Thơ Thy An, Nguyễn Tấn Cứ, Nguyễn Trung Dũng Kqđ

Thầm thì dân tộc giữ nguyên vẹn khuôn mặt tháng 5 pha trộn những nỗi buồn và tiếng cười trăng vỡ  tín điều hóa thân tượng đá thay màu giấc mơ tan theo tiếng hát những giọng đời thủy chung ngang qua gió đền đài im lặng tiếng thầm thì dân tộc cõi phù sinh con đường thăm thẳm bóng nghiêng cô độc bóng tối dịu dàng trên…

Đọc thêm

Truyện ngắn Ngu Yên: 186 Lê Thánh Tôn, Bến Thành

Đêm quá giờ sinh hoạt. Hàng quán đóng cửa. Đèn đường thui chột không đủ sáng, bị bóng tối đàn áp, một khúc vỉa hè dài cắt vá ít sáng nhiều đen. Chỉ còn quán bán nước ép, nước xay, cà phê, mở cửa, không khách. Không thấy cô bán hàng. Duy ánh đèn từ quán hắt ra vàng khè, buồn lơ. Khuya nơi góc đường Lê Thánh…

Đọc thêm

 Ngu Yên: Rác Bên Ngoài. Rác Bên Trong

Năm 2010 tôi về Việt Nam trong một hành trình dài từ Hà Nội đến Sài Gòn. Từ bắc đến Nam, từ phi trường đến bến xe, từ hẻm đến đường phố, bất kỳ nơi nào cũng có bầy chim cánh cụt, nhiều màu, đa số màu đen trắng, đứng từng nhóm, miệng há to, kêu lên khao khát: “Hãy cho tôi rác! Hãy cho tôi rác! Hãy…

Đọc thêm

Thơ Nguyễn Viện: Trong linh hồn tôi

1. Khoảng trống là một lỗ kim, con lạc đà chui qua vào nước thiên đàng. khoảng trống cũng như một bát cơm vừa ăn hết, tôi gác đũa ngồi nhìn. khoảng trống cũng là nơi đám mây bay qua và đầy ngập gió.  Đi qua em là một khoảng trống khác. chữ như rác và nỗi buồn như nước ốc.  Nơi tôi an trú là đường chỉ…

Đọc thêm

Đào Như: Đoản khúc hoàng hôn

Thời gian qua mau trên những trang nhật ký đọc vội dưới ánh sáng hoàng hôn. Những dòng tình cảm của quá khứ sống lại trong từng con chữ. Những trang nhật ký tưởng chừng như ngủ quên trong ngăn kéo từ lâu, bỗng dưng trở về thắp sáng những trang giấy đưới ánh nắng chiều. Có tiếng chân ai bước từ xa trong miền kí ức. Anh…

Đọc thêm

Truyện bộ ba (trilogy) của Ngự Thuyết: Trống (3)

Nó thích nghe trống. Trống trường một hồi chuẩn bị, hai hồi vô lớp, khi còn học tiểu học. Vì nó chăm học nôn nao chờ trống gọi vào? Không phải. Vì thích nghe trống mà thôi. Tiếng trống dồn vào tai, dội vào  ngực. Làm tim nó đập nhanh hơn, lòng thấy hồi hộp. Rồi tự nhiên hai chân của nó theo tiếng trống thúc giục bước…

Đọc thêm

Đỗ Trường: Vô cùng – Một bài thơ thế sự hay của Hoàng Nhuận Cầm

Trước đây, tôi đã đọc Hoàng Nhuận Cầm. Có thể nói, ông viết về chiến tranh, về tình yêu ở cái thuở học trò với lời thơ đẹp, và mượt mà, nhưng dường như không để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc trong tôi. Mấy năm trước, nghe nhà thơ Thế Dũng (Berlin) kể, Hoàng Nhuận Cầm đã chuyển sang làm phim ảnh gì đó. Hôm vừa…

Đọc thêm

Lam Nguyên: Đọc bài thơ Sơn Phòng Xuân Sự

Bài thơ Sơn Phòng Xuân Sự 山房春事 của Sầm Tham 岑参 Một số nhà nghiên cứu văn học cho rằng vào thời đại nhà Đường (618-907) có nhiều vị rất lưu tâm ở 2 chữ “Bất tri 不  知”. Từ ngữ này đã ăn sâu vào thi ca!  Nhờ vào chữ nghĩa cùng tư tưởng của Thi-nhân để viết, tả thơ rất uyển chuyển. Ta có thể dùng…

