Trần Doãn Nho: Nỗi Huế (P.4)

Chùa Thiên Mụ, Huế

8.  Nhân vật

  • Một trong những người không chứng kiến cảnh Huế “hoàn toàn được giải phóng” là Ngô Kha.

Ngô Kha là thầy dạy Việt Văn năm Đệ Thất (lớp 6) của tôi tại trường Hàm Nghi. Quan hệ thầy trò này, về sau, trở thành quan hệ thân hữu. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn luôn kính trọng ông trong tình thầy trò. Chúng tôi gặp nhau luôn, thường là ở các quán cà phê, thỉnh thoảng ở nhà người bạn tôi, cũng có lúc tại nhà ông ở đường Bạch Đằng. Giọng ông sang sảng, đã nói là nói say sưa, khi lên lúc xuống đầy nhiệt tình, không những khi giảng bài hay khi rượu đã ngà ngà, mà cả những trong những lúc uống cà phê với bạn bè và học trò. Ông lập gia đình với em ruột Trịnh Công Sơn, Trịnh Vĩnh Thụy, nhưng chỉ sau một thời gian chung sống, hai người chia tay, vì một lý do tế nhị nào đó, chẳng bao giờ nghe ông nói ra. Sự tan vỡ này chắc để lại cho ông nhiều nỗi đau, nên thỉnh thoảng, ông có những biểu hiện bất thường: đột ngột cầm cả ly rượu đập xuống bàn vỡ nát hay đứng lên lớn tiếng nói huyên thuyên một điều gì đó, y như đang diễn thuyết…

Lúc đầu, khi được biệt phái về dạy học lại, dù có xu hướng “tả khuynh”, nhưng quan điểm ông nói chung, khá ôn hòa. Càng về sau, ông càng cực đoan, nhất là khi ông trực tiếp tham gia vào phong trào tranh đấu Phật Giáo (vụ “Biến động miền Trung”) năm 1966. Dẫu vậy, tôi cho rằng “típ” nghệ sĩ như ông không phải là cộng sản, nên vẫn không ngại gặp gỡ ông, bàn cãi đủ thứ chuyện trên đời. Hơn nữa, tôi vốn thích thơ ông. Trong không khí văn chương thời bấy giờ, so với nhiều tác giả khác, thơ ông mới mẻ về nhiều mặt: tinh tế và mới lạ trong ngôn ngữ, phong phú và ẩn mật trong hình ảnh, đa dạng và sáng tạo trong cấu trúc, trừu tượng nhưng không bí hiểm, lại chan chứa nỗi lòng. Thơ Ngô Kha có chất trí thức của Thanh Tâm Tuyền, mang không khí siêu hình của Tô Thùy Yên và nét quyến rũ của Nguyên Sa. Có điều khá lạ là, thơ ông không mấy khi xuất hiện trên các báo văn học nổi tiếng ở Sài Gòn (Văn, Bách Khoa, Vấn Đề, Khởi Hành, Văn Học, Nghệ Thuật…) như hầu hết những nhà thơ, nhà văn tên tuổi thời đó. Ông xem thường các tạp chí văn học, không muốn gửi đăng, hay các tạp chí đó “dị ứng” với ông và thơ ông, tôi không rõ. Sau này, nhà văn Trần Hoài Thư tìm ra một bài thơ của Ngô Kha đi trên báo Mai, một trong những tờ báo văn học nổi tiếng ở Sài Gòn do Hoàng Minh Tuynh sáng lập, nơi khởi nghiệp văn chương của những tên tuổi nổi đình nổi đám sau này của văn học miền Nam: Phạm Công Thiện, Bửu Ý, Du Tử Lê, Nguyễn Đức Sơn…Theo Trần Hoài Thư, “Qua những bài thơ chúng tôi sưu tầm được từ thư viện đại học Cornell, chúng tôi nhận thấy thơ ông thay đổi theo hai giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn 1: Thời quân Mỹ chưa có mặt tại miền Nam. Ngô Kha bị động viên khóa 16 Trừ bị Thủ Đức, nhập học tháng 6 năm 1963 và ra trường vào năm 1964 lúc chiến tranh bắt đầu sôi động. Và Ngô Kha đã làm bài thơ “Mặt Trời Mọc” để tặng các bạn sinh viên đồng khóa. Bài thơ này được đăng trên tạp chí Mai, số 40 xuất bản vào năm 1964. Giai đoạn hai: Thời kỳ quân đội Mỹ có mặt. Giai đoạn này, thơ ông hầu hết xuất hiện rất nhiều trên Trình Bày, Đất Nước. Nội dung viết về một xã hội tan rã về mọi mặt, bởi sự có mặt của quân đội đồng minh.” [1] 

Đây là một trích đoạn từ bài thơ “Mặt trời mọc”:

Cho tôi ở lại bộ binh để làm nữ hoàng của chiến trận
buổi mai thức dậy thấy ánh nắng vô tư diễn hành trên các đọt cây
doanh trại đẹp như những vần thơ
Tôi nhớ đến rượu hoàng hoa
mà tủi thương người lính thú
cho tôi làm người lính gác giặc
những chiều đóng quân nghe âm thanh cao vút của rừng thông
lặng chờ tiếng gọi âm thầm tự trong lòng đất huyền bí
hỡi những người lính Tàu, lính Nhật, lính Mỹ, lính Pháp
những người Cộng Sản
cát bụi công bình mà thương cho số phận tất cả
bởi ai đã chối bỏ chìa khóa mở cửa chốn địa đàng này
nên bây giờ có những lũ người đi vào bằng bạo lực

Bị chính quyền bắt mấy lần, nhưng khi được tha về, tiếp tục đi dạy, tính ông vẫn thế, cực đoan, sôi nổi. Gặp  nhau là ông say sưa nói, đôi khi chẳng cần biết người nghe là ai và chẳng húy kỵ điều gì. Tôi cho rằng chính tính tình, chứ không phải lập trường của ông, hại ông. Ngay sau ngày Hiệp Định Paris ký kết đầu năm 1973, gặp ông tại quán cà phê Tôn, giữa đám bạn bè đủ loại, ông hào hứng nói chuyện hòa bình và rồi, sang sảng đọc “Trường ca hòa bình”. Tôi nói nhỏ với ông, “Nói nhiều không tốt, anh nên cẩn thận giữ mình.” Ngô Kha cười ha hả, bảo “Ông đúng là vẩn vơ, hòa bình rồi, làm gì có chuyện bắt bớ tù đày mà sợ.” Có lẽ ông thành thật tin như vậy. Nhưng chỉ ít ngày sau đó, ông bị bắt và không bao giờ về nữa. Con người Ngô Kha là như thế, bộc trực, đôi khi có phần “ngây thơ”, lại có máu lãnh tụ, không chịu ép mình vào trong bất cứ tổ chức nào. Trích đoạn sau đây trong lá thư ông gửi cho Chu Sơn (do Chu Sơn ghi lại theo trí nhớ) cho thấy thái độ lấp lửng của ông trước thời cuộc:

“Từ lâu vị trí chiến đấu của moi là trường học là đô thị, và mãi cho đến khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh, thì vị trí đó cũng không thay đổi. Rất nhiều lúc moi hoang mang, lo sợ trước những đe doạ chết người từ chính quyền Việt Nam Cọng Hòa. Và đã có lúc moi đã nghĩ đến việc tạm lánh một nơi nào đó như vào Sàigòn chẳng hạn hay lên chiến khu như đề nghị của các toi. Nhưng vào Sàigòn hay lên chiến khu thì xem như rời bỏ vị trí của mình. Vị trí của moi như thế nào, các toi và chính quyền này hiểu rõ hơn cả moi. Vì hiểu rõ như thế nên cả hai phía đều có hai biện pháp ứng xử khác nhau. “ Phía các toi thì chỉ phối hợp, gợi ý từ xa, các mối ràng buộc không vượt quá quan hệ tình cảm, bạn bè. Và như thế xét trên nhiều mặt có lợi cho phong trào và thoải mái hơn cho cá nhân moi. Về phía chính quyền Việt Nam Cọng Hoà, họ thà đối diện với một Việt Cọng, dễ ứng xử và ít nguy hiểm hơn với một kẻ nội thù như moi.” [2]

Tôi đồng ý với nhận xét của Chu Sơn: Ngô Kha là loại người “thất thường, lạ lẫm”, “một con người quá ư mẫn cảm…”

Sau này, một số “đồng chí” nào đó của ông cố gắng vận động, một cách lúng túng, để chứng minh ông là người của “tổ chức”.  Về điểm này, Hoàng Phủ Ngọc Tường ỡm ờ: 

Tôi hỏi nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người bạn thân thiết của Ngô Kha rằng, tại sao những ngày đó “tổ chức” không đưa Ngô Kha lên Xanh?”. Hoàng Phủ bảo tổ chức đã có liên lạc với Ngô Kha, nhưng Kha chưa kịp đi thì bị bắt. Cũng có thể nó chần chừ giữa  lên rừng hay ở lại tranh đấu với bạn bè, trong lúc mật vụ địch theo dõi từng bước đi, nên không thoát được…” [3] 

