỏ về nước dạy ở Vạn Hạnh. Có lần thầy nói với tôi là học xong phải về nước làm văn hóa, dạy lớp trẻ những gì mình học được ở xứ người. Từ tâm nguyện văn hóa này, tôi thấy hai thầy có cái duyên lạ là cùng đi tu từ nhỏ, cùng có một cái đầu lớn, cùng một lòng yêu nước, cùng hướng về văn hóa dân tộc và cùng một bản án tử hình vì tranh đấu cho quyền làm người Việt Nam. Tôi nghĩ trên con đường văn hóa này, thầy Tuệ Sỹ đã ra đi sớm thì thầy Trí Siêu phải làm thêm phần của thầy Tuệ Sỹ như Engels đã viết nốt bộ Capital cho K. Marx. Hai thầy đã để lại tấm gương tri kỷ đẹp trong lịch
sử Phật giáo
và lịch sử văn học Việt Nam.

2. Tấm gương Tuệ Sỹ

Thầy Tuệ Sỹ nêu một tấm gương nhiều mặt. Tấm gương bi, trí, dũng đã nhiều người viết. Ở đây tôi ghi lại tấm gương tự học của thầy.
C
ó một lần tôi nói với thầy Tuệ Sỹ là thầy Trí Siêu đã thu nhận kiến thức ở trường, hết Việt
Nam th
ì tới Mỹ. Còn thầy thì tự học mà cũng đạt được kiến thức mênh mông về ngôn ngữ, về triết học, văn học đông tây. Bí quyết ở đâu nhờ thầy chỉ. Vì tôi rất thích chữ Hán và đã làm chương trình tự học mấy lần, nhưng chẳng đi đến
đ
âu. Thầy bảo chuyện đó cũng đơn giản thôi. Lập chương trình môn mình thích học. Định thời gian và quy định kỷ luật phải theo. Trường
c
ó kỷ luật của trường thì tự học phải có kỷ luật của tự học, có thể còn khắt khe hơn kỷ luật nhà trường. Nghe thế tôi mới hiểu sự trì chí của thầy trong chuyện tự học. Vì thời gian ấy thầy đang học tiếng
Quan Thoại. L
úc nào thầy cũng để cuốn sách trong túi, ngồi ở đâu một mình là thầy đem sách ra học. Thầy đọc lớn tiếng như đang nói với ai. Chứng kiến việc học Quan
Thoại của thầy, t
ôi mới không ngạc nhiên khi mới đây đọc bài “Huyền thoại về thầy Tuệ Sỹ” của ký giả Kiều Mỹ Duyên. Xin trích một đoạn: “Chúng tôi về thăm thầy Tuệ Sỹ năm 2001, ở chùa Già Lam, Gò Vấp, Sài Gòn. Buổi sáng nắng ấm, phái đoàn xuống xe bước vào chùa. Một tiểu đội công an đang gác trước cửa chùa. Một công an nằm trên chiếc võng ở dưới gốc cây cổ thụ trước cổng chùa.
Ph
ái đoàn YMCA, hội từ thiện quốc tế được thành lập trên 170 năm, ông trưởng phái đoàn người Mỹ gốc Đức. Tất cả đều là người Mỹ đến từ Âu châu, họ nói được nhiều thứ tiếng như Đức, Bồ Đào Nha, Pháp… Thầy Tuệ Sỹ khi tiếp phái đoàn YMCA vui vẻ, cởi mở vì thầy nói được nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức và nhiều ngôn ngữ khác nhau”.

Đêm nói với tôi  về việc tự học, cuối cùng thầy chỉ về phía thầy Trí Siêu cười nói: Ba Thát thuộc giới khoa bảng, còn mình ở giới tự học.