Đọc thêm

Truyện bộ ba (trilogy) của Ngự Thuyết: Một thời hoang dã (2)

Nó rán sức bước từng bước một. Khó khăn vô cùng. Người bạn đồng đội trên vai nó bỗng quẫy nhẹ, nó lảo đảo muốn ngã nhưng hai tay vẫn cố nắm chặt vai áo của bạn. Máu từ vết thương, từ vai áo ấy chảy ri rỉ từng hồi xuống hai cùi chỏ của nó, rồi nhỏ giọt xuống đường đi. Mưa lớn. Tóc nó dính nhớp…

Đọc thêm

Thơ Haiku của Pháp Hoan

Giữa đồi núi bạt ngànchuông điện thoại réo rắtbáo tin mùa xuân sang. *Trời thu thật bao lacả đám mây trắng cũnglạc mất lối về nhà. *Giữa thành phố bê tôngbên tai tôi nghe thấytiếng vọng chuông đại hồng. * Tuyết phủ trắng cả rồicăn nhà là nấm mộcủa kẻ chưa lìa đời. * Mưa mùa thu rơi đềugiữa đoàn người trên phốmình tôi đi ngược chiều. *…

Đọc thêm

Tạ Duy Anh: Trí thức là kẻ thù lớn nhất (Trích tiểu thuyết ĐẤT MỒ CÔI)

Xin có vài lời ngoài nội dung:  Câu chuyện Huy Đức Trương Huy San mất tích, chắc chắn sẽ còn thu hút mối quan tâm của xã hội. Mọi người đều muốn biết: Nếu Huy Đức  bị bắt, như tin đồn, thì ông bị bắt vì tội gì?  Huy Đức và tôi luôn giữ một khoảng cách đủ để kính trọng nhau, nhưng không đủ để thành tâm…

Đọc thêm

Thơ Nguyễn Tấn Cứ, Ngô Quốc Phương, Nguyễn Nam Trung

Những ngày yêu hiu quạnh Chuyến xe đêm xuyên qua những giấc mộng  Giấc mộng xuyên qua mênh mông  những cánh rừng phiền muộn Bình yên là có thể bay đi  không mang theo bất cứ một thứ gì trên đôi cánh Bình yên là có thể trở về  mà không hối hận điều gì  khi những cuộc chơi khép lại Đôi khi sống và tiêu diệt cuộc…

Đọc thêm

Truyện bộ ba (trilogy) của Ngự Thuyết: Câu chuyện của nó (1)

Nhóm chúng tôi thường gặp nhau nói chuyện gẫu vào ngày chủ nhật. Những ngày khác lao động liên miên từ sáng sớm đến chiều tối đâu có thì giờ rảnh rỗi để tụ tập. Càng tốt nếu buổi sáng đó có chút mưa, ngồi tụm năm tụm ba riêng một góc “hội trường” khỏi bị ai quấy rầy.  Hội trường là một ngôi nhà lợp tranh trống…

Đọc thêm

Sử thi Énéide, thi hào Virgile (70-19 trước JC) – Kiệt tác thời Đế quốc La Mã (Bài 3)

THI CA KHÚC IIICUỘC PHIÊU LƯU QUA THRACE, DELOS, CRÈTE, STROPHADE, ACTIUM, BUTHROTE VÀ SICILE. TÓM LƯỢC : Thành Troie đã hoàn toàn bị tàn phá. Énée chỉ biết phải đi thật xa để tránh quân Hy Lạp. Chàng cùng những người lưu vong đóng một đoàn thuyền 20 chiếc, bên kia núi Ida với sự giúp đỡ các thần. Họ đi đến Thrace thành lập một thành phố,…

Đọc thêm

Truyện ngắn Trần Doãn Nho: Bóng

Pulvis et umbra sumus. (We are but dust and shadowCon người chỉ là bụi và bóng) Horace [1] Sau nhiều chục năm ra nước ngoài, Toại rón rén trở về. Đã bỏ tờ hai chục đô la vào sổ hộ chiếu, nhưng khi tới phiên qua cửa kiểm soát, chàng lấy ra, hồn nhiên nhét vào túi. Tay nhân viên hải quan trẻ, nhận sổ, mặt nghiêm, lạnh. Ở hàng…