Chu Sơn xác định rõ hơn:

Trở lại vấn đề quan điểm và thái độ của Thành Ủy. Dù anh Ngô Kha không là người của tổ chức, nhưng vì lí do là “của quí”, và những tính toán khác, nên Thành uỷ có sự quan tâm đặc biệt. Thành uỷ chỉ đạo cho các đường dây mật báo theo dõi sát sao thái độ của địch đối với anh và chỉ thị cho các đầu mối trách nhiệm bảo vệ anh tích cực. Thông thường là gợi ý để anh giảm nhẹ cường độ tấn công đối phương, tránh các khiêu khích không cần thiết, hoặc nằm yên một thời gian làm như bỏ cuộc.” [4] 

Tuy thế, Ngô Kha vẫn được phong thánh: “liệt sĩ”. Nhà thơ-liệt sĩ Ngô Kha! Nghe như “cây đuốc sống” Lê Văn Tám hay “anh hùng” Võ Thị Sáu. Cả hai nhân vật này đều có người  – thuộc bên thắng cuộc – đặt lại vấn đề: Lê Văn Tám [5] là nhân vật hư cấu; Võ Thị Sáu [6] thì bị bệnh tâm thần. Chu Sơn cho biết anh “không đồng tình” với việc này vì “anh Kha không muốn, không cần như thế.” Theo Chu Sơn, “việc phong liệt sĩ cho anh Kha là một nhượng bộ của Thành Ủy Huế, vì anh Kha là người ngoài, không phải là cơ sở cách mạng được Thành Ủy lãnh đạo.” [7]

Đúng là chuyện cộng sản: sấp ngửa bàn tay!

Nếu còn sống để chứng kiến những gì diễn ra sau tháng 4/1975, tôi đoán là không sớm thì muộn, Ngô Kha sẽ vỡ mộng, trở thành một kẻ bất đồng chính kiến, không chừng cũng chịu cùng một số phận như Trần Vàng Sao (Nguyễn Đính) [8]. Vả lại, loại người có máu lãnh tụ như Ngô Kha, chắc cộng sản cũng chả ưa, đưa vào tổ chức thêm phiền. Nội mấy chữ “ngụ ngôn”, “đãng trí” và “cô độc” trong tựa đề của hai  tập thơ “Ngụ ngôn của người đãng trí” hay “Hoa cô độc” nghe đã…chẳng mấy lọt tai người cộng sản, phương chi là nội dung mơ hồ như thế này: 

vỏ cây nứt một loài hoa vô sắc

tôi lạc vào miền vô vi

bài diễn văn cuốn theo lớp lá khô

người say rượu uống nhựa thông nằm chết tình cờ

đêm sửa soạn bài ngụ ngôn của người đãng trí

lá từ giã cành cây làm lễ đọc kinh

người con gái lặng yên xem chúc thư

bó hoa tôi mang đến dòng sông bây giờ đã héo”

Mỗi một câu thơ trên, nếu xét dưới lăng kính của cái gọi là “văn học cách mạng”, đều có thể bị kết án là lai căng, nếu không muốn nói là …phản động. Đã không có – nói theo kiểu tuyên huấn cộng sản – tính giai cấp, tính dân tộc và tính đảng đã rồi, mà chữ nghĩa thì quanh co, ẩn dụ, mập mờ, đa nghĩa không khác gì “bọn” Nhân Văn Giai Phẩm trước đây. 

Vả lại,  hình ảnh một đất nước hòa bình mà Ngô Kha vẽ nên, đẹp thì đẹp, nhưng mượt mà tiểu tư sản quá, chắc không hợp nhãn các quan văn nghệ cộng sản:

… Ta mở cửa đón một bình minh lớn
Trong đau thương
cây cỏ biết tình người
trong một ngày quảng đại
như áo cũ nối tay
một sớm hồng ta nghe lời em học
trên đường làng
chị gánh gồng buổi chợ
mẹ vội vàng
nghe nắng mới bửa cau


(Trường ca hòa bình)

Một thứ hòa bình chung chung, chẳng “nhân dân anh hùng” cũng chẳng  “ơn Đảng ơn Bác” hay “Đảng quanh vinh”…Vả lại, hòa bình như thế không phải chỉ là mơ ước của chỉ những người “tả khuynh” Ngô Kha mà của mọi người miền Nam, được phản ảnh trong nhiều tác phẩm văn chương nghệ thuật miền Nam. Chẳng hạn, bằng một thứ ngôn ngữ bình thường, không cần trau chuốt,  Nhật Ngân, một người lính Việt Nam Cộng Hòa, cũng đã từng nói lên nguyện vọng đó:

Trả súng đạn này ôi sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mới năm nao
Vui cùng ruộng nương, cùng đàn trâu
Với cây đa, khóm trúc, hàng cau
Với con đê có chiếc cầu tre
Đã bao năm vắng chân anh
Nên trở thành hoang phế rong rêu

(Giã từ vũ khí)

Với người cộng sản, đánh cho “Mỹ cút ngụy nhào” rồi, chỉ là một chặng trong tiến trình “cách mạng”. Đánh xong “giặc ngoài”, cộng sản còn tiến hành những cuộc chiến khác, dữ dội và khắc nghiệt hơn nhiều:  chống và bài trừ đủ thứ, nào là  tư sản, phản động, nào là văn hóa đồi trụy, tàn dư Mỹ ngụy, vân vân và vân vân, chưa kể đến công tác chống “thù trong” (các đồng chí của mình), thì còn chỗ đâu cho khung cảnh “trong đau thương cây cỏ biết tình người” hay “vỏ cây nứt một loài hoa vô sắc/tôi lạc vào miền vô vi…” trong thơ Ngô Kha! [9]

  • Khác với Ngô Kha lúc nào cũng “khẩu khí” để chứng tỏ lập trường, Chu Sơn – một người bạn văn nghệ của tôi – là một cán bộ hoạt động nằm vùng có kiến thức chính trị và nghiệp vụ vững vàng. Chắc chắn anh đã được đào tạo hay nghiên cứu tài liệu một cách bài bản. Với Chu Sơn, hoàn thành công tác được tổ chức đảng giao là chính, không cần lên gân để “chúng tỏ” lập trường ở những nơi không cần phải “chứng tỏ”. Chính vì thế, dù bị bắt giam, lý lịch anh vẫn trong veo, nên được chính quyền VNCH trả về để tiếp tục…hoàn thành một cách êm thắm các công tác…mà đảng giao. Ra tù, Chu Sơn tiếp tục giao du với tôi bình thường, có lúc tới nhà tôi ngủ lại, thảo luận đủ mọi đề tài. Sau 1975, hình như Chu Sơn không đảm nhận một chức vụ gì của nhà nước. Khi tôi đi ở tù về, gia đình anh đã dọn vào ở Đà Nẳng, nơi bà xã anh, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa, làm việc ở Bệnh Viện Đa Khoa. Dẫu vậy, chúng tôi gặp nhau khá thường xuyên, khi thì ở Huế khi thì ở Đà Nẳng. Trong số những người nằm vùng  “bất mãn” với đảng sau 1975, có lẽ Chu Sơn là người bày tỏ thái độ quyết liệt nhất. Hễ bạn bè tụ lại, anh không ngại lên tiếng chỉ trích những sai sót trong các chính sách của nhà nước, có lúc còn dám “đụng”  đến cả ông Hồ, khiến có lúc, tôi đâm ra…ngại. Nhưng trước sau, Chu Sơn không phải là người bất đồng chính kiến. Đúng hơn, anh thất vọng. Như bị tình phụ. Sau biến cố Đông Âu, có lần Chu Sơn đến nhà tôi, nửa đùa nửa thật gợi ý rằng nếu có bầu cử tự do “ông [tức là tôi] nên ra ứng cử đại diện cho bên phe quốc gia, Tôn Thất Mạnh Lương nên ra đại điện cho phe Phật giáo.”  Tôi lẳng lặng nghe Chu Sơn nói mà không phát biểu điều gì. Thành thật mà nói, tôi sợ. Sống dưới chế độ toàn trị cộng sản, nói như một nhà văn miền Bắc (có người cho là Nguyễn Tuân), “Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ” [10]. Và không nên tin ai, kể cả người thân trong gia đình.

Trong số nhiều bài viết của Chu Sơn đăng tải đây đó trên các trang mạng hải ngoại, bài thơ “Cuộc nói chuyện dài với đứa văn nô” có một giọng điệu đặc biệt. Qua hình ảnh của một nhân vật “đồng chí” nào đó, bạn của anh, bài thơ chỉ trích thậm tệ đám quan lại hiện nay, những kẻ hiến thân cho lý tưởng ngày nào đã bị bộ máy quyền lực làm hư hỏng, biến thành tham quan ô lại. 

