Hoàng Đình Tạo: Burma – tranh đấu và chiến đấu trong âm thầm vì tự do dân chủ

Hình: Cố vấn Nhà nước bị phế truất Myanmar Aung San Suu Kyi (trái) và Tướng Min Aung Hlaing (phải), người đã cai trị Myanmar với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước và Thủ tướng sau khi nắm quyền trong cuộc đảo chính tháng 2 năm 2021.

BỐI CẢNH 

Trước hết, tên gọi của quốc gia này cần phải được gọi sao cho đúng? Cách gọi vẫn còn là vấn đề tranh cãi và bất đồng; đặc biệt là tình trạng hiện nay, nó còn xác nhận chính đáng tính của hai cách dùng: Burma hay Myanmar?

Cả hai tên cùng xuất xứ từ Miranma hay Miramma là nguyên thuỷ của đa số dân Burmeses. Chữ này đa số cũng cho rằng xuất phát từ tiếng Sanskrit: Brahma Deshu, nghĩa là “Land of Brahma”.

Từ khi độc lập, tên nước được thay đổi nhiều lần, kể cả Anh ngữ. Đến năm 2021 giới quân phiệt đổi Burma thành Myanmar.

Nhưng tên gọi vẫn còn là sự thách đố, vì những chiến binh các sắc tộc, những nhóm tranh đấu chính trị chống lại độc tài toàn trị, cũng như đại đa số quần chúng dùng tên Burma là truyền nhân của sự hợp pháp, thẩm quyền và chính đáng tính, họ không muốn dùng Myanmar.

***

Đất nước Burma quả là một quốc gia quá nhiều sắc tộc kết hợp lại. Duy chỉ tôn giáo là Phật giáo chiếm 90% kết hợp họ với nhau.

– Kachin  :     12 nhóm sắc tộc 

–  Kayah   : 9 nhóm sắc tộc 

–  Kayin     : 11 nhóm sắc tộc 

–  Chin       :  53 nhóm sắc tộc. 3% dân số.

–  Burmar   : 9 nhóm sắc tộc. 68% dân số.

–  Mon        : 1 nhóm sắc tộc. 2% dân số.

–  Rakhine  : 7 nhóm sắc tộc. 4% dân số.

–  Shan       : 33 nhóm sắc tộc. 9% dân số.

Tổng cộng là 135 nhóm sắc tộc.

Số người theo Phật giáo là 90%

                          Công giáo và Tin Lành 6%

                           Hồi giáo 2%

                            Ấn giáo  0,5%

  Burma có diện tích 676 ngàn km2

  Dân số 57 triệu người. 80% sống ở châu thổ Mandalay và Rangoon.

  Thủ Đô là Nay Pyi Taw.

  GDP: 277,7 billion (PPP). Per capita:5,700 US dollar 

 ***                  

Burma là thuộc địa của Anh, từ 1885 – 1948. Đến thế chiến 2 thì bị Nhật Bản chiếm. Sau đó, dưới sự lãnh đạo của tướng Aung San (thân phụ bà Aung San Suu Kyi) Burma đã giành được độc lập,  và ký “Burma Independence Act 1947”. Nhưng rủi cho ông và cũng rủi cho Burma là ông và nhiều người trong nội các bị ám sát vào tháng 7/1947. Lúc bấy giờ ông là Chủ Tịch Hành Pháp. Bây giờ người dân Burma vẫn còn tưởng niệm biến cố ấy hàng năm.

Năm 1962 quân đội làm đảo chính. Đặt Burma dưới sự cai trị của “Burma Socialist Program Party”. Đến ngày 8 tháng 8 năm 1988 thì có cuộc nổi dậy chống lại chính quyền quân sự. Gọi lả cuộc nổi dậy 8888.Nhưng sau đó 2 năm, giới quân sự không chịu chuyển giao quyền hành cho dân sự như đã hứa. Năm 2011 chính quyền quân sự bị giải tán, sau kỳ tổng tuyển cử tự do 2010, Burma có chính phủ dân sự. Tù nhân chính trị được thả, trong đó có bà Aung San Suu Kyi. Nhờ vậy Burma không còn bị chế tài và cấm vận. 

Đến năm 2020, tổng tuyển cử, đảng của bà Aung San Suu Kyi và liên minh nắm đa số tuyệt đối ở Quốc hội.