Đọc thêm

Bùi Văn Phú: Áo dài trên quê hương và quanh thế giới

Khi con gái của chúng tôi học cấp hai, cô giáo cho bài làm chủ đề “culture box” trong đó có những biểu tượng về nguồn gốc mà học sinh sẽ đem trưng bày cùng thuyết trình cho cả lớp nghe. Cuối tuần có đi học Việt ngữ, tham gia múa hát trong các lễ hội nên con biết áo dài, khăn đóng là nét văn hoá Việt…

Đọc thêm

Phạm Đình Trọng: Giới thiệu sách “Học làm phản biện” của Giáo sư Nguyễn Đình Cống

1. GIÁO SƯ NGUYỄN ĐÌNH CỐNG Sinh năm 1937, tốt nghiệp điểm cao khoa Xây dựng trường đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1960, kĩ sư Nguyễn Đình Cống được giữ lại trường, đứng lớp giảng dạy ở khoa Xây dựng.  Sáu năm giảng dạy khoa Xây dựng trường đại học Bách Khoa Hà Nội.  Sáu năm học tiếng Nga và làm nghiên cứu sinh luận án…

Đọc thêm

Thơ Hoàng Vũ Thuật

MƯA BỒ ĐỀ Tiếng cá quẫy dưới túp lều mưa chém ngang ào ào sắc như lưỡi dao xẻ đôi hết cả tấm ván thiền mùa hạ co ro mặt thớt trưa nghẹt thở cầm tù ta bên biển vắng tôi nhớ tôi thời xa lắm những chiếc lá giấu một mặt trời cỏn con em chui ra từ đụn rơm cùng chiếc mũ hồng như tổ chim…

Đọc thêm

Liễu Trương: Truyện “Kẻ sống đã chết” của Dương Nghiễm Mậu, một trải nghiệm qua hai không gian

Kẻ Sống Đã Chết là truyện dài cuối cùng của Dương Nghiễm Mậu viết xong tháng 10 năm 1971, Giao Điểm xuất bản năm 1972, tức gần cuối thời Miền Nam. Trong khi chiến tranh ngày càng khốc liệt thì tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu đưa người đọc trở về thời điểm 1954, khi đất nước vừa bị chia đôi, gây nên một phong trào di cư từ…

Đọc thêm

Nguyễn Hoàng Văn: Việc tu và việc đạo, Chùa Kênh và Xứ Mù

Việc tu-đạo trên quê hương ta, từ lâu, vốn dĩ có nhiều khía cạnh không đáng để nể trọng nếu không nói là… xấu hổ thay nhưng phản ứng của cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” với hành giả khất thực xuyên Việt mới là giọt nước tràn ly, khiến tôi nghĩ đến những ẩn dụ tệ hại nhất. [1] Tôi nghĩ đến Xứ Mù,…

Đọc thêm

Thơ Trần Tiến Dũng, Hoàng Xuân Sơn

TIẾNG HÁT TRĂM NĂM NGÂY THƠ! Tôi bỏ dép đi trong công viên ngày chuyển mùa ít lá vàng ngủ trên cỏ cây treo đầy mắt mưa Ở Sài Gòn không nỗi buồn nào tìm được lối đi chỉ là dẫm lên mảnh chai óng ánh đi tới đi nỗi buồn! Qua hàng cây khỏi lối cỏ đi tới nữa đi nỗi buồn! Một điều tôi biết nỗi…

Đọc thêm

Lê Nguyễn: Tuyển tập “Đạo đức, Luân lý Đông Tây” hay là Cuộc đi tìm bóng dáng người xưa

Trong lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, thời kỳ sau năm 1930 được đề cập đến nhiều với đầy ắp sách báo, tư liệu và sự hỗ trợ về mặt truyền thông của cơ quan chính quyền. Một thời kỳ khác cũng có những sắc thái tiêu biểu cho công cuộc đấu tranh của dân tộc nhằm thoát khỏi ách đế quốc, đã không được…

Đọc thêm

Inrasara: Kẻ chẳng làm gì cả!