3. Hào kiệt thời nào cũng có

Hành trạng của thầy Tuệ Sỹ gồm nhiều mặt: Là đạo sĩ vào đời đấu tranh để phá bỏ nhà tù lớn nhỏ của chế độ độc tài toàn trị – Là học giả một đời cặm cụi với dịch
thuật kinh s
ách, trước tác triết học, văn học – Là nghệ sĩ làm thơ sâu thẳm với tiếng dương cầm – Là chiến sĩ bất khuất, lấy cái chết trước bạo lực để nói lên giá trị của tự do. Hành trạng ấy đã làm giàu thêm cho lịch sử của những cao nhân Việt, và đắp cao nền văn hiến Việt Nam. Hành trạng ấy đã tiếp nối lời xác định của Nguyễn Trãi: Trên giòng sử nước Việt hào kiệt thời nào cũng có.

4. Cọng lau gầy gánh nặng ánh tà dương

Thầy Tuệ Sỹ ví mình như “cọng lau gầy”, nhưng khi thầy nằm xuống lại có người đưa ra nhận định là “cọng lau nằm xuống mà rung đại ngàn“. Trong một rừng bài viết về thầy, tôi chọn một số bài sau đây có thể làm sáng tỏ nhận định này:

Trong bài: “Thiền sư Tuệ Sỹ – Cọng lau nằm xuống mà đại ngàn rung chuyển” – nhà văn Dạ Ngân viết: Bạn bè trích, bạn bè đưa gần như toàn bộ cuộc đời lận đận của ông, thì mình không ngạc nhiên – Thứ nhất là cuộc đời như vậy, thứ hai là thơ hay như vậy và một cái tuổi già ở ẩn tư thế như vậy – cho nên đúng như bạn bè nhận định là một “Cọng lau nằm xuống mà rung chuyển đại ngàn“. Không có gì diễn tả hay hơn, câu đó của ai thì mình không nhớ.

“Rung chuyển đại ngàn” tức là rung chuyển cảm xúc. Mình cảm nhận được cái rung chuyển cảm xúc của toàn cõi mạng Việt Nam. Mình có 4.900 bạn bè thôi, nhưng chưa bao giờ mình thấy ai cũng tìm cách nói về ông, về cảm xúc mấy dòng, hoặc trích mấy câu thơ của ông. Mình nghĩ là không ai bảo ai mà tại sao có một nghĩa cử văn hóa như vậy. Sự ra đi của ông, người ta nhìn lại, người ta thấy: Ồ, đây là một món quà của trời, chứ không phải của Phật. Cái chết của ông như là sự trời cho Việt Nam, cho một nhân vật này để thử xem lòng người có tan hoang như mọi người, như chính mình không… Bây giờ mình mới nhận ra cái công lao vĩ đại của thầy, bằng cả cuộc đời,
bằng tr
í tuệ siêu việt của thầy, bằng tình yêu bao la Bồ Tát của thầy – Người ta dùng chữ Bồ Tát cho thầy nhiều lắm. Gần như là thầy đang dần phục hưng lại cái đạo Phật ở trong lòng của dân tộc Việt Nam, như nó đã từng vững mạnh và tốt đẹp.

Trong bài Suy tư về một sự kiện văn hóa“, Tiến sĩ Mạc Văn Trang viết: Trước khi hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ mất, tôi không biết tiểu sử của ông. Nhưng khi Hòa Thượng Tuệ Sỹ viên tịch, trên mạng xã hội trong và ngoài nước tràn ngập những bài viết về ngài. Tôi bỏ công tìm hiểu và thấy nhân cách của ngài, sự nghiệp của ngài đã hoàn toàn chinh phục trái tim và khối óc của tôi: Đây đích thực là một vị chân tu, một trí thức lớn, một nhà Phật học uyên thâm, một nhân cách văn hóa không chỉ của Phật giáo mà của dân tộc.

