Cù Mai Công: Một góc tết Sài Gòn – Gia Định xưa: Ông Tạ thuở ấy, trước Tết là một trời vui

… Đã là một thói quen của hơn 70 năm (từ 1954 đến nay) trên vùng đất mới, trên quê hương mới của bao thế hệ Ông Tạ, từ trung tuần tháng Chạp, những sạp lá dong, khuôn gỗ gói bánh chưng lại thấy xung quanh trường Tân Bình (trước 1975 là trường Thánh Tâm).  Từ sáng sớm, đã thấy dưa hành, kẹo lạc Quế Hương, giò chả…

Đọc thêm

Trịnh Y Thư: Khuất Đẩu: Đi tìm bóng mình trong cơn lũ cuồng nộ của lịch sử

1. Tình cờ tôi được một người bạn cho mượn tập truyện nhan đề Người giữ nhà thờ họ và những truyện khác của nhà văn Khuất Đẩu. Tập truyện do nhà Ý Thức xuất bản năm 2009 gồm hai truyện vừa Người giữ nhà thờ họ, Huyền Trân công chúa, và một số truyện ngắn. Đọc xong tập truyện, tuy muộn màng, nhưng tôi vẫn muốn viết…

Đọc thêm

Thơ Thy An, Cao Vị Khanh

Hư ảo tàn năm chiều xô dạt thác ghềnh lung lay tâm thức  lá phong đầy lối nhỏ nhìn lại tóc người thêm bạc hồ nước trong hiện bóng mây trời kể lể phân vân ngoảnh mặt đi phố đã lên đèn đóm lửa bên đường heo hắt bình yên qua phố vắng niềm hư ảo tàn năm  bầu trời chở nỗi buồn theo gió rơi trên áo…

Đọc thêm

Đào Như: “Mùa Xuân đầu tiên”

Thân gửi Phạm Hữu Đạo & Trương Vũ Vào một sớm mai thức sớm, ông già ngâm nga câu hát “Rồi dìu dặt mùa Xuân theo én về, mùa bình thường mùa vui nay đã về…” Nhìn qua khung cửa, mặt hồ Michigan mênh mông băng giá, gió và tuyết, ông già nói một mình, mới đó mà đã gần năm mươi năm, mùa Xuân trong suốt 49 năm…

Đọc thêm

Uyên Nguyên: Ngôn Ngữ và Văn Hóa: Tầm Quan Trọng của Xuất Bản Việt

Xuất bản, dù trong thời đại nào vẫn luôn là biểu tượng cho khả năng sáng tạo, bảo tồn và truyền đạt của nhân loại. Không đơn giản chỉ là một phương tiện giao tiếp hay một ngành công nghiệp, xuất bản là nhịp cầu nối liền trí tuệ của con người qua các thế hệ, là nơi tinh thần, khát vọng và văn hóa được lưu giữ…

Đọc thêm

Song Thao: Bọ ngựa

Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: tại sao vậy? Chắc đó là tâm trạng của người tuổi sắp hết đếm số, tiếc nuối những khi còn cắp sách tới trường. Cắp sách tới trường không phải là chuyện…

Đọc thêm

Thơ Quảng Tánh Trần Cầm: Vô Đề

vô đề  1.   cuối năm trong ngôi nhà vắng  nằm nghe thằn lằn chắc lưỡi  đưa tay chào buổi chiều  trời như qua cơn mưa vội  bất chợt thấy khung hình trống không  ai đã vượt thoát thời gian?   2.   ngôi nhà cũ  cặp bình xưa  ngày sụt sùi vắng lạnh  nhang tàn hư ảo ẩn nấp  bên này giấc mơ đi lạc  gặp lại tôi giữa ban…

Đọc thêm

Đặng Tiến (Thái Nguyên): Mẹ

Nói về Mẹ thì bao giờ cho hết… Nhà mình ở Phú Thọ nên gọi mẹ là “bầm”. Tiếng gọi ấy mình không bao giờ thay được. Khi đã trưởng thành, có con mình cũng không gọi là “bà” theo kiểu người Việt được.  Tiếng “bầm” theo mình suốt đời. Khi mẹ mình qua đời chị em chúng mình nhất loạt kêu khóc “bầm ơi!”.  Tuy vậy trong…

