Trần Mộng Tú: Tuổi trẻ, Tình yêu và Chiến tranh

 (Ghi lại quãng đường 50 năm di tản) Mỗi con người là một đốm lửa nhỏ nhoi, đốt hân hoan và cháy thống khổ. Cha mẹ, anh em ruột thịt, bạn rất thân có yêu thương mình tới đâu cũng không bao giờ thấu hiểu tận cùng cái đốm lửa đó cháy và tàn như thế nào của mỗi phận người. Hạnh phúc và bất hạnh của mỗi…

Đọc thêm

Uyên Nguyên: Văn Chương Việt Sau 1975: Lưu Vong, Phản Tỉnh và Căn Tính Toàn Cầu

Chúng ta đã sống một nửa thế kỷ trong ngôn ngữ của chia lìa. Nhưng chính nơi đó, văn chương đã giữ cho ta một sợi chỉ, nối từ gốc đến ngọn, từ vết thương đến ký ức, từ lưu vong đến khả thể trở về. Năm 1975, lịch sử Việt Nam bước sang một chương mới. Hòa bình đến trên danh nghĩa, nhưng những đứt gãy lớn…

Đọc thêm

 Phạm Tín An Ninh: 50 năm – còn đó nỗi buồn

Ngày 24.2.2025 tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã quay lưng trước đồng minh NATO cùng hầu hết các quốc gia thuộc thế giới tự do, chính thức đứng về phía Nga, Iran, Bắc Hàn, và những nước thân Cộng sản, bỏ phiếu chống lại nghị quyêt lên án Nga gây chiến tranh xâm lược Ukraine, nhân dịp thế giới kỷ niệm 3 năm ngày…

Đọc thêm

Trần Doãn Nho: Hai mươi năm và năm mươi năm

Hai mươi năm ấy và năm mươi năm ấy, biết bao nước chảy qua ghềnh,  qua thác, qua suối, qua cầu, qua sông, qua biển… Trong một lần gặp gỡ bà con, một người cháu, giáo viên về hưu, thuộc thế hệ của những người trưởng thành trong nước sau 1975, thành thật hỏi tôi: “Tại sao đã gần nửa thế kỷ trôi qua rồi mà các chú…

Đọc thêm

Lê Chiều Giang: Sài Gòn. Sài Gòn.

“…Tôi đi. Không thấy phố  Không thấy nhà  Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ…”    Trần Dần  Khi vừa đến tuổi mơ màng biết thích thơ văn, tôi đọc bài thơ xưa này, chỉ lan man hình dung ra những lá cờ đỏ bay bay trong mưa lạnh dịu dàng với gió chiều không còn thơ mộng nữa của Hà Nội. Hà Nội, thành phố mà tôi…

Đọc thêm

Song Vũ: Tháng Tư năm ấy

Những ngày tháng sau hiệp định Paris năm 1972 ở các đơn vị tác chiến là khoảng thời gian dở khóc dở cười. Cuộc chiến vẫn còn nguyên nếu không muốn nói còn tàn khốc hơn trước nhưng mang giả danh hòa bình thay cho chính danh xưng chiến tranh trước đó. Những thương thảo giữa các phái đoàn bốn bên VNCH/ Hoa Kỳ/ Cộng sản Bắc Việt/…

Đọc thêm

Lê Hữu: Nhạc Việt miền Nam, di sản văn hóa bất diệt của chính thể Việt Nam Cộng Hòa

50 năm sau biến cố tháng Tư năm 1975, di sản văn hóa nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được xem là bền vững nhất để lại cho các thế hệ sau? Đến nay, nhiều người có chung câu trả lời: kho tàng âm nhạc miền Nam.  Di sản ấy, kho tàng âm nhạc đồ sộ ấy, không chỉ được trân quý, bảo tồn mà…

Đọc thêm

Lôi Am: Ngọn Lửa Tam Muội: Phật Giáo Việt Nam 1975–2025 — Một Hành Trình Ẩn Nhẫn và Chuyển Hóa