– Trong bàiNgười cân lại Phật giáo Việt Nam”, võ sư Đoàn Bảo Châu viết: Tôi đã bị chinh phục hoàn toàn bởi chân dung của cố Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Thơ của ngài thật đẹp, thật tinh khiết, thật huyền
ảo lung linh khiến hồn t
ôi đắm say. Cuộc đời tù đày 17 năm chỉ như một phép thử, như một cái phông đen đặc chỉ để nổi bật lên một tinh thần đại dũng của một người
th
ông tỏ về đạo, một tâm hồn cao khiết mà mọi mánh khóe ác độc chỉ như mây khói chờn vờn bên ngoài, chẳng thể tác động đến thế giới bên trong… Phật giáo Việt Nam rất cần những chân dung chói sáng, tinh khiết như ngài Tuệ Sỹ.

– Trong bàiHòa Thượng Tuệ Sỹ là một hình mẫu lý tưởng về người trí thức hiện đại”, nhà nghiên cứu Thái Hạo viết: Với tôi, thầy Tuệ Sỹ trước hết và quan trọng nhất, là một hình mẫu lý tưởng về người trí thức hiện đại. Nếu chỉ biết đến thầy như một nhà tu hành thì có lẽ sẽ là điều khiếm khuyết. Bằng tài năng, trí tuệ, nhân cách và thái độ dấn thân “ngã nguyện vô cùng“, thầy đã thể hiện một chân dung toàn vẹn của người tu sĩ Phật giáo chân chính bên cạnh hình ảnh trí thức và thái độ của một công dân nặng trĩu trách nhiệm với xã hội và dân tộc.

– Trong bài “Tiễn thầy về trời, lang thang khắp cõi hư không“, nhà báo Kim Hạnh viết: Đêm qua tôi thức đọc hầu hết các bài viết trên FB về thầy. Kinh ngạc, mỗi người một
g
óc nhìn đều biết ơn thầy dạy dưỡng dù chưa một lần gặp. Nhiều người là con Chúa sao hiểu và kính quí thầy Tuệ Sỹ sâu sắc đến như vậy. Tôi cũng nhận được một tin nhắn thiết
tha của một bạn trẻ l
à con Chúa: Cô ơi, con muốn đến lễ tang để tưởng nhớ thầy mà con không quen biết ai hết, nếu cô có đi cho con đi theo với…

Tôi nghĩ có viết một trăm trang ở đây cũng không nói hết tấm lòng kính nhớ tiếc thương bậc chân tu trong cuộc quốc tang thực chất
trong t
âm tưởng của người Việt đang diễn ra.

– Trong bàiTuệ Sỹ – Niềm tin không cần thế chấp”, ông Nguyễn Hà Hùng, tạp chí Luật Khoa, viết: Không có chùa to, tên tuổi Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cũng không gắn bó với các đại lễ cầu siêu hay cúng sao giải hạn. Khác với những tên tuổi lớn gây tranh cãi trong “làng” Phật giáoViệt Nam, từ hôm Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, nhiều trí thức Việt Nam suy tôn Hòa Thượng không chỉ là một hành giả chân tu mà còn là một trí thức lớn, một phẩm tính mà sự đóng góp của của ngài là cao tột. Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất của Tuệ Sỹ có lẽ là niềm tin mà Hòa Thượng được nhiều người trao gửi.

– Trong bàiThích Tuệ Sỹ và con đường khác cho Phật tử, Phật Giáo“, blogger Đồng Phụng Việt viết: Cuộc đời
v
à di nghiệp của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ chắc chắn sẽ gợi ý cho nhiều Phật tử, cũng như dân chúng Việt Nam ngẫm nghĩ, so sánh giữa Phật giáo mà Hòa thượng hiến thân phụng sự với Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang theo đuổi đường hướng
“Đạo Ph
áp – Dân Tộc – Chủ Nghĩa Xã Hội”.