Đọc thêm

Hoàng Thị Bích Hà: Một nữ lưu xứ Huế với truyện Kiều

Bút danh Ninh Giang Thu Cúc có lẽ bạn đọc miền Nam từ năm đầu thập kỷ sáu mươi thế kỷ XX cũng đã từng biết tới. Miền đất sông Hương núi Ngự đã góp phần hun đúc, nuôi dưỡng hồn thơ, mạch văn của tác giả. Mảnh đất Quy Nhơn, Bình Định là nơi chị cống hiến hết mình với lao động nghệ thuật, nghiên cứu, biên…

Đọc thêm

Đinh Quang Anh Thái: Đọc Bút ký “Những Con Người Những Bóng Ma” của Nam Dao

Nam Dao tên thật là Nguyễn Mạnh Hùng. ông là giáo sư kinh tế của trường Đại Học Toronto, Canada và nay đã nghỉ hưu. Ông tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới như: Harvard, Paris, Sorbonne, Toulouse, Montpellier, Paris10, National Australian University, University of New South Wales… Nam Dao cũng là tác giả của nhiều nghiên cứu và từng được…

Đọc thêm

Thơ Đặng Tiến (Thái Nguyên): Vô Đề

VÔ ĐỀ 1. Tôi nhớ day dứt bài ca dao không rõ có từ hồi nảo hồi nào“Ông nỉnh ông ninhÔng ra đầu đình ông gặp ông nảng ông nangÔng nảng ông nangÔng ra đầu làng ông gặp ông nỉnh ông ninh”Trời ơi!Buồn nhức nhốiBuồn nhức xươngQuẩn quanh u tốiLàngXãThônÔng nỉnh ông ninh ông nính ông nịnh ông nìnhCả một đời trăm năm trăm tuổi bách niên đại…

Đọc thêm

Phạm Công Luận: Lụy quê hương

Hồi tôi còn nhỏ, trong nhà có một đôi giày bốt đờ sô cũ của lính còn nguyên vẹn. Mỗi lần sắp tết, anh em tôi dọn dẹp nhà lại thấy đôi giày đó, bèn lôi ra từ gầm giường để lau bụi. Má tôi có lần bảo: “Đôi giày cũ không dùng, bỏ cho rồi!” Ba tôi: “Để đó cho tui!” “Để làm chi vậy ông, giày…

Đọc thêm

Phạm Công Luận: Thiệp Tết, món quà dĩ vãng

Trong số những món đồ kỷ niệm vụn vặt mà tôi lưu giữ trong một chiếc hộp, có sự hiện diện của những tấm thiệp. Bên cạnh những tấm thiệp Noel in ấn rất đẹp của nước ngoài có gắn mạch điện tử để phát nhạc nay đã không dùng được, tôi thích ngắm lại những tấm thiệp xuân. Những tấm thiệp từ những cái tết đã xa…

Đọc thêm

Truyện ngắn Ngu Yên: Yểu Điệu Tôn Nghiêm

Khang mân mê khẩu súng nhỏ nằm gọn trong lòng tay. Khẩu súng chỉ có hai viên đạn, kiểu dành riêng cho các quí tộc Pháp phòng thân. Tiếng ông ngoại trở về trong trí. _ “Khang, năm nay con lên đại học, đi xa nhà, ông ngoại cho con khẩu súng này để tự vệ. Bản chất con yếu đuối, cảm giác lạnh của sắt sẽ giúp…

Đọc thêm

Thơ Thy An, Nguyễn Hoàn Nguyên

Nỗi niềm cuối năm nỗi niềm đè nén trong chiếc lon sắt màu đỏ kêu leng keng ngày cuối năm bình an lấy từ cây cỏ len vào vu vơ tâm thức  lang thang như tờ lịch nằm im thiên thu đi qua những con tàu  thành phố lên đèn khêu gợi người con gái khỏa thân trong tranh hát bài thơ mong manh như đêm hát cùng…