Bài thơ xây dựng hai chân dung khác nhau của một cán bộ “cách mạng”, trước và sau 1975.

Chân dung 1:

ngày xưa

trên những nẻo đường hy vọng

(…) mi như con khỉ gầy

áo quần đạm bạc

sờn ống

rách vai

da nhăn

bụng lép

cơm trăm họ

bữa đói

bữa no

nhà bốn phương

ngủ hay chăng chớ 

(…) người mi thấp, mà

dáng mi cao

ngực mi lép, sao

giọng mi sang sảng

giữa ngàn vạn

thanh xuân

mi góp sáng một thời đen

trong giá lạnh

(…) vận động tuyên truyền

bàn mưu tính kế

thôi thúc đấu tranh

Chân dung 2:

Sáng nay

ta gặp

mi

tại một nơi nào đó

(…) 

mặt mi tròn

da mi bóng

bụng mi phệ

áo

quần

giày

mi bảnh bao

mi hí hửng

mi thỏa thuê

mi khoác lác

đầu mi nghếch

mắt mi nheo nheo

nhìn nhìn

ngắm ngắm

nhà cao cửa lớn

trại ấp thênh thang

xe cộ dập dìu

quyền lực vô biên

bạc tiền như nước

mắt mở

sao mi không thấy

nỗi nhục nhằn

khổ hận

oán thù

cao như núi

dài như sông

sâu như biển

nén như bom

mìn

nổ chậm. [11]

Bài thơ vừa ca ngợi (người hoạt động nằm vùng), lại vừa chê trách (kẻ làm quan). 

Chu Sơn phẫn nộ! Y như thể người cộng sản đáng lẽ ra thì phải khác. Thực ra, hình ảnh tréo ngoe như thế này vốn xưa như trái đất, có đầy dẫy trong lịch sử nhân loại, chẳng phải chỉ cho riêng thời đại nào. “Quyền” khó tách khỏi “Lợi”.  Sau mấy chục năm cộng sản cầm quyền, hiện tượng này không cá biệt, mà trở thành hệ thống, tràn lan trong các cơ quan đảng và nhà nước như dịch bệnh.  Cũng là quy luật thôi.  Một mình một chợ tự tung tự tác hàng nhiều chục năm mà không lạm quyền và tham nhũng mới là chuyện…lạ! Lỗi lầm của ai? Có vẻ như Chu Sơn chỉ muốn quy trách nhiệm cho cá nhân hơn là cho đảng và cho chủ thuyết. 

  • Một trong những người bạn “đối thủ” mà tôi chơi khá thân, sau 1975, là Bửu Chỉ. 

Như mọi người đều biết, Bửu Chỉ là khuôn mặt nóng bỏng trong “phong trào đô thị” Huế trước 1975. Biết nhau nhưng không thân, lại khác quan điểm, Chỉ và tôi đã có lần cự nhau nẩy lửa ở quán cà phê Tôn. Những bức tranh vẽ bằng bút sắt của anh diễn tả cảnh lao tù, gông cùm, xiềng xích hay mặt trời đỏ rực, chói sáng rất bắt mắt, gây ấn tượng mạnh mẽ về mặt tâm lý, có tác dụng như một liều thuốc kích thích, thúc đẩy giới trẻ tham gia các cuộc đấu tranh. Để hạ nhiệt phong trào, chính quyền VNCH buộc phải bắt nhốt anh ở nhà tù Côn Đảo. Trong tù, anh không chịu ngồi yên, vẫn tiếp tục vẽ những bức tranh khác, gửi ra ngoài, kêu gọi đấu tranh. Không lạ gì, Chỉ nổi tiếng như cồn, cả trong lẫn ngoài nước. 

Vài ngày sau biến cố 30/4/1975, tôi tình cờ gặp Bửu Chỉ ở chợ Trương Minh Giảng, Sài Gòn. Chỉ mới được trả về từ Côn Đảo, vẫn còn mặc bộ áo quần tù. Trong khung cảnh trớ trêu của một gặp gỡ giữa kẻ thua/người thắng, hai chúng tôi chẳng biết nói gì, chỉ bắt tay chào nhau rồi ai đi đường nấy. Khoảng tám năm sau, tôi gặp lại Chỉ ở Huế. Lúc này, trông Chỉ khác hẳn, trông bộ chẳng còn mấy mặn mà với chế độ. Thoát khỏi những hệ lụy cũ, chúng tôi trở nên thân nhau và cùng chia sẻ những ưu tư hoàn toàn mới. Chỉ bảo “tau bây giờ đã thoát khỏi những ràng buộc của lý tưởng”, trở thành người “tự do”. Đúng là Chỉ tự do, kể cả “tự do” dính líu vào một cuộc phiêu lưu tình cảm “không giống ai”, mà cái lạ là, bạn bè và “đồng chí” của Chỉ dường như chẳng ai buồn trách móc, nếu không muốn nói là âm thầm tán thành. Cặp tình nhân này đã từng vài lần rủ tôi đạp xe đạp tới một quán cóc làng quê vắng vẻ vùng Thủy Dương, cùng uống rượu đế và hát nhạc sến để “quên đời”. 

Giai đoạn đó (khoảng 1985 – 1992), ngôi nhà của Trần Vàng Sao ở Vỹ Dạ bỗng trở thành nơi tụ tập của đám văn nghệ chúng tôi, cả “ngụy” lẫn “cách mạng”. Đến đó, người ít kẻ nhiều, “đậu” tiền mua rượu đế, nhậu. Đôi lúc, cả đám ngồi từ sáng đến chiều, khật khà khật khưởng nói chuyện tào lao không biết mệt. Dù không hề đề cập đến chuyện chính trị, nhưng dường như ai cũng cảm thấy một nỗi buồn sâu lắng về tình hình đất nước, nhất là khi ở Trung Quốc diễn ra cuộc đàn áp Thiên An Môn và sự sụp đổ của các nước Đông Âu. Chỉ và tôi thường gặp nhau ở đó, có khi hàng ngày. Năm 1988, sau chuyến đi Pháp trở về, Chỉ khoe tôi một số tranh vẽ mà anh mang đi triển lãm ở Paris. Khác hẳn với loại tranh bút sắt hừng hực không khí đấu tranh, loại tranh mới này mô tả thân phận mỏng manh của con người giữa chốn trần gian. Thích thú với nội dung mang tính cách triết lý này, tôi có viết một vài cảm nghĩ cá nhân, gửi riêng Chỉ làm kỷ niệm. Không ngờ, Chỉ gửi đọc trên Đài Phát Thanh Huế, rồi về sau, cho in trong tạp chí Nghiên Cứu Huế (tập 2). [12] Trong bài viết, tôi nhấn mạnh đến hình tượng mặt trời trong tranh Chỉ: trước 1975, mặt trời của anh to, chói sáng rực rỡ, nhưng càng về sau nó cứ nhỏ dần, nhỏ dần cuối cùng chỉ còn như trái lê, mặt trăng, bầu vú. Có lẽ hiểu cách nói “hai nghĩa” của tôi, Chu Sơn cho rằng “Có lẽ có một phần cảm tính trong lời nhận xét thơ mộng ẩn chứa mùi vị đắng cay này.” [13] Chắc không sai, nhưng đâu chỉ một mình tôi đắng cay, ông bạn Chu Sơn!

Nguyễn Tuyết Lộc, một người bạn (gái) rất thân của Bửu Chỉ, trong một hồi ức, đã ghi lại thái độ của Bửu Chỉ sau năm 1975: 

Nhìn Chỉ đang ăn hột vịt lộn ngon lành, tôi hỏi:

– Nghe nói khi ra tù năm 75, Chỉ làm ở Hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên phải không? Vậy là oai phong lắm rồi. Khối người chỉ mong có được cái ID card xã hội chủ nghĩa để trồi lên “làm người”!