Nhưng ngày hôm trước lễ tuyên thệ, quân đội đã làm một cuộc đảo chính. Tức là ngày 1/2/2020, dưới sự điều động của tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư Lệnh quân đội Tatmadaw. Và bắt giữ bà Aung San Suu Kyi cùng những người thân cận.

Quốc Hội Burma trước khi đảo chính 
Quốc Hội Burma sau khi đảo chính

Liền sau đó, người dân Burma xuống đường biểu tình phản đối. Nghiệp đoàn đình công. Trường học và bệnh viện đóng cửa. Cả nước bất tuân dân sự. Taxi không lái, hàng quán, chợ đóng cửa.  Trường học các cấp đều đóng cửa. Đại học thì bãi khóa. Tất cả mọi người đều ở trong nhà. Vận dụng Internet để liên lạc và cổ động. Không phục vụ quân đội cũng như không sử dụng những dịch vụ của quân đội. 

Biểu tình phản đối chế độ quân phiệt ở ở Hledan, Myanmar, 2021

Dùng bài hát “Kamta Ma Kyay Buu” rất phổ biến trong thời kỳ 8888 nổi dậy. 

Mục đích: Đòi hỏi Tướng Min Aung Hlaing từ chức; Thả tù chính trị, trong đó có bà Aung San Suu Kyi và ông Win Myint cùng các đảng viên cao cấp của National League for Democracy; Công nhận kết quả tổng tuyển cử 2020; Phục hồi lại chính phủ dân sự; thiết lập chế độ Liên Bang Dân Chủ; Bãi bỏ Hiến Pháp 2008.

Kết quả là chính quyền quân sự đã cắt Internet, điện thoại. Hoãn bầu cử vô hạn định; và ban bố tình trạng khẩn trương cho đến tháng 2/2024.

Cho đến 23/5/2021 đã có 95 ngàn người tỵ nạn, và 25,489 người bị tù.

4,273 người biểu tình bị chết, bên cạnh đó là 47 cảnh sát và 7 quân nhân bị chết.

Từ đó nổ ra nội chiến 

Bản đồ nội chiến Myanmar (2021–nay)

Cho đến 6/ 2022 thì đã có 20 ngàn người chết, và 700 ngàn người dời chỗ ở.

Tháng 6/2021 Tồ Chức Võ Trang Các Sắc Tộc và Lực Lượng Phòng Vệ Nhân Dân đã bùng nổ lên dùng võ lực để đáp trả lại sự đàn áp tàn bạo của quân đội đối với những người biểu tình ôn hòa.

A. NHỮNG CHIẾN DỊCH LỚN CỦA PHE NỔI DẬY 

1- Chiến dịch 1027 ở Bắc Shan

2- Chiến dịch Taungthananm; Madaya Township (Mandalay)

3- Chiến dịch 1107 & 1111 ở Kayah

4- Chiến dịch tấn công 12/2023 

Quân đội phải nhờ đến Trung cộng dàn xếp để có hội nghị. Nhưng khi vào họp chừng 10 phút, thì Three Brotherhood’s Alliance bỏ ra ngoài và tuyên bố tiếp tục chiến đấu.

Quân đội bị quốc tế lên án tội phạm chiến tranh, giết người, hiếp dâm, bạo hành, đốt nhà. Cướp tài sản của đối lập. Đe dọa. 55 ngàn cơ sở của dân chúng bị phá hủy.

Năm 2022 có 8 triệu trẻ em không đến trường.  13 ngàn trẻ em bị giết. 1,3 triệu dân phải bỏ nhà cửa ruộng vườn. 17,6 triệu người cần giúp đỡ nhân đạo.

 Khu vực xung đột võ trang ở Burma

B. CHIẾN THẮNG LAUKKAING

Arakan Army thuộc vùng Rakhine phía Tây Burma. Three Brotherhood’s Alliance đóng ở ngoài Shan state, đã chiếm 80 cứ điểm, phá 220 chốt và vài thị trấn. Đã bao vây thành phố này nhiều tháng. Tất cả là 7 tiểu đoàn và cả ngàn lính. Cùng phá hủy 300 cơ sở scam của Trung cộng, và đã 40 ngàn người làm việc phạm pháp này về lại Trung Cộng.