Năm 1975, những hồi chuông vãn của một thời đại vừa khép lại, mang theo tiếng thở dài, những giấc mơ tan vỡ và cả những hạt mầm chưa kịp trổ hoa. Với Phật giáo Việt Nam, đó không những là sự thay đổi chính thể; đó là một vết rạn lớn trong hành trình duy trì mạng mạch đạo pháp giữa lòng dân tộc. Trong cơn bão…

Đọc thêm

Trùng Dương: Văn học miền Nam: Từ bức tử tới phục sinh

Vừa đúng nửa thế kỷ trước, vào ngày 30 tháng 4, 1975 nền dân chủ duy nhất trong lịch sử Việt Nam cáo chung sau vỏn vẹn có 20 năm hiện hữu trước làn sóng xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản. Gọi là nền dân chủ duy nhất ta có được vì suốt mấy ngàn năm tồn tại, Việt Nam nếu không nằm dưới chế độ quân…

Đọc thêm

Lê Nguyễn: Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4.1975

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng Tư hàng năm bao giờ cũng là thời khoảng mang đến cho nhiều lớp người Việt Nam những kỷ niệm khó quên, nhiều ám ảnh nặng nề của quá khứ. Chúng được mở đầu bằng “Ngày nói dối” (1.4) và kết thúc bằng thời điểm 30.4 làm thay đổi số phận của hàng triệu con người.  Lớp người từng trải…

Đọc thêm

Nhật Hiên: Phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong suốt 50 năm qua

50 năm kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975, Việt Nam bây giờ đã có những bước thay đổi rõ rệt về kinh tế, đời sống người dân đa phần không còn cơ cực như thời kỳ kinh tế bao cấp, Việt Nam cũng mở cửa nhộn nhịp hợp tác giao thương với thế giới…Nhưng mặt khác, Việt Nam vẫn là một…

Đọc thêm

Nguyễn Gia Kiểng : Hướng tới một ngày thống nhất khác

Sáng ngày 30/04/1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và quân đội cộng sản ào ạt tiến vào Sài Gòn trong những tiếng hô và tiếng súng chiến thắng vang rền. Hôm đó tôi hiểu thế nào là một kỷ niệm “sống để bụng chết mang theo”. Sự vui mừng của họ chỉ có thể so sánh được với sự thất vọng và tủi nhục của tôi….

Đọc thêm

Từ Thức: 50 năm sau: tương lai nào cho Việt Nam?

Tại sao, mỗi năm, tới ngày 30 tháng Tư, chính quyền Cộng Sản vẫn tiếp tục ngạo nghễ ‘’hát trên những xác người’’, không tìm cách xoá bỏ hận thù, hướng về tương lai, như Nelson Mandela đã làm ở Nam Mỹ sau cuộc chiến chống apartheid? Một nửa thế kỷ đã trôi qua, bất cứ một chính quyền bình thường nào, cũng tìm cách xoá bỏ hận…

Đọc thêm

Nguyễn Văn Huy : Nhìn lại những chính sách hội nhập cộng đồng người Thượng trên cao nguyên (Kỳ 1)

Lời nói đầu Tìm hiểu sự hội nhập những cộng đồng sắc tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là một bổ túc cần thiết cho mọi dự án xây dựng Việt Nam tương lai. Việt Nam tuy có một lịch sử dài nhưng lại là một đất nước mới. Miền Trung chỉ mới hội nhập xong từ thế kỷ 17, miền Nam từ thế kỷ 18,…

Đọc thêm

Trần Tiến Dũng: 50 năm những người ở lại Sài Gòn

Bà con Việt Kiều từng sống ở Sài Gòn có dịp trở lại thủ đô VNCH, hẳn là dạo phố từ nơi chốn họ rời đi nửa thế kỷ trước, họ sẽ tự hỏi phải chăng đô thị này hầu hết cảnh quan không còn thân thuộc nữa? Cảm giác mình là người tự xa lạ, lạc lõng, bị quên lãng hay cảm giác bị lấy mất, cướp…