Tưởng cậu ta vui mừng kể lể, ai ngờ Chỉ bỏ ngay hột vịt lộn đang ăn dở chừng xuống bàn, buông một câu nặng nề bất ngờ:

– Đụ mạ, oai phong chi mà oai phong! – chợt nhớ gì đó Chỉ luống cuống nói – Xin lỗi Tuyết Lộc, Chỉ quen miệng… thiệt tình mà nói, khi rời nhà tù, khấp khởi trở về quê nhà mong cùng anh em cũ mới làm được chuyện gì ý nghĩa, ai ngờ cũng từ cảnh tù nhỏ ra cảnh tù lớn hơn thôi, Tuyết Lộc ơi. Số tạp chí Văn Nghệ Bình Trị Thiên đầu tiên ra mắt năm 1976, Chỉ vẽ cái nhà máy không có khói, liền bị bọn hươu nai đó đem ra mổ xẻ một cách thô bạo, cho rằng Chỉ ám chỉ nhà máy xã hội chủ nghĩa không hoạt động nên mới không có khói. Cũng vì cái khói này mà chúng moi móc, chì chiết kể tội Chỉ, làm như hù dọa được thằng Bửu Chỉ ni. Nhưng chúng nó nhầm…

Ngưng một ít lấy hơi, Chỉ tiếp: 

  • Toàn một lũ ngu! Nghệ thuật sáng tạo phải tự do chứ, sáng tạo là phải có sự trung thực và dũng cảm ở người nghệ sĩ. Có một trăm cách sáng tạo, một ngàn lối tượng trưng, biểu tượng. Ai đời có thằng ví nhà máy Chỉ vẽ với lô cốt của thực dân Pháp. Thằng khác bảo xe lửa đi trên mấy khúc đường ray gãy khúc kiểu ni thì có mà tai nạn, lật tàu! Toàn một đám thần kinh có vấn đề…” [14]

 Có lần, Chỉ sáng tác một bức tranh đơn giản, trong đó vẽ “một bàn tay nối liền với một bàn chân” đi trên tờ Sông Hương, gọi là tranh “đố vui”, yêu cầu độc giả đặt tựa đề cho bức tranh, ai có tựa đề hay, sẽ được thưởng. Bức tranh lạ này gây tai tiếng, [15] vì có người cho là nó ám chỉ một quan chức cao cấp địa phương. Đó là một cách giải thích. Thực ra, theo tôi, đây chỉ là một bức tranh bình thường, có vẻ tếu, vui, nhưng trong một xã hội mà nhà nước săm soi từng chữ hay từng nét trong các sáng tác nghệ thuật để tìm ra ý đồ của tác giả, nhìn bức tranh này, tự nhiên người ta có cảm giác nó mang tính ẩn dụ, đa nghĩa: hoặc là “độc” = chỉ có một: độc tôn, độc đảng, độc quyền, độc tài; hoặc là “tay chân”: tay sai, nịnh bợ…Tôi nói với Chỉ ý nghĩ đó, Chỉ cười bảo, “tuỳ mi, mi ưng nghĩ sao thì nghĩ…”

Trong chỗ bạn bè, Chỉ còn vẽ nhiều tranh khác nữa, như “Cái lưỡi độc” hay “Cáo”. Tranh “Cáo” [16] là một bộ gồm 10 tấm vẽ bằng bút sắt  mà Chỉ gọi là “Bạch Thư về bọn cáo quỷ quyệt”, mô tả đủ loại cáo: cáo làm vua, cáo hiếp dâm, cáo mang mặt nạ…Trước ngày tôi xuất cảnh, Chỉ mời tôi ghé nhà. Hai đứa ngồi trên chiếc hồ sen nhỏ sau vườn nhà, vừa nhậu vừa nói chuyện nước non suốt đến khuya. Trước khi ra về, Chỉ trao cho tôi một gói nhỏ, bọc ny lông cẩn thận, bảo ông cố gắng mang ra phổ biến ở nước ngoài. Đó là bản chụp vi phim những tấm tranh vẽ “Cáo” vốn được Chỉ chia xẻ với một số ít bạn thân. Thực tình, tranh chẳng chứa đựng một nét ẩn dụ sâu sắc nào. Tuy nhiên, người miền Nam, khi nhìn con cáo (chồn) là nghĩ ngay đến cán bộ cộng sản, vì chính quyền VNCH, trong các tranh vẽ tuyên truyền, vốn ví von cái tinh ranh xảo quyệt của người cộng sản với con cáo. Khi qua Mỹ, vào năm 1994, tôi đã viết bài giới thiệu bộ tranh này gửi cho Khánh Trường, lúc đó đang là chủ bút tờ “Hợp Lưu”, kèm theo bộ ảnh của Chỉ, nhờ Khánh Trường sang ra rồi công bố trên Hợp Lưu. Khánh Trường ngần ngừ không chịu đăng, vì sợ chính quyền trong nước làm khó dễ với Bửu Chỉ.  Rốt cuộc, dù biết là phụ lòng Bửu Chỉ, tôi đành rút bài lui. 

Chu Sơn đã từng đề cập đến loại tranh này:

Thời đoạn sau 1975: khối lượng tranh bút sắt mực tàu trên giấy của Bửu Chỉ không nhiều và không được phổ biến rộng rãi như thời đoạn trước 1975. Lác đác xuất hiện trên tạp chí Sông Hương nhưng tức khắc bị “cáp duồng,” sau đó chủ yếu lưu hành trong bạn bè đồng thanh tương khí – những người không nhiều thì ít có dính líu đến phong trào trước 1975 và có trăn trở trước bối cảnh mới. Bửu Chỉ ngỡ ngàng trước cuộc giải phóng và không khí cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Biết bao nhiêu câu hỏi làm rối lòng anh: Giải phóng thế này ư? Hoà Bình thế này ư? Cách Mạng thế này ư? Lý tưởng cộng sản thế này ư? Độc lập thế này ư? Thống nhất thế này ư? Tất cả mọi giá trị đều bị đảo ngược trước sự xác quyết lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng Cộng sản. Tâm thức Bửu Chỉ chuyển động từ ngỡ ngàng, choáng váng qua phẫn nộ, giằng xé, ray rứt, khổ đau, thất vọng, và cuối cùng là khắc khoải siêu hình. Mười bức tranh “Cáo” là một khái quát (tuy chưa đầy đủ) hiện thực đời sống Việt Nam sau 1975: “Cáo làm vua,” “Cáo mang mặt nạ,”… “Cáo hiếp…,” và cuối cùng là “Cáo ị.” Cả đất nước, cả dân tộc bị lừa phỉnh, bị khinh miệt, bị phản bội và bị áp bức đày đoạ. Trước mắt Bửu Chỉ hiện thực cuộc sống là như thế.” [17]

Mời xem lại một số bức trong bộ tranh “Cáo”:

C:\Users\DadPCHome\Pictures\BưuChi 2.png
C:\Users\DadPCHome\Pictures\BC6.png
C:\Users\DadPCHome\Pictures\Buu Chi 3.png
C:\Users\DadPCHome\Pictures\BC8.png
C:\Users\DadPCHome\Pictures\BuuChi 4.png
C:\Users\DadPCHome\Pictures\BC9.png
C:\Users\DadPCHome\Pictures\BC5.png
C:\Users\DadPCHome\Pictures\BC7.png
C:\Users\DadPCHome\Pictures\BC10.png
C:\Users\DadPCHome\Pictures\BC8.png
  • Một trong những bi kịch “đặc sắc” của người thoát ly theo cộng sản là Nguyễn Đính. 

      Tôi và Đính quen nhau năm 1964, vào cái thời mà ở Huế – lúc đó đang hưởng một không khí khá tự do của thời hậu-đảo chánh 1/11/1963 -, ai cũng có thể quen với ai và ai cũng có thể là bạn của ai. Đó là thời mà trong giảng đường Đại Học Văn Khoa, thầy Trần Văn Toàn giảng dạy “Hành trình vào triết học” và “Tìm hiểu Triết học Karl Marx” còn ở bên ngoài, người ta biểu tình tranh đấu và trong các quán cà phê, sinh viên học sinh bàn tán, thảo luận về triết lý hiện sinh và tư tưởng Karl Marx. Tuy khác quan điểm, nhưng Đính và tôi chơi thân nhau. Còn nhớ, Đính đã từng cho tôi mượn tập sách nhỏ bằng tiếng Pháp “Manifeste du Parti Communiste” vàng ố, nói tau biết mi không ưa gì cộng sản nhưng “đọc cho biết”, nhớ cẩn thận kẻo bị cảnh sát bắt thì phiền. Một lần, đâu khoảng giữa năm 1965, tôi cùng vài đứa bạn cao hứng, hùn tiền nhau rủ Đính đi chơi, nhậu nhẹt cả đêm. Sau đó, Đính biến mất. Té ra Đính âm thầm vọt “lên xanh” và ra Bắc. Mãi đến 1981, ở tù về, tôi mới gặp lại anh. Đính nói, tau chừ còn phản động hơn mi nữa nếu mi không sợ đi ở tù lại thì cứ đến chơi với tau.

Đính trở thành phản động như thế nào? Mọi chuyện xuất phát từ những trang nhật ký ghi lại những suy nghĩ của anh về cuộc chiến tranh chống Mỹ của đảng Cộng Sản, khi anh thoát ly lên rừng. Đây là một trích đoạn từ hồi ký “Tôi bị bắt” của anh, ghi lại cuộc thẩm vấn đầu tiên vào đầu năm 1972 tại Viện điều dưỡng K65 ở Thị xã Sơn Tây, nơi anh nằm tĩnh dưỡng sau một cơn bệnh.

Đó là bức ảnh chụp một trang nhật ký của tôi, khổ bằng tờ giấy kẻ ngang. Đến lúc này tôi mới biết là toàn bộ nhật ký của tôi đã bị chụp ảnh trong thời gian tôi về bệnh viện E2 để kiểm tra sức khỏe, và bây giờ tôi mới biết việc tôi đi E2 kiểm tra sức khỏe là một sự xếp đặt của Ban Thống nhất Trung ương, Cục đón tiếp cán bộ B và Cục 78.
      Ông Lai nói:
    “Anh hết chối chưa?’’
    Mọi người ở đây đều đã biết trước sự việc sẽ diễn tiến ra sao rồi. Tối hôm qua họ đã họp với nhau bàn kế hoạch.