Ta’ang National Liberation Army, Mandalay People’s Defense Force, và Myanmar National Democratic Alliance Army, đã hợp tác với các lực lượng võ trang trên, bắt giữ 6 trung tướng, 2,389 binh lính đầu hang, cùng với 1,601 gia đình của họ. Và đã gởi tất cả về quê quán. (không cho đi cải tạo!).

Các lực lượng nổi dậy này cũng thâu tóm khoảng 300 cứ điểm, 10 thị trấn, và các đường giao thông buôn bán. Hiện nay, quân đội chỉ kiểm soát được 1/4 thành phố và thị trấn: 72/ 330.

Bản đồ mới nhất, màu xanh lá cây là vùng kiểm soát của lực lượng nổi dậy 

Giới bình luận cho rằng chiến thắng này là cái phao cho phe dân chủ và là tảng đá lớn cột vào cổ cho phe quân đội.

Nhân dân Burma tuy chiến đấu trong âm thầm, nhưng họ không thất vọng. Vẫn kiên nhẫn, tuy không được tiếp vận tiền và võ khí của khối tự do. Và trời đã không quay lưng với họ.

Bản đồ các lực lượng chống chính quyền đạt được trong Chiến dịch 1027 và Taungthaman tính đến ngày 9 tháng 1 năm 2024

C. NHỮNG CÁI NHÌN TỪ THẾ GIỚI 

Trong khi đó chúng ta thử phân tích xem các cường quốc và lân bang đã tính toán gì?

  1. Trung Cộng 

Trung Cộng  được cho là “người muôn mặt”, liên lạc cả hai bên. Thập niên 60-70 Trung Cộng giật dây cho các nhóm thiểu số gần biên giới nổi dậy, theo đuổi tư tưởng Mao.

Đến 2016, Trung Cộng hứa đàm phán hòa bình, bằng cách ép các nhóm nổi dậy vào bàn đàm phán. Trung Cộng đưa quân ra kiểm soát biên giới. Và hứa giúp 3 triệu dollar để tổ chức. Nhưng chính phủ Burma nghi ngờ “thiện chí” của Trung Cộng.

Gần đây hơn, từ khi quân đội đảo chánh, Trung Cộng và Nga đã hỗ trợ chế độ quân phiệt. Trung Cộng gởi đặc sứ sang thương thuyết, để Myanmar rút 30 tiểu đoàn về tấn công phe tranh đấu. Và Trung Cộng bán 250 triệu dollar vũ khí. 

Ngoài ra, Trung Cộng còn nhắm tới trong “một vành đai, một con đường” mở ra một con đường thông ra vịnh Bengal cho phía tây lục địa, đầy khí đốt và dầu lửa

(https://chinaobservers.eu/chinas-involvement-in-myanmar-amid-deepening-ties-between-china-and-asean-countries/)

  1. Ấn Độ 

Giúp chính quyền huấn luyện, õ khí và chiến thuật. Thao dợt quân sự và kiểm soát biên giới. Ấn đứng hạng thứ 4 về xuất cảng sang Burma và hàng thứ 5 nhập cảng từ Burma.

Tuy Myanmar bị cấm vận, nhưng những công ty bán võ khí của Ấn cho Myanmar chỉ là bình phong của chính phủ Ấn.

  1. Pakistan

Từ năm 1948-1950 Hồi đã gởi viện trợ cho nhóm thánh chiến ở Rakhine. Năm 1950 Hồi cảnh cáo Burma nên đối xử với người hồi giáo tử tế. Tổng thống Burma bấy giờ là U Nu đã gởi một đặc phái viên người hồi giáo sang thương thuyết. Hồi quốc đồng ý ngừng viện trợ cho nhóm thánh chiến. Năm 1954, người đứng đầu bị bắt và trao trả cho Burma.

Tuy nhiên, theo International Crisis Group cho biết (14/12/2016) nhóm Arakan Rohingya Salvation Army đã có mối liên hệ với Arab Saudi và Hồi quốc qua việc tư nhân tặng dữ. 

Và quân đội Afghanistan và Hồi quốc đã bí mật huấn luyện cho người Rohingya chiến đấu.

Và tháng 9/2017  nguồn tin của Bangladesh cho biết hợp tác giữa tình báo Hồi quốc và nhóm Rohingya “cực kỳ cao độ”. 