Từ những đoạn trích trên đây và hầu hết những bài khác trên mạng, chúng tôi có một nhận định là mọi người ca ngợi thầy Tuệ Sỹ về bản thân của thầy, về những việc thầy làm cho đạo pháp và dân tộc. Từ đó nổi bật lên một điều là mọi người đã nói lên khát vọng tìm đến cái thiện, cái chân của con người trong xã hội đảo điên hiện tại. Chúng tôi vui vì thấy đảng Cộng sản và Phật giáo hội Chủ nghĩa đã không tàn phá được khát vọng của con người muốn sống trong một xã hội an bình với tình người với cái chân, cái thiện. Từ đó, thầy Tuệ Sỹ đã trở thành biểu tượng của cái chân thiện ấy.

Kết luận

Chúng ta biết đảng Cộng sản đã hủy diệt bất cứ ai chống lại họ hay tố cáo chế độ xã hội chủ nghĩa và nói thật về họ. Ở đây chúng tôi xin ghi lại hai thí dụ về sự hủy diệt tàn bạo này.

1. Cuối năm 1997, nông dân Thái Bình đã nổi dậy đấu tranh chống quan cộng sản tham nhũng ở quy mô lớn. Nhà văn Dương Thu Hương cho biết kết quả là sau khi dẹp xong vụ bạo loạn, những
người cầm đầu gồm n
ông dân và bộ đội phục viên cả ngàn người, đã bị bắt giam ở những nhà tù khác nhau và công an trại tù đã dùng tù hình sự thủ tiêu những người này. (Đinh Quang Anh Thái – Ký 2 – Vụ tàn sát đẫm máu các cựu chiến binh nổi dậy tại Thái Bình, Người Việt Books, Hoa Kỳ– 2018,
trg 223)

2. Kịch tác gia Lưu Quang Vũ, người đã được nhiều nhà phê bình coi là nhà viết kịch vĩ đại, một Shakespeare của Việt Nam. Vì trên 50 vở kịch của ông đã nói lên sự thật của xã hội, vạch ra những mặt trái và đòi hỏi sự minh bạch trong cuộc sống
đương thời. V
à trong vở kịch “Ông không phải là bố tôi“, nhân vật trong vở kịch đã nói: “Chúng ta đã trải qua nhiều thời kỳ, từ đồ đá đến đồ đồng, đồ sắt… nay thì đã đến thời kỳ đồ đểu”. Lưu Quang
Vũ đ
ã dùng kịch nói lên sự thật như thế nên đã bị đảng dàn dựng tai nạn xe hơi giết Lưu Quang vũ và vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh cùng con gái của ông bà năm 1988, khi hai ông bà trên đường từ Hải Phòng về Hà Nội.

Từ đó chúng tôi có một câu hỏi là tại sao đảng Cộng sản để thầy Tuệ Sỹ sống trọn đời? Năm 1988 họ không bắn được thầy Trí Siêu và thầy Tuệ Sỹ vì áp lực quốc tế. Nhưng trong nhà tù 14 năm, rồi ra tù chỉ một thân một mình mà họ vẫn để thầy sống. Đó là điều kỳ diệu.

Bây giờ chúng tôi muốn nói với những người lãnh đạo đảng Cộng sản là năm 1988, nếu tử hình hai thầy Trí Siêu, Tuệ Sỹ thì các ông chỉ tốn hai viên đạn giá mấy đồng, nhưng các ông đã hủy diệt hai bộ óc mà cả trăm năm dân tộc may ra mới có được một hai người. Tuy mất 14 năm
trong t
ù, nhưng hai thầy vẫn sống, vẫn còn thời gian để làm giàu cho văn hóa dân tộc, nâng cao văn hiến Viêt Nam. Đảng Cộng sản để thầy Tuệ Sỹ sống và thầy đã trở thành một biểu tượng nói lên khát vọng của dân Việt dưới chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng sản.

Không hiểu những người lãnh đạo đảng Cộng sản có thấy khát vọng này và có thấy cái chân thiện của thầy Tuệ Sỹ hay các ông hối tiếc là đã để cho tên phản động Tuệ Sỹ sống?

Việt Dương