“Tại sao anh lại đòi bắn, đòi treo cổ? Bắn ai, treo cổ ai? Nói đi!”
    Tôi nói:
          “Tôi đòi bắn tất cả những kẻ nào, người nào đã ăn đường, sữa, tã lót của trẻ con, ăn hòm, vải liệm của người chết, những kẻ đã đẩy con dân vào chiến trường còn con cháu họ thì qua Liên Xô, Bulgari, Hungari…”
          “Anh đòi bắn cả Trung ương Đảng kia mà.”
          “Nếu trong Trung ương Đảng, trong Chính phủ có người nào đã ăn như thế, theo tôi, đều đem bắn được hết.”
(…)

           Giọng ông ta mỗi lúc một to, mỗi lúc mỗi gấp.
          “Anh là một tên gian dối. Anh khai lý lịch không thật. Anh bảo anh thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị. Anh tưởng anh qua mặt được tổ chức à? Dân nghèo thành thị dưới chế độ Mỹ Ngụy mà học hành được như anh à, mà lại lên được đại học như anh à? Không phải là tư sản thì gia đình anh cũng thuộc tầng lớp tay sai Mỹ Ngụy. Đúng là Mỹ Ngụy đã đào tạo anh không uổng. Anh chui rúc vào tổ chức cách mạng cũng khá sâu, anh Đính.”
          Ông ta dừng lại. Một vài người trong đám người này gật gật đầu tán thưởng ý kiến của ông ta. Một vài người ghé đầu vào nhau to nhỏ. Ông ta nói tiếp vừa nói vừa nhìn xuống cuốn sổ:
          “Theo tôi, tất cả những tư tưởng phản động của anh trong nhật ký, trong thơ không phải chỉ là lẻ tẻ, ngây thơ, không phải là do nhận thức bị hạn chế. Tất cả đều có hệ thống, đều nằm trong một hệ thống, từ văn chương đến triết học, chế độ xã hội chủ nghĩa, Quốc hội, chuyên chính vô sản, sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức quần chúng, hạn chế sinh đẻ, sinh hoạt xã hội, chiến tranh, các đồng chí lãnh tụ, thậm chí cái áo, cái quần, lon sữa miếng đường, rác rưởi đều có trong nhật ký của anh, đều bị anh xuyên tạc, nói xấu. Anh xem cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta hiện nay là máu, là chết chóc. Anh không phân biệt được chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc. Anh lên án tất cả mọi cuộc chiến tranh, cho chiến tranh là ghê tởm.’’
            Cái ông dưới 40 tuổi lại chìa ra một bức ảnh:
          “Có phải như thế không?’’
          Đó là bức ảnh chụp một trang nhật ký của tôi, trong đó có đoạn tôi nói về chiến tranh. Tôi không nhớ nguyên văn, đại ý tôi cho rằng tất cả mọi cuộc chiến tranh đều là thảm họa, đều là máu và xác chết. Tôi ghê tởm và sợ chiến tranh. Hình như tôi có dẫn lời của một người nào đó nói về trận đánh ở Nam Lào: “Đó là một chiến thắng vĩ đại, nhưng hết sức đau lòng, vì có quá nhiều người chết mà đều là người Việt Nam”.
          “Vậy là anh đã không phân biệt địch và ta, tức là anh đứng về phía kẻ thù. Anh ghê tởm cuộc chiến tranh này, tức là anh chấp nhận cuộc chiến tranh xâm lược, anh cho đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai là chính nghĩa.’’ [18}

Vậy là đã rõ: Nguyễn Đính phản chiến! Ở miền Nam thời đó, hai chữ “phản chiến” (anti-guerre) mà báo chí Tây phương quy cho Trịnh Công Sơn đã mang lại cho người nhạc sĩ này một “thương hiệu” cao giá, thì ở miền Bắc, Đính bị kết tội phản động. Cái tội tày trời này khiến một học sinh Huế bỏ học bỏ hành lên rừng theo tiếng gọi “giải phóng” đã trở thành một tù nhân không án, một đứa con ghẻ, bị phân biệt đối xử cho mãi đến cuối đời.  Khi chưa lên “xanh”, Đính làm thơ yêu nước vơi những hình ảnh lãng đãng, bâng quơ nhưng sâu lắng:

Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu

một vết bùn khô trên mặt đá

không có ai chia tay

cũng nhớ một tiếng còi tàu (Bài thơ của một người yêu nước mình)

Khi cuộc đời anh bị đẩy đến chỗ phá cách, thơ anh cũng phá cách theo.  Phá cách một cách tuyệt đối và toàn diện. Đính đẩy ngôn ngữ thi ca xuống sâu trong đời thường và vượt ngưỡng đời thường, đến chỗ tận cùng của nó. Là một kho khẩu ngữ, rặt khẩu ngữ, sần sùi, thô nhám.. Nó trông có vẻ phi thơ, phản thơ, phi văn, phản văn. Nó trần trụi, trực tiếp đến nỗi ta không tìm thấy cái gọi là thi-ảnh. Nó là sự, là vật, là chữ trong cái man dã, nguyên con của nó. Không ẩn dụ, không tu từ, không trau chuốt. Thơ Đính phơi trần một thứ hiện-thực-không-pha-chế, hiện thực đến nỗi bản thân nó tự biến thành ẩn dụ một cách vô cùng hồn nhiên. Nó trực tiếp xóa nhòa biên giới giữa chữ-nghĩa-như-ký-hiệu và hiện-thực-phi-ký-hiệu.

Những là: thằng, tau, mi, hắn, vấy, ruồi bọ, muốn mửa, đứng bu, nhai, nuốt, nhả bả, ruồi bu, phân người, chổi cùn, con đĩ, cào rác, giẻ rách, cục cơm, miếng xương, ếch nhái, nón rách, bãi phân trâu, mua chịu, lông lá, moi óc, mả cha, ỉa vất, lỗ phên trống, đẻ dễ, đĩa thịt, cào cổ…Những là: da thịt tôi nổi ốc, mùi trú ngún trong bếp, đứng ngoài xúi giặc, đạp mẻ chai, đi đầu xuống đất, xanh xương mét máu, ngó lui ngó tới, trong đầu em có cục sạn, chui vào bụi, củ khoai cả hà, dép sút quai,…

Thơ Đính, rốt cuộc, là âm bản của một sự thật, đó là:

Cuộc cách mạng này kinh khủng thật. Không phải nó chỉ thay đổi tâm tính, thái độ, tư tưởng của từng con người mà thay đổi vị trí của từng đồ vật trong từng nhà, cái ghế, cái bàn, cái tủ, cái giường, tôn lợp trên mái nhà, lư hương trên bàn thờ… đều thay đổi chỗ, xếp đặt lại tất cả. Hôm qua cái bàn còn để đó, hôm nay không còn nữa, cái bàn đã đi qua nhà khác, đã ở ngoài chợ. Cuộc cách mạng này đã phá hết, phá tan hết những gì mà từng gia đình đã bòn mót bao nhiêu năm nay từ ông cha đến con cháu để nuôi sống mình, để tồn tại với đời. Và những người làm cách mạng đã thay thế những gì mà họ đã phá sạch bằng công an, bằng quyền lực trấn áp, bằng mệnh lệnh, khẩu hiệu, băng cờ.” [19]

  • Một trong những khuôn mặt trí thức Huế theo cộng sản gây tranh cãi nhiều nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường. 