Đọc thêm

Đặng Mai Lan: Sài Gòn còn mãi tuổi xuân

Năm mươi năm trước, tôi hai mươi tuổi. Cho đến bây giờ tôi vẫn là cô gái đôi mươi. Tôi chỉ nhận ra mình đã già khi nhìn thấy một tấm hình, đọc một câu nói của ai đó từ một bản tin được chia sẻ trên mạng xã hội. Ví dụ như chuyện một bà lão bảy mươi đi lạc, hay cụ bà tuổi sáu mươi vẫn…

Đọc thêm

Inrasara: Lặn sâu vào dân tộc, tự tin nhập cuộc về hướng mở

[Một biên bản về sáng tác Cham hiện đại]   I. Sáng tác tiếng Việt: I.1. Kết luận bộ Văn học Cham, Khái luận – văn tuyển (1994): Cũng cần điểm qua một vài khuôn mặt văn nghệ trong cái mà chúng tôi tạm đặt cho cái tên là “Văn học Cham hiện đại”. Vào đầu thế kỉ, Po Thien đã có hai tập thơ được truyền tụng. Nhưng…

Đọc thêm

Ký sự Phạm Đình Trọng: Trường Sa ngày 14.4.1975

LỜI DẪN. Phần lớn người dân Việt Nam ở trong nước chìm đắm trong tuyên truyền áp đặt đều nhận thức rằng cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30.4.1975 là cuộc kháng chiến cứu nước hào hùng chống Mỹ xâm lược. Người dân đều nhìn nhận cuộc chiến tranh đó với cảm hứng tự hào của người chiến thắng. Người viết sử, viết báo, viết văn…

Đọc thêm

Về những người chết trong và vì chiến tranh. Thơ Đặng Tiến (Thái Nguyên)

VỀ NHỮNG NGƯỜI CHẾT TRONG VÀ VÌ CHIẾN TRANH [Nhân ngày 30 tháng Tư 2025] Anh trai tôi vào lính khi vừa tròn mười tám tuổiSau nửa năm về phép một lầnRồi ra đi, ra đi mãi mãiChết năm Mậu Thân ở phía tây Quảng NgãiTrúng pháo, bị thương, kiệt sức và chết giữa mùa mưaMột tấm ảnh để lại ố vàngAnh tôi mãi mãi tuổi hai mươiHình…

Đọc thêm

Cao Vị Khanh: “Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng”, còn có bao giờ?

-Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết ca khúc “Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng” vào tháng 8/1996, thời điểm người Việt tha hương cùng nhau đóng góp, xây dựng Làng Việt Nam trên đất Philippines cho những đồng bào kém may mắn hơn, dù đã thoát khỏi Việt Nam đến Philippines nhưng không thể đi định cư tại quốc gia thứ ba- 21 năm sau cơn đột tử…

Đọc thêm

Ngự Thuyết: 50 năm

50 năm! Một nửa thế kỷ kể từ khi miền Nam thất thủ năm 1975 cho đến bây giờ là năm 2025. Như một lực sĩ nhảy cao, nhảy dài, phải có một độ lùi cần thiết. Cũng vậy, nếu muốn nhìn lịch sử một cách tỉnh táo, rõ ràng, chính xác hơn, trước hết cần phải có một khoảng thời gian nào đó để cho những sai…

Đọc thêm

Nguyễn Tường Thiết: Một giờ trực canh

Gần đây trong khi lục lọi đống giấy tờ cũ tôi bất ngờ phát hiện tấm thẻ căn cước quân nhân của mình, tấm thẻ với bức ảnh tôi thời còn trẻ măng, trên ve áo trận gắn hai bông mai đen, góc trên tấm thẻ ghi hàng chữ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi bồi hồi nhìn tấm thẻ. Đã 50 năm trôi qua, nửa thế…