Nông dân làm ra hạt thóc, thợ may dệt nên tấm áo, nhà nghiên cứu cho ra công trình, nhà văn viết nên tác phẩm. Nhà khoa học, nhà chính trị, bác sĩ, kĩ sư, thợ sửa xe, cô thư kí… tất cả đều làm.  Người trầm tư, nhà tư tưởng, thi nhân không làm gì cả, nhưng lạ – chính họ BIỆN MINH CHO SỰ HIỆN HỮU…

Đọc thêm

Cao Vị Khanh: Chữ nghĩa ba đào giữa hồi “đại dịch”

Đọc Nguyễn Viện, người viết văn ở cái xứ gọi là “Cộng hòa XHCN Việt Nam” Đã lâu lắm, lâu từ cái lúc ôm nỗi nhục bỏ nước trốn đi, tôi ít khi tìm nhớ lại khoảng thời gian tôi đã sống qua ở đó, sau tháng tư năm bảy mươi lăm. Trại tù. Học tập. Cải tạo. Chợ trời. Phường. Khóm. B2 B3. Biểu ngữ. Tuyên cáo….

Đọc thêm

Thơ Nguyễn Hoàn Nguyên: Bài tháng Năm

cây vòng cành láhôn nhaucon đường bên dướikhông đau chân ngườimột khoảng trốngmột góc đờinghe chim vườn cũgọi trờiphôi pha từ ngõ ngáchbước chân rarón rénnhẹ góte nhòa hoang sơnhư ngày bóng nặngđè thơthủ vai diễn xuấttuồng hờ không chươngvết bùnđủ để vấn vươngtrao tình lau sậytha hương không ngờkhông ngóng bếncũng tìm bờhôm qua núi lạnhbây giờ bình nguyên bây giờnắng tháng nămnghiêngxuyên qua mắt lásoi miền…

Đọc thêm

Cao Vị Khanh: Chuyện chiếc cầu trên sông Mỹ Thuận

Đã lâu lắm tôi không về lại Việt Nam. Nói vậy không có nghĩa là tôi không nhớ quê hay nhớ ít hơn những người đi đi về về từ mấy năm nay. Không, tôi nhớ quê tôi lắm chớ. Tôi nhớ đâu ngay từ khi mới vừa đặt chân xuống ghe trong đêm vượt biên. Nỗi nhớ như những lọn máu nhỏ từ đời kiếp nào vẫn…

Đọc thêm

Tin Sách: Tiểu Luận và Thơ, Trần Thanh Hiệp

– Tiểu Luận và Thơ của cựu luật sư Trần Thanh Hiệp in tại Sài gòn 1960/1966  – Biển khơi – Normandie tái bản lần thứ nhất tại Pháp 2024 – Đánh máy bản thảo, sửa lỗi, phỏng vấn: Đặng Mai Lan – Trình bày bìa & Dàn trang: Trúc Tiên – Chân dung tác giả: Họa sĩ Đinh Trường Chinh – Phụ bản: Cố họa sĩ Ngọc Dũng, Thái…

Đọc thêm

Truyện ngắn Thạch Đạt Lang: Tình cũ

Tôi gọi là tình cũ bởi vì mối tình mà tôi sắp kể cho các bạn nghe bắt đầu từ gần 53 năm trước, năm 1968 tức năm Mậu Thân, năm tôi mười tám tuổi. Năm 1968, tôi học đệ nhất tại trung học Nguyễn Trãi, trường nằm ở đường Trịnh Minh Thế, quận Tư, bên Khánh Hội, đối diện với kho Năm của bến cảng Sàigòn. Thông…

Đọc thêm

Thơ Quảng Tánh Trần Cầm, Nguyễn Tấn Cứ

MÙA TUYẾT TAN      Speak through my words and my blood  ̶ ̶  Pablo Neruda tôi đứng bên này bờ  đầu mùa tuyết tan  đón nhận những tia nắng nghịch ngợm  soi mói nền đất lạnh  còn vương vãi những giọt mưa sớm mai  cùng làn khói nhẹ lãng đãng từ bếp củi vụn che bởi nhánh cây khô  và nỗi âu lo triền miên vây hãm  không…

Đọc thêm

Hai truyện ngắn của 2 tác giả nữ Thụy Hân và Cát Vũ

Truyện ngắn Thụy Hân:  Ranh giới 1. Cánh vạn thọ đầu tiên mơ màng hé mắt đầu tháng Chạp, trong cái nắng lấp ló len mình qua tầng mây dày trắng đục. Nhà ai đốt rác trong vườn. Khói bay bay trên những ụ lá mai già, giăng nhẹ qua mấy chồi lá xanh non và những nụ hoa bụ bẫm. Lúa mới thơm thơm. Và những cánh…

Đọc thêm