Tuy chỉ được học với Hoàng Phủ Ngọc Tường một vài buổi vào năm Đệ Nhị (lớp 11) khi ông đến lớp trong tư cách một giáo sư thay thế, nhưng cung cách, dáng dấp cũng như kiến thức văn chương của ông làm tôi rất khâm phục. Vào những năm 1963, 1964, 1965, Huế sôi động với các phong trào tranh đấu, đám sinh viên chúng tôi vẫn thường gặp ông ở các quán cà phê, ở các giảng đường hay ở căn nhà tranh trong hẻm Âm Hồn, được gắn một cái tên không chính thức dựa theo “Thần Điêu đại hiệp” của Kim Dung, Tuyệt Tình Cốc. Biết tôi sẵn sàng tham gia những cuộc xuống đường chống độc tài nhưng không ưa gì cộng sản, nên mỗi khi có mặt tôi, ông thường giữ thái độ dè dặt, chỉ bàn những chuyện tranh đấu chung chung hay thảo luận về Kim Dung và triết học hiện sinh,  là một đề tài thuộc loại thời thượng lúc bấy giờ trong giới sinh viên. Sau 1975, ông thường xuất hiện ở các sinh hoạt chính thức do nhà nước hay hội văn nghệ tổ chức, chứ ít khi đến những quán cà phê bình dân nơi các “đồng chí” của ông thường hay tụ họp để nói xiên nói xỏ nhà nước. Lại càng không hề héo lánh đến nhà Nguyễn Đính, tụ điểm uống rượu, đấu láo của một số anh em văn nghệ sĩ đủ loại. Ông sợ dính líu đến thứ “tai nạn” chữ nghĩa có thể làm ảnh hưởng đến (con đường) hoạn lộ mà ông theo đuổi. Trong lúc các đồng chí khác của ông, đã người ít kẻ nhiều, ngán ngẩm chế độ mới thì – xin dùng lại cách nói của ông khi diễn tả về minh – “cái thằng Tường tín đồ mù quáng của giáo hội”, “mình mang đầy máu hồng vệ binh từ trong rừng ra,” [20] vẫn còn hăng say bảo vệ cách mạng.  Mãi cho đến khi bị tuyệt đường, ông mới trở lại với bạn bè. Và mãi đến khi đau ốm, ông mới “có vẻ” xuống giọng, công khai cải chính và xin lỗi về những sai lầm của mình khi phát biểu về cuộc thảm sát Mậu Thân tại Huế. 

Với tôi, kỷ niệm đáng nhớ nhất với Hoàng Phủ Ngọc Tường là lần gặp gỡ ông tại quán cà phê của Hoàng Đăng Nhuận, họa sĩ, tọa lạc bên bờ sông Hương – nằm đối diện với rạp chiếu bóng Hưng Đạo – vào một đêm cuối năm năm 1985. Hôm đó, ngoài ông Tường, Nhuận và tôi, còn có Phùng Quán, Bửu Ý (dịch giả), Viêm Tịnh (nhà thơ), tất cả gồm sáu người. Chúng tôi uống rượu, hết “xị” này đến “xị” khác, từ 10 giờ đêm đến tảng sáng. Còn nhớ, Hoàng Phủ Ngọc Tường mang theo cả một lít rượu gạo, loại xịn. Trong lúc Phùng Quán đọc thơ thì Hoàng Phủ Ngọc Tường và Bửu Ý cãi nhau dữ dội. Bửu Ý – vốn là người không mấy khi nặng lời với bạn bè – chỉ trích một gay gắt thái độ thân chính quyền của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tôi đã ghi lại cuộc nhậu này trong bài “Cuộc rượu bên sông” trên tạp chí Hợp Lưu.  Một trích đoạn:

“Ngọc và tôi rót rượu để Phùng Quán tiếp tục đọc thơ. Anh đọc hoài đọc mãi, hết bài này đến bài khác. Âm trầm của Huế, âm cao của Hà Nội pha lẫn một số âm sắc của những địa phương nào đó mà anh đã tưng sống, từng đi qua. Anh cứ đọc, ngay cả khi cuộc tranh cãi giữa Tường và Ý đến hồi gay gắt. [21] Có lúc, anh ngừng đọc, nhìn và lắng nghe hai người nặng nề kết án lẫn nhau về một số chuyện vu vơ. Nét mặt anh trông vẫn bình thản. Tôi đứng dậy, nói đôi ba lời hòa giải với Tường và Ý, nhưng Phùng Quán kéo tôi ngồi xuống, nói, “Không sao đâu em. Được cãi nhau cũng là điều thú vị. Suốt một đời anh, đã mấy khi có những lần cải vã nhau cho đã. Họ cứ cãi, bọn mình cứ uống rượu, đọc thơ.” [22]

Đêm đó, tôi được biết một Phùng Quán nhiệt thành, một Bửu Ý thẳng thắng và một Hoàng Phủ Ngọc Tường vô cùng cực đoan, khăng khăng bênh vực chế độ và sự chọn lựa của mình không gì lay chuyển nổi. Cung cách này của ông Tường khiến tôi rút ra một kết luận bất ngờ: xu hướng cực đoan cung cấp cho con người một đặc tính lạ lùng, đó là, hiên ngang thách đố với thế lực này để lại hoàn toàn bị khuất phục trước một thế lực khác!

Hình ảnh Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn liền với cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế. Những gì ông phát biểu về cuộc thảm sát này đã có sẵn trên Internet. Ở đây tôi chỉ xin ghi lại hai trích đoạn về hai lần phỏng vấn khác nhau. 

Một: nguyên văn “từng chữ một” lời phát biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Mỹ WGBH-TV vào ngày 29/2/1982:

“…thế nhưng mà có những sự chết chóc đã xảy ra sự chết đó là một khối lớn cái khối lớn đã làm nên những nấm mồ đầy dẫy ở trong thành phố này và được địch được mỹ và ngụy đưa ra quây phim và đưa đi thì những nấm mồ đó là ở đâu những cái xác chết nằm ở dưới đó là ai cái thứ nhất là chính nhân dân đã bị bom của Mỹ thả xuống và chết không biết bao nhiêu ở trong trong cái đợt mà chúng nó phản kích thí dụ như là ở một cái bệnh viện nhỏ ở bên phố Đông Ba đa thì nó đã thả một trái bom và đúng 200 người vừa chết vừa bị thương ở tại chỗ đó tôi đã đi trên những cái đường cái đường đường hẻm mà ban đêm tôi tưởng là bùn thì tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu lầy lội như vậy và đó là cả một khu phố bị bom Mỹ đã giết thì cái số đó nhất là trong những ngày cuối cùng thì chúng tôi rút ra và nó đã thâu lại và đem đi chôn cái thứ hai, hàng loạt gia đình có con em đi tham gia cách mạng có thanh niên đi lên rừng trong sau Mậu Thân thì chúng vào và đã bắn chết những gia đình đó và cũng đem vào trong những hố đó còn lại một số những cái xác của quân giải phóng mà mà chúng tôi không kịp mang theo thì chúng cũng đưa vào còn có những số đoàn chính là thanh niên đi lên rừng hoặc là chính là những người tù binh thôi, chúng tôi không có hề có ý định gì giết nó nhưng mà đi đông như vậy đi lên rừng và máy bay Mỹ đã cương quyết nghĩa là tìm cách tập kích vào để cho không còn ai có thể sống sót được nằm ở bờ rừng và như vậy thì kể cả những đồng chí của tôi những người lính giải phóng quân cũng hy sinh ở trong đó luôn trong trong  cái nhiệm vụ hộ tống cái đoàn đó lên, sau này trong năm 75 76 77 chúng tôi đi làm thủy lợi đa làm dẫn nước sông hương chúng tôi đã đào lên những cái cái nấm mồ mà trong đó gọi là thảm sát Mậu Thân đầy cả những người đội mũ tai bèo và mặc áo quần quân giải phóng….” [23]

Hai: lời “nói lại” của Hoàng Phủ Ngọc Tường về phát biểu trên, khi trả lời phỏng vấn của Thụy Khuê ở Pháp:

“Lâu rồi, trả lời ứng khẩu thế thôi, tôi không nhớ thật cụ thể những điều đã nói, và cũng không có dịp xem lại nguyên bản phim như nó đã được chiếu ở nước ngoài; nên không biết cuốn phim có tái hiện trung thành những ý tưởng của tôi hay không.” [24]

Tôi không tìm thấy bất cứ một sự thành thật nào trong câu trả lời có tính cách “chữa lửa”  này.

Nó cũng giống như những lời “nói đi nói lại” về sau này do áp lực của dư luận, cũng chỉ để giải thích, sửa chữa hay phủ nhận những gì ông đã phát biểu một cách nghiêm túc và nhiệt tình với hệ thống truyền hình WGBH-TV nói trên mà thôi. 

Đến cuối đời, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sống trọn với lý tưởng mà ông chọn: một người cộng sản chân chính. Một người cộng sản chân chính là một người cộng sản chân chính: mọi phương tiện đều tốt nếu đạt được cứu cánh! Kể cả nói dối. Và nếu cần, nói dối về những gì đã nói dối!

  • Nhưng buồn cười và trớ trêu nhất là trường hợp Lê Văn Hảo. 