  1. Nga

Năm 2013 hai phai đoàn quân đội hai nước đã gặp nhau tại Naypyidaw, đã thoả thuận hợp tác với nhau chặt chẽ về trao đổi kỹ nghệ quân sự. Nga hứa sẽ viện trợ thêm về vũ khí và huấn luyện. Nga đã huấn luyện 50 phi công. Hlaing đã thăm Nga vài lần và được Putin tiếp riêng. Hlaing đã ủng hộ Putin xâm lược Ukraine.

  1. Thái Lan

Nhiều lần ủng hộ phe nổi dậy và phản đối phe cầm quyền quân sự; và Thái cho phép chuyển vũ khí ở vùng biên giới cho phe nổi dậy. Nhưng đến năm 1995, Thái không cho phép chuyển nữa, sau khi ký thoả ước kinh tế với Burma.

Hiện nay Thái là đồng minh cột trụ của chế độ quân sự Myanmar. Sau khi Thái tổng tuyển cử 2023, Tổng thống mới của Thái ủng hộ cho một sự ngưng bắn toàn quốc Burma.

  1. Singapore 

Ban đầu muốn tách biệt kinh tế và chính trị, đã lên án dùng võ lực đàn áp dân thường, không công nhận chế độ quân sự. Nhưng từ 2021-2023, đã xuất cảng 250 triệu dollar võ khí cho Myanmar.

  1. East Timor 

Vì cùng cảnh ngộ giành tự do, nên đồng cảm sự đau thương của những người nổi dậy, và chống lại quân phiệt.

  1. Asian

Đã blocked hội viên Myanmar, ghế vẫn để trống từ 2021 cho đến nay. 

Brunei, Nam Dương, Mã, Phi, Singapore lên án chế độ quân phiệt (https://www.jstor.org/stable/45231112?seq=4)

  1. Hoa Kỳ, Canada, UK, EU

Cũng chế tài và cấm vận nhưng chỉ chiếm 13% nên không hiệu quả mấy.

Hoa Kỳ trước kia có giúp tàn quân Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch chạy sang trốn. Hoa Kỳ, tiếp tế nhân đạo qua ngã Thái Lan cho đến 1953; sau khi bốc khoảng 7 ngàn lính TH / QDĐ về Đài Loan.

  1. Việt Nam

Lên tiếng ủng hộ sự canh tân quân đội của Myanmar. Đã cung cấp đạn dược và võ khí hạng nặng. Quân đội Myanmar có sang Việt Nam học hỏi về kỹ thuật tác chiến và chiến thuật.

E. VẤN ĐỀ ROHINGYA

Từ năm 1948, tức là Burma bắt đầu độc lập, đến nay có nhiều cuộc xung đột trầm trọng giữa Rohingya và Phật giáo Theravada.

Người Rohingya ở bang Rakhine

Hồi giáo ở Burma năm 1921 khoảng 500 ngàn tín đồ. Vì đa số người Hồi giáo là người Ấn Độ (tuy hồi giáo ở Burma khác với hồi giáo ở Ấn Độ). Người Miến Hồi, người Ấn Hồi và người Ấn Hindu được gọi chung là “Kala”, coi như “ngoại kiều “.

  1. Sau thế chiến thứ nhất, nhiều vụ tranh nhau công việc làm ăn giữa dân Ấn và Miến, nhất là vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới.

22/5/1930 khuynh hướng chống Ấn đã gây bạo loạn ở hải cảng Yangoon. Sau công nhân Ấn ở hải cảng đình công. Người chủ hải cảng thuê người Miến. Nhưng sau đó, người Ấn điều đình với chủ, và hai bên thoả thuận công nhân Ấn trở lại làm việc, và sa thải công nhân Miến. Từ đó phát sinh ra xô xát. Khoảng 200 công nhân Ấn bị giết chết và thả trôi trên sông, và chừng 2000 người bị thương. Từ đó, bạo động lan rộng khắp nước nhắm vào Ấn và Muslim.

Chiến dịch “Burma of Burmeses”, được khích động qua báo chí sau khi 3 vị sư bị thương. Người Miến đã phá hủy 110 mosques, 1000 người bị thương, và 200 người bị chết.

  1. Dưới thời đô hộ của Nhật, đã cho phá huỷ các đền thờ hồi giáo của người Hoa, vì được TH / QDĐ hậu thuẫn là nơi chống lại Nhật. 

Và khoảng 40 ngàn người Rohingya chạy trốn, sau khi bị Nhật tàn sát.