Đọc thêm

Dương Như Nguyện: Bảy Điệp Khúc:  Paris Chiều Chia Ly

Isabelle, Cô Là Ai?[1] Trìu mến và cung kính dâng lên linh hồn cuả cha tôi, người học giả-nghệ sĩ-hoạ sĩ không cần nổi tiếng, Cố Giáo Sư Văn Chương Việt-Anh, Dr. Dương Đức Nhự, và người bạn đời “bi thảm” cuả ông, là người mẹ hiền từ cuả tôi, Cố Giáo Sư Việt Văn Nguyễn Thị Từ Nguyên, Cả hai đều sống chết với văn học Việt Nam, và tạ…

Đọc thêm

Lê Nguyễn: Ký ức vụn về chuyện học ở miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa

 Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật, phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau 30.4.1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển kinh hoàng…, số người còn trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ…

Đọc thêm

Truyện ngắn Nguyễn Đức Tùng: Về nơi gió cát

Gởi anh Nguyễn Văn Dũng Thằng bé bước ra từ sau gốc cây vông đồng. Kiêm giật mình. Nhiều năm trước, ở chỗ này, trên đỉnh dốc gần cầu bắc qua sông Thạch Hãn, Kiêm nhìn thấy một con chim lớn bay về đậu trên ngọn cây. Cây vông đồng duy nhất trong thị xã bụi mù, tỉnh lỵ buồn hiu, địa đầu giới tuyến. Anh không bao…

Đọc thêm

Cù Mai Công: Văn phòng kiến trúc sư Hoa – Thâng – Nhạc và thời hoàng kim kiến trúc hiện đại miền Nam*

LGT: Trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật, Sài Gòn, miền Nam dưới chế độ VNCH không chỉ phát triển rực rỡ về báo chí, văn chương, âm nhạc, hội họa…mà kiến trúc cũng đạt được những thành tựu đáng tự hào với những công trình kiến trúc hiện đại nhưng vẫn mang phong cách riêng phù hợp với khí hậu nhiệt đới và có nét Á đông. Nhà…

Đọc thêm

Tháng Tư đi qua giáo đường. Thơ Trần Mộng Tú, Nguyễn Tấn Cứ, Hoàng Xuân Sơn

Chạy đi đâu trong mùa hè lửa cháy Không thể chạy vì mặt đường đã chật kín những nỗi buồn Không thể đi vì mọi góc phố đều bị chất đầy những kỉ niệm Không thể cựa quậy vì những giấc mơ ướt đẫm mồ hôi Không thể đứng lại vì sự cuốn đi của đám đông đang chết Tháng tư như một quả bom vẫn còn chìm…

Đọc thêm

Nguyễn Đức Tùng: Bi kịch chiến tranh

– Ông có con không?  – Có.  – Ông có con trai không?  – Chúng tôi có một đứa con trai và chúng tôi có đứa một con gái.  – Chú bé bao nhiêu tuổi?  – Cỡ bằng tuổi cháu. Có lẽ lớn hơn một ít. – Mà ông không ăn thịt chúng?  – Không.  – Ông không ăn thịt người.  – Không, chúng tôi không ăn thịt…

Đọc thêm

Phan Thanh Tâm: Dòng đời đưa đẩy

Là người Mỹ gốc Việt đến xứ cờ Hoa ngày 2 tháng 9 năm1976 cho đến nay gần nửa thế kỷ, tôi vẫn ăn uống theo lối Việt Nam. Cơm với cá như mạ vớí con. Mắm muối, dưa rau là món ưa thích hằng ngày. Họa hoằn lắm tôi mới vô các tiệm bán các thức ăn mau, gọn, nhẹ như pizza, hamburger, sandwich, khoai chiên, gà…

Đọc thêm