Tiến sĩ Lê Văn Hảo là con trai độc nhất của một đại phú gia ở Đà Nẵng. Sau khi đỗ Tú tài Pháp ở Việt Nam, ông đi du học Pháp, đỗ Tiến sĩ Đệ Tam cấp ngành Dân tộc học tại Đại học Sorbonne và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp. Năm 1965, ông về nước, giảng dạy các Đại Học Huế, Đại Học Sài Gòn và Đại Học Đà Lạt. Tôi học với ông chứng chỉ Văn Chương Việt Nam. Với số kiến thức mới mẻ về dân tộc học tiếp thu ở phương Tây cũng như sở hữu nhiều tài liện từ sách vở, báo chí miền Bắc (mà những vị giáo sư miền Nam không tài nào có được), ông đã cung cấp cho sinh viên nhiều cái nhìn mới mẻ và thú vị về văn chương Việt Nam. Giờ dạy của ông bao giờ cũng thu hút nhiều sinh viên tham dự. Tuy biết là ông có xu hướng tả khuynh, nhưng đột nhiên, tin ông là chủ tịch của “Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Huế”, một tổ chức do cộng sản dựng nên khi họ tiến hành cuộc tấn công Huế năm Mậu Thân (1968), không khỏi làm dân Huế, nhất là giới sinh viên, hết sức kinh ngạc. Cũng đáng kinh ngạc hơn, sau năm 1975, dũ đã đóng một vai trò chính trị trong thời điểm quan trọng như thế, ông chẳng được giao cho đảm nhận một chức vụ nào có ý nghĩa trong bộ máy cầm quyền của chế độ mới. Ông trở lại với công việc dạy học và nghiên cứu như mọi người bình thường khác trong chế độ cũ. Đã thế, lại còn bị nghi kỵ  này nọ. Và rồi, tháng 7-1989, ông được phép xuất cảnh, nghe nói là do một giáo sư người Pháp sang mời ông làm giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Paris 7. Chỉ một thời gian sau, ông xin ở lại Pháp như một người…tỵ nạn cộng sản. 

Kịch tính đến thế thì thôi! 

Giải thích về trường hợp trớ trêu này của Lê Văn Hảo, Nguyễn Đắc Xuân cho biết:

“Tính tình ông Lê Văn Hảo phóng khoáng, đôi lúc hơi bất bình thường một cách khó hiểu, do đó trong hoàn cảnh bao cấp, có lúc ông bị nghi kỵ phũ phàng. Không đạt được những gì ông mong muốn nên vào cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước ông sang Pháp thăm gia đình và định cư ở Pháp luôn. Ở nơi ông từng sống và học tâp nhiều năm, ông viết báo, trả lời phỏng vấn của các Đài Phát thanh phương Tây, ông chối bỏ quá khứ quan hệ với Cách mạng Việt Nam của ông, ông cũng dựng lên nhiều chuyện không đúng về những người thân quen trước đây, trong đó có tôi. Trước chuyện đời oái oăm như thế, tôi vẫn không giận ông, không viết bài phê bình ông mà chỉ tiếc cho ông thôi. Năm 1996 rồi năm 2005 sang Paris tôi đã tìm thăm ông ở Bảo tàng Louvre, và nhà riêng của ông. Tôi tự hào về thời tranh đấu của tuổi trẻ Huế những năm sáu mươi cho nên tôi không xem trọng sự thay đổi của Giáo sư Lê Văn Hảo. Và không ngờ tôi cũng đã được ông Hảo đáp lại. Năm 2005, trong một bữa cơm thân mật ở Quận 13, ông tâm sự: “Qua đây mình muốn ở đây nên phải nói vậy và viết vậy người ta mới cho mình tỵ nạn chứ đối với đất nước, đối với anh em mình vẫn quý như xưa!” Thật thấm thía “Chuyện đời ai có qua cầu mới hay.” [25]

Không biết lời tâm sự đó thật hay bịa, nhưng ba năm sau (2008), tiến sĩ Hảo đã giải thích hoàn cảnh của mình một cách cụ thể, rõ ràng và dứt khoát, qua cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Á Châu Tự Do. 

Nghe ở đây

Tôi tạm tóm tắt nội dung như sau. 

Theo ông Hảo, trong biến cố Mậu Thân, vai trò mà ông giữ, “Chủ tịch Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Huế,” là một sự áp đặt. “Nó nói là anh phải nhận, nếu anh không nhận thì anh cũng không còn đường về thì cả một sự đe dọa.” (…) “Sau khi tôi nhận chức đó rồi thì có nhiều cuộc họp và họ nói cho tôi biết thế nào là chủ nghĩa Cộng sản, thế nào là chủ nghĩa Max Lenin, thế nào là chính quyền cách mạng, thế nào là đấu tranh giai cấp. Họ cũng làm cho tôi một loạt các bài học vỡ lòng để cho tôi biết chức vụ đó thì tôi phải nên làm thế nào để cho xứng đáng với chức vụ đó.” Ông “chỉ là một con tin đã bị ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ, để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong Tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi để nghe đài, nghe tin tức.” Tiến sĩ Hảo cho biết, “khi tôi lên trên núi thì tôi biết MTGP là một trò bịp bợm, tức là một tổ chức hữu danh vô thực, nó là tổ chức của Cộng sản thôi, gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam nhưng mà tất cả đều do Hà Nội chỉ đạo thôi. Việc đó tôi biết ngay và họ cũng không giấu anh ạ! Lúc đó mình ở trong tay họ rồi nên họ cũng không giấu.” Về một số vị được xem là tự nguyện đi theo cộng sản, ông cho biết, “Riêng cụ Thích Đôn Hậu thì cụ bị bắt cóc lúc mà quân giải phóng đã chiếm được thành phố Huế rồi thì họ mời cụ lên võng để đi họp thì nó cũng võng cụ lên trên núi luôn. Bà Nguyễn Đình Chi cũng trường hợp như vậy, tức là mời bà đi họp rồi võng Bà lên núi luôn. Những người trẻ hơn như anh Tôn Thất Dương Tiềm thì lúc đó đi theo quân giải phóng, ông Tiềm là Việt Cộng nằm vùng mà! và một vài vị khác cũng là Việt Cộng nằm vùng thì cũng tà tà lên núi thôi và tất cả chúng tôi gặp nhau ở trên núi, và khi đi ra ngoài Bắc thì chúng tôi cũng đi cùng một lượt với nhau.” Khi quân đội Hoa Kỳ và quân đội VNCH ném bom dữ dội các vùng gọi là giải phóng, “chúng tôi sống toàn trong các hang núi, nếu ra ngoài thì cũng ăn bom như thường vì tình hình quá căng thẳng, bom đạn quá sức tưởng tượng. Cho nên lệnh ở ngoài Hà Nội là đưa những người gọi là nhân sĩ theo cách mạng như là Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi, tôi, cụ Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm và một số vị khác, để đưa các vị này ra ngoài Bắc.” [26]

Thế là quá rõ! Ông Lê Văn Hảo chỉ là một quân cờ không hơn không kém.

Dẫu vậy nghĩ cho cùng, cũng như nhiều nhà trí thức khác được chính quyền VNCH cho đi du học, rồi ở lại nước ngoài để trở thành thân Cộng một cách an toàn, ông là người tốt số. Con nhà giàu, được học trường Tây, được đỗ đạt bên Tây, rồi được chế độ VNCH trọng dụng, rồi được chế độ cộng sản tin dùng, rồi sau cùng, trở thành một người chống cộng. Ông đã kinh qua đủ thứ “mác”: tư sản, tiến bộ, tả khuynh, cách mạng, tỵ nạn. Cũng như những Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Ngọc Lan, Châu Tâm Luân, Lê Văn Hảo là bi kịch trí thức, nhưng là một bi kịch…có hậu.

(còn nữa)
Trần Doãn Nho

——————–

[1] Trần Hoài Thư, Hành trình văn chương của Ngô Kha

[2] Chu Sơn, Ngô Kha và cuộc chuyện trò cuối năm, phần 2

[3] Ngô Minh, Ngô Kha, một cõi tang bồng (23/6/2008)  “Tôi hỏi nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người bạn thân thiết của Ngô Kha rằng, tại sao những ngày đó “tổ chức” không đưa Ngô Kha lên Xanh?”. Hoàng Phủ bảo tổ chức đã có liên lạc với Ngô Kha, nhưng Kha chưa kịp đi thì bị bắt. Cũng có thể nó chần chừ giữa  lên rừng hay ở lại tranh đấu với bạn bè, trong lúc mật vụ địch theo dõi từng bước đi, nên không thoát được…”

https://tienphong.vn/ngo-kha-mot-coi-tang-bong-post108755.tpo

Thanh thảo, Ngô Kh, người đãng trí can trường

“Nhiều bạn hữu, nhiều đàn em, nhiều học sinh của Ngô Kha đã không bao giờ quên được dáng vẻ hiền hậu và tinh thần trí thức của anh, sự độc lập trong suy nghĩ và sự quyết liệt trong hành động yêu nước của anh. Vậy mà nhà thơ ấy, khi làm thơ, lại làm thơ… siêu thực.”

https://baothuathienhue.vn/van-hoa-nghe-thuat/ngo-kha-nguoi-dang-tri-can-truong-41668.html

 [4] Chu Sơn, bđd

[5] Về Lê Văn Tám, xem Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám

[6] Về Võ Thị Sáu, có nhiều bài viết đề cập đến. Xin dẫn lại trích đoạn từ một bài viết ngắn của Kim Ngọc, Những kẻ nhẫn tâm xuyên tạc về người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu.