  1. Sau khi đảo chánh năm 1962, tướng Ne Win đã thay đổi toàn bộ tình trạng người Rohingya.

Ne Win không cho đi lính, không cho mở tiệm, sở hữu nhà đất, ruộng vườn. Không cho lập cộng đồng riêng, mà được tách nhỏ sống chung với cộng đồng phật giáo. Không cấp quốc tịch. Giới hạn về giáo dục.

  1. Ngày 16/3/1997

Một tin đồn rằng một phụ nữ phật giáo bị một người đàn ông hồi giáo hãm hiếp. Thế là cả ngàn sư sãi la to chống hồi giáo và xông vào các tiệm quán, nhà ở của người hồi giáo, đập phá, đốt, hành hung, cướp của, kể cả các đền hồi giáo.

  1. Mandalay bạo loạn, 1997.

Khi phục hồi tượng Phật bằng đồng, thì thấy nó bị bể một lỗ. Tương truyền rằng trong tượng này có một viên hồng ngọc, ai giữ nó thì sẽ chiến thắng trong chinh chiến. Viên hồng ngọc nay không thấy nữa, và có vết lỗ thủng. Thế là các phật tử cho rằng người hồi giáo đã đánh cắp. Và bạo loạn xô xát đã xảy ra.

  1. Chống hồi giáo ở Taungoo, 2001

Bị khích động bởi tượng Phật trong vách núi ở Afganistan, Taliban đã cho nổ mìn phá vỡ, tuy là các quốc gia trên thế giới lên tiếng bảo vệ và UNESCO cũng cảnh cáo.

Khoảng 200 người hồi giáo bị giết, 11 đền thờ bị san bằng, và phá huỷ khoảng 400 căn nhà.

  1. Rakhine State 2012

Khoảng 160 người Hồi giáo và Rakhine bị giết vì lý do tôn giáo.

Vì phật giáo sợ Rohingya kết hợp với người Rakhine sẽ đẩy phật giáo xuống thành thiểu số.

  1. 8 /2017 “Clearance Operation” của chính quyền quân đội.

Người ta ước tính khoảng 18 ngàn đàn bà và con gái bị hãm hiếp; 36 ngàn người bị ném vào lửa.

  1. 1 / 9 / 2017 Rohingya nổi dậy.

Theo chính quyền quân sự thì 370 người chết, và 13 nhân viên an ninh.

Nhưng Liên Hiệp Quốc thì cho rằng khoảng 1000 người chết.

Chính phủ dân sự cũng như quân sự ở Miến, họ vẫn xếp người Rohingya là “ngoại kiều” Bangali. Họ không muốn dùng chữ này, Arakan, vì Arakan là một quốc gia độc lập kéo dài từ Đông Dương đến vịnh Bengal trong quá khứ lịch sử Burma. Và cái tên gọi đó có chủ đích là ly khai.

Theo tờ Economist thì, chính nhà nước quân đội muốn khai thác thêm để lấy hậu thuẫn và tính chính đáng, không muốn ngăn chặn.

Tóm lại, Những năm 40-50 người Rohingya đã có những cuộc nổi dậy chống chính quyền trung ương. Và được Trung cộng xúi giục và hỗ trợ, mang màu sắc Maoism. Đã thiểu số mà còn đòi làm vua, nên cái giá phải trả cho sự sai lầm nay nó vượt quá tầm tay. Người Rohingya đến nay khoảng 10 ngàn bị chết, 300 làng bị đốt phá, 700 ngàn tỵ nạn ở Bangladesh, Thái cưu mang 90 ngàn, Ấn 21 ngàn, và một số ít ở Nepal và Nam Dương. 

Người tị nạn Rohingya trong trại tị nạn ở Bangladesh

Nhìn từ trên không ngôi làng Rohingya bị đốt cháy ở bang Rakhine, Myanmar – tháng 9 năm 2017

Tuy nhiên chúng ta cũng phải lên án chế độ quân sự toàn trị, quá tàn ác và khai thác người Rohingya như dê tế thần cho chủng tộc và tôn giáo. Cách hay nhất là người Rohingya kết hợp với các phong trào tranh đấu và chung chiến hào chiến đấu giành tự do dân chủ với các nhóm sắc tộc khác. Từ đó sẽ giảm được sự thù hận trong quá khứ và tương lai. Và cũng nên từ bỏ những mộng dã tràng, bắt tay hoà nhịp và xây dựng Burma.

Hoàng Đình Tạo