Đọc thêm

Sử thi Énéide, thi hào Virgile (70-19 trước JC) – Kiệt tác thời Đế quốc La Mã (Bài 10)

THI CA KHÚC X TÓM LƯỢC : Hội Đồng các Thần Olympe, Jupiter không tán thành các Thần can thiệp vào cuộc chiến xảy ra trên mặt đất. Vénus và Junon bảo vệ trái ngược nhau quyền lợi bên mình được che chở. Jupiter quyết định từ đây trở về sau, để cho con người tự bảo vệ sự may mắn của mình, Số Phận định đoạt con đường….

Đọc thêm

Huệ Đan: Ánh Sáng Dưới Tán Bồ Đề: Hành Trình Giác Ngộ qua Dòng Văn Học Thế Giới

Trong không gian lặng yên dưới tán cây Bồ Đề[1], nơi đất trời hòa quyện, ánh sáng giác ngộ bừng sáng soi rọi vào những góc tối sâu kín nhất của tâm hồn con người. Siddhartha Gautama[2], sau 49 ngày thiền định không gián đoạn, đã đạt đến sự thấu hiểu tuyệt đối – trạng thái Bodhi. Khoảnh khắc này vừa là bước ngoặt của lịch sử tâm…

Đọc thêm

Nguyễn Hữu Nghĩa: Về bài thơ phổ nhạc Khúc Thụy Du

Có những bài thơ, đầy cảm xúc, sau khi được soạn thành ca khúc, nó biến dạng, trở thành một thứ cảm xúc khác, trong một hoàn cảnh khác, và vẫn cứ hay. Đó là trường hợp bài thơ “Khúc thuỵ du” của Du Tử Lê (Lê Cự Phách, 1942-2019) viết năm 1968. Đó là một bài thơ thời thế thảm khốc, biến thành một bài nhạc tình,…

Đọc thêm

Truyện ngắn Nguyễn Hiền: Ván bài đầu năm

Cuộc đỏ đen đầu năm kéo dài đến nửa khuya bắt đầu tỏ ra uể oải. Khải đã rửa đít (1) ngay từ khi rút lá thứ ba. Lá thứ tư mang suốt lủng đến cho Tùng, phá tan chút hy vọng nhỏ nhoi cuối gầy dựng lại cơ đồ đã sụp đổ đến tận nền móng. Con chín cơ bị vật ra, phơi chín bệt son môi…

Đọc thêm

Chùm Thơ Năm Mới nhiều tác giả, Lê Minh Hiền chuyển ngữ

1. NGUYỆN CẦU ĐẦU NĂM  By Jackie Kay  Hãy nhớ cho, thời khắc giao thừa khi tương lai xuất hành như một tờ giấy trắng tinh  một cuốn lịch xinh xinh, một cơ hội mới toanh. Trên lớp tuyết trắng dày Em nguyện cầu cho những dấu chân trinh nguyên rồi nhìn chúng biến đi cùng cuồng phong nồng nhiệt. Chuốc đầy ly rượu! Cho chúng mình đây!…

Đọc thêm

Phạm Xuân Nguyên: Võ Phiến “Trông lên chỉ gặp bầu trời là quen

Tôi nhớ mãi một bài báo đọc được trên tạp chí Bách Khoa trong quá trình tìm hiểu về văn học miền Nam trước 1975. Bài báo nói chuyện những địa danh ở miền Nam Bộ lại luôn mang tên người, những thôn ấp kênh rạch được gọi là xóm Ông Đồ, ấp Trùm Thuật, sông Ông Đốc, ngọn Ông Trang, rạch Biện Nhan, núi Bà Đen… Núi…

Đọc thêm

Truyện ngắn Tiểu Lục Thần Phong: A Sìn

Trời nắng chang chang, thỉnh thoảng từng cơn gió bụi bốc lên bay rát cả mặt, dòng xe máy xình xịch chạy như mắc cửi trên đường. Hai bên lề đường có cả mấy mươi tiệm vịt quay, heo quay, những con vịt quay vàng ươm, có con thì da sậm màu hơi ngả nâu tất cả đều béo nhẫy mỡ, treo tòng teng trong tủ kiếng trông…

Đọc thêm

Nguyễn Nguyên: “Quần-đảo-tráo-tên”, không thể đọc một lần!

Đó là thực tế khi tôi tiếp cận trường ca thời sự Quần-đảo-tráo-tên, từ thời điểm đọc từng phần cho đến lần đọc liền mạch trọn vẹn. Cần nói rằng, không chỉ một lần mà còn phải đọc chậm, nhất là có thể phải đọc nhiều lần.  Với tôi may mắn là ấn tượng thi hứng, thi pháp gợi mở từ lần xem đầu tiên vẫn được duy…

Đọc thêm

Trang thơ cuối năm: Thy An, Quảng Tánh Trần Cầm, Nguyễn Hàn Chung, Đặng Tiến (Thái Nguyên), Nguyễn Vĩnh Long, Huỳnh Liễu Ngạn

Cuối năm 2024 một bao hành lý lăn theo triền núi rơi xuống đồng bằng vỡ tung văng xa một túi thi ca  ngổn ngang văn tự trên vai đẫm ướt  gánh chữ thương lòng một chút ruộng đồng lúa thơm hạt nhỏ da nhăn gân nổi nhớ mãi phù sa  một tiếng hoan ca  từ giã năm tàn chợt nghe thật nhẹ tình yêu thiết tha… thy an…

Đọc thêm

Thơ Hoàng Xuân Sơn: Ban sơ

ĐƠN VỊ GỐC Anh đứng mù một góc Khi nắng đã qua đời Sao em thấy anh được Ngoài trời tuyết đang rơi Tuyết trắng như thường lệ Như da trắng em cười Trên triền dốc hoán vị Người già rụng đôi mươi Như cây cành nhát gió Sợ cả bóng quang thiều Thu hồi một sinh vật Qua rồi mùa ái yêu Chầm chậm. từng lỗ thủng…

Đọc thêm

Đỗ Quyên: Quần–đảo–tráo–tên (Kỳ 6)

Quần-đảo-tráo-tênTrường ca thời sự CHƯƠNG KẾT BỜ NAM CẢNG BIỂN TẬP KẾT  (Điệp khúc) … Bạn đã nghe về hai trận hải chiến xa xưa?  Bạn đã biết ai đã thua cả hai lần giữ đảo? [1] Trường ca này không thể không viết! [2] … Mỗi dăm chục hải lý đất liền ta lại nghĩ       ta lại tích Gần như là thật không nói cho đẹp hành hương…

Đọc thêm

Truyện ngắn Tiểu Lục Thần Phong: Khù khờ thi tứ

Thế là gã tỉnh ra, tỉnh hẳn như người lim dim chợt thấy kẻ trộm vào nhà, tỉnh tợ như chơi xì ke vừa vã thuốc gặp cảnh sát. Nói theo lối thiền gia thì gã ngộ, đã một thời gian dài gã cứ thấy cái gì ngộ ngộ là vác, giờ thì khác rồi, không vác nữa nên ngộ hay là ngộ mà không vác nữa thì…

Đọc thêm

Uyên Nguyên: Hợp Lưu: Biểu tượng văn chương hải ngoại và di sản Khánh Trường

Giữa những biến thiên khắc nghiệt của lịch sử, văn học Việt Nam hải ngoại vươn lên như một dòng chảy bất tận, mang theo cả nỗi đau ly hương và khát vọng tái sinh bản sắc. Trong bức tranh đó, Hợp Lưu nổi lên không đơn thuần chỉ là một tạp chí, mà chính là một hiện tượng văn hóa độc đáo, nối kết những dòng chảy…

Đọc thêm