“Tóm lại, họ toàn là những kẻ đang có tư tưởng chống đối chính quyền: Một lũ “rận xĩ”, khoác áo “nhơn sĩ”, mạo danh dân chủ tỷ như: Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà văn Phạm Xuân Nguyên (cán bộ Viện Văn học, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội), nhà thơ Nguyễn Duy, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang… Trong đám rận đổ đốn ấy đó người lớn tuổi nhất và có thâm niên thường xuyên có hành vi chống phá chính quyền nhất phải kể đến Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang sinh năm 1936. Qủa báo, hiện nay ông TS này gần như có cuộc sống Thực vật, gần đất xa trời. Đoạn clip cho thấy, răm kẻ đầu bạc, xúm quanh chai rượu ngoại “nhâm nhi” cùng với vài ba hột lạc rang. “rượu vào lời ra”. Nhìn họ cười vô tư, bốc đồng chẳng khác gì những kẻ nát rượu, “rượu nói” bằng những tin đồn, những lời đồn đoán vô căn cứ của Giáo sư Mạch Quang Thắng khi nói về cách học Sử ngày nay, khi ông này cũng đã“xuyên tạc lịch sử”.khi dẫn chứng một ví dụ về chị Sáu như sau:

“Võ Thị Sáu chẳng qua là một người con gái bị tâm thần, ngớ ngẩn. Lợi dụng sự ngớ ngẩn của Sáu, nhóm những người hoạt động cách mạng mới đưa cho bà lựu đạn rồi xúi ném vào một toán quân địch đang ngồi họp. Bà ném rồi bị bắt đi tù, đem đi xử bắn. Bà chẳng biết gì về tính mạng của mình, cứ cười tươi và hái hoa dại mọc dọc đường ra pháp trường cài lên tóc”.

 Xem:

https://huengaymoi.com/BLOG-PHAN-BIEN/Nhung-ke%CC%89-nha%CC%83n-tam-xuyen-tac-ve-nguo%CC%80i-Anh-hu%CC%80ng-dan-to%CC%A3c-Vo%CC%83-Thi%CC%A3-Sa%CC%81u

[7] Chu Sơn, Trả lời thắc mắc

[8] Trường hợp Nguyễn Đính được đề cập ở phần sau.

[9] Những người ủng hộ Ngô Kha là nhà thơ-liệt sĩ không nghĩ như vậy. Chẳng hạn Thanh Thảo:

“Có lẽ vì thơ siêu thực “đột nhập” được vào những khoảng bất chợt trong tâm hồn sâu thẳm con người, với những hình ảnh mờ chồng tự động và nhiều khi sẫm tối, nó phát hiện cho ta thấy sự phong phú nhiều khi đáng kinh ngạc của đời sống nội tâm một con người, ở đây là một thi sĩ. Thơ siêu thực không dễ làm, và dĩ nhiên, khó hay, nhưng khi đã thành công, thì nó vụt sáng. Đó cũng là phần không thể thiếu được trong thơ ca hiện đại. Khi chọn hình thức thơ siêu thực, một trí thức tranh đấu can trường như Ngô Kha đã chọn cho mình một phương thức biểu đạt không trực tiếp. Thơ Ngô Kha không làm khẩu hiệu xuống đường như thơ Trần Quang Long, nhưng nó cần thiết biết bao cho tâm hồn con người đương đại. Ngay trong cuộc chiến đấu, con người vẫn là một sinh thể vô cùng phức hợp, và thơ siêu thực cũng là một trong những nhu cầu tinh thần của con người. Trong cuộc kháng chiến vì Độc lập – Tự do của dân tộc ta, đã xuất hiện nhiều dạng thơ yêu nước, và mỗi dạng thơ đều có đóng góp riêng của mình vào cuộc tranh đấu ấy. Vui mừng biết bao, khi trong dòng thơ lớn ấy, có thơ siêu thực của nhà thơ – liệt sĩ Ngô Kha. Anh chính là một F.G.Lorca của Việt Nam, với cây đàn lya và bài ca lãng đãng trên con đường đơn độc về một miền xa thẳm nào.”[9]

Đố ai hiểu tác giả muốn nói gì? Biện hộ cho thơ siêu thực hay biện hộ cho người làm thơ siêu thực Ngô Kha, người đã không làm thơ “khẩu hiệu”? Xem ở:

https://baothuathienhue.vn/van-hoa-nghe-thuat/ngo-kha-nguoi-dang-tri-can-truong-41668.html

[10] Trích đoạn từ bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” của Nguyễn Minh Châu

“Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em: “Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!”, nói rồi ngửa mặt lên trời cười rung giường, nước mắt tuôn lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng. Có người cầm bút đến lúc sắp bước sang thế giới bên kia vẫn chưa dám thốt lên một lời nói thật tự đáy lòng, không dám viết hồi ký thực, vì sợ để liên lụy đến đời con cái.” 

[11] Chu Sơn, Cuộc nói chuyện dài với đứa văn nô (9/2011)

[12] Trần Doãn Nho, Một vài suy nghĩ về con người trong tranh Bửu Chỉ, Nghiên Cứu Huế tập 2 (2001). Bài nay sau in lại trong “Tranh Bửu Chỉ”, do nhóm Lê Khắc Cầm – Trần Thức – Nguyễn Quốc Thái – thực hiện (2003).

[13] Chu Sơn, Bửu Chỉ: bằng chính mình đến với cuộc đời

Trích đoạn: “Và hình tượng mặt trời nữa. Mặt trời trong tranh của Bửu Chỉ ở thời điểm này là sự phá tan gông cùm xiềng xích, là chiến thắng của quyền dân tộc tự quyết, là reo ca của Độc lập Tự do. Có người [Trần Doãn Nho] nói mặt trời trong tranh Bửu Chỉ cứ nhỏ dần, nhỏ dần cuối cùng chỉ còn như trái lê, mặt trăng, bầu vú. Có lẽ có một phần cảm tính trong lời nhận xét thơ mộng ẩn chứa mùi vị đắng cay này. Mặt trời to, mặt trời nhỏ, bóng tối giữa trưa hay mặt trời chiếu sáng giữa đêm đen là những ẩn dụ nghệ thuật mà hơn một lần Bửu Chỉ đã khắc hoạ nên.” (Chu Sơn)

[14] Nguyễn Tuyết Lộc, Cố họa sĩ Bửu Chỉ

[15] Nguyễn Khắc Phê, Họa sĩ Bửu Chỉ và bức tranh tai tiếng, Sông Hương 1995

Nguyễn Tuyết Lộc, bđd

Một trích đoạn: “Mà quả thật thế, có lần Chỉ vẽ một hình người không đầu và đưa lên báo văn nghệ địa phương dành cho bạn đọc giải thích, ai giải thích được sẽ có quà của họa sĩ Bửu Chỉ. Nhưng có người nói “không đầu” tức là “vắng thủ”, nói lái là Vũ Thắng, tên của Chủ tịch Thừa Thiên – Huế thời đó. Hình như vụ đố hình này kết thúc trong yên lặng.” (Nguyễn Tuyết Lộc)

[16] Bộ “Tranh cáo” gồm 10 bức được hoạ sĩ Bửu Chỉ vẽ bằng bút sắt, mực tàu  khoảng năm 1990, khi Tạp chí Sông Hương đang tròng trành. Số báo có đăng bức “Cáo làm vua” bị tịch thu khi vừa ra khỏi nhà in. Nhân kỉ niệm 5 năm ngày mất của hoạ sĩ Bửu Chỉ (08.10.1948 – 14.12.2002), trang mạng Talawas có giới thiệu bộ tranh độc đáo này, với lời đề tặng Trần Thùy Mai, Hoàng Dũng và Lê Hùng Vọng. Xem:

[17] Chu Sơn, Bửu Chỉ: bằng chính mình đến với cuộc đời

[18] Trần Vàng Sao, Tôi bị bắt, kỳ 1.

[19] Nguyễn Đính, Tôi bị bắt, kỳ 9

[20] Ý Nhi, Một bức thư của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường.

[21] Tôi còn nhớ nguyên văn lời Bửu Ý “mắng” Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Mày là một thằng bợ đít”. Bửu Ý cũng “mắng” luôn cả tôi vì không để cho anh “mắng” HPNT.

[22] Trần Doãn Nho, Cuộc rượu bên sông

Tạp chí Hợp Lưu (California) số 24, tháng 8-9/1995, tr. 49. Có in lại trong tập truyện “Căn phòng thao thức”, Thanh Văn, California, Hoa Kỳ, 1997

[23] WGBH-TV vào ngày 29/2/1982.

[24] http://thuykhue.free.fr/tk97/nchpngoctuong.html

[25] Nguyễn Đắc Xuân, Nhớ Tiến Sĩ Lê Văn Hảo thời ở Huế

[26] RFA, Phỏng vấn tiển sĩ Lê Văn Hảo về vai trò của ông trong biến cố Tết Mậu Thân tại Huế.

Nghe ở đây

*Trần Doãn Nho: Nỗi Huế (P.1)

*Trần Doãn Nho: Nỗi Huế (P.2)

*Trần Doãn Nho: Nỗi Huế